Tiết 2: Toán
SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
- Biết so sánh các đại lượng cùng loại.
- BT cần làm: Bài 1 (a); 2. HS khá, giỏi hoàn thành các BT.
2. Năng lực
- Biết đánh giá kết quả học tập của bản thân và của bạn.
3. Phẩm chất
- HS có ý thức tự giác làm bài, biết giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
28 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1690 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 20 - Trường TH Tiến Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớp xác định trung điểm M.
- 1HS trình bày trên bảng lớp.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
+ Chia độ dài đoạn AB thành hai phần bằng nhau ( mỗi phần 2cm )
- Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng AB.
- Cả lớp tự làm câu b.
- 2HS nêu các bước cần thực hiện, lớp bổ sung.
- Thực hiện gấp và xác định trung điểm.
- Có thể gấp đoạn CD trùng với đoạn AB để đánh dấu trung điểm của đoạn AD và đoạn BC.
Bổ sung:
...
---------------------------------------------------------------
Tiết 4: Thể dục
TRÒ CHƠI: LÒ CÒ TIẾP SỨC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Ôn động tác đi đều theo 1-4 hàng dọc.YC biết cách đi theo nhịp 1- 4 hàng dọc.
- Học trò chơi"Lò cò tiếp sức".YC biết được cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
2. Năng lực
- HS tự giác hoàn thành bài tập của mình.
3. Phẩm chất
- HS hứng thú với môn học.
- Có thói quen rèn luyện thân thể, rèn tính nhanh nhẹn, linh hoạt, mạnh dạn.
II. Sân tập, dụng cụ:
- Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, an toàn.GV chuẩn bị 1 còi, cờ.
III. Tiến trình thực hiện: (Nội dung và phương pháp tổ chức dạy học)
NỘI DUNG
Định
lượng
PH/pháp và hình thức tổ chức
I. Chuẩn bị:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay và hát.
* Khởi động các khớp cổ chân, gối, vai, hông.
- Trò chơi"Qua đường lội".
1-2p
1-2p
1-2p
2p
X X X X X X X X
X X X X X X X X
r
II. Cơ bản:
- Ôn đi đều theo 1- 4 hàng dọc.
Lần đầu GV chỉ huy, những lần sau cán sự điều khiển.
Cho HS tập luyện theo tổ theo khu vực đã qui định.
* Thi giữa các tổ xem tổ nào trình diễn có nhiều người làm đúng động tác, đều và đẹp nhất.
- Làm quen trò chơi"Lò cò tiếp sức".
GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, sau đó cho HS chơi thử 1 lần, rồi chơi chính thức.
10-12p
4-5p
1l x15m
8-10p
X X X X X X X X
X X X X X X X X
r
X X -----------> P
X X -----------> P
X X -----------> P
X X -----------> P
r
III. Kết thúc:
- Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát.
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét.
- Về nhà ôn lại động tác đi đều.
1-2p
1-2p
X X X X X X X X
X X X X X X X X
r
----------------------------------------------------------------
CHIỀU:
Tiết 1: Tiết đọc thư viện
ĐỌC TO NGHE CHUNG
Truyện: Kìa mặt trời
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Giáo viên làm mẫu việc đọc tốt. Bước đầu HS làm quen với truyện K ìa mặt trời, biết nhân vật tiêu biểu qua câu chuyện: chú dê Bi – kê, chú chuột Mác – mốt.
- Nâng cao kĩ năng lắng nghe, nắm được tên nhân vật và nhớ được nội dung chính của câu chuyện.
2. Năng lực:
- Giúp HS bước đầu làm quen với truyện và yêu thích đọc truyện, thu hút và khuyến khích hs tham gia vào việc đọc trong môi trường có sự hỗ trợ.
3. Phẩm chất:
- Giúp hs xây dựng thói quen đọc.
- HS hứng thú nghe truyện và thích đọc truyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Truyện khổ nhỏ: Kìa mặt trời.
