Môn: Mĩ thuật
Tiết 7 Bài: EM SÁNG TẠO VỚI HỌA TIẾT VÀ SẮC MÀU KÌ DIỆU. (Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU:
- Học sinh có kiến thức đơn giản về vẽ họa tiết và phân biệt được đậm nhạt của màu sắc khi sử dụng trong trang trí.
- Học sinh vận dụng được họa tiết vào trang trí Khăn, khay, hộp, khung ảnh, bưu thiếp, có dạng hình vuông, hình chữ nhật, đường diềm.
- Học sinh phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm.
- Học sinh phát huy khả năng sang tạo và năng lực diễn đạt bằng lời nói.
- Vận dụng quy trình Mĩ thuật: Vẽ cùng nhau. Tạo ngân hàng họa tiết để vận dụng trong trang trí.
II/ CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Tài liệu tham khảo, giấy A3, bài vẽ của HS ở tiết 1.
Học sinh: Giấy vẽ (A3), bút chì, màu vẽ (sáp màu) bài vẽ ở tiết 1.
51 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 7 - Dạy 2 buổi - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ta học và ghi nhớ.
Học sinh trả lời.
Học sinh lắng nghe.
*Khi cô giáo giao bài về nhà là học thuộc bảng nhân 7 hoặc luyện viết bài chính tả ở nhà là hành vi có lợi. Vì học thuộc bảng nhân 7 giúp em có kĩ năng làm toán tốt trong phạm vi bảng nhân 7. Hoặc luyện viết bài chính tả ở nhà giúp em có kĩ năng viết đúng chính tả.
- Lắng nghe.
* Tập trung chú ý đoán tên đồ vật.
- HS nêu.
-Theo dõi và thực hiện.- HS lần lượt chơi
3. Củng cố: Cho học sinh đọc bài học.
4. Dặn dò: Về học bài, làm bài.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
-------------------------0-----------------------------------
TUẦN 7 Ngày soạn: 3/ 10/ 2015
Ngày dạy: Thứ năm, 8/ 10/ 2015
Môn: Toán
Tiết 34 Bài: LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và vận dụng vào giải toán.
Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số. Bài 1 (cột 1,2 Học sinh năng khiếu làm thêm cột 3). Bài 2 (cột 1, 2, 3 Học sinh năng khiếu làm thêm cột 3, 4). Bài 3. Bài 4 ( a,b Học sinh năng khiếu làm thêm c).
HS đặt tính và tính toán cẩn thận , trình bày bài khoa học.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ ghi nội dung bài 1.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
-1 học sinh: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào? - Lấy số đó nhân với số lần.
1 học sinh: Lên bảng làm bài tập 1
1 học sinh: làm bài tập 2/vở bài tập.
Giáo viên nhận xét - đánh giá.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Bài 1: ( Cột 1,2)
Yêu cầu HS đọc bài tập 1.
Treo bảng phụ , yêu cầu HS hoàn thành bài tập.
Yêu cầu HS nêu cách làm – GV nhận xét, sửa bài.
Cột 3: Dành cho học sinh năng khiếu làm thêm.
Cho học sinh nhắc lại cách gấp một số lên nhiều lần.
Bài 2: ( Cột 1,2,3)
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Học sinh làm bài vào vở.
Giáo viên nhận xét - sửa bài.
Cột 4,5: Dành cho học sinh năng khiếu làm thêm.
Bài 3:
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Yêu cầu học sinh lên tóm tắt-Giải.
Nhận xét-chữa bài.
Bài 4 (a,b)
Yêu cầu học sinh tự làm bài - chữa bài.
a) Vẽ đoạn thẳng AB dài 6 cm.
b) Vẽ đoạn thẳng CD dài gấp đôi ( gấp 2 lần ) đoạn thẳng AB
C ) Dành cho học sinh năng khiếu làm thêm.
c) Vẽ đoạn thẳng MN dài bằng đoạn thẳng AB
Bài 1: ( Cột 1,2)
Học sinh đọc đề bài.
2 học sinh lên bảng làm bài.
Lớp làm vào vở.
Học sinh nhận xét, sửa bài.
