1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu của bài học
2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Chuẩn bị
* GV đọc bài viết . 2HS đọc lại. Cả lớp theo dõi.
* Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày bài.
- Trong đoạn văn vừa đọc có những tên riêng nào được viết hoa?
- Câu nào là lời nói của nhân vật ? Và được viết như thế nào?
+ ( Nào bác cháu ta lên đường! Là lời ông ké được viết sau dấu hai chấm, xuống dòng và gạch đầu dòng)
- HS đọc thầm lại đoạn chính tả, tự viết ra nháp những tiếng khó
b) GV đọc cho HS viết
c) Chấm bài, chữa bài
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
a) Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài cá nhân, 2 HS thi làm bài đúng, nhanh
- Sau đó 6 em đọc lại lời giải đúng. Cả lớp ghi nhớ chính tả.
Lời giải: + Cây sậy/ chày giã gạo; Số bảy/ đòn bẩy
+ Dạy học/ ngủ dậy
20 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm dũng cảm vì còn còn rất nhỏ đã là một chiến sĩ liên lạc của cách mạng, dám làm những công việc quan trọng, nguy hiểm, khi gặp địch vẫn bình tĩnh đối phó, bảo vệ cán bộ.
4. Luyện đọc lại
- GV đọc đoạn 3
- Hướng đẫn đọc phân biệt lời các nhân vật ( 2 nhóm đọc phân vai)
- HS chia nhóm mỗi nhóm 3 em tự phân vai ( Người dẫn chuyện, bọn giặc, Kim Đồng )
- Hai nhóm thi đọc toàn truyện theo vai.
- Bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
- Một HS đọc cả bài.
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ:
2. Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện theo tranh
HS khá nhớ lại nội dung, kể mẫu đoạn1theo tranh 1
GV nhận xét nhắc kể ngắn gọn, có thể kể theo một trong 3 cách:
+ Cách 1: Kể đơn giản ngắn gọn theo sát tranh minh hoạ
+ Cách 2: Kể có đầu có cuối nhưng không cần kĩ như văn bản
+ Cách 3: Kể khá sáng tạo
- Từng HS tập kể.
- 4 HS tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn theo tranh.1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 4: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
Củng cố cách so sánh các khối lượng.
Củng cố các phép tính với số đo khối lượng, vận dụng để so sánh khối lượng, và giải toán có lời văn
Thực hành sử dụng cân đồng hồ
II. Đồ dùng dạy học: SGK, SBT.
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ
Nêu tên đơn vị gam? 1 kg = ... g
Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu của bài học
2. Hướng luyện tập.
Bài1: HS đọc thầm và nêu yêu cầu của bài
- HS làm câu thứ nhất, thống nhất kết quả so sánh: 744 g > 474 g
HS nêu cách làm câu thứ 2: thực hiện phép cộng số đo khối lượng ở vế trái rồi so sánh
HS tự làm vào vở
* Củng cố bài 1: Tính kết quả ở mỗi vế rồi so sánh
Bài 2: HS đọc kĩ bài toán rồi gọi HS nêu cách làm
Tính xem 4 gói nặng bao nhiêu g?
HS làm bài - chữa bài - củng cố lại bài toán giải bằng 2 phép tính
Bài 3: HS đọc đề bài - nêu yêu cầu
Tìm số đường còn lại nặng bao nhiêu g, Tìm mỗi túi nhỏ nặng .... g?
2HS lên bảng cả lớp làm vào vở bài tập.
1 kg = 1000 g
Số đường còn lại là:
1000 - 400 = 600 (g)
Mỗi túi đường nhỏ cân nặng là:
600 : 3 = 200 (g)
GV và HS nhận xét , chữa bài.