III. Các hoạt động dạy và học:
HỖ TRỢ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Ổn định chỗ ngồi. (5P)
- Yêu cầu hs nhắc lại nội quy thư viện ( bên ngoài và bên trong)
2. Hoạt động 1: Đọc to nghe chung. ( 20 phút)
=> Gv giới thiệu với hs về hoạt động mà các em sắp tham gia: Hôm nay chúng ta sẽ tham gia hoạt động đọc to nghe chung.
* GV cho hs quan sát trang bìa quyển truyện.
* Đặt câu hỏi về tranh trang bìa:
+ Các em nhìn thấy những gì ở bức tranh này?
+ Trong bức tranh này, các em thấy có bao nhiêu nhân vật? Các nhân vật trong tranh đang làm gì?
+ Theo các em, ai sẽ là nhân vật chính trong câu chuyện?
* Đặt câu hỏi để liên hệ thực tế cuộc sống của hs:
+ Các em đã bao giờ thấy chú cừu vừa bẩn vừa hôi chưa?
+ Các em có bao giờ k thích tắm chưa?
* Đặt câu hỏi phỏng đoán:
+ Theo các em điều gì sẽ xảy ra với các nhân vật trong câu chuyện?
* GV giới thiệu tên truyện, tên tác giả, người vẽ tranh minh họa,
* Giáo viên giới thiệu 2 từ mới:
+ Âu yếm.
+ Vi trùng.
* Giáo viên đọc truyện: ( đọc chậm, rõ ràng kết hợp với ngôn ngữ cơ thể.
- Yêu cầu cả lớp cùng quan sát theo GV( đảm bảo tất cả hs nhìn thấy được cả phần chữ và tranh trong sách trên giá)
- Dừng lại 2 -3 lần để đặt câu hỏi phỏng đoán: Theo các em điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
* GV đặt 3 - 5 câu hỏi về những gì đã xảy ra trong câu chuyện:
+ Câu chuyện có mấy nhân vật? Đó là ai? Nhân vật chính trong truyện là ai?
+ Điểu gì đã xảy ra với chú dê Bi - kê?
+ Bi – kê cảm thấy thế nào khi nhìn thấy mặt trời?
+ Cuối cùng thì chú dê Bi - kê đã làm gì?
*Gv đặt câu hỏi về những diễn biến chính trong câu chuyện:
+ Điều gì đã xảy ra ở phần đầu câu chuyện?
+ Điều gì xảy ra tiếp theo?
+ Điều gì xảy ra ở phần cuối câu chuyện?
3. Hoạt động 2: Hoạt động mở rộng: Thảo luận(10p)
- GV chia nhóm 4 hs. Giải thích hoạt động: Thảo luận về câu chuyện vừa nghe.
- Gv quan sát giúp đỡ, đặt câu hỏi, khen những cố gắng của hs.hướng hs thảo luận theo đúng yêu cầu của hoạt động. Ví dụ về các câu hỏi thảo luận:
+ Bạn có thể nghĩ ra một kết thúc khác cho câu chuyện này được không?
+ Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì?
+ Bạn hãy giới thiệu về quyển sách để thuyết phục mọi người đọc nó.
- Yêu cầu hs quay trở về vị trí ban đầu một cách trật tự, nhanh chóng.
- Cho hs chia sẻ về những điều hs thảo luận được.
- Khen ngợi hs..
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- HS nhắc lại.
* Trước khi đọc:
- Hs quan sát tranh
- Hs trả lời theo sự quan sát của mình.
- Hs liên hệ và trả lời.
- Hs phỏng đoán trả lời.
- Hs nghe ghi nhớ.
- Hs nghe ghi nhớ.
* Trong khi đọc:
- Hs nghe kết hợp quan sát tranh
- Hs dự đoán
* Sau khi đọc:
- Hs trả lời.
* Trước hoạt động:
- HS ngồi theo nhóm, ghi nhớ lại cách làm.
