Môn: Toán
Tiết 52 Bài: LUYỆN TẬP
I – MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh :
Biết giải bài toán bằng hai phép tính. Bài 1, (Bài tập 2: Học sinh năng khiếu tự nghiên cứu làm thêm trả lời miệng.) bài 3, bài 4 a, b. (Học sinh năng khiếu tự nghiên cứu làm thêm trả lời miệng bài 4 c.)
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có hai phép tính, rèn cách vẽ sơ đồ tóm tắt và cách trình bày bài .Giáo dục HS tính cẩn thận , chính xác , khoa học.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng nhóm.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 học sinh lên làm bài tập
Giải bài toán theo tóm tắt sau:
22 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 11 - Dạy 1 buổi - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ranh minh họa.
Học sinh năng khiếu kể lại được toàn bộ câu chuyện.
Rèn kĩ năng nghe.
*KNS: Xác định giá trị - Giao tiếp - Lắng nghe tích cực
** BVMT: GV kết hợp giáo dục BVMT (cần có tình cảm yêu quý, trân trọng đối với từng tấc đất của quê hương) thông qua câu hỏi 3: Vì sao người Ê – ti - ô – pi - a không thể để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ? ( Gv nhấn mạnh : Hạt cát tuy nhỏ nhưng là một sự vật “ thiêng liêng, cao quý ”, gắn bó máu thịt với người dân Ê – ti - ô – pi – a nên họ không rời xa được).
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh đọc bài Thư gửi bà.
1 học sinh: - Trong thư Đức kể với bà những gì ? - Đức kể với bà về tình hình gia đình và bản thân bạn: gia đình bạn vẫn bình thường, bạn được lên lớp 3, từ đầu năm đến giờ đã được 8 điểm 10, được bố mẹ cho đi chơi vào những ngày nghỉ. Bạn còn kể rằng mình rất nhớ những ngày nghỉ ở quê được đi thả diều, được nghe bà kể chuyện.
1 học sinh: Qua thư em thấy tình cảm của Đức đối với bà ở quê như thế nào ? - Đức rất yêu và kính trọng bà. Bạn hứa với bà sẽ cố gắng học giỏi, chăm ngoan, để bà vui lòng. Bạn chúc bà khoẻ mạnh, sống lâu và mong chóng đến hè để lại được về quê thăm bà.
- Giáo viên nhận xét – đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
TẬP ĐỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Luyện đọc
*Nhắc HS lắng nghe tích cực
+ Giáo viên đọc toàn bài
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
Đọc từng câu:
Đọc từng đoạn
Em hiểu thế nào là khách du lịch?
Sản vật là gì?
*Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Hai người khách được vua Ê-ti-Ô-pi-a đón tiếp thế nào?
Khi khách sắp xuống tàu có điều gì bất ngờ xảy ra?
** Qua bài các em thấy chúng ta cần có tình cảm gì đối với từng tấc đất của quê hương.
* Xác định giá trị của đất đai:
**Vì sao người Ê – ti - ô – pi - a không thể để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ?
( Gv nhấn mạnh : Hạt cát tuy nhỏ nhưng là một sự vật “ thiêng liêng, cao quý ”, gắn bó máu thịt với người dân Ê – ti - ô – pi – a nên họ không rời xa được).
Theo em phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a với quê hương như thế nào?
Luyện đọc lại.
Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 2.
*Học sinh lắng nghe tích cực
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu.
Luyện đọc từ khó.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
Đọc từ giải nghĩa cuối bài.
Người đi chơi, đi xem phong cảnh ở nơi xa.
Vật được làm ra hoặc khai thác, thu nhặt được từ thiên nhiên.
Đọc từng đoạn trong nhóm.
Bốn nhóm tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
1.Vua mời họ vào cung, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý tỏ ý trân trọng và mến khách.
2. Viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra để họ cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để khách xuống tàu trở về nước.
