I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc, viết các số có đến 5 chữ số.
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, tính giá trị của biểu thức.
- Biết giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết xem đồng hồ (chính xác đến từng phút).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Sử dụng SGV + Sách bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS lên bảng viết số, cả lớp làm bài vào vở sau đó chữa.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài yêu cầu gì ?
- HS đặt tính rồi tính.
- GV chữa chung: Lưu ý: Phép cộng, trừ khi đặt tính các hàng phải thẳng cột nhau.
32 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 842 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Năm 2014 - 2015 - Tuần 35, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rời ngày càng thêm xanh. ( 3) Nắng vàng càng rực rỡ. ( 4)Vườn cây lại đâm trồi, nảy lộc. ( 5) Rồi vườn cây ra hoa. ( 6) Hoa bưởi nồng nàn. ( 7) Hoa nhãn ngọt. ( 8) Hoa cau thoảng qua.
A. Có 5 câu B. Có 6 câu C. Có 7 câu
- Các câu theo mẫu Ai thế nào là câu số...........................
Câu 4: Bộ phận in đậm trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?
“Trên các vách núi, những chùm phong lan đang khoe sắc màu sặc sỡ."
Câu 5: Xếp các từ ngữ sau vào 2 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm.
Nhà bác học, người nghiên cứu, tiến sĩ, nghiên cứu khoa học, phát minh, chế tạo máy móc, bác sĩ, chữa bệnh, thiết kế nhà cửa, giáo sư, nhà thơ, nhạc sĩ, dạy học, chế thuốc, sáng tác.
* Chính tả:
- GV đọc cho HS viết một đoạn khoảng 70 chữ/ 15 phút trong bài “Biển đẹp”.
- Sau đó nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
3. Củng cố, dặn dò
- GV chốt kiến thức, nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS.
Thứ ba ngày 19 tháng 5 năm 2015
Tiết 1 (Buổi sáng) Âm nhạc
Giáo viên môn Âm nhạc dạy
Tiết 2 (Buổi sáng) Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Biết đọc, viết các số có đến 5 chữ số.
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, tính giá trị của biểu thức.
- Biết giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết xem đồng hồ (chính xác đến từng phút).
II. Đồ dùng dạy học
Sử dụng SGV + Sách bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS lên bảng viết số, cả lớp làm bài vào vở sau đó chữa.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài yêu cầu gì ?
- HS đặt tính rồi tính.
- GV chữa chung: Lưu ý: Phép cộng, trừ khi đặt tính các hàng phải thẳng cột nhau.
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài yêu cầu gì?
- Cho HS xem đồng hồ, sau đó yêu cầu HS nêu giờ.
- HS nhận xét, GV nhận xét và chốt ý đúng.
Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài vào vở, học sinh lên bảng chữa bài.
- HS nhận xét, GV nhận xét và chốt ý đúng.
a, (9 + 6) x 4 = 15 x 4 9 +6 x 4 = 9 + 24
= 60 = 33
b) 28 + 21 : 7 = 28 + 3 (28 + 21) : 7 = 49 : 7
= 31 = 7
Bài 5: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc bài, tóm tắt và giải
Tóm tắt: 5 đôi dép: 92500 đồng
3 đôi dép: ... đồng?
Bài giải
Số tiền phải trả mỗi đôi dép là:
92 000 : 5 = 18 500 (đồng)
Số tiền phải trả 3 đôi dép là:
18 500 x 3 = 55 500 (đồng)
Đáp số: 55 500 đồng
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 3 (Buổi sáng) Tiếng Việt
ôn tập tiết 3
I. Mục tiêu
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Nghe - viết đúng bài Nghệ nhân Bát Tràng.(tốc độ viết khoảng 70 chữ / 15 phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài, biết trình bày bài thơ theo thể thơ lục bát.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu tên từng bài tập đọc.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Nội dung
a. Kiểm tra đọc:
( 1/4 số hgọc sinh của cả lớp), tiến hành như tiết 1.
- Giáo viên cho từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc và cho học sinh chuẩn bị bài trong 2 phút.
- Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
b. Nghe viết bài: Nghệ nhân Bát Tràng
* Tìm hiểu nội dung:
- GV đọc bài 1 lần.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- GV hỏi: Dưới ngòi bút của nghệ nhân Bát Tràng những cảnh đẹp nào đã hiện ra?
* Hướng dẫn cách trình bày.
- Bài viết theo thể thơ nào?