- 1- 2 nhóm thực hiện thảo luận mẫu, đặt câu hỏi với nhau
* Trong hoạt động:
- Hs thảo luận.
- Hs về vị trí ban đầu
- Hs chia sẻ.
---------------------------------------------------------------
Tiết 2: Tự nhiên và xã hội
ÔN TẬP – XÃ HỘI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Kể tên các kiến thức đã học về xã hội.
- Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh.
2. Năng lực
- Phát triển năng lực hợp tác nhóm, chia sẻ với bạn.
3. Phẩm chất
- Có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng nơi sinh sống.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Các hình trong sách hoặc sưu tầm. Tranh ảnh vẽ về xã hội.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- Gọi HS lên bảng trả lời:
+ Trong nước thải có gì gây hại cho sinh vật và sức khoẻ con người?
+ Ở địa phương em, các gia đình, bệnh viên, nhà máy thường cho nước thải chảy đi đâu?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm trưng bày tranh vào tờ giấy Ao và có ghi nội dung tranh.
- GV nhận xét tuyên dương nhóm có tranh ảnh đúng chủ đề và có ý nghĩa.
Hoạt động 2: Chơi trò chơi chuyền hộp.
- GV chuẩn bị các câu hỏi để trong hộp:
1) Nêu tên một số hoạt động thông tin liên lạc
2) Hoạt động bưu điện có ích lợi gì ?
3) Hoạt động truyền hình có ích lợi gì ?
4) Hoạt động truyền thanh có ích lợi gì ?
5) Nêu tên các hoạt động nông nghiệp ?
6) Nêu ích lợi của việc trồng rừng ?
7) Nêu ích lợi của việc trồng lúa ?
8) Nêu ích lợi của việc trồng cao su ?
9) Nêu ích lợi của việc trồng cây ăn quả
10) Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại ?
11) Hãy kể tên 1số siêu thị cửa hàng mà em biết ?
12) Thế nào là gia đình 2 thế hệ ?
13) Thế nào là gia đình 3 thế hệ ?
14) Gia đình em gồm có mấy thế hệ cùng chung sống ?
- Các câu hỏi này được viết vào các tờ giấy nhỏ gấp tư để vào hộp.
- GV nêu thể lệ trò chơi: HS vừa hát vừa chuyền tay nhau bốc câu hỏi và trả lời cứ tiếp tục chuyền đến bạn cuối lớp.
- Bạn nào trả lời đúng lớp TD 1 tràng pháo tay - Bạn nào trả lời sai bước lên bục giảng bị phạt nhảy lò cò xuống cuối lớp .
- GV tổ chức cho HS chơi, nhận xét từng câu trả lời của HS.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng trả lời.
- HS thực hiện trình bày các nội dung về hoạt động nông nghiệp, thương mại, công nghiệp, thông tin liên lạc, y tế giáo dục.
- Các nhóm trình bày trước lớp -lớp nhận xét tuyên dương.
- Lớp nhận xét tuyên dương.
- HS tham gia chơi.
- HS vừa hát vừa chuyền hộp thư bốc câu hỏi rồi trả lời.
- Bạn nào trả lời đúng lớp TD 1 tràng pháo tay. Bạn nào trả lời sai bước lên bục giảng bị phạt nhảy lò cò.
- HS lắng nghe.
---------------------------------------------------------------
Tiết 3: Đạo đức
ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da ngôn ngữ,
- Tích cực tham gia các hoạt động đòa kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Biết trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè, quyền được mặc trang phục, sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng.
- Liên hệ đoàn kết với thiếu nhi quốc tế chính là thực hiện lời dạy của Bác Hồ.
2. Năng lực
- Phát triển năng lực bày tỏ ý kiến, hợp tác nhóm, mạnh dạn chia sẻ với bạn.
3. Phẩm chất
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các bài thơ bài hát tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi VN và thiếu nhi quốc tế.