40
24
4 gấp 6 lần 5 gấp 8 lần
42
35
7 gấp 5 lần 6 gấp 7 lần
40
63
7 gấp 9 lần 4 gấp 10 lần
Lấy số đó nhân với số lần.
Bài 2: ( Cột 1,2,3)
Học sinh đọc đề bài;
học sinh lên bảng làm bài
Lớp làm bảng con.
Nhận xét - chữa bài.
Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính trừ. – Học sinh trả lời.
Cột 4,5: Dành cho học sinh năng khiếu làm thêm.
12
6
x
72
29
7
x
203
44
6
x
264
35
6
x
210
14
7
x
98
Chấm vở 1 số em tiết trước chưa xong.
Bài 3:
Học sinh đọc đề bài - nêu dữ kiện bài toán.
2 học sinh lên bảng tóm tắt - giải.
Tóm tắt
6 bạn
Nam
Nữ
? bạn
Giải
Số bạn nữ tập múa là:
6 x 3 = 18 (bạn)
Đáp số: 18 bạn.
Bài 4: 4 (a,b)
Học sinh đọc đề bài
nêu yêu cầu của đề
tự làm bài
đổi vở cho nhau kiểm tra bài.
C ) Dành cho học sinh năng khiếu làm thêm.
6 cm
A B
12 cm
C D
2 cm
M N
3. Củng cố: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào? - Lấy số đó nhân với số lần.
4. Dặn dò: Về làm bài trong vở bài tập.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
TUẦN 7 Ngày soạn: 3/ 10/ 2015
Ngày dạy: Thứ năm, 8/ 10/ 2015
Môn: Chính tả (Nghe - viết)
Tiết 14 Bài: BẬN
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các dòng thơ khổ thơ 4 chữ.
Làm đúng bài tập điền tiếng có vần en/ oen ( BT2)
Làm đúng bài tập ( BT3a)
Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2.
3 tờ giấy khổ to kẻ bảng để các lớp làm bài tập 3a.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
học sinh lên bảng viết bài, lớp viết bảng con: tròn trĩnh, chảo rán, giò chả, trôi nổi.
Đọc thuộc lòng tên 11 chữ cuối bảng chữ tiết trước đã học.
Giáo viên nhận xét - đánh giá.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Hướng dẫn học sinh nghe viết.
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
Giáo viên đọc đoạn viết.
Bài thơ viết theo thể thơ gì?
Những chữ nào cần viết hoa?
Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở?
Giáo viên đọc cho học sinh viết từ khó vào bảng con.
Nhắc nhở trước khi viết.
Giáo viên đọc bài cho học sinh viết.
Đọc cho học sinh soát lỗi.
Chấm - chữa bài.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài tập 2:
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
học sinh lên thi làm bài.
Giáo viên nhận xét-chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3a:
Yêu cầu học sinh làm theo nhóm vào giấy.
Các nhóm trình bày kết quả trên bảng lớp.
Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng
Học sinh đọc lại bài.
Thơ 4 chữ.
Các chữ đầu mỗi dòng thơ.
Viết cách lề lỗi 2 ô.
Học sinh nghe viết tiếng khó, dễ lẫn vào bảng con: cấy lúa, hát ru, thổi nấu.
Học sinh nghe viết bài vào vở.
Học sinh soát - sửa lỗi ra lề lỗi.
Bài tập 2:
Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Học sinh lên bảng thi giải bài tập.
Lớp nhận xét,chốt lại lời giải đúng.
Giải: nhanh nhẹn, nhoẻn miệng cười, sắt hoen gỉ, hèn nhát.
Bài tập 3a:
Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Học sinh làm theo nhóm.
Đại diện các nhóm dán kết quả trên bảng.
Lớp nhận xét-bình chọn nhóm thắng cuộc (đúng, nhanh).