Bài 4: HS đọc đề bài - tóm tắt.Tổ chức cho HS làm
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 5: Mĩ thuật
(GV chuyên dạy)
Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2012
Tiết 1: Toán
Bảng chia 9
I. Mục tiêu
Giúp HS: Biết lập bảng chia 9 từ bảng nhân 9
Biết sử dụng các công thức trong bảng chia 9 vào luyện tập thực hành
II. Đồ dùng dạy học: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
2. Hướng dẫn HS lập bảng chia 9
HS nêu các phép tính trong bảng nhân 9
Cho HS lấy 1 tấm bìa có 9 chấm tròn
+ 9 lấy 1 lần bằng mấy? HS trả lời: 9 lấy 1 lần bằng 9
GV ghi bảng: 9 x 1 = 9
+ 9 chấm tròn chia đều vào các nhóm, mỗi nhóm có 9 chấm tròn thì được mấy nhóm? HS trả lời: Được 1 nhóm
GV nêu: 9 chia 9 được 1 và viết bảng 9 : 9 = 1 . Ta được phép tính thứ 2
HS quan sát và đọc lại 2 phép tính trên bảng
HS lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn
GV và HS thao tác như trên ta có 2 phép tính: 9 x 2 = 18,
suy ra 18 : 9 = 2. Ta được phép tính thứ 2 của bảng chia 9
Tương tự như trên GV hướng dẫn HS lập các phép tính tiếp theo
HS học thuộc bảng chia 9
3.Thực hành
Bài 1: HS đọc đề bài, tính nhẩm rồi chữa bài (Yêu cầu HS trả lời miệng). Củng cố bảng chia.
Bài 2: HS tính nhẩm theo từng cột, dựa vào bảng nhân 9 để tìm kết quả phép nhân , rồi suy ra kết quả 2 phép chia tương ứng. HS tự làm rồi chữa bài
Bài 3: HS đọc bài toán - Tóm tắt và giải bài toán
Bài 4 : Yêu cầu HS đọc bài toán- tóm tắt và giải - HS và GV cùng chữa bài
Chú ý: Giúp HS nhận biết và ghi đúng tên đơn vị ở kết quả của phép chia trong giải bài tập 3, 4
4. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 2: Âm nhạc
(GV riêng)
Tiết 3: Đạo đức
quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng (tiết1)
I. Mục tiêu
HS hiểu thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm và sự cần thiết phải giúp đỡ họ.
HS quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
HS có thái độ tôn trọng , quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
* Các KNS cần giáo dục:
- Kĩ năng lắng nghe ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự thông cảm với hàng xóm.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức.
II. Đồ dùng dạy học
Vở bài tập, phiếu học tập và các bài hát
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
2. Hướng dẫn bài học.
Hoạt động 1: Phân tích truyện " Chị Thuỷ của em"
1. GV kể chuyện ( theo tranh)
2.HS đàm thoại các câu hỏi:
Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
Vì sao Viên lại cần sự quan tâm của Thuỷ?
Thuỷ đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà?
Vì sao mẹ của bé Viên lại thầm cảm ơn Thuỷ?
Vì sao cần phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng
3. GV kết luận.
Hoạt động 2: Đặt tên tranh
- GVchia nhóm, giao việc cho từng nhóm thảo luận một bức tranh và đặt tên
HS thảo luận
Đại diện nhóm lên trình bày, nhóm khác góp ý
GV kết luận:
Việc làm của các bạn trong tranh 1,3,4 là quan tâm giúp đỡ , bức tranh 2 là làm ồn ảnh hởng đến hàng xóm láng giềng.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
- GV đọc từng ý kiến, HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành (lưỡng lự) bằng cách giơ các tấm bìa xanh đỏ trắng
- Thảo luận về lí do HS có thái độ tán thành, không tán thành( lưỡng lự)
*Các ý kiến :
a) (+) Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau
b) (-) Đèn nhà ai nhà nấy rạng
c) (+) Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng là biểu hiện tình làng nghĩa xóm
d) (+) Trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng các việc làm phù hợp với khả năng.
- GV kết luận: Các ý kiến a, c, d là đúng, ý kiến b là sai
- Hàng xóm láng giềng cần phải quan tâm giúp đỡ lân nhau. Dù còn nhỏ các em cũng cần quan tâm, giúp đỡ phù hợp với khả năng của mình.