- Tư liệu về hoạt động giao lưu giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế.
III. Các hoạt động dạy học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- Gọi HS trả lời câu hỏi:
+ Vì sao chúng ta phải đoàn kết với thiếu nhi quốc tế?
+ Kể tên những việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Giới thiệu những sáng tác hoặc tư liệu đã sưu tầm được về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế.
- YC HS trưng bày tranh, ảnh và các tư liệu đã sưu tầm được.
- YC HS giới thiệu tranh, ảnh của mình.
- YC HS chất vấn với nhau.
Hoạt động 2: Viết thư bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi các nước.
- YC thảo luận nhóm viết thư, viết thư theo các bước sau:
+ Lựa chọn và quyết định xem nên gửi thư cho các bạn thiếu nhi nước nào.
+ Nội dung thư sẽ viết những gì.
- Tiến hành việc viết thư.
- Thông qua ND thư và ký tên tập thể vào thư.
- Gọi HS đọc thư.
Hoạt động 3: Bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị đối với thiếu nhi quốc tế.
- Củng cố lại bài.
- YC HS múa, hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn tiểu phẩm về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế.
* Kết luận chung: Thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống, song đều là anh em, bè bạn, cùng là chủ nhân tương lai của thế giới. Vì vậy, chúng ta cần phải đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi thế giới.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Về xem lại bài và học thuộc phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài sau: Tôn trọng khách nước ngoài.
- HS trả lời.
- HS trưng bày tranh.
- Giới thiệu tranh, ảnh, tư liệu.
- HS nhận xét, chất vấn với nhau.
- HS thảo luận viết thư: 1 bạn sẽ làm thư ký, ghi chép ý của các bạn đóng góp.
- HS viết thư.
- Đọc kết quả thảo luận
- HS thực hành theo yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 18 tháng 01 năm 2017
Tiết 1: Tập đọc
CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Đọc trôi chảy cả bài. Chú ý đọc đúng các từ khó trong bài : dài dằng dặc, đảo nổi, Kon Tum, Đắt Lắk, đỏ hoe,...
- Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài thơ: Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc lòng bài thơ).
- Thể hiện sự cảm thông, kiềm chế cảm xúc, lắng nghe tích cực.
2. Năng lực
- Biết làm việc theo sự phân công của nhóm, biết trình bày ý kiến cá nhân.
3. Phẩm chất
- HS có tình cảm yêu quí, biết ơn các liệt sĩ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi ND cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Ở lại với chiến khu và trả lời câu hỏi về ND bài.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Luyện đọc.
a. GV đọc bài thơ.
b. HDHS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng dòng thơ.
+ Nêu từ khó ghi bảng - luyện đọc.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Hướng dẫn đọc - nhắc HS nghỉ hơi đúng; nhấn giọng từ ngữ biểu cảm và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
+ Hiểu từ mới: SGK - bàn thờ (nơi thờ cúng những người đã mất; con cháu, người thân thắp hương tưởng nhớ vào những ngày giỗ, tết).
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài và lần lượt trả lời các câu hỏi.
Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ.
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Hướng dẫn đọc bài thơ.
- Hướng dẫn đọc thuộc lòng tại lớp.
3. Củng cố - Dặn dò.
- YC nhắc lại nội dung chính của bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- Mỗi HS tiếp nối nhau đọc 1 dòng thơ.
- Luyện đọc
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Thi đọc từng khổ, cả bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- HS nhắc.
- HS lắng nghe.
Bổ sung:
...
----------------------------------------------------
Tiết 2: Toán
SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
- Biết so sánh các đại lượng cùng loại.
- BT cần làm: Bài 1 (a); 2. HS khá, giỏi hoàn thành các BT.
2. Năng lực
- Biết đánh giá kết quả học tập của bản thân và của bạn.
3. Phẩm chất
- HS có ý thức tự giác làm bài, biết giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng xác định trung điểm của đoạn thẳng AB và CD.