Trung: trung thành, trung kiên, kiên trung, trung bình, tập trung, trung hậu, trung dũng, trung niên
Chung: chung thuỷ, thuỷ chung, chung chung, chung sức, chung lòng
Trai: con trai, gái trai, ngọc trai
Chai : cái chai, chai sạn, chai tay,
Trống : cái trống, trống trải, trống rỗng
Chống : chống chọi, chống đỡ, chèo chống
3. Củng cố: Nhắc lại cách viết chính tả ở bài thơ 4 chữ. Học sinh trả lời.
4. Dặn dò: Về sửa lỗi
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
TUẦN 7 Ngày soạn: 3/ 10/ 2015
Ngày dạy: Thứ năm, 8/ 10/ 2015
Môn: Luyện tập Toán
Tiết 7. Bài: LUYỆN TẬP VỀ GẤP MỘT SỐ LÊN NHIỀU LẦN.
I - MỤC TIÊU
Giúp HS : Luyện tập củng cố về gấp một số lên nhiều lần.
Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và vận dụng vào giải toán.
Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số. Bài 1, Bài 2, Bài 3. Bài 4. Nếu còn thời gian cho học sinh năng khiếu làm thêm vào vở Luyện tập Toán.
Bài tập 3/ 25 : ( trong vở Giúp em giỏi toán Vở ôn tập cuối tuần Lớp 3- Đề 1)
Rèn giải toán nhanh, chính xác.
Giáo dục tính cẩn thận, trình bày bài rõ ràng , sạch đẹp.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Bảng nhóm, các dạng bài tập.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 học sinh lên bảng trả lời:
1 học sinh đọc lại bảng nhân 7.
1 học sinh đọc lại quy tắc: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào? - Muốn gấp một số lên nhiều lần , ta lấy số đó nhân với số lần .
Giáo viên nhận xét - đánh giá.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
* Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài trong vở Bài tập Toán 3 tập 1.
*Luyện tập thực hành.
Bài 1: ( Cột 1,2)
Yêu cầu HS đọc bài tập 1.
Treo bảng phụ, yêu cầu HS hoàn thành bài tập.
Yêu cầu HS nêu cách làm – GV nhận xét, sửa bài.
Cho học sinh nhắc lại cách gấp một số lên nhiều lần.
Bài 2:
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Học sinh làm bài vào bảng con.
Giáo viên nhận xét - sửa bài.
Bài 3:
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Yêu cầu học sinh tóm tắt - Giải.
Nhận xét-chữa bài.
Bài 4 :
Yêu cầu học sinh tự làm bài - chữa bài.
a) Đo rồi viết số đo đoạn thẳng AB.
b) Kéo dài đoạn thẳng AB để được đoạn thẳng AC có độ dài gấp đôi đoạn thẳng AB.
c) Chấm một điểm O trên đoạn thẳng AC, sao cho độ dài đoạn thẳng AO bằng độ dài đoạn thẳng AC.
Nếu còn thời gian cho học sinh năng khiếu làm thêm vào vở Luyện tập toán.
Bài tập 3/ 25 : ( trong vở Giúp em giỏi toán Vở ôn tập cuối tuần Lớp 3- Đề 1) Đặt tính rồi tính: ( theo mẫu)
35
5
x
245
a) 35 x 7 = ?
Mẫu
b) 63 x 6 c) 39 x7 d) 54 x 4
Học sinh làm bài trong vở Bài tập Toán 3 tập 1.
Bài 1: ( Cột 1,2)
Học sinh đọc đề bài.
1 học sinh lên bảng làm bài.
Lớp làm vào vở.
Học sinh nhận xét, sửa bài.
48
20
5 gấp 4 lần 6 gấp 8 lần
35
27
3 gấp 9 lần 7 gấp 5 lần
20
28
4 gấp 7 lần 2 gấp 10 lần
Lấy số đó nhân với số lần.
Bài 2:
Học sinh đọc đề bài;
1 học sinh làm bài vào bảng nhóm.
Lớp làm bảng con.
Nhận xét - chữa bài.
Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính trừ. – Học sinh trả lời.
14
5
x
70
33
7
x
231
58
4
x
232
25
6
x
150
19
7
x
133
Bài 3:
Học sinh đọc đề bài - nêu dữ kiện bài toán.
2 học sinh tóm tắt - giải.
Tóm tắt
16 cây
Cam
Quýt
? cây
Giải
Trong vườn có số cây quýt là:
16 x 4 = 64 (cây)
Đáp số: 64 cây
Bài 4: Học sinh đọc đề bài
Nêu yêu cầu của đề
Tự làm bài
Đổi vở cho nhau kiểm tra bài.