- Cách trình bày thể thơ này như thế nào?
- Những chữ nào phải viết hoa?
* Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS tìm các từ dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS tập viết vào bảng con những từ dễ viết sai.
* HS viết bài.
- HS nêu cách trình bày một bài thơ lục bát.
- GV đọc cho học sinh viết bài.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
* Đánh giá, nhận xét.
GV kiểm tra một số bài. Sau đó nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 4 (Buổi sáng) Đạo đức
Thực hành kĩ năng cuối học kì II và cuối năm
I. Mục tiêu :
- Ôn tập để giúp HS hệ thống lại các kiến thức đã học từ tuần 19 - 34.
- HS có thái độ tôn trọng thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác và có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- HS có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.
- HS biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước; Biết chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
* Ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học trong bài 13, 14.
II. Đồ dùng dạy học:
SGK + Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Em hãy kể những việc mình đã làm để góp phần bảo vệ khu di tích lịch sử Đền Trần?
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Nội dung ôn tập
(GV dạy ôn lồng ghép cả nội dung ôn tập cuối năm trong bài 13 và 14.)
- Kể tên các bài đạo đức đã học.
- GV chia HS thành 4 nhóm, HS cùng thảo luận:
+ Em đã thực hiện được những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy?
- HS tự kể, GV nhận xét, tuyên dương.
+ Vì sao phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác?
- HS trả lời, học sinh khác nhận xét, giáo viên nhận xét và bổ sung.
* Chốt ý: Thư từ, tài sản là của riêng của mỗi người cần nên được tôn trọng, mọi mgười cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em vì đó là quyền trẻ em được hưởng.
+Vì sao chúng ta phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước?
- HS trả lời, học sinh khác nhận xét, giáo viên nhận xét và bổ sung.
* Chốt ý: Nước là nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống con người, chúng ta nên sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để nước không bị ô nhiễm.
- Giáo viên nêu một số câu hỏi, Học sinh thảo luận nhóm đôi rồi trả lời.
+ Em nhìn thấy các bạn trong lớp chạy theo đám tang chỉ trỏ, cười đùa
+ Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì? Của ai? Việc đó xảy ra như thế nào?
+ Em nhìn thấy bạn A mở cặp của bạn B tự ý lấy truyện ra xem, em sẽ làm gì?
+ Nước sinh hoạt nơi em đang sống thiếu, thừa hay đủ?
+ Nơi em sống, mọi người sử dụng nước như thế nào?
+ Giờ ra chơi, em đi ngang qua chỗ có vòi nước đang chảy, thấy vòi nước mở, em sẽ làm gì?
- Giáo viên mời một số cặp Học sinh lên trình bày.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, liên hệ giáo dục.
- Khen những Học sinh xử lí đúng các tình huống.
- Kết luận chung về nội dung bài ôn tập.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống, chốt kiến thức.
- Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 1 (Buổi chiều) Tiếng Việt (ôn)
Luyện viết: sao mai
ôn văn: kể về người lao động trí óc
I. Mục tiêu
- Ôn tập, củng cố, rèn kĩ năng viết và trình bày bài chính tả cho HS.
- Nghe – viết, trình bày đúng đẹp, chính xác bài Sao Mai.
- Ôn tập củng cố lại cách diễn đạt và cách trình bày bài văn kể về người lao động trí óc.
II. Đồ dùng dạy học
Sách giáo khoa TV.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS viết bảng con: Cây tre, che nắng, nón lá, lấp ló.
- GV nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS nghe viết
a. Chuẩn bị: GV đọc bài chính tả một lượt. HS cả lớp theo dõi.
- Cho 1 HS đọc lại bài.
- Nhận xét chính tả.
+ Bài thơ trên có mấy khổ thơ? (3 khổ);
+ Cách trình bày mỗi khổ thơ như thế nào?
+ Những chữ nào trong đoạn viết hoa?
+ Chữ cái đầu câu và tên riêng: Sao Mai.
- HS tập viết bảng con chữ khó.
b. GV đọc cho HS viết bài.
- GV đọc cho HS soát lại bài.
c. Nhận xét, đánh giá.
- GV kiểm tra khoảng 5 - 6 bài của HS nhận xét, tư vấn.
3. Hướng dẫn ôn tập làm văn.
- GV ghi đề bài lên bảng: Em hãy viết một đoạn văn kể về người lao động trí óc mà em biết.
- HS đọc đề bài.