3. Hướng dẫn thực hành
Tiết 4: Chính tả
Nghe - viết: người liên lạc nhỏ
I. Mục tiêu
Rèn kỹ năng nghe viết chính xác, trình bày đúng. Biết viết hoa đúng các chữ đầu câu và tên riêng , ghi đúng các dấu câu.
Luyện viết phân biệt những tiếng có vần dễ lẫn (au / âu), viết đúng một số từ có tiếng chứa âm đầu (l/n), âm giữa vần (i/ iê).
II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ
HS đọc 2 em lên bảng - cả lớp viết bảng con: Huýt sáo, hít thở, suýt ngã, giá sách, dụng cụ.
GV nhận xét, chấm điểm khen HS viết nhanh, chữ đẹp.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu của bài học
2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Chuẩn bị
* GV đọc bài viết . 2HS đọc lại. Cả lớp theo dõi.
* Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày bài.
Trong đoạn văn vừa đọc có những tên riêng nào được viết hoa?
Câu nào là lời nói của nhân vật ? Và được viết như thế nào?
+ ( Nào bác cháu ta lên đường! Là lời ông ké được viết sau dấu hai chấm, xuống dòng và gạch đầu dòng)
HS đọc thầm lại đoạn chính tả, tự viết ra nháp những tiếng khó
b) GV đọc cho HS viết
c) Chấm bài, chữa bài
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
a) Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài
HS làm bài cá nhân, 2 HS thi làm bài đúng, nhanh
Sau đó 6 em đọc lại lời giải đúng. Cả lớp ghi nhớ chính tả.
Lời giải: + Cây sậy/ chày giã gạo; Số bảy/ đòn bẩy
+ Dạy học/ ngủ dậy
b) Bài 3: Lựa chọn (3a)
HS đọc đề bài và làm bài cá nhân
HS mỗi nhóm 5 em lên thi tiếp sức. HS thứ 5 điền xong, đọc lại kết quả của cả nhóm
GV và cả lớp nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc, sau đó chữa bài
Lời giải: Trưa nay - nằm - nấu cơm - nát - mọi lần
4. Củng cố, dặn dò.
Chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 12 tháng 12 năm 2012
Tiết 1: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh học thuộc bảng nhân 9.
- Vận dụng trong tính toán và giải toán có liên quan đến phép chia 9
- Giáo dục học sinh có ý thức yêu thích môn học này.
II. Đồ dùng dạy học: SGK, SBT
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ: Chữa bài về nhà.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu của bài học
2. Bài luyện tập
Bài 1: Ôn tập bảng nhân và chia 9
Ví dụ: 9 x 6 = 54
54 : 9 = 6
* Củng cố bảng nhân chia 9 và mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia
Bài 2: Ôn tập cách tìm thương, số bị chia, số chia.
Khuyến khích học sinh nên tính nhẩm. Khi tìm số chia có thể thực hiện theo một trong 2 cách sau đây:
Chẳng hạn: 27 : 3 = ?
3 x ? = 27
Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia
Bài 3: Học sinh thực hiện theo 2 bước
* Gợi ý:
+ Phải xây 36 ngôi nhà, đã xây 1/ 9 số ngôi nhà . Hỏi đã xây được mấy ngôi nhà?
Học sinh thực hiện 36 : 9 = 4( ngôi nhà)
+ Phải xây 36 ngôi nhà, đã xây được 4 ngôi nhà. Hỏi còn phải xây tiếp bao nhiêu ngôi nhà?
Học sinh thực hiện 36 - 4 = 32 ( ngôi nhà)
Học sinh giải bài toán, sau đó giáo viên chữa bài.
Bài 4: Học sinh đọc đề bài, lớp đọc thầm .