** Cần có tình cảm yêu quý, trân trọng đối với từng tấc đất của quê hương.
*Xác định giá trị đất đai:
** Vì người Ê-ti-ô-pi-a coi đất là của quê hương họ là thứ cao quý, thiêng liêng nhất.
Người Ê-ti-ô-pi-a rất yêu quý và trân trọng mảnh đất của quê hương họ./ Người Ê-ti-ô-pi-a coi đất đai là tài sản quý giá.
Học sinh thi đọc đoạn 2. Đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
1 học sinh đọc cả bài.
Lớp nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.
KỂ CHUYỆN
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: Quan sát tranh, sắp xếp lại cho đúng thứ tự câu chuyện Đất quý đất yêu. Sau đó dựa vào tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện.
2. Hướng dẫn học sinh kể lại câu chuyện theo tranh
Bài tập 1:
Yêu cầu học sinh ghi kết quả vào bảng con và đọc lên kết quả mà mình đã sắp xếp.
Giáo viên nhận xét chốt lại vị trí đúng của các tranh.
Bài tập 2:
*KNS: Giao tiếp
Giáo viên yêu cầu học sinh kể chuyện theo cặp.
Gọi 1 học sinh năng khiếu kể lại được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
Giáo viên nhận xét.
Quan sát tranh, sắp xếp lại cho đúng thứ tự câu chuyện Đất quý đất yêu. Sau đó dựa vào tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện.
Kể lại câu chuyện theo tranh
Bài tập 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài
Học sinh sắp xếp lại theo đúng trình tự câu chuyện dựa vào sự quan sát tranh minh hoạ. Ghi kết quả vào bảng con và đọc lên kết quả mà mình đã sắp xếp.
-1 học sinh lên bảng đặt lại vị trí các tranh
Lớp nhận xét.
Lời giải: Thứ tự đúng của các tranh là 3 – 1 – 4 - 2.
Tranh 1: (là tranh 3 trong SGK). Hai vị khách du lịch đi thăm đất nước Ê-ti-ô-pi-a.
Tranh 2: (là tranh 1 trong SGK). Hai vị khách du lịch được vua của nước Ê-ti-ô-pi-a mến khách chiêu đãi và tặng quà.
Tranh 3: (là tranh 4 trong SGK): Hai vị khách ngạc nhiên khi thấy viên quan sai người cạo sạch đất dưới đế giày của họ.
Tranh 4: (là tranh 2 trong SGK): Viên quan giải thích cho hai vị khách phong tục của người Ê-ti-ô-pi-a
Bài tập 2:
*KNS: Giao tiếp
Từng cặp học sinh dựa vào tranh minh hoạ kể chuyện.
4 học sinh tiếp nối nhau thi kể theo 4 tranh.
Học sinh năng khiếu kể lại được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
Lớp nhận xét-bình chọn bạn kể hay
3. Củng cố: Nêu ý nghĩa truyện: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.
Các em cần có tình cảm yêu quý, trân trọng đối với từng tấc đất của quê hương .
4. Dặn dò: Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe.
Nhận xét tiết học : Tuyên dương- Nhắc nhở.
----------------------------0---------------------------
TUẦN 11 Ngày soạn: 31/10/2015
Ngày dạy: Thứ hai ngày 2/11/2015
Môn: Toán
Tiết 51 Bài: BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH
(Tiếp theo)
I- MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài tập cần làm Bài 1, Bài 2, Bài 3 dòng 2. Bài 3: Dòng 1 Dành cho học sinh năng khiếu làm miệng
Nắm vững cách giải và trình bày bài giải.
Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.
***Điều chỉnh nội dung dạy học (giảm tải): Dòng 2 ở bài tập 3: Không yêu cầu viết phép tính, chỉ yêu cầu trả lời.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ viết bài tập.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 học sinh làm bài bảng lớp, dưới lớp làm phép tính vào bảng con.
Tóm tắt
? lít
18 lít
Thùng 1 6 lít
Thùng 2
? lít
Bài giải
Số lít dầu thùng thứ hai đựng là:
18 + 6 = 24 ( l )
Số lít dầu cả hai thùng đựng là :
18 + 24 = 42 (l )
Đáp số : 42 l dầu
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
Giáo viên giới thiệu bài toán
Yêu cầu học sinh đọc đề toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết cả hai ngày bán bao nhiêu xe đạp ta làm thế nào?
