I. Mục tiêu:
- Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
- Ví dụ phong trào chống Pháp của Trương Định ; Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ; khởi nghĩa chính quyền ở Hà Nội ; chiến dịch Việt Bắc,
II. Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị câu hỏi và nội dung ôn tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: HS nêu các sự kiện lịch sử nổi bật trong giai đoạn từ 1945 - 1950.
- HS thảo luận nhóm và nêu các sự kiện
- GV chốt những sự kiện nổi bật
8 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4, 5 - Trường tiểu học Gio Sơn - Tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2015
Khoa học (Lớp 4B)
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức đã học về sự trao đổi chất của con người ,động vật, thực vật với môi trường, về vòng tuần hoàn của nước; Thực phẩm an toàn; tiết kiệm nước
- Yêu cầu HS nắm chắc bài ,biết vận dụng thực tế
II. Đồ dùng học tập:
- Phiếu học tập ghi các câu hỏi ôn tập.
III. Phần ôn tập.
1. GV ghi các câu hỏi cần ôn tập.
1. Trao đổi chất là gì? Nêu vai trò của trao đổi chất đối với con người ,thực vật và động vật?
2. Vẽ sơ đồ về sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ?
3. Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn ?
4. Vẽ và trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
5. Kể ra một số cách làm sạch nước và nêu tác dụng của từng cách ?
6. Nêu những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước?
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
2. Củng cố, dặn dò:
- Dặn ôn tập tiết sau kiểm tra.
***************************************
Khoa học (Lớp 5B)
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. Mục tiêu:
Ôn tập các kiến thức về:
- Đặc điểm giới tính.
- Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
- Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình SGK trang 68
- Phiếu học tập ghi các câu hỏi ôn tập.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập
Bước 1: Làm việc cá nhân
- Phát phiếu học tập
Bước 2: Chữa bài tập
Hoạt động 2: Thực hành.
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Bước 3: Trình bày đánh giá
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thực hành của nhóm mình
- GV Kết luận:
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
******************************************
Khoa học (Lớp 4B, 4A,)
Ôn tập kiểm tra học kỳ I
(Bài đã soạn ở trên )
Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2015
Khoa học (Lớp 5A)
ÔN TẬP HỌC KỲ I
(Bài đã soạn ở ngày thứ hai)
****************************************
Lịch sử (Lớp 5A)
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. Mục tiêu:
- Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
- Ví dụ phong trào chống Pháp của Trương Định ; Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ; khởi nghĩa chính quyền ở Hà Nội ; chiến dịch Việt Bắc,
II. Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị câu hỏi và nội dung ôn tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: HS nêu các sự kiện lịch sử nổi bật trong giai đoạn từ 1945 - 1950.
- HS thảo luận nhóm và nêu các sự kiện
- GV chốt những sự kiện nổi bật
Hoạt động 2:
- HS làm phiếu bài tập theo nhóm 4
- Nối ô bên trái với ô bên phải cho phù hợp
+ Để giải quyết nạn đói Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta thực hiện những biện pháp.
Lập hũ gạo cứu đói
Quyên góp tiền vàng
Trồng cây lương thực có năng suất cao
Đẩy mạnh khai hoang TGSX
Giải quyết nạn đói
- HS trình bày nội dung phiếu
- GV nhận xét
2. Củng cố, dặn dò.
- Dặn HS về nhà ôn tập ý nghĩa lịch sử của các sự kiện.
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
Thứ tư ngày 23 tháng 12 năm 2015
Khoa học (Lớp 5B)
KIỂM TRA HỌC KỲ I
Thứ năm ngày 24 tháng 12 năm 2015
Lịch sử (Lớp 5B)
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. Mục tiêu:
- Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
- Ví dụ phong trào chống Pháp của Trương Định; Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ; khởi nghĩa chính quyền ở Hà Nội ; chiến dịch Việt Bắc,
II. Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị câu hỏi và nội dung ôn tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: HS nêu các sự kiện lịch sử nổi bật trong giai đoạn từ 1945-1953.
- HS thảo luận nhóm và nêu các sự kiện
- GV chốt những sự kiện nổi bật
Hoạt động 2:
- HS làm phiếu bài tập theo nhóm 4
Nối ô bên trái với ô bên phải cho phù hợp
+ Để giải quyết nạn đói Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta thực hiện những biện pháp.
Lập hũ gạo cứu đói
Quyên góp tiền vàng
Trồng cây lương thực có năng suất cao
Đẩy mạnh khai hoang TGSX
Giải quyết nạn đói
- HS trình bày nội dung phiếu
- GV nhận xét
2. Củng cố, dặn dò.
- Dặn HS về nhà ôn tập ý nghĩa lịch sử của các sự kiện.
+ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
+ Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập.
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2015
Khoa học (Lớp 5A)
KIỂM TRA HỌC KỲ I
..
..
..
..
TUẦN 18
Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2015
Khoa học. (Lớp 4B)
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY
I. Mục tiêu:
- Làm thí nghiệm để chứng tỏ:
- Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy, thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 70,71 SGK.
- Lọ thuỷ tinh, nến.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ:
- Nhận xét bài kiểm tra:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của ô xi đối với sự cháy ( Thảo luận nhóm )
- GV yêu cầu các em đọc mục Thực hành / 70SGK để biết cách làm.
- Các nhóm thực hành thí nghiệm và ghi lại theo mẫu sau:
Kích thước lọ thuỷ tinh
Thòi gian cháy
Giải thích
1. Lọ thuỷ tinh to
2. Lọ thuỷ tinh nhỏ
* Kết luận: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống.
- GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm những thí nghiệm này.