A O B C
6 cm
Nếu còn thời gian học sinh năng khiếu làm thêm vào vở Luyện tập toán.
Bài tập 3/ 25: ( trong vở Giúp em giỏi toán Vở ôn tập cuối tuần Lớp 3- Đề 1)
Học sinh đọc đề bài
Nêu yêu cầu của đề
Tự làm bài
Đổi vở cho nhau kiểm tra bài.
39
7
x
273
54
4
x
216
63
6
x
378
3. Củng cố: Chấm bài, nhận xét.
4. Dặn dò: Về xem lại bài.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
TUẦN 7 Ngày soạn: 3/ 10/ 2015
Ngày dạy: Thứ sáu, 9/ 10/ 2015
Môn: Tập làm văn
Tiết 7 Bài: NGHE KỂ: KHÔNG NỠ NHÌN
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Nghe - kể lại được câu chuyện Không nỡ nhìn (BT1)
HS có thói quen nghe và kể lai đúng nội dung câu chuyện.
Giáo dục HS biết giúp đỡ cụ già, phụ nữ và em nhỏ.
*KNS: Bài 2 TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
***Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học ở Tiểu học: (Giảm tải): Bỏ bài tập 2 tên bài thay đổi thành: Nghe kể: Không nỡ nhìn. Tăng thời lượng cho bài tập 1. Điều chỉnh mục tiêu và kế hoạch dạy học.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi ý kể chuyện của bài tập 1.
Trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
2 học sinh đọc bài viết kể lại buổi đầu đi học của em. Tiết tập làm văn tuần trước.
Giáo viên nhận xét - đánh giá.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: Yêu cầu học sinh đọc toàn văn yêu cầu của bài tập .
Yêu cầu học sinh quan sát tranh, đọc thầm 4 câu hỏi gợi ý.
Giáo viên kể chuyện .
Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt?
Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì?
Anh trả lời thế nào?
Giáo viên kể lần 2.
Em có nhận xét gì về anh thanh niên?
Giáo viên nhận xét chốt lại : Anh thanh niên trên chuyến xe đông khách không biết nhường chỗ cho người già, phụ nữ lại che mặt và giải thích rất buồn cười là không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
***Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học ở Tiểu học: (Giảm tải): Bỏ bài tập 2 tên bài thay đổi thành: Nghe kể: Không nỡ nhìn. Tăng thời lượng cho bài tập 1.
Bài tập 1: 1 học sinh đọc bài .
Học sinh quan sát tranh, đọc gợi ý.
Học sinh nghe.
Anh ngồi 2 tay ôm mặt.
Cháu bị nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?
Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
Học sinh nghe.
1 học sinh giỏi kể lại câu chuyện .
Từng cặp học sinh tập kể.
3 học sinh thi kể lại chuyện.
Anh thanh niên là đàn ông mà không biết nhường chỗ ngồi cho người giàvà phụ nữ ./ Nếu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ đứng, thì anh thanh niên nên đứng lên nhường chỗ./ Anh thanh niên rất ích kỉ, không muốn nhường chỗ cho người khác lại giả vờ lịch sự : Không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
***Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học ở Tiểu học: (Giảm tải): Bỏ bài tập 2 tên bài thay đổi thành: Nghe kể: Không nỡ nhìn. Tăng thời lượng cho bài tập 1.
Nhiều học sinh kể.
3. Củng cố: 1 học sinh kể lại chuyện.
4. Dặn dò: Về kể cho người thân nghe.
Chuẩn bị nội dung cho tiết tập làm văn tuần 8.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
TUẦN 7 Ngày soạn: 3 / 10 / 2015
Ngày dạy: Thứ sáu: 9 / 10 / 2015
Môn: Mĩ thuật
Tiết 7 Bài: EM SÁNG TẠO VỚI HỌA TIẾT VÀ SẮC MÀU KÌ DIỆU. (Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU:
Học sinh có kiến thức đơn giản về vẽ họa tiết và phân biệt được đậm nhạt của màu sắc khi sử dụng trong trang trí.
