Giáo án lớp 4 - Luyện từ và câu - Chủ ngữ trong câu kể ai thế nào

Bài 1

- Gọi 1HS đọc yêu cầu và nội dung bài.

- GV hỏi : trong đoạn văn câu nào chúng ta đã được học?

- GV lưu ý HS thực hiện 2 yêu cầu: Tìm câu kể Ai thế nào? và xác định CN của mỗi câu.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS phat biểu ý kiến: Xác định các câu kể Ai thế nào ? có trong đoạn văn. Và xác định CN trong câu vừa tìm được

 

doc7 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1925 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Luyện từ và câu - Chủ ngữ trong câu kể ai thế nào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO ? 1. Mục tiêu - Gíup HS hiểu được cấu tạo, ý nghĩa của bộ phận chủ ngữu trong câu Ai thế nào ? - Biết xác định được bộ phận chủ ngữ trong câu Ai thế nào? - Biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn. - Viết được đoạn văn ngắn tả về một loại trái cây có dùng một số câu kể Ai thế nào? 2. Đồ dùng dạy học - GV chuẩn bị SGK, bảng phụ. - HS chuẩn bị sgk, vở ghi. 3. Hoạt động dạy – học Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS trả lời câu hỏi: + Đặt 1 câu kể Ai thế nào? Xác định vị ngữ và nêu ý nghĩa trong câu vừa đặt. + Trong câu kể Ai thế nào? Vị ngữ do từ loại nào tạo thành? Nó có ý nghĩa gì? - GV nhận xét, và cho điểm HS. 2. Bài mới a/Giới thiệu bài mới - Trong tiết luyện từ và câu trước , các em đã tìm hiểu về bộ phận vị ngữ trong câu Ai thế nào? Bài học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu ý nghĩa,loại từ của chủ ngữ trong câu Ai thế nào ? b/ Tìm hiểu ví dụ Bài tập 1: Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn - 1 HS đọc yêu cầu bài 1 - GV treo bảng phụ có đoạn văn - GV hỏi: BT yêu cầu gì ? - GV chốt yêu cầu, gạch chân dưới các từ quan trọng. - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn và gạch chân dưới câu kể Ai thế nào? vào sgk. - Gọi 1HS phát biểu ý kiến và 1HS lên bảng gạch chân trên bảng phụ. - GV kết luận: Các câu 1-2-4-5 là các câu kể Ai thế nào? Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu của bài, xác định CN của những câu vừa tìm được. - GV gọi 1 HS phát biểu ý kiến. - GV dán bảng phụ đã ghi sẵn 4 câu câu văn, mời 2HS lên bảng gạch dưới bộ phận CN trong mỗi câu. - GV nhận xét và kết luận. Bài tập 3 - GV nêu yêu cầu bài. - GV gợi ý HS: + CN trong các câu trên cho chúng ta biết điều gì? + CN nào là do 1 từ, CN nào do 1 ngữ? - GV kết luận + Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào ? cho ta biết sự vật sẽ được thông báo về đặc điểm tính chất ở vị ngữ trong câu . + Có câu chủ ngữ do 1 danh từ tạo thành . Cũùng có câu chủ ngữ lại do cụm danh từ tạo thành . c/ Ghi nhớ - Gọi 1 – 2HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. - GV dán bảng phụ ghi phần ghi nhớ. - 1-2 HS đặt câu kể Ai thế nào? - GV nhận xét câu HS đặt. d/ Luyện tập Bài 1 - Gọi 1HS đọc yêu cầu và nội dung bài. - GV hỏi : trong đoạn văn câu nào chúng ta đã được học? - GV lưu ý HS thực hiện 2 yêu cầu: Tìm câu kể Ai thế nào? và xác định CN của mỗi câu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS phat biểu ý kiến: Xác định các câu kể