- Nêu lại dàn ý bài văn kể về người:
+ Tên người đó.
+ Quan hệ với em.
+ Người đó bao nhiêu tuổi.
+ Công việc chính hàng ngày làm gì?
- Chia nhóm cho HS tự ôn lại, GV theo dõi chung.
- Sau đó cho một số em trình bày trước lớp, GV nhận xét, tuyên dương.
- HS viết vào vở.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học, rút kinh nghiệm.
Tiết 2 (Buổi chiều) Tiếng Việt
ôn tập tiết 4
I. Mục tiêu
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Nhận biết được các từ ngữ thể hiện sự nhân hoá, các cách nhân hoá.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu ghi tên từng bài tập đọc.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
B. Bài mới
1. GV giới thiệu bài:
Nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Kiểm tra đọc:
- GV kiểm tra số HS còn lại của lớp.
- Cách tiến hành như tiết 1.
- Giáo viên cho từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc và cho học sinh chuẩn bị bài trong 2 phút.
- Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc.
- Giáo viên nhận xét, tư vấn cho từng học sinh.
3. Ôn luyện về phép nhân hoá.
- Học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
- GV lưu ý học sinh:
+ Sử dụng biện pháp nhân hoá làm cho các con vật có hành động, suy nghĩ, cách nói năng như con người.
- HS trao đổi cặp: tìm sự vật nhân hoá trong bài thơ.
- HS nối tiếp nhau trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Mỹ thuật
Giáo viên môn Mỹ thuật dạy
Thứ tư ngày 20 tháng 5 năm 2015
Tiết 1 (Buổi sáng) Tiếng Việt
Ôn tập Tiết 5
I. Mục tiêu
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Nghe-kể lại được câu chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng.
II. Đồ dùng dạy học
- Sử dụng SGK + Sách bài tập.
- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Kiểm tra đọc:
- GV kiểm tra số HS còn lại của lớp.
- Cách tiến hành như tiết 1.
- Từng học sinh lên bốc thăm bài học thuộc lòng.
- Học sinh lên đọc thuộc lòng theo chỉ định trong phiếu.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS hoàn thành tốt, những học sinh chưa hoàn thành phần đọc GV yêu cầu các em về nhà học để giờ sau kiểm tra lại.
3. Hướng dẫn học sinh nghe kể câu chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng .
- GV kể chuyện 2 lần.
+ Chú lính được cấp ngựa để làm gì? (...đi làm một công việc khẩn cấp)
+ Chú đã sử dụng ngựa như thế nào?
(... dắt ngựa ra đường nhưng không cưỡi mà cứ đánh ngựa rồi cắm cổ chạy theo)
+ Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa?
(... chú cho rằng 6 cẳng chạy nhanh hơn 4 cẳng)
- GV kể chuyện lần 3.
- HS tập kể trong nhóm.
- HS kể trước lớp.
- GV nhân xét, tư vấn.
+ Truyện này buồn cười ở điểm nào?
(... chú lính ngốc cứ tưởng nhiều chân sẽ chạy nhanh hơn)
4. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học, biểu dương những học sinh học tốt.
Tiết 2 (Buổi sáng) Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- Biết tìm số liền trước của một số; số lớn nhất, (số bé nhất) trong một nhóm có 4 số.
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và giải toán bằng 2 phép tính.
- Đọc và biết phân tích số liệu của bảng thống kê đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học
- Sử dụng SGK + Sách bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS nêu cách tìm số liền trước của một số đã cho.
- Số liền trước của 8270 là 8269.
- Số liền trước của 35 461 là 35 460.
- Học sinh tự làm các phần còn lại.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
- Lớp tự đặt tính và tính vào vở sau đó đổi chéo vở kiểm tra.
- GV nhận xét, chữa bài, tư vấn cho HS.
- GV lưu ý cho HS các phép nhân, chia, cộng, trừ có nhớ.
Bài 3: HS đọc đề bài, nêu bài hỏi gì, cho biết gì?
- Học sinh tự làm, GV chữa chung.
Bài giải
Số bút chì đã bán: 840 : 8 = 105 (bút chì)
Số bút chì còn lại: 840 – 105 = 735 (bút chì)
Đáp số: 735 bút chì
Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS đọc lần lượt từng câu hỏi ở SGK rồi trả lời.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò
GV cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài học.
Tiết 3 (Buổi sáng) Tiếng Việt
ôn tập tiết 6
I. Mục tiêu
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Nghe - viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài Sao mai.