Học sinh vận dụng được họa tiết vào trang trí Khăn, khay, hộp, khung ảnh, bưu thiếp, có dạng hình vuông, hình chữ nhật, đường diềm.
Học sinh phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm.
Học sinh phát huy khả năng sang tạo và năng lực diễn đạt bằng lời nói.
Vận dụng quy trình Mĩ thuật: Vẽ cùng nhau. Tạo ngân hàng họa tiết để vận dụng trong trang trí.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tài liệu tham khảo, giấy A3, bài vẽ của HS ở tiết 1.
Học sinh: Giấy vẽ (A3), bút chì, màu vẽ (sáp màu) bài vẽ ở tiết 1.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Kiểm tra bài cũ: Tiết mĩ thuật hôm trước các em học bài gì?- EM SÁNG TẠO VỚI HỌA TIẾT VÀ SẮC MÀU KÌ DIỆU. (Tiết 1)
Tiết trước các em đã học EM SÁNG TẠO VỚI HỌA TIẾT VÀ SẮC MÀU KÌ DIỆU (Tiết 1) lớp để bài vẽ ở tiết 1, giấy vẽ (A3), bút chì, màu vẽ (sáp màu) trước mặt cô đi kiểm tra.
Gv: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Giáo viên nhận xét - Đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Sáng tác tranh theo chủ đề (25 phút)
GV giới thiệu EM SÁNG TẠO VỚI HỌA TIẾT VÀ SẮC MÀU KÌ DIỆU ( tiết 2)
Từ bài vẽ trên giấy A4 của Tiết 1 các em đã vẽ, xé, dán, họa tiết vào trang trí Khăn, khay, hộp, khung ảnh, bưu thiếp, có dạng hình vuông, hình chữ nhật, đường diềm và tạo ngân hàng hình ảnh tùy theo nhóm. Xây dựng cốt truyện về chủ đề EM SÁNG TẠO VỚI HỌA TIẾT VÀ SẮC MÀU KÌ DIỆU Các em sẽ Sáng tác tranh theo chủ đề.
Khuyến khích học sinh nhớ lại những Khăn, khay, hộp, khung ảnh, bưu thiếp, nhãn vở , phong bì thư có dạng hình vuông, hình chữ nhật, đường diềm
Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm 3 – 4 em trên khổ giấy A3;
Gợi ý mỗi nhóm cùng nhau thảo luận và sáng tác bức tranh 1 câu chuyện dựa vào ngân hàng hình ảnh có sẵn.
+ Số lượng những Khăn, khay, hộp, khung ảnh, bưu thiếp, nhãn vở , phong bì thư có dạng hình vuông, hình chữ nhật, đường diềm;
+ Câu chuyện kể về nội dung gì?
+ Bối cảnh, không gian của câu chuyện.
Gợi ý HS cách lựa chọn, sắp xếp hình ảnh: xa, gần, chồng chéo,, những hình ảnh khác liên quan đến chủ đề bức tranh.
Lưu ý HS có thể sao chép hình ảnh từ ngân hàng hình ảnh có sẵn sau đó để lại cho nhóm khác sử dụng nếu cần.
GV theo dõi các nhóm thực hiện, tư vấn để HS hoàn thành bài vẽ (phần hình).
Hoạt động 2: Chia sẻ nội dung câu chuyện ( 7 phút)
HS trưng bày bài vẽ theo nhóm lên tường hoặc bảng lớp, từng nhóm lần lượt trình bày bài vẽ câu chuyện của nhóm mình, các nhóm khác có thể hỏi thêm để làm rõ câu chuyện. Qua đó, Gv và Hs cùng góp ý để thêm màu sắc cho câu chuyện và làm cho cốt truyện hay hơn.
Câu hỏi liên quan đến câu chuyện của HS.
Đâu là hình ảnh trọng tâm của bức tranh?
Khăn, khay, hộp, khung ảnh, bưu thiếp, nhãn vở, phong bì thư có dạng hình vuông hay hình chữ nhật hay đường diềm;
Làm sao để nhìn ra những dạng hình vuông hay hình chữ nhật hay đường diềm trong tranh liên quan đến nhau? Màu sắc của các hình vuông hay hình chữ nhật hay đường diềm như thế nào?