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: HDHS nhận biết dấu hiệu và cách so sánh 2 số trong phạm vi
10 000.
+ So sánh 2 số có số chữ số khác nhau:
- Giáo viên ghi bảng:
999 10 000
- Yêu cầu HS điền dấu ( ) thích hợp rồi giải thích.
- Muốn so sánh 2 số có số chữ số khác nhau ta làm thế nào ?
- Yêu cầu học sinh so sánh 2 số 9999 và
10 000
- Yêu cầu học sinh nêu cách so sánh.
+ So sánh hai số có số chữ số bằng nhau .
- Yêu cầu HS so sánh 2 số 9000 và 8999.
- Gọi HS nêu kết quả và giải thích cách so sánh.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1:
- Gọi học sinh nêu bài tập 1.
- Yêu cầu nêu lại các cách so sánh hai số.
- Yêu cầu thực hiện vào vở.
- Gọi 3 HS nêu kết quả.
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở và chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2:
- Gọi học sinh nêu bài tập 2.
- Yêu cầu lớp làm bảng con.
- Mời một em lên bảng chữa bài.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc bài 3.
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở.
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- 2 em lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu.
- 1 HS lên bảng điền dấu, lớp bổ sung.
999 < 1000, vì số 999có ít chữ số hơn 1000 (3 chữ số ít hơn 4 chữ số).
- Đếm: số nào có ít CS hơn thì bé hơn và ngược lại.
- HS so sánh.
- HS nêu.
- HS tự so sánh.
- 2 HS nêu kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
- Một em nêu yêu cầu bài 1.
- HS nêu.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- 3 HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
- HS đổi vở kiểm tra.
- Một em nêu đề bài tập 2.
- Lớp thực hiện làm bảng con.
- Một em lên bảng làm bài, lớp nhận xét chữa bài.
- Một HS đọc đề bài 3.
- Cả lớp làm vào vở.
- 2 HS nêu kết quả, lớp nhận xét.
a) Số lớn nhất là: 4753.
b) Số bé nhất là: 6019.
- HS lắng nghe.
Bổ sung:
...
---------------------------------------------------------------
Tiết 3: Chính tả ( Nghe viết )
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nghe viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT CT phương ngữ do giáo viên soạn.
2. Năng lực
- HS biết phân tích chính tả khi viết và hạn chế viết sai.
3. Phẩm chất
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- Gọi 3 HS viết bảng lớp cả lớp viết vào bảng con: dự tiệc, tiêu diệt, chiếc cặp.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc đoạn văn sẽ viết chính tả.
+ Đoạn văn gồm có mấy câu ?
+ Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa?
+ Lời bài hát trong đoạn văn nói lên điều gì ?
+ Lời bài hát trong đoạn văn được viết như thế nào ?
* Hướng dẫn viết từ khó.
- GV nhận xét sửa sai ở bảng con.
b. GV đọc bài viết.
- GV quan sát lớp nhác nhở tư thế ngồi cầm bút.
c. Nhận xét.
- NX từng bài về các mặt : Nội dung bài chép (đúng /sai),chữ viết (đúng/sai, sạch /bẩn,)
- Cách trình bày( đúng/sai, đẹp /xấu).
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2b:
- HS đọc thầm.
- GV viết sẵn đề vào bảng quay (bảng nhở).
- GV chốt bài làm đúng, giúp HS hiểu nghĩa các câu tục ngữ, thành ngữ vừa hoàn thành.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, nhắc nhở.
- 3 HS viết bảng lớp cả lớp viết vào bảng con: dự tiệc, tiêu diệt, chiếc cặp.
- HS nhận xét bạn.
- 3 HS nhắc tựa.
- Cả lớp theo dõi SGK. 2 HS đọc lại đoạn văn.
- 6 câu.