Giáo viên tóm tắt đề toán lên bảng, yêu cầu 1 học sinh lên giải bài toán.
Tóm tắt
6 xe
Thứ bảy: ? xe
Chủ nhật:
Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh.
*Thực hành
Bài tập 1:
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh dài bao nhiêu km ta làm thế nào?
Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng giải bài toán. Lớp làm vào vở.
Bài 2:
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết trong thùng còn lại bao nhiêu lít mật ong ta làm thế nào?
Yêu cầu học sinh lên tóm tắt và giải. Lớp làm vào vở.
Giáo viên nhận xét-Sửa bài.
Bài 3: Dòng 1
Dành cho học sinh năng khiếu làm miệng
5 x 3 + 3 = 15 + 3 7 x 6 – 6 = 42 - 6
= 18 = 36
Dòng 2
Yêu cầu học sinh trả lời miệng.
Yêu cầu học sinh nêu cách làm.
Giáo viên chữa bài.
Học sinh đọc đề toán - Phân tích đề toán.
- Bài toán cho biết ngày thứ bảy bán 6 xe đạp, ngày chủ nhật bán gấp đôi ngày thứ bảy.
- Cả hai ngày bán bao nhiêu xe đạp
- Trước tiên ta tìm số xe đạp bán trong ngày chủ nhật được bao nhiêu ta cộng với số xe đạp bán trong ngày thứ bảy sẽ ra số xe đạp bán trong hai ngày.
Học sinh lên bảng làm bài - Lớp làm nháp.
Bài giải
Số xe đạp bán trong ngày chủ nhật là:
6 x 2 = 12 (xe đạp)
Cả hai ngày bán được số xe đạp là:
12 + 6 = 18 (xe đạp)
Đáp số: 18 xe đạp.
Học sinh nhận xét bài toán của bạn.
Bài tập 1: Học sinh đọc đề bài, phân tích đề.
- Quãng đường từ nhà đến chợ 5 km. Từ nhà đến bưu điện tỉnh gấp 3 lần.
- Hỏi quãng đường từ nhà đến bưu điện dài bao nhiêu km?
Bước 1: Tìm xem quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh dài bao nhiêu km.
Bước 2: Lấy quãng đường từ nhà đến chợ cộng với quãng đường từ chợ đến bưu điện vừa tìm được.
Giải
Quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh dài là:
5 x 3 = 15 (km)
Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh dài là:
15 + 5 = 20 (km)
Đáp số: 20 km
Bài 2: Học sinh đọc đề bài
Phân tích đề. Phân tích cách giải. Trả lời.
Tóm tắt
24 l
Lấy ra ? l
Bài giải
Đã lấy ra số lít mật ong là:
24 : 3 = 8 ( l )
Còn lại số lít mật ong là:
24 – 8 = 16 ( l )
Đáp số: 16 lít mật ong.
Bài 3: Dòng 1
Dành cho học sinh năng khiếu làm miệng
5 x 3 + 3 = 15 + 3 7 x 6 – 6 = 42 - 6
= 18 = 36
Dòng 2
Học sinh trả lời miệng.
- Học sinh nêu cách làm. (Gấp: làm phép tính nhân; thêm: làm tính phép cộng; bớt: làm phép tính trừ, giảm 1 số lần làm phép tính chia.)
6 x 2 – 2 = 12 - 2 56 : 7 + 7 = 8 + 7
= 10 = 15
3. Củng cố: Nêu cách giải bài toán bằng hai bước tính vừa học.
4. Dặn dò: Về làm bài tập trong vở bài tập / 57.
Chuẩn bị bài Luyện tập. Bài: 1,3, Bài 4 (a,b).