Giáo viên hướng dẫn thực hiện theo 2 bước:
a) Đếm số ô vuông của hình (18 ô vuông)
Tìm 1/ 9 số ô vuông đó ( 18 : 9 = 2 ( ô vuông ))
b) Đếm ( tính ) số ô vuông của hình ( 18 ô vuông)
Tìm 1/ 9 số ô vuông đó ( 18 : 9 = 29 ô vuông ))
Học sinh tự làm vào vở , sau đó GV chữa bài
3. Củng cố, dặn dò
Học sinh và giáo viên hệ thống lại bài
Giáo viên nhận xét giờ học
Tiết 2: Luyện từ và câu
ôn về từ chỉ đặc điểm.
ôn tập câu: ai thế nào?
I. Mục tiêu
1. Ôn về từ chỉ đặc điểm: tìm được các từ chỉ đặc điểm, vận dụng hiểu biết về từ chỉ đặc điểm, xác định phương diện so sánh trong phép so sánh.
2. Ôn kiểu câu Ai - thế nào?, tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)?- thế nào?
II. Đồ dùng dạy học: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
a) Bài1: HS đọc SGK
1HS đọc lại 6 dòng thơ trong bài Vẽ quê hương ( tuần 11)
Giúp HS hiểu thế nào là từ chỉ đặc điểm. GV hỏi:
+ Tìm các từ chỉ sự vật trong dòng thơ thứ 2? ( tre và lúa )
+ Tre và lúa ở dòng thơ 2 có đặc điểm gì? ( xanh ).
+ Sông máng ở dòng 3 và 4 có đặc điểm gì?
Tương tự, GV yêu cầu HS làm bài tập vào vở bài tập.Tìm các từ chỉ đặc điểm của các sự vật: trời mây, mùa thu.
HS phát biểu ý kiến. GV gạch chân từ bát ngát, xanh ngắt
Củng cố bài 1: Các từ chỉ đặc điểm của sự vật trong bài tập này là các từ chỉ màu sắc thường đứng sau từ chỉ sự vật.
b) Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề bài. Tìm xem tác giả muốn so sánh các sự vật với nhau về đặc điểm gì?
Mẫu: HS đọc câu a. GV hỏi:
+ Tác giả so sánh những sự vật nào với nhau? ( So sánh tiếng suối với tiếng hát)
+ Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau về đặc điểm gì?
( Đặc điểm trong - Tiếng suối trong như tiếng hát xa)
HS làm các phần b, c, d . HS nêu ý kiến. GV chốt lời giải đúng SHD
c) Bài 3: HS đọc đề bài. Nêu các câu thuộc mẫu câu nào? ( Ai thế nào?)
HS tự làm bài và chữa bài.
GV gọi HS đọc lời giải và chốt lời giải đúng SHD
3.Củng cố, dặn dò
Học sinh và giáo viên hệ thống lại bài.
Giáo viên nhận xét giờ học.
Tiết 3: Thể dục
bài thể dục phát triển chung
I. Mục tiêu
Ôn bài thể dục phát triển chung.
Chơi trò chơi "Đua ngựa". Biết cách chơi và chơi chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện
III. Nội dung và phương pháp
1. Phần mở đầu
GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
HS chạy chậm theo hàng dọc xung quanh sân.
Chơi trò chơi "Thi xếp hàng nhanh"
2. Phần cơ bản
a) Ôn bài thể dục phát triển chung 8 động tác
GV cho HS ôn luyện 8 động tác 2 - 3 lần
Lần 1, 2 GV hô cho HS tập
Lần 3 cán sự hô cho HS tập, GV chú ý sửa chữa động tác chưa chính xác cho HS.
+ GV chia tổ cho HS ôn luyện 8 động tác theo các khu vực, khuyến khích cho các em tập luyện dưới các hình thức thi đua. GV nhắc cán sự phải nêu tên các động tác rồi mới đếm nhịp để tập luyện
+ Biểu diễn thi giữa các tổ. Các tổ lần lượt biểu diễn 1 lần bài thể dục 2x8 nhịp. Tổ nào tập đúng đẹp, đều được biểu dương, tổ nào kém nhất hoặc tập chưa đạt chạy một vòng xung quanh sân.
* Mỗi tổ thực hiện liên hoàn một lần bài thể dục với 2x8 nhịp
GV biểu dương cá nhân, tổ tập tốt.
b) Chơi trò chơi " Đua ngựa".