Các hình ảnh thể hiện hình vuông hay hình chữ nhật hay đường diềm là Khăn, khay, hộp, khung ảnh, bưu thiếp, nhãn vở, phong bì thư?
Làm sao em biết điều đó?
Giáo viên bổ sung và yêu cầu HS tự xếp loại tranh theo ý thích. Khen ngợi nhóm học sinh có bài vẽ đẹp (hình vẽ rõ đặc điểm, có bố cục đẹp, màu sắc tươi sáng...)
Chọn bài vẽ bức tranh có hình ảnh hình vuông hay hình chữ nhật hay đường diềm là Khăn, khay, hộp, khung ảnh, bưu thiếp, nhãn vở, phong bì thư sinh động.
Học sinh lắng nghe, theo dõi, ghi nhớ.
Học sinh thực hành
theo nhóm cùng nhau thảo luận và sáng tác bức tranh 1 câu chuyện dựa vào ngân hàng hình ảnh có sẵn.
Học sinh trưng bày bài vẽ vẽ theo nhóm trên bảng.
Từng nhóm lần lượt trình bày bài vẽ câu chuyện của nhóm mình, các nhóm khác có thể hỏi thêm để làm rõ câu chuyện.
Hs các nhóm khác góp ý để thêm màu sắc cho câu chuyện và làm cho cốt truyện hay hơn.
Nhận xét, đánh giá.
Chọn bài vẽ bức tranh có hình ảnh hình vuông hay hình chữ nhật hay đường diềm là Khăn, khay, hộp, khung ảnh, bưu thiếp, nhãn vở, phong bì thư sinh động.
3. Củng cố: Trong bài các em vẽ tranh về chủ đề gì ?- EM SÁNG TẠO VỚI HỌA TIẾT VÀ SẮC MÀU KÌ DIỆU
4. Dặn dò : Chuẩn bị dụng cụ tiết học sau : Bài vẽ của tiết 2 trên giấy A3, màu (Sáng tác tranh theo chủ đề : Vẽ tiếp và vẽ màu).
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
--------------------------------------------------------------------0-------------------------------------------------
TUẦN 7 Ngày soạn: 3/ 10/ 2015
Ngày dạy: Thứ sáu, 9/ 10/ 2015
Môn: Toán
Tiết 35 Bài: BẢNG CHIA 7
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Giúp học sinh:
Bước đầu thuộc bảng chia 7.
Vận dụng được phép chia 7 trong giải toán có lời văn (Có một phép chia 7). Bài 1, 2, 3, 4.
HS có ý thức cẩn thận, chính xác khi làm toán .
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: 2 Học sinh lên làm bài tập 2; 3/ vở bài tập.
Giáo viên nhận xét - . đánh giá.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Hướng dẫn lập bảng chia 7.
Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng các tấm bìa mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn để lập công thức chia 7.
7 chấm tròn lấy 1 lần là mấy chấm tròn?
Giáo viên viết: 7 x 1 = 7.
Lấy 7 chấm tròn chia theo các nhóm, mỗi nhóm có 7 chấm tròn thì được mấy nhóm?
Giáo viên ghi: 7 : 7 = 1.
Yêu cầu học sinh đọc phép tính.
Em có nhận xét gì về hai phép tính?
Yêu cầu học sinh lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn.
7 lấy 2 lần bằng bao nhiêu?
Giáo viên ghi: 7 x 2 = 14.
Lấy 14 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 chấm tròn thì được mấy nhóm?
Giáo viên nêu: 14 chia 7 được 2.
Giáo viên viết: 14 : 7 = 2
Các phép tính còn lại giới thiệu tương tự.
Cho học sinh luyện đọc thuộc lòng bảng chia 7 bằng cách xóa dần.
Thực hành:
Bài 1:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tính nhẩm rồi chữa bài ( nêu miệng).
Muốn tính nhẩm nhanh ta dựa vào đâu?
Bài 2:
Cho học sinh làm bài theo từng cột tính.
Nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia?
Bài 3:
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
Bài toán thuộc dạng toán nào?