Nhận xét tiết học : Tuyên dương- Nhắc nhở
----------------------------0---------------------------
TUẦN 11 Ngày soạn: 31/10/2015
Ngày dạy: Thứ ba ngày 3/11/2015
Môn: Tập đọc
Tiết 33 Bài: VẼ QUÊ HƯƠNG
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc đúng các từ: xanh tươi, làng xóm, lúa xanh, lượn quanh, nắng lên.
Bước đầu biết đọc đúng nhịp thơ và bộc lộ niềm vui qua giọng đọc.
- 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu
- Hiểu nội dung của bài thơ. Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của bạn nhỏ. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 khổ thơ trong bài.)
3. Học sinh khá giỏi thuộc cả bài thơ.
**BVMT: HS trả lời câu hỏi 1: Kể tên những cảnh vật được tả trong bài thơ? câu hỏi 2: Cảnh vật quê hương được tả bằng nhiều màu sắc . Hãy kể tên những màu sắc ấy? Từ đó giúp các em trực tiếp cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ của quê hương thôn dã, thêm yêu quý đất nước ta.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
Bảng phụ chép bài thơ để hướng dẫn học thuộc lòng.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
1 học sinh: kể theo tranh 1,2;
1 học sinh kể theo tranh 3;
1 học sinh kể theo tranh 4 bài Đất quý đất yêu và trả lời câu hỏi: Vì sao người Ê-ti-ô-pi không để khách mang đi những hạt đất nhỏ? -Vì người Ê-ti-ô-pi-a coi đấtcủa quê hương họ là thứ cao quý, thiêng liêng nhất.
Giáo viên nhận xét – đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Luyện đọc.
Giáo viên đọc bài thơ.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng dòng thơ.
+ Đọc từng khổ thơ.
Giảng : cây gạo ( cây bóng mát, thường có ở miền Bắc, ra hoa vào khoảng tháng ba âm lịch, hoa có màu đỏ rất đẹp.
Hướng dẫn tìm hiểu bài.
** Kể tên những cảnh vật được tả trong bài thơ?
**Cảnh vật quê hương được tả bằng nhiều màu sắc. Hãy kể tên những màu sắc ấy?
**Bài này giúp các em cảm nhận được điều gì?
Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp? Chọn câu trả lời em cho là đúng nhất:
a) Vì quê hương rất đẹp.
b) Vì bạn nhỏ vẽ rất giỏi.
c) Vì bạn nhỏ yêu quê hương.
Nêu nội dung bài.
Học thuộc lòng bài thơ.
Yêu cầu tối thiểu đọc thuộc khoảng 8 đến 10 dòng thơ trên lớp.
Học sinh mở sách theo dõi.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng dòng thơ.
Luyện đọc từ khó.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.
Học sinh đọc từ chú giải cuối bài.
Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
**Tre, lúa, sông, máng, trời, mây, nhà ở ngói mới, trường học, cây gạo, mặt trời, lá cờ Tổ quốc.
**Tre xanh, lúa xanh, sông máng xanh mát, trời mây xanh ngắt, ngói mới đỏ tươi, trường học đỏ thắm, mặt trời đỏ chót.
**BVMT: HS trả lời câu hỏi 1; HS trả lời câu hỏi 2: các em trực tiếp cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ của quê hương thôn dã, thêm yêu quý đất nước ta.
Quê hương rất đẹp vì bạn nhỏ yêu quê hương nên thấy quê hương đẹp.
Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của bạn nhỏ.
Học sinh thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
3. Củng cố: 1 học sinh đọc thuộc lòng cả bài thơ và nêu nội dung bài.
4. Dặn dò: Về học thuộc lòng bài thơ.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- Nhắc nhở.
--------------------------0--------------------------
TUẦN 11 Ngày soạn: 31/10/2015
Ngày dạy: Thứ ba ngày 3/11/2015
Môn: Toán
Tiết 52 Bài: LUYỆN TẬP
I – MỤC TIÊU:
Giúp học sinh :
Biết giải bài toán bằng hai phép tính. Bài 1, (Bài tập 2: Học sinh năng khiếu tự nghiên cứu làm thêm trả lời miệng.) bài 3, bài 4 a, b. (Học sinh năng khiếu tự nghiên cứu làm thêm trả lời miệng bài 4 c.)
Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có hai phép tính, rèn cách vẽ sơ đồ tóm tắt và cách trình bày bài .Giáo dục HS tính cẩn thận , chính xác , khoa học.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng nhóm.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 học sinh lên làm bài tập
Giải bài toán theo tóm tắt sau:
? lít xăng
58 l
Ngày thứ 7 bán
Ngày chủ nhật bán
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài tập 1:
Yêu cầu học sinh đọc đề bài - Nêu dữ kiện bài toán.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn biết bến xe còn lại bao nhiêu ô tô ta làm thế nào?
Yêu cầu học sinh lên bảng tóm tắt và giải.
Bài tập 2:
Học sinh năng khiếu tự nghiên cứu làm thêm trả lời miệng.
Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài tập 3:
Yêu cầu học sinh xác định yêu cầu của bài toán..
Dựa vào tóm tắt đặt đề toán và giải.
Bài tập 4: a,b. Học sinh năng khiếu tự nghiên cứu làm thêm trả lời miệng bài c
Yêu cầu học sinh làm bài và viết theo mẫu.
Bài tập 1:
học sinh đọc đề bài - Nêu dữ kiện bài toán.
Bài toán cho biết bến xe có 45 xe ô tô rời bến lần đầu 18 xe. Sau đó có 17 ô tô nữa rời bến.
Bến xe còn lại bao nhiêu ô tô?
Ta lấy số xe ở bến có trừ đi số xe đã rời bến lần 1 và lần 2.
Học sinh lên bảng làm bài.
Tóm tắt Giải.
Bến xe có 45 ô tô Cả hai lần số ô tô rời bến là:
Rời bến lần 1: 18 ô tô 18 + 17 = 35 (ô tô)
Rời bến lần 2: 17 ô tô. Bến xe còn lại số ô tô là:
Còn lại:ô tô? 45 – 35 = 10 (ô tô)
Đáp số: 10 ô tô.
Bài tập 2: Học sinh năng khiếu tự nghiên cứu làm thêm trả lời miệng.
Học sinh đọc bài toán, 2 học sinh lên thi giải nhanh. Bài giải:
Số thỏ đã bán là:
48 : 6 = 8 ( con)
Số thỏ còn lại là:
48 – 8 = 40 ( con)
Đáp số: 40 con thỏ.
Bài tập 3: Đặt đề toán: Lớp 3A có 14 bạn học sinh giỏi. Số học sinh khá trong lớp nhiều hơn số học sinh giỏi là 8 bạn. Hỏi lớp 3A có bao nhiêu bạn học sinh khá, giỏi?
Giải:
Lớp 3A có số học sinh khá là:
14 + 8 = 22 (bạn)
Số học sinh khá, giỏi có là:
14 + 22 = 36 (bạn)
Đáp số: 36 bạn học sinh.
Bài tập 4: a,b. Học sinh năng khiếu tự nghiên cứu làm thêm trả lời miệng bài c
Học sinh làm bài và viết theo mẫu.
a) 12 x 6 = 72; 72 – 25 = 47
b) 56 : 7 = 8; 8 – 5 = 3
c) 42 : 6 = 7; 7 + 37 = 44
3. Củng cố: Giáo viên và học sinh hệ thống bài - Chấm bài - nhận xét.
4. Dặn dò: Về nhà làm bài trong vở bài tập.Chuẩn bị bài Bảng nhân 8. Bài 1, 2, 3.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- Nhắc nhở.
-------------------------------0---------------------------
Giáo án chiều Ngày soạn: 10/11/2012
Ngày dạy: Thứ hai ngày 12/11/2012
Môn: Luyện tập Tiếng việt
Tiết 21 Bài : Ôn Tập làm văn : TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ
TUẦN 11
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Củng cố cho học sinh bài TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ
Biết viết một bức thư ngắn (nội dung khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẫu (SGK); biết cách ghi phong bì thư.