Trước khi chơi GV cho HS khởi động kỹ các khớp cổ chân, đầu gối và hướng dẫn cách cầm ngựa, phi ngựa để tránh chấn động mạnh. GV hướng dẫn thêm cách chơi và nêu những trường hợp phạm quy, sau đó cho HS chơi chính thức. Khi HS chơi, GV cần giám sát các đội và nhắc nhở các em thực hiện đúng cách chơi, có thể phân công cán sự làm trọng tài đẻ giám sát cuộc chơi
GV nhắc các em chơi nhiệt tình, đoàn kết, đảm bảo an toàn.
GV cho HS chơi theo tổ theo nhóm. Nhận xét những nhóm, cá nhân thực hành trò chơi tốt.
3. Phần kết thúc
Tập một số động tác hồi tĩnh, vỗ tay theo nhịp và hát
GV và HS cùng hệ thống lại bài
Giao bài tập về nhà: Ôn các động tác thể dục của bài thể dục phát triển chung.
Tiết 4-5: Tiếng Anh
(GV Tiếng Anh dạy)
Thứ năm ngày 13 tháng 12 năm 2012
Tiết 1: Tập đọc
Nhớ việt bắc
I. Mục tiêu
- Đọc đúng các từ ngữ: ánh nắng, thắt lưng, mơ nở, núi giăng.
- Biết ngắt nhịp thơ đúng giữa các dòng thơ theo nhịp ( 2/4, 2/2/4) hoặc ( 2/4, 4/4). Biết nhấn giọng các từ ngữ gợi cảm: đỏ tươi, giăng thành luỹ, sắt dày, rừng che bộ đội, rừng che vây thù
- Đọc - hiểu: Đọc thầm nhanh và hiểu các từ ngữ được chú giải .
Nội dung: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học: SGK Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ
4 HS tiếp nối kể lại câu chuyện " Người liên lạc nhỏ"
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
2. Luyện đọc
a) GV đọc bài thơ
b) Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
Đọc hai dòng thơ, kết hợp nhắc ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ SGK.
Đọc từng khổ thơ trước lớp.
+ 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 khổ thơ trong bài .
GV giúp HS nắm được nghĩa của các từ được chú giải : đèo, dang, phách?
Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
Cả lớp đọc ĐT toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Đọc thầm 2 dòng thơ đầu và trả lời câu hỏi:
- Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc?
+ ( Nhớ hoa, nhớ núi rừng Việt Bắc, nhớ con người)
Đọc cả bài
Tìm câu thơ cho thấy Việt Bắc rất đẹp, đánh giạc rất giỏi?
đẹp tràn ngập màu sắc)
+ ( Việt Bắc đánh giặc giỏi: Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây, rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
Đọc thầm cả bài
Tìm những câu tả vẻ đẹp của người Việt Bắc?
4. Học thuộc lòng bài thơ
5. Củng cố, dặn dò :
Bài thơ vừa học giúp em hiểu điều gì?
Giáo viên nhận xét giờ học.
Tiết 2: Tự nhiên và xã hội
Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống
I. Mục tiêu
Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế của tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống.
Cần có ý thức gắn bó, yêu quê hương.
* Các KNS cần giáo dục:
- Kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống.
- Sưu tầm, tổng hợp, sắp xếp các thông tin về nơi mình đang sồng.
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm:
GV chia mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu các em quan sát các hình trong SGK trang 52, 53, 54 và nói về những gì các em quan sát được.
GV đi đến các nhóm và nêu câu hỏi gợi ý: Kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế cấp tỉnh có trong các hình
Bước 2:
HS các nhóm lên trình bày, mỗi em kể tên một vài cơ quan.
HS khác bổ sung
* GV kết luận: ở mỗi tỉnh (thành phố) đều có các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế, ... để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ của nhân dân
Hoạt động 2: Nói về tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống
* Cách tiến hành:
a) Phương án 2:
* Bước 1: GV yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh, hoạ báo nói về các cơ sở văn hoá, giáo dục, hành chính, y tế.