II. Đồ dùng dạy học
- Sử dụng SGK + Sách bài tập.
- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Kiểm tra học thuộc lòng (1/3 số HS - thực hiện như những tiết trước)
- Giáo viên cho từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc và cho học sinh chuẩn bị bài trong 2 phút.
- Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3. Hướng dẫn viết chính tả.
- GV đọc bài thơ 1 lần, 2 HS đọc lại.
Giải thích: Sao Mai tức là sao Kim có màu sáng xanh, thường thấy vào lúc sáng sớm nên có tên là Sao Mai. Ngôi sao này mọc vào buổi tối thì có tên là Sao Hôm.
+ Ngôi Sao Mai trong bài thơ chăm chỉ như thế nào?
* Hướng dẫn trình bày:
+ Bài thơ có mấy khổ thơ? Ta trình bày như thế nào cho đẹp?
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa?
* Hướng dẫn HS viết từ khó:
- HS tập viết vào bảng con những từ dễ viết sai.
* HS viết bài:
- GV đọc cho học sinh viết bài.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
* Đánh giá, nhận xét:
GV kiểm tra, nhận xét một số bài.
4. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 4 (Buổi sáng) Thủ công
Ôn tập chủ đề Đan nan và làm đồ chơi đơn giản (tiếp)
I. Mục tiêu
- Tiếp tục ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng đan nan và làm đồ chơi đơn giản.
- Làm được một sản phẩm đã học.
- Với HS khéo tay: Làm được ít nhất một sản phẩm đã học.
+ Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
* Ôn tập, củng cố lại cách làm lọ hoa gắn tường và đồng hồ để bàn cho HS. Chú ý khắc sâu cho HS chưa biết đan khi học ở tiết bài mới, hướng dẫn cho HS hoàn thành được sản phẩm.
II. Đồ dùng dạy học
Giấy thủ công, kéo, hồ dán.
Một số mẫu đã học trong kì II.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn ôn tập.
(Trong tiết này, GV lồng ghép cả ôn tập trong kế hoạch ôn cuối năm cho HS.)
- Cho HS nhắc lại các mẫu sản phẩm đã học trong kì II:
+ Đan nong mốt, đan nong đôi.
+ Làm lọ hoa gắn tường.
+ Làm đồng hồ để bàn.
+ Làm quạ giấy tròn.
- HS nhắc lại các bước làm mỗi sản phẩm trên.
- GV nêu yêu cầu: Con tiếp tục chọn làm một trong những sản phẩm trên (những sản phẩm nào tiết trước đã hoàn thành rồi thì thôi, tiết này chọn sản phẩm khác để hoàn thành).
- HS thực hành làm, GV bao quát chung, hướng dẫn những em còn lúng túng để hoàn thành bài.
- HS làm xong, các em trưng bày và giới thiệu sản phẩm của mình.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ, kết quả học tập của HS.
- Dặn dò HS.
Tiết 1 (Buổi chiều) Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- Biết tìm số liền sau của một số; biết so sánh các số; biết sắp xếp một nhóm 4 số; biết cộng, trừ, nhân, chia các số có đến 5 chữ số.
- Biết các tháng có 31 gnày.
- Biết giải toán có nội dung hình học bằng 2 phép tính.
II. Đồ dùng dạy học
- Sử dụng SGK + Sách bài tập, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: : HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS nêu cách tìm số liền sau của một số đã cho.
- HS tự làm, GV nhận xét chữa chung.
a. Số liền sau của 92 458 là 92 459
- Số liền sau của 69 509 là 69 510
b. Viết theo thứ tự từ bé đến lớn: 69 134; 69 314; 78 507; 83 507
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS tự đặt tính và tính.
- GV chữa chung.
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS tự làm, GV nhận xét chữa chung.
Tháng có 31 ngày trong 1 năm là: 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12.
Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tự làm, GV nhận xét chữa chung.
X x 2 = 9328 X : 2 = 436
X = 9328 : 2 X = 436 x 2
X = 4664 X = 872
- Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng
- Nêu lại cách tìm thành phần chưa biết.
Bài 5: HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- HS tóm tắt và giải.
- Củng cố bài toán tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình vuông.
Bài giải
Diện tích của một hình vuông là:
9 x 9 = 81 (cm2).
Diện tích hình chử nhật là:
81 + 81 = 162 (cm2)
Đáp số: 162 cm2
3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 (Buổi chiều) Toán (ôn)
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- Biết tìm số liền trước của một số; số lớn nhất, (số bé nhất) trong một nhóm có 4 số.