- Viết hoa các tên riêng và các chữ đầu câu.
nói lên tinh thần quyết tâm chiến đấu không sợ hy sinh gian khổ của các chiến sĩ Vệ quốc quân.
lời của bài hát viết sau dấu hai chấm, xuống dòng trong dấu ngoặc kép. Chữ đầu từng dòng thơ viết hoa, cách lề vỡ 2 ô li.
- HS đọc thầm đoạn văn tìm từ khó. Viết bảng con viết bảng con từ khó: bảo tồn, bay lượn, rực rỡ.
- HS viết bài.
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
- 2 HS lên bảng viết bảng lớp làm vở nháp.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con làm đến đâu GV sửa đến đó.
- Cả lớp viết vào vở.
- HS lắng nghe.
---------------------------------------------------------------
Tiết 4: Tự nhiên và xã hội
THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Biết cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả.
- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân, rễ, lá, hoa, quả của một số cây.
2. Năng lực
- Phát triển năng lực hợp tác nhóm, chia sẻ với bạn.
3. Phẩm chất
- HS biết chăm sóc các loại cây.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh SGK, phiếu học tập; bút chì, bút màu, giấy vẽ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- Nêu các biện pháp xử lí rác thải.
- Ở địa phương em đã xử lí rác thải và nước thải như thế nào?
- Nhận xét.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm ngoài TN.
- GV chia nhóm, phân khu vực quan sát cho từng nhóm, HD HS quan sát cây cối ở khu vực các em được phân công.
+ Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có ở khu vực nhóm được phân công.
+ Chỉ và nói tên từng bộ phận của mỗi cây.
+ Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó.
- Yêu cầu nhóm trưởng trình bày.
- Kết luận : Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.
* Giới thiệu tên của một số cây trong SGK/ 76, 77.
- H1 : Cây khế.
- H2 : Cây vạn tuế (trồng trong chậu đặt trên bờ tường), cây trắc bách diệp (cây cao nhất ở giữa hình).
- H3 : Cây kơ-nia (cây có thân to nhất), cây cau (cây có thân thẳng và nhỏ ở phía sau cây kơ - nia).
- H4 : Cây lúa ở ruộng bậc thang, cây tre
- H5 : Cây hoa hồng.
- H6 : Cây súng.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
- YC lấy giấy và bút chì hay bút màu ra để vẽ một hoặc vài cây mà em quan sát được. Các em có thể vẽ phát ngoài sân rồi vào lớp hoàn thiện tiếp tục hoặc các em vẽ theo trí nhớ của mình.
- Lưu ý : Tô màu, ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ.
- HD HS trình bày.
- Nhận xét bài vẽ của HS.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu các bộ phận của cây.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
- Các nhóm làm việc ngoài thiên nhiên.
- Nhóm trưởng trình bày kết quả thảo luận.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân.
- HS trình bày của mình trước lớp. Tự giới thiệu về bức tranh của mình
- HS nêu.
- HS nhận xét.
Tiết 5: Tiếng Anh
Đ/c Quỳnh dạy
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 19 tháng 01 năm 2017
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Biết so sánh các số trong phạm vi 10000; viết 4 số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm (nghìn) trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
2. Năng lực
- HS biết tự tìm ra kiến thức mới, mạnh dạn chia sẻ với bạn.
3. Phẩm chất
- HS có ý thức học tập tốt, tích cực giúp đỡ bạn.
- GD ý thức tự giác, tích cực làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT: Điền dấu , = vào chỗ trống.
4375 ... 4357 9156 ... 9651
6091 ... 6190 1965 ... 1956
- Nhận xét.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Luyện tập
Bài 1:
- Gọi HS nêu bài tập 1.
- Yêu cầu nêu lại các cách so sánh 2 số.
- Yêu cầu thực hiện vào vở.
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở và chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2:
- Gọi 1 HS nêu bài tập 2.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Mời 2 em lên bảng thi làm bài.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc bài 3.
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào nháp.