* Bước 2:
HS tập trung các tranh ảnh và bài báo, sau đó trang trí, xếp đặt theo nhóm và cử người lên giới thiệu trước lớp.
* Bước 3:
HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch để nói về các cơ quan của tỉnh mình
Hoạt động 3: Chơi trò chơi tiếp sức kể tên các cơ quan hành chính và nêu chức năng của các cơ quan đó ( mỗi em chỉ nêu tên một cơ quan)
GV cho HS thực hành chơi
* Củng cố, dặn dò
Học sinh và giáo viên hệ thống lại bài.
Giáo viên nhận xét giờ học.
Tiết 3: Thể dục
Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung
I. Mục tiêu
Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung,
Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Yêu cầu thực hiện động tác nhanh chóng trật tự, theo đúng đội hình tập luyện.
Chơi trò chơi Đua ngựa. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện
III. Nội dung và phương pháp
1. Phần mở đầu
GV: phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
Giậm chân tại chỗ, vỗ tay và hát
Chơi trò chơi "Kéo cưa lừa sẻ ", kết hợp đọc các vần điệu
2. Phần cơ bản
a) Ôn bài thể dục phát triển chung
Tập liên hoàn cả 8 động tác, mỗi động tác 4 x 8 nhịp. GV hô liên tục, trước mỗi động tác GV nêu tên động tác đó. GV hô nhịp 1 - 2 lần, từ lần 3 để cán sự hô nhịp.
Chia tổ tập luyện theo các khu vực. Khi các em tập GV đi từng tổ sửa chữa động tác chưa chính xác cho HS
Biểu diễn thi đua bài thể dục phát triển chung giữa các tổ: 1 lần
Mỗi tổ cử 5 em lên biểu diễn 1 lần. HS và GV nhận xét đánh giá, tổ nào tập đúng , đều, đẹp được khen.
HS tập tốt ( GV có thể đảo thứ tự các động tác hoặc nêu tên các động tác để các em tự tập: 1- 2 lần)
b) Chơi trò chơi : " Đua ngựa"
GV cho HS khởi động kĩ các khớp, đặc biệt là khớp cổ chân, đầu gối. Cho HS tập lại cách cầm ngựa, cách phi ngựa, cách quay vòng, sau đó mới cho chơi thi đua giữa các tổ, các đội với nhau. Có thể cử một số em thay nhau làm trọng tài, nhưng phải đổi người thường xuyên để tất cả các em đều được chơi. kết thúc chơi, đội nào thắng được biểu dương, đội nào thua phải nắm tay nhau vừa nhảy và vừa hát một bài.
Chú ý nhắc HS thực hiện theo đúng quy định của trò chơi và đảm bảo an toàn, chơi vui vẻ.
3. Phần kết thúc:
Tập một số động tác hồi tĩnh, vỗ tay theo nhịp và hát
GV và HS cùng hệ thống lại bài
Giao bài tập về nhà: Ôn các động tác thể dục của bài thể dục phát triển chung.
Tiết 4: Toán
Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
I. Mục tiêu
Học sinh dựa biết thực hiện phép chí số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).
Củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của một
II. Đồ dùng dạy học
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ: Chữa bài tập về nhà.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của bài học
2. Bài mới
a) Hướng dẫn HS thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- Giáo viên nêu phép chia cho HS thực hiện phép chia:
72
3
65
2
6
24
6
32
12
05
12
4
0
1
- Sau đó cho học sinh nhắc lại cách thực hiện từng phép chia
b) Thực hành
Bài 1: Cho 2 học sinh lên bảng mỗi em làm một phần. Cả lớp tự làm bài
- Sau đó chữa bài làm của các bạn ở trên bảng. Khi chữa bài nên cho HS nêu lại cách thực hiện từng phép chia
* Củng cố bài 1: Chú ý chia hết và chia có dư ở các lượt chia
Bài 2: Cho học sinh làm bài rồi chữa bài
Số phút của giờ là:
60 : 5 = 12 (phút)
Đáp số: 12 phút.