Muốn biết số học sinh 1 hàng là bao nhiêu ta làm thế nào ?
Giúp học sinh phân biệt bài 3 có nội dung chia 56 học sinh thành 7 phần bằng nhau Nên đơn vị của thương cũng giống đơn vị của số bị chia đều là học sinh .
Bài 4:
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
Bài toán thuộc dạng toán nào?
Muốn biết xếp được bao nhiêu hàng ta làm thế nào ?
Giáo viên nhận xét - chữa bài.
Giúp học sinh phân biệt bài 4 có nội dung chia 56 học sinh thành các nhóm ( hàng ) mỗi nhóm
( hàng) có 7 học sinh nên đơn vị của thương là “hàng” khác đơn vị của số bị chia.
7 lấy 1 lần là 7 chấm tròn.
Một nhóm.
Học sinh đọc cá nhân.
Học sinh đọc 7 x 1 = 7;
7 : 7 = 1.
Phép chia là phép tính ngược của phép nhân.
7 lấy 2 lần bằng 14.
Học sinh đọc cá nhân.
Được 2 nhóm.
Học sinh đọc cá nhân.
Học sinh lập bảng chia 7.
HS lên viết bảng chia 7 .
Lớp làm vào bảng con.
Học sinh luyện đọc thuộc lòng bảng chia 7.
Bài 1: Tính nhẩm. Học sinh nêu miệng.
28 : 7 = 4 70 : 7 = 10
14 : 7 = 2 56 : 7 = 8
49 : 7 = 7 35 : 7 = 5.
Muốn tính nhẩm nhanh ta dựa vào bảng chia 7.
Bài 2: Học sinh tự làm bài vào vở.
2 học sinh lên bảng làm bài. Lớp nhận xét.
Lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia.
7 x 5 = 35 7 x 6 = 42 7 x 2 = 14
35 : 7 = 5 42 : 7 = 6 14 : 7 = 2
35 : 5 = 7 42 : 6 = 7 14 : 2 = 7
Bài 3: Học sinh đọc đề bài
Nêu dữ kiện bài toán.
Bài toán thuộc dạng toán chia thành 7 phần bằng nhau .
Muốn biết số học sinh 1 hàng là bao nhiêu ta làm phép tính chia.
2 học sinh lên bảng làm bài.
Lớp làm bài vào vở.
Tóm tắt
7 hàng : 56 học sinh
1 hàng : ... học sinh ?
Bài giải.
Số học sinh một hàng là:
56 : 7 = 8 ( học sinh )
Đáp số : 8 học sinh .
Bài 4: Học sinh đọc đề bài
Nêu dữ kiện bài toán.
Bài toán thuộc dạng toán chia theo nhóm 7.
Muốn biết xếp được bao nhiêu hàng ta làm phép tính chia.
Học sinh làm bài vào vở.
2 học sinh lên bảng làm bài.
Tóm tắt
7 học sinh : 1 hàng
56 học sinh : ... hàng ?
Giải
Số hàng xếp được là:
56 : 7 = 8 ( hàng )
Đáp số: 8 hàng.
3. Củng cố: Học sinh đọc lại bảng chia7.
4. Dặn dò: Về làm bài trong vở bài tập.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
TUẦN 7 Ngày soạn: 3/ 10/ 2015
Ngày dạy: Thứ sáu, 9/ 10/ 2015
Môn: Luyện tập Tiếng Việt
Tiết 12 Bài: Ôn Chính tả: Nghe - viết:
NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Củng cố bài chính tả: NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Đoạn 2 từ Buổi mai hôm ấyđến: hôm nay tôi đi học.
Làm đúng BT ( Chữa lỗi chính tả cho học sinh. Trang 42)
Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ để làm bài tập.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
2 học sinh đọc bài viết kể lại buổi đầu em đi học. Tiết ôn tập làm văn trước.
Giáo viên nhận xét - đánh giá.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Hướng dẫn nghe viết
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Giáo viên đọc 1 lần đoạn viết
Đoạn văn gồm có mấy câu ?
Những chữ nào trong bài viết hoa ?
Lời của nhân vật được đánh dấu bằng dấu câu gì?