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- Cùng với cả lớp nhận xét chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Tìm số bé nhất của số có 5 chữ số.
- Nhận xét tiết học.
- 2 em lên bảng làm BT.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu.
- Một em nêu đề bài 1.
- Nêu lại cách so sánh các số có 4 chữ số.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Một học sinh nêu miệng kết quả.
- Học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Một em đọc đề bài 2.
- Cả lớp làm vào vở.
- 2 HS lên bảng thi làm bài.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Một HS đọc đề bài.
- Cả lớp thực hiện vào vở.
- Hai em lên bảng thi đua điền nhanh số thích hợp, lớp nhận xét bổ sung
a/ 100 ; b/ 1000; c/ 999 ; d/ 9999.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Tự làm bài.
- 2 HS nêu kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
- Số 10 000.
- HS lắng nghe.
Bổ sung:
...
---------------------------------------------------------------
Tiết 2: Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ TỔ QUỐC. DẤU PHẨY
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nắm được nghĩa 1 số TN về Tổ quốc để xếp đúng vào các nhóm
- Bước đầu biết kể về một vị anh hùng.
- Đặt thêm được dấy phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
2. Năng lực
- Phát triển năng lực hợp tác nhóm, tự tin chia sẻ với bạn bè.
3. Phẩm chất
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học
1. Bài cũ:
- Nhân hoá là gì ?
- Trong câu "Anh Đom Đóm" - Từ ngữ nào vốn để gọi và tả con người là nhân hoá ?
- Nhận xét.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
- YC làm bài VBT.
- Chữa bài.
Bài 2:
- Hỏi HS chuẩn bị trước ở nhà nội dung để kể về một vị anh hùng như thế nào?
+ Kể tự do, thoải mái và ngắn gọn những gì em biết về một số vị anh hùng, chú ý nói về công lao to lớn của các vị đó đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước
+ Có thể kể về vị anh hùng các em đã biết qua các bài tập đọc, kể chuyện. Cũng có thể kể về những vị anh hùng các em được biết qua đọc sách báo, sưu tầm ngoài nhà trường.
- HD HS thi kể.
Bài 3:
- GV nói thêm về anh hùng Lê Lai : Lê Lai quê ở Thanh Hoá, là một trong 17 người cùng Lê Lợi tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416. Năm 1419, ông giả làm Lê Lợi, phá vòng vây và vị giặc bắt. Nhờ sự hi sinh của ông, Lê Lợi cùng các tướng sĩ khác đã được thoát hiểm. Các con của ông Lê Lô, Lê Lộ và Lê Lâm đều là tướng tài, có nhiều công lao và đều hi sinh vì việc nước.
- YC làm bài cá nhân.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
- 2 HS đọc YC của BT.
- Làm bài VBT.
- 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh, đúng. Sau đó đọc kết quả.
- 4 HS đọc lại kết quả theo sự phân loại đúng.
- 1 HS đọc YC của BT.
- HS thi kể, nhận xét bạn kể về các vị anh hùng.
- 1 HS đọc YC của BT.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn.
- HS làm bài cá nhân.
- Vài HS đọc kết quả (nghỉ hơi đúng sau các dấu câu )
- 4 HS đọc lại 3 câu văn đã được đặt đúng dấu phẩy.
- HS lắng nghe.
Bổ sung:
...
---------------------------------------------------------------
Tiết 3: Tiếng Anh
Đ/c Quỳnh dạy
---------------------------------------------------------------
Tiết 4: Chính tả (Nghe viết)
TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Bài viết sai không quá 5 lỗi.
- Làm đúng bài tập chính tả BT2a.
2. Năng lực
- Biết vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập.
3. Phẩm chất
- HS giữ gìn vở sạch đẹp.
II. Các hoạt động dạy - học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học
1. Bài cũ:
- GV đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GIÁO ÁN LỚP 3 TUẦN 20 NĂM HỌC 2016-2017.doc