Diễn đạt rõ ý, đặt câu đúng, trình bày đúng hình thức một bức thư, ghi rõ nội dung trên phong bì thư để gửi theo đường bưu điện.
Biết kính trọng, yêu quý người thân .
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ chép sẵn phần gợi ý ở bài tập 1
Một bức thư và phong bì thư đã viết sẵn.
Giấy rời và phong bì thư.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
2 học sinh đọc bài văn Kể về gia đình.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1:
Yêu cầu học sinh đọc thầm gợi ý trên bảng
- Em sẽ viết thư cho ai?
- Dòng đầu thư sẽ viết thế nào?
- Em viết lời xưng hô với người nhận như thế nào để thể hiện sự kính trọng?
- Trong phần hỏi thăm tình hình người nhận em sẽ viết những gì?
- Em sẽ thông báo những gì về tình hình gia đình và bản thân cho người thân?
- Em muốn chúc người thân của mình những gì?
- Em có hứa với người thân điều gì không?
- Yêu cầu cả lớp viết thư. GV nhắc HS chú ý trước khi viết thư:
+ Trình bày thư đúng thể thức.
+ Dùng từ, đặt câu đúng, lời lẽ phù hợp với đối tượng nhận thư.
Giáo viên theo dõi giúp đỡ em yếu
- Gọi 1 số HS đọc thư của mình trước lớp. GV nhận xét chấm điểm một số lá thư hay và rút kinh nghiệm chung
Bài tập 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 2.
- Yêu cầu HS đọc phong bì được minh hoạ trong SGK.
- Góc bên trái, phía trên của phong bì ghi những gì?
- Cần ghi địa chỉ của người nhận như thế nào để thư đến tay người nhận?
- Chúng ta dán tem ở đâu?
- Yêu cầu HS viết bì thư sau đó kiểm tra bì thư của một số em.
Giáo viên nhận xét.
Bài tập 1: 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc gợi ý trên bảng phụ.
- 4 học sinh nói mình viết thư cho ai ? - HS trả lời tuỳ theo sự lựa chọn: Em gửi thư cho ông, bà, bố mẹ
- Em sẽ viết thư gửi ông nội
- Lộc Phát ngày 16 tháng 11 năm 2007
- 3-5 em trả lời, VD: Ông nội kính mến !; Ông nội kính yêu !,
- 2-3 em trả lời, VD: Dạo này ông thế nào, ông có khoẻ không ạ? Ông có thường xuyên đi tập dưỡng sinh vào các buổi sáng không? Cây bưởi ông cháu mình trồng hồi năm ngoái chắc bây giờ lớn lắm rồi phải không ông?
- 2 HS trả lời. VD: Cả nhà cháu vẫn khoẻ. Bố mẹ cháu vẫn đi làm đều. Năm nay cháu đã lên lớp 3, em Lan cũng bắt đầu vào lớp 1 rồi ông ạ. Bố giao cho cháu phải giúp em học bài nhưng em nghịch và mải chơi lắm. Giá mà có ông ở đây, ông sẽ dạy em giống như ngày xưa ông dạy cho cháu, ông nhỉ
- 2 HS trả lời, VD:Cháu kính chúc ông mạnh khoẻ, sống lâu.
- Cháu sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời bố mẹ để ông vui lòng.
- 1 số HS đọc bài trước lớp.
Bài tập 2: Học sinh quan sát phong bì viết mẫu trong SGK. Trao đổi về cách trình bày mặt trước của phong bì.
- Đọc yêu cầu bài 2.
- 2 HS đọc.
- Ghi họ tên địa chỉ người gửi.
- Phải ghi đầy đủ họ tên, số nhà, đường phố, phường, quận, thành phố(tỉnh) hoặc xóm(đội), thôn (làng, ấp), xã, huyện, tỉnh.
- Dán tem ở góc bên phải phía trên.