Giáo viên đọc cho học sinh viết từ khó vào bảng con.
Nhắc nhở tư thế trước khi viết.
Giáo viên đọc bài cho học sinh viết.
Đọc cho học sinh soát lỗi.
Chấm chữa bài.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài tập Giáo viên yêu cầu 2 học sinh lên bảng thi làm bài
Cho lớp làm vào vở.
Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Điền vào chỗ trống : s hay x ?
ao uyến, áng ủa, ững .ờ,
ấp ỉ.
Học sinh theo dõi, đọc thầm.
2 học sinh đọc lại bài.
3 câu .
Các chữ đầu câu , đầu đoạn văn.
Lời của nhân vật được đánh dấu bằng dấu hai chấm.
Học sinh viết bảng con từ khó dễ sai: sương thu, xung quanh, gió lạnh, lắm lần..
Học sinh nghe viết bài vào vở.
Học sinh soát sửa lỗi ra lề lỗi.
Bài tập
Học sinh nêu yêu cầu của bài.
2 học sinh lên bảng thi điền.
Lớp làm bài vào vở.
Lớp nhận xét - sửa bài.
Điền vào chỗ trống : s hay x ?
xao xuyến, sáng sủa, sững sờ, xấp xỉ.
3. Củng cố: Nhắc lại bài học - Nêu cách phân biệt s/x.
Về mặt láy âm, x và s đều láy điệp âm đầu nhưng s lại không láy với x. Do đó cả hai chữ đều phải hoặc là điệp s hoặc là điệp x. (56. Chữa lỗi chính tả cho học sinh. Trang 42)
4. Dặn dò: Về sửa lỗi nếu có.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
TUẦN 7 Ngày soạn: 3/ 10/ 2015
Ngày dạy: Thứ sáu, 9/ 10/ 2015
Môn: Hoạt động tập thể
Tiết 7 Bài: SƠ KẾT TUẦN 7 - SINH HOẠT SAO
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trước tập thể.
Nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. - Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
Sinh hoạt Sao: HS lớp nhi đồng tự quản. Sinh hoạt văn nghệ.
II - CHUẨN BỊ
Nội dung sinh hoạt.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Nội dung
1. Sơ kết tuần 7:
Giáo viên cho từng tổ lên báo cáo nhận xét tổ mình.
Cho lớp trưởng nhận xét chung .
Giáo viên nhận xét chốt lại về 2 mặt giáo dục : Hạnh kiểm – Học tập:
Ưu điểm : Đi học đầy đủ chuyên cần , nghỉ học có giấy xin phép.
Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, về nhà có học bài làm bài.
Khuyết điểm :Vẫn còn 1 số em chưa học bài, làm bài ở nhà, còn hay quên sách vở, đồ dùng học tập.
2. Nêu phương hướng tuần 8 :
Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp.
Thi đua học tốt giành nhiều hoa điểm tốt chào mừng ngày 20/ 10 ( Ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam ( 1930 )
Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
Tham gia tốt các hoạt động của trường.
Tham gia các khoản đóng góp.
Sinh hoạt Sao: HS lớp nhi đồng tự quản.
Sinh hoạt văn nghệ.
GV theo dõi hướng dẫn, giúp đỡ.
Từng tổ trưởng báo cáo nhận xét tổ viên của tổ mình. Ý kiến cá nhân.
Lớp trưởng nhận xét chung. Ý kiến cá nhân.
Học sinh lắng nghe.
Tuyên dương:
Như, Phương.
Phê bình:
Bảo, Tài, Hợi, Đức.
Học sinh lắng nghe.
Tập hát bài: Em là mầm non của Đảng.
Học sinh hát cá nhân và chơi xì điện..
Học sinh hát và chơi.
Học sinh lên biểu diễn cá nhân hoặc tam ca, tốp ca, tập thể.
3. Củng cố: Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới.
Giáo viên nhận xét.
4. Dặn dò: Thực hiện tốt công tác tuần tới.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
TUẦN 7 Ngày soạn: 3/ 10/ 2015
Ngày dạy: Thứ bảy, 10/ 10/ 2015
Môn: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an theo Tuan Lop 3 Giao an Tuan 7 Lop 3_12398639.doc