Bài 3: Giáo viên cho học sinh làm bài. Sau đó chữa bài cho học sinh thảo luận cách trình bày bài giải để trả lời đúng yêu cầu của câu hỏi.
Ta có: 31 : 3 = 10 (dư 1)
Như vậy có thể may được nhiều nhất là 10 bộ quần áo và còn thừa 1 m vải
Đáp số: 10 bộ quần áo, thừa 1m vải
3. Củng cố dặn dò:
Học sinh và giáo viên hệ thống lại bài
Giáo viên nhận xét giờ học
Tiết 5: Chính tả
nghe - viết: nhớ việt bắc
I. Mục tiêu
Rèn kỹ năng viết chính xác, trình bày đúng thể thơ lục bát trong 10 dòng đầu của bài "Nhớ Việt Bắc".
Làm đúng cácbài tập phân biệt au/âu, l/n.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng lớp viết bài 2. Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ
HS 2 em lên bảng cả lớp viết nháp các từ:
Thứ bảy, giày dép, dạy học, no nê, lo lắng.
GV nhận xét, chấm điểm khen HS viết nhanh chữ đẹp.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học
2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Chuẩn bị.
GV đọc bài viết; 2HS đọc bài thơ. HS đọc thầm đoạn thơ theo bạn.
Hướng dẫn HS đọc thầm và chú ý nắm cách trình bày bài và tên riêng.
Hướng dẫn nhận xét chính tả.
+ Nhận xét các trình bày:
+ Bài chính tả có mấy câu thơ ? (5 câu 10 dòng thơ)
+ Đây là thể thơ gì ? (thể thơ lục bát)
+ Cách trình bày các câu thơ như thế nào ?
+ Những chữ nào trong bài được viết hoa ?
+ HS đọc thầm 5 câu thơ, tự viết nháp những chữ hay viết sai.
b) GV đọc cho HS viết.
c) Chấm bài, chữa bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2: HS đọc bài và lựa chọn bài 2a
GV yêu cầu 2 nhóm HS tiếp nối nhau làm bài trên bảng
Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm và chốt lời giải đúng
5 HS đọc lại kết quả:
Lá trầu - đàn trâu
Sáu điểm - quả sấu
Bài 3: 3 nhóm mỗi nhóm 4 em lên bảng làm bài. Sau đó nhiều HS đọc lại câu tục ngữ đã hoàn chỉnh
4. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét giờ học
Chuẩn bị bài sau
Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2012
Tiết 1: Toán
Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (T2)
I. Mục tiêu
Giúp HS biết cách thực hiện phép chia số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia).
Củng cố về giải toánvà vẽ hình tứ giác có 2 góc vuông.
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học
2. Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 78 : 4
GV: nêu phép chia 78 : 4. Gọi HS lên bảng đặt tính rồi thực hiện phép chia
HS: nêu lại cách thực hiện phép chia
3. Thực hành
Bài 1: Cho HS làm bài rồi chữa 1 số bài trên bảng để HS vừa nói vừa viết và củng cố cách thực hiên phép chia.
Bài 2: Bài toán gắn liền với 1 vấn đề thực tế
HS: tự làm, tự tìm cách trình bày rồi trao đổi theo nhóm
Bài giải:
Thực hiện phép chia 33 : 2 = 16 (dư 1)
Số bàn có hai HS ngồi là 16 bàn, còn 1 HS nữa nên cần có thêm 1 bàn nữa
Vậy số bàn cần có ít nhất là:
16 + 1 = 17 (cái bàn)
Đáp số: 17 cái bàn
Bài 3: HS vẽ hình rồi chữa bài
HS đối chiếu và nhận biết một số dạng hình tứ giác có 2 góc vuông
Bài 4: GV hướng dẫn HS láy 8 hình tam giác rồi xếp thành vuông
4. Củng cố dặn dò
HS và GV: hệ thống lại bài
GV: nhận xét giờ học.