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và giải toán bằng 2 phép tính.
- Đọc và biết phân tích số liệu của bảng thống kê đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học
- Sử dụng SGK + Sách bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS nêu cách tìm số liền trước của một số đã cho.
- Số liền trước của 7463 là 7462.
- Số liền trước của 84629 là 84628.
- Học sinh tự làm các phần còn lại.
Bài 2: GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên cho học sinh làm bài.
a/ Theo thứ tự từ bé đến lớn:
35 kg ; 40 kg ; 45 kg ; 50 kg ; 60 kg
b/ Theo thứ tự từ lớn đến bé:
60 kg ; 50 kg ; 45 kg ; 40 kg ; 35 kg.
- Lớp tự làm vào vở sau đó đổi chéo vở kiểm tra.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3:
- HS đọc đề bài, nêu bài hỏi gì, cho biết gì?
- Học sinh tự làm, GV chữa chung.
Bài giải
Chu vi hình chữ nhật là.
(50 + 30) x 2 = 160 (cm)
Cạnh hình vuông là.
160 : 4 = 40(m)
Bài 4:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS làm bài, GV chữa chung.
- GV nhận xét, tư vấn, chốt kiến thức.
* Lưu ý cho HS cách tính diện tích hình chữ nhật.
3. Củng cố, dặn dò
GV cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài học.
Tiết 3 (Buổi chiều) Tự nhiên và xã hội
ôn tập học kì II: tự nhiên
I. Mục tiêu
- Ôn tập, củng cố, khắc sâu những kiến thức đã học về chủ đề Tự nhiên:
+ Kể tên một số cây, con vật ở địa phương.
+ Nhận biết được nơi em sống thuộc dạng địa hình nào: đồng bằng, miền núi hay nông thôn, thành thị...
+ Kể về Mặt Trời, Trái Đất, ngày, tháng, mùa,...
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh trong SGK
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Suối thường bắt nguồn từ đâu?
+ Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu?
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Nội dung
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Bước 1: Làm việc theo nhóm bàn.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
Chúng ta đang sống ở miền núi, đồng bằng hay cao nguyên? Vùng đó có những cảnh thiên nhiên nào?
- HS trao đổi nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện của từng nhóm lên báo cáo kết quả làm việc trước lớp, bạn khác nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận chung.
Hoạt động 2: Vẽ tranh
- Quan sát hình trong SGK trang 132: Các bạn đang làm gì?
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại tranh ảnh về cảnh thiên nhiên sưu tầm được.
- Cả nhóm thực hành vẽ và tô màu cảnh thiên nhiên ở quê hương mình.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV kết luận .
Hoạt động 3: Trò chơi
HS thi kể tên các cây có một trong các đặc điểm sau: thân đứng, thân leo, thân bò, rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ,...
- GV nhận xét cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò
- GV cùng học sinh củng cố lại nội dung bài học.
Thứ năm ngày 21 tháng 5 năm 2015
Tiết 1 (Buổi chiều) Toán (ôn)
Ôn tập tổng hợp
I. Mục tiêu
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ các số có 5 chữ số.
- Biết nhân, chia các số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
- Vận dụng giải bài toán có hai phép tính nhân, chia.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
2. Luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- 3 HS lên làm, HS khác nêu kết quả, nêu cách đặt tính và cách tính.
- 1HS lên làm, HS khác nêu kết quả. Lớp nhận xét.
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài, phân tích yêu cầu( bài có mấy yêu cầu)
- Gọi một học sinh lên bảng làm mẫu phép tính thứ nhất của bài, sau đó nêu lại cách thực hiện.
4691 2
06 2345
09
11
1
- Học sinh nhắc lại các thao tác của mỗi lượt chia: (nhẩm - nhân - trừ)
- Các phép tính còn lại học sinh làm bài cá nhân, nêu kết quả. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng.
Bài 3:
- Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu của bài:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Bài toán sẽ giải bằng mấy phép tính? Là những phép tính nào?
- Gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- Học sinh nhận xét. GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
Bài giải
Đội Hai thu được số tôm là:
45600 + 5300 = 50900 (kg)
Đôi Ba thu được số tôm là:
50900 - 4600 = 46300 (kg)
ĐS: 46300 kg tôm.
- Học sinh nêu lại bài giải.
Bài 4: Một em đọc bài toán.
- Nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật.