3. Củng cố: 2 học sinh nhắc lại cách viết thư (bài tập 1), cách viết trên phong bì thư (bài tập 2)
4. Dặn dò: Về nhà viết lại cho sạch đẹp hơn và gửi cho người nhận.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
------------------------------0-------------------------
Giáo án chiều Ngày soạn: 10/11/2012
Ngày dạy: Thứ ba ngày 13/11/2012
Môn: Đạo đức
Tiết 11 Bài: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I.
TUẦN 11
I – MỤC TIÊU.
Củng cố các kiến thức đã học.
Rèn kĩ năng học bài, làm bài.
Học sinh có ý thức tự giác trong học tập.
II - CHUẨN BỊ
Các dạng bài tập.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên trả lời câu hỏi.
1 học sinh: Niềm vui sẽ được nhân lên, nỗi buồn sẽ được vơi đi khi nào? Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi.
1 học sinh: Muốn là bạn bè tốt em cần phải làm ? - Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng nhau.
Giáo viên nhận xét – Đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giáo viên ra bài tập, câu hỏi hướng dẫn học sinh làm bài, ôn bài.
1. Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
2. Thế nào là giữ lời hứa?
-Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào?
3. Cho học sinh đọc bài tập 4/ 7 vở bài tập đạo đức 3.
4. Con cháu có bổn phận gì đối với ông bà, cha mẹ, và những người thân trong gia đình?
Sự quan tâm chăm sóc của các em sẽ mang lại những gì cho ông bà, cha mẹ và mọi người trong gia đình.
5. Cho học sinh làm vào vở bài tập 2/ 9 vở bài tập. Tự làm lấy việc của mình.
Bài 4 trang 17.
Cho học sinh làm bài, một học sinh làm trên bảng lớp.
Lớp làm bảng con.
Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Giáo viên nhận xét , chốt ý.
*Kết luận:
+ Các việc: a, b, c, d, đ, g là việc làm đúng vì thể hiện sự quan tâm đến bạn bè khi vui buồn; thể hiện quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được hỗ trợ, giúp đỡ của trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật.
+ Các việc e, h là việc làm sai vì đã không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè.
Học sinh trả lời.
1. Cần ghi nhớ và thựchiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
2. Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn với người khác.
- Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người kính trọng, tin cậy và noi theo.
3. Học sinh đọc bài tập 4/ 7 vở bài tập đạo đức 3. - Các việc làm a, d là giữ lời hứa.
- Các việc làm b, c là không giữ lời hứa.
4. Con cháu có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình.
Sự quan tâm, chăm sóc của các em sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho ông bà, cha mẹ và mọi người trong gia đình.
5. Học sinh làm vào vở ghi chung bài tập
BT 2/ 9. Điền những từ: tiến bộ, bản thân, cố gắng, làm phiền, dựa dẫm, vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp.
+ Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác .
-Tự làm lấy việc của mình giúp em mau tiến bộ và không làm phiền người khác.
Bài 4 trang 17.
Học sinh làm bài, một học sinh làm trên bảng lớp.
Lớp làm bảng con.
Nội dung bài tập.
Em hãy viết vào chữ Đ trước những việc làm đúng và chữ S trước những việc làm sai đối với bạn:
a) Hỏi thăm an ủi khi bạn có chuyện buồn.
b) Động viên, giúp đỡ khi bạn bị điểm kém.
c) Chúc mừng khi em được điểm 10.
d) Vui vẻ nhận khi được phân công giúp đỡ bạn học kém.
đ) Tham gia cùng các bạn quyên góp sách vở, quần áo cũ để giúp các bạn nghèo trong lớp.
e) Thờ ơ cười nói khi bạn đang có chuyện buồn.
g) Kết bạn với các bạn bị khuyết tật, các bạn nhà nghèo.
h) Ghen tức khi thấy bạn học giỏi hơn mình.
3. Củng cố: Học sinh đọc lại các bài học.
4. Dặn dò: Về thực hành tốt những điều đã học.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương-Nhắc nhở.
--------------------------------0----------------------------
Giáo án chiều Ngày soạn: 10/11/2012
Ngày dạy: Thứ ba ngày 13/11/2012
Môn: Luyện tập Toán
Tiết 11 Bài: LUYỆN TẬP VỀ BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH
TUẦN 11
I – MỤC TIÊU:
Giúp học sinh : LUYỆN TẬP VỀ BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH
Biết giải bài toán bằng hai phép tính.
Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có hai phép tính, rèn cách vẽ sơ đồ tóm tắt và cách trình bày bài
Giáo dục HS tính cẩn thận , chính xác , khoa học.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng nhóm.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ: ÔN TẬP VỀ THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (Tiếp theo)
Gọi 2 học sinh lên làm bài tập mỗi em 2 cột.
Bài tập: Đặt tính rồi tính
a) 25 x 5 36 x 6 53 x7 15 x 6
b) 46 : 2 95 : 3 37 : 6 84 : 4 15
6
x
90
53
7
x
371
36
6
x
216
25
5
x
125
46 2 95 3 37 6 84 4
4 23 9 31 36 6 8 21
06 05 1 04
6 3 4
0 2 0
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề từng bài, nêu yêu cầu của bài cho học sinh tự làm bài trong vở bài tập toán 3 tập 1.
Bài tập 1/ 60:
Yêu cầu học sinh đọc đề bài - Nêu dữ kiện bài toán.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn biết sau hai lần bán người đó còn lại bao nhiêu quả trứng ta làm thế nào?
Yêu cầu học sinh lên bảng tóm tắt và giải.
Bài tập 2/60:
Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài tập 3/60:
Yêu cầu học sinh xác định yêu cầu của bài toán..
Dựa vào tóm tắt đặt đề toán và giải.
Bài tập 4/60:
Yêu cầu học sinh làm bài và viết theo mẫu.
Bài tập 1/60:
học sinh đọc đề bài - Nêu dữ kiện bài toán.
Bài toán cho biết một người có 50 quả trứng. Lần đầu bán 12 quả, lần sau bán 18 quả.
Ta lấy số quả trứng có trừ đi số quả trứng đã bán lần đầu bán 12 quả, lần sau bán 18 quả.
Học sinh lên bảng làm bài.
Giải.
Cả hai lần đã bán số quả trứng là:
12 + 18= 30 ( quả trứng)
Người đó còn lại số quả trứng là:
50 – 30 = 20 (quả trứng)
Đáp số: 20 quả trứng
Bài tập 2/60:
Học sinh đọc bài toán, 2 học sinh lên thi giải nhanh. , Bài giải:
Đã lấy đi số lít dầu là:
42 : 7 = 6 ( l)
Số lít dầu trong thùng còn lại là:
42 – 6 = 36 ( l)
Đáp số: 36 lít dầu.
Bài tập 3/60: Đặt đề toán: Một đàn gà có 14 con gà trống, số gà mái gấp 4 lần số gà trống. Hỏi đàn gà có bao nhiêu con?
Giải:
Số gà mái có là:
14 x 4 = 56 (con)
Đàn gà có số con là:
14 + 56 = 70 (con)
Đáp số: 70 con gà.
Bài tập 4/ 60:
Tính( theo mẫu):
Gấp 13 lên 2 lần
rồi thêm 19
12 x 2 = 26
26 + 19 = 45
Gấp 24 lên 4 lần
rồi bớt 47
24 x 4 = 96
96 - 47 = 49
Giảm 35 đi 7 lần
rồi thêm 28
35 : 7 = 5
5 + 28 = 33
Giảm 48 đi 6 lần
rồi bớt 2
48 : 6 = 8
8 – 2 = 6
3. Củng cố: Giáo viên và học sinh hệ thống bài - Chấm bài - nhận xét.
4. Dặn dò: Về nhà xem lại bài.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- Nhắc nhở.
-------------------------------0---------------------------
Nếu còn thời gian cho học sinh khá giỏi tự nghiên cứu làm thêm vào vở toán chiều.
Bài tập 5/ 39 : Đề 1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an theo Tuan Lop 3 Giao an Tuan 11 Lop 3_12398693.doc