Tiết 2: Tập viết
Ôn chữ hoa k
I. Mục tiêu
Củng cố cách viết hoa chữ K thông qua các bài tập.
Viết tên riêng: Yết Kiêu bằng cỡ chữ nhỏ
Viết câu ứng dụng cỡ chữ nhỏ
II. Đồ dùng dạy học: Vở tập viết
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ
GV đọc cho HS viết bảng con, 3 em trên bảng lớp chữ : Ông ích Khiêm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học
2. Hướng dẫn luyện viết bảng con
a) Luyện viết chữ hoa
HS tìm các chữ hoa có trong bài : Y, K
GV viết mẫu các chữ hoa, kết hợp nhắc lại cách viết
HS viết bảng con. GV nhận xét, sửa chữa, giúp đỡ HS yếu kém
+ HS viết trên bảng con lần 2 - nhận xét uốn nắn sửa chữa.
b) Luyện viết từ ứng dụng
HS đọc từ ứng dụng: Yết Kiêu
GV giới thiệu ý nghĩa của từ này:
GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ (chú ý viết liền mạch)
HS viết trên bảng 2 lần. GV nhận xét sửa chữa cho HS
c) Luyện viết câu ứng dụng
HS đọc câu ứng dụng
Hướng dẫn những chữ viết hoa trong câu ứng dụng: chữ Khi
3. Hướng dẫn viết vở tập viết
4. Chấm chữa bài: GV chấm 5 – 7 bài tại lớp, nhận xét chung,
5. Củng cố nhận xét
GV và HS hệ thống lại cách viết một số chữ cơ bản đã học trong giờ.
Tiết 3: Tập làm văn
Nghe - kể: tôi cũng như bác. giới thiệu hoạt động
I. Mục tiêu
Rèn kĩ năng nói:
- Nghe và kể lại đúng, tự nhiêntruyện vui Tôi cũng như bác.
- Biết giới thiệu mạnh dạn, tự tin đối với đoàn khách đến thăm lớp về các bạn trong tổ, và hoạt động của các bạn trong tháng, làm cho HS thêm yêu mến nhau.
II. Đồ dùng dạy học: SGK, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học
2. Hướng dẫn
Bài 1: HS đọc đề bài. Cả lớp quan sát tranh minh hoạ và đọc 3 gợi ý
GV kể chuyện lần 1:
? Câu chuyện xảy ra ở đâu? (ở nhà ga)
? Trong câu chuyện có mấy nhân vật?
? Vì sao nhà văn không đọc được thông báo?
? Ông nói gì với người đứng cạnh?
? Câu trả lời đó có gì buồn cười?
- GV kể lần 2. HS nhìn gợi ý thi kể lại chuyện. GV nhận xét, củng cố.
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập.
GV: chỉ bảng viết gợi ý, nhắc HS:
+ Các em phải đang tưởng tượng giải thích với đoàn khách về các bạn ở tổ mình dựa vào gợi ý a, b, c.
+ Cần giới thiệu đủ các gợi ý a, b,c mạnh dạn, tự tin.
+ Nói những điểm riêng trong tính nết của mỗi bạn, những việc tốt của bạn đã làm trong tháng qua.
- HS khá giỏi làm mẫu.
- HS làm việc theo tổ, từng em dựa vào các câu hỏi gợi ý tiếp nối đóng vai người giới thiệu.
- Bình chọn nhận xét bạn giới thiệu hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 4: Tự nhiên và xã hội
Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống (tiếp)
I. Mục tiêu
Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế của tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống.
Cần có ý thức gắn bó, yêu quê hương.
* Các KNS cần giáo dục:
- Kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống.
- Sưu tầm, tổng hợp, sắp xếp các thông tin về nơi mình đang sồng.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh như SGK
III. Hoạt động dạy học (tiếp)
Hoạt động 2: Phương án 2
Bước1: HS đã sưu tầm tranh ảnh, hoạ báo nói về các cơ sở văn hoá giáo dục, hành chính, y tế.
Bước 2: HS tập trung tranh ảnh và các bài báo, tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN141.doc