- Cả lớp cùng GV phân tích bài toán và làm bài vào vở.
Giải :
Chiều dài sân vận động là:
95 x 3 = 285 (m)
Chu vi sân vận động là:
(285 + 95) x 2 = 760 (m)
Đ/S : 760 m
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung.
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 2 (Buổi chiều) Tiếng Việt
ôn tập tiết 7
I. Mục tiêu
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Củng cố và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm: Lễ hội; Thể thao; Ngôi nhà chung; Bầu trời và mặt đất.
II. Đồ dùng dạy học
- Sử dụng SGK + Sách bài tập.
- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra bài về nhà của học sinh.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Kiểm tra học thuộc lòng (số học sinh còn lại)
- Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc (sau khi bốc thăm xong được về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút).
- Học sinh đọc cả đoạn hoặc cả bài theo chỉ định của phiếu.
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.
3. Củng cố và hệ thống hoá vốn từ.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc thầm nội dung, làm bài cá nhân trong vở bài tập Tiếng Việt.
- GV gọi HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét, GV nhận xét và chốt ý đúng.
- Cả lớp sửa vào vở theo lời giải đúng.
- Gọi một số học sinh đọc các từ mà các em vừa điền đúng trên bảng.
4. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 (Buổi chiều) Thể dục
Giáo viên môn Thể dục dạy
Thứ sáu ngày 22 tháng 5 năm 2015
Tiết 1 (Buổi sáng) Toán
Kiểm tra
I. Mục tiêu
* Tập trung vào việc đánh giá:
- Tìm số liền sau của một số có 4 hoặc 5 chữ số.
- Thực các phép tính cộng, trừ, nhân, chia đã học.
- So sánh các số có 4 hoặc 5 chữ số.
- Xem đồng hồ, mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng.
- Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
- Giải toán có liên quan đến rút về đơn vị.
II. Đồ dùng dạy học
Chuẩn bị sẵn đề kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh thực hành
A- Phần kiểm tra trắc nghiệm.
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước đáp án đúng.
Câu 1: Số “Sáu nghìn không trăm bốn mươi”. Viết là:
6004 B . 6400 C. 6040 D. 0640
Câu 2: Số 7005 đọc là :
Bẩy linh lăm B. Bẩy nghìn linh lăm
C. Bẩy nghìn không trăm linh lăm D. Bẩy không không lăm
Câu 3: Số bé nhất có bốn chữ số là:
A. 1023 B. 1011 C . 1111 D. 1000
Câu 4: Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 5003g = .......... là
A. 50kg 30g B. 50kg 3g C . 5kg 30g D. 5kg 3g
Câu 5: Điền dấu thích hợp > ; < ; = vào chỗ chấm:
a) 999 m ..1 km b) 5m .450 cm
Câu 6 : Tìm x , biết: X x 3 = 2475
A. X = 825 B. X = 8115 C. X = 855 D. X= 835
Câu 7: Số liền sau của số bé nhất có bốn chữ số khác nhau là:
A. 1000 B. 1023 C. 1024 D. 1032
Câu 8: Hiền mua 5 quyển vở hết tất cả 7500 đồng. Tính giá tiền của mỗi quyển vở.
A. 15 đồng B. 150 đồng C. 1500 đồng D. 7500 đồng
B . Phần kiểm tra tự luận:
Câu 1: Đặt tính rồi tính.
a. 64742 + 17388 b. 1596 X 7 c. 19924 - 7898 d. 85350 : 5
Câu 2: Tính giá trị biểu thức:
a). 1269 x 9 : 3 b, 9036 - 4235 x 4
Câu 3: Tìm X
a) 7 x X = 3514 b) X : 4 = 2416
Câu 4 : Đoàn xe ô tô chở thóc, 3 xe đi đầu mỗi xe chở 1530 kg thóc, 2 xe đi sau mỗi xe chở 1425 kg thóc. Hỏi cả 5 xe chở được bao nhiêu kg thóc ?
Câu 5: Một vườn trường hình chữ nhật có chiều rộng là 35m, nếu bớt chiều dài đi 15m thì vườn trường trở thành hình vuông. Tính chu vi vườn trường đó.
3. HS làm bài.
- GV thu bài kiểm tra đánh giá.
4. Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 2 (Buổi sáng) Tiếng Việt
ôn tập tiết 8
I. Mục tiêu
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Kiểm tra trình độ đọc hiểu, luyện từ và câu của HS.
- HS làm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 35.doc