- H/S làm TN như mục I/70SGK và thảo luận nhóm , giải thích nguyên nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục sau khi lọ thuỷ tinh không có đáy được kê lên để không kín
- Đại diện các nhóm trình bày.
* Kết luận: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần được lưu thông.
3. Củng cố, dặn dò.
- Không khí có tác dụng gì đối với sự cháy ?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
*********************************************
Khoa học (Lớp 5B)
SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
I. Mục tiêu:
- HS Nêu được ví dụ về một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
II. Đồ dùng dạy học.
- Hình SGK trang 73.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức: “phân biệt 3 thể của chất”
- Bộ phiếu ghi tên một số chất, mỗi phiếu ghi tên một chất.
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. Phát phiếu học tập.
Bước 2: Chữa bài tập.
- Cử đại diện lên chơi.
- Lần lượt từng người tham gia
Bước 3: Cùng kiểm tra
- GV và HS kiểm tra các tấm phiếu vào các bạn đã dán vào mỗi cột xem đúng chưa
Bảng ba thể của chất
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí
Cát trắng
Cồn
Hơi nước
Đường
Dầu ăn
Ô - xi
Nhôm
Nước
Ni - tơ
Nước đá
Xăng
Muối
Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
Bước 1:
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi
- Các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi
Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận
Bước 1: HS quan sát các hình trong SGK trang 73
- HS nhận xét về sự chuyển thể của nước
Bước 2: Dựa vào các hình vẽ trong SGK HS tự tìm thêm ví dụ
- GV kết luận: Qua những ví dụ trên cho thấy khi thay đổi nhiệt độ các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác, sự chuyển thể này là một dạng biến đổi lý học.
3. Củng cố, dặn dò:
- Trình bày sự chuyển thể của chất ?
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị đọc trước bài sau: Hỗn hợp
***************************************************
Khoa học. (Lớp 4B)
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG
I. Mục tiêu:
- Nêu được con người, động vật, thực vật để thở mới sống được.
- Luôn biết bảo vệ nguồn không khí trong lành.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 72,73 SGK
- Hình người thở bằng ôxi, hình ảnh bơm không khí vào bể cá.
III. Các hoạt động dạy, học:
1. Bài cũ:
- Không khí cần cho sự cháy như thế nào ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động1: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người
+ HS làm theo hướng dẫn ở mục thực hành (72) và phát biểu nhận xét
- Dựa vào tranh ảnh ,dụng cụ để nêu vai trò của không khí đối với đời sống con người
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò cua không khí đối với thực vật và động vật
+ HS quan sát hình 3,4 và trả lời câu hỏi: Tại sao sâu bọ và cây trong hình bị chết ?
+ GV kể: Nhốt một con chuột bạch vào một bình thủy tinh kín có đủ thức ăn, nước uống. Khi chuột thở hết ôxi thì sẽ chết (Không khí đối với động vật)
+ Không khí đối với thực vật: Tại sao không nên để nhiều hoa tươi và cây cảnh trong phòng ngủ đóng cửa kín.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ôxi
+ HS quan sát hình 5,6 /73 và nêu dụng cụ của từng hình vẽ
+ Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người,động vật,thực vật
+ Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở
+ Trong trường hợp nào người ta phải thở bình ôxi ?
+ Kết luận : SGK
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
***************************************
Khoa học (Lớp 4A)
(Bài đã soạn ở trên)
Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2015
Khoa học (Lớp 5A)
(Bài đã soạn ở trên)
***************************************
Lịch sử (Lớp 5A)
KIỂM TRA HỌC KỲ I
Thứ tư ngày 30 tháng 12 năm 2015
Khoa học (Lớp 5B)
HỖN HỢP
I. Mục tiêu:
- Nêu được 1 số ví dụ về hỗn hợp.
- Thực hành tách các chất ra khỏi 1 số hỗn hợp.
*GDKNS: Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề (tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp).
- Kĩ năng lựa chọn phương án thích hợp
- Kĩ năng bình luận đánh giá về các phương án đã thực hiện
II. Đồ dùng dayk học.
- Hình SGK trang 75
- Chuẩn bị: Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột.
- Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước (cát trắng, nước)
- Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau (dầu ăn, nước)
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài học.
Hoạt động 1: Thực hành “Tạo một hỗn hợp gia vị”
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình (SGV)
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện nhóm nêu công thức pha trộn gia vị
- Các nhóm nhận xét, so sánh
+ HS phát biểu hỗn hợp là gì ?
GV kết luận: Muốn tạo ra một hỗn hợp ít nhất phải có hai chất trở lên và các chất đó phải được trỗn lẫn với nhau.
- Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành một hỗn hợp. Trong hỗn hợp, mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
Hoạt động 2: Thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Theo bạn, không khí là một chất hay một hỗn hợp ?
- Kể tên một số hỗn hợp khác mà bạn biết ?
Bước 2: Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 3: Trò chơi “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp”
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GV đọc câu hỏi; các nhóm thảo luận
- Ghi đáp án vào bảng. Nhóm nào trả lời nhanh thì thắng cuộc
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi
Hoạt động 4 : Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp
Bước 1: Làm việc theo nhóm SGV
Bước 2:Đại diện nhóm trình bày kết quả
3. Củng cố, dặn dò:
- Muốn tạo ra hỗn hợp ta cần những gì ?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị đọc trước bài sau: Dung dịch.
*******************************************
Thứ năm ngày 31 tháng 12 năm 2015
Lịch sử (Lớp 5B)
(Kiểm tra học kỳ I)
Thứ sáu ngày 1 tháng 1 năm 2016
Khoa học (Lớp 5A)
(Bài đã soạn ở ngày thứ tư)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 16.docx