Ai thế nào ? có trong đoạn văn. Và xác định CN trong câu vừa tìm được - GV kết luận * Chú ý: Câu 1,2: không phải là câu kể mà là câu cảm ( câu cảm thán ) sẽ học sau. Câu. Câu 4 là câu ghép. Câu 5 nó là câu kể ai thế nào? về câu tạo thì nó là 1 câu ghép đẳng lặp có 2 về cấu ( 2 cụm CV) đặt song song với nhau. Câu 7 là câu kể Ai làm gì? Bài tập 2 - Gọi GV đọc yêu cầu bài. - GV cho HS kể một số loại cây mà em yêu thích? - Khi tả loại trái cây em sẽ tả những đặc điểm gì? -GV lưu ý khi tả 1 bài văn cần có mở đoạn, kết đoạn, giữa phải có câu liên kết đoạn. Cần dùng những hình ảnh so sánh , nhân hóa, để làm cho đoạn văn hay hơn. - GV nhắc HS khi viết đoạn văn xong các em phải lấy viết chì gạch chân dưới những câu kể Ai thế nào? - GV yêu cầu HS tự viết, và ai làm xong trước nộp chấm điểm. - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò. - GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn một loại trái cây. - Chuẩn bị bài mới cho tiết học sau. - GV nhận xét tiết học. +1 HS đặt câu, xác định và nêu ý nghĩa của câu vừa đặt. + 1HS trả lời câu hỏi. - HS lắng nge. - 1HS đọc yêu cầu bài. - 1HS trả lời - HS làm theo yêu cầu. - HS phát biểu 1. Hà Nội tưng bừng màu đỏ . 2. Cả một vùng trời bát ngát cờ , đèn và hoa . 4. Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang . 5. Những cô gái thủ đô hớn hở , áo màu rực rỡ - HS theo dõi - 1HS đọc yêu cầu bài - 1HS phát biểu ý kiến và còn lại HS theo dõi , nhận xét. -2 HS lên bảng gạch dưới các bộ phận CN của mỗi câu 1. Hà Nội / tưng bừng màu đỏ . 2. Cả một vùng trời / bát ngát cờ , đèn và hoa 4. Các cụ già / vẻ mặt nghiêm trang . 5. Những cô gái thủ đô / hớn hở , áo màu rực rỡ . - HS lắng nge và sữa bài. - HS lắng nge. + Chủ ngữ trong câu chỉ tên của người , tên địa danh và tên của sự vật  +Chủ ngữ ở câu 1 do danh từ riêng Hà Nội tạo thành . Chủ ngữ các câu còn lại do cụm danh từ tạo thành . - HS lắng nge. - 1-2 HS đọc phần ghi nhớ - 1-2 HS đặt câu * Nam đang học bài . * Con mèo nhà em có ba màu trông rất đẹp. * Cây xồi của ông ngoại em rất nhiều trái . * Chiếc xe đạp của em màu đỏ trông thật xinh.  - HS đọc yêu cầu bài . - 1HS trả lời: câu 7 ( câu kể Ai làm gì?) - HS lắng nge - 1HS phát biểu. + Màu vàng trên lưng chú // lấp lánh. + Bốn cái cánh //mỏng như giấy bóng. + Cái đầu //tròn và hai con mắt //long lanh như thủy tinh. + Thân chú // nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. + Bốn cánh// khẽ rung rung như còn đang phân vân. - HS lắng nge và sữa bài. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS kể một số lại cây như xoài , mít, đu đủ, - HS trả lời: cần phải tả màu sắc, hình dáng, mùi vị,. - HS lắng nge. - HS làm bài vào vở, rồi vài em sẽ đọc bài viết của mình trước lớp. VD: Vải thiều là một loại trái cây ngon. Quả vải sây từng chùm. Khi chín, vỏ có màu vàng pha đỏ. Vỏ quả vải xù xì. Cơm vải trong và dày. Cái hột vải thiều bé như hạt đậu phộng. Vải thiều có vị ngọt sắc như có pha mật ong, ai ăn cũng phải khen ngon. VD :Trong các loại quả em thích nhất là xoài. Quả xoài chín thật hấp dẫn. Hình dáng bầu bĩnh thật đẹp. Vỏ ngoại vàng ươm. Hương thơm nức. - 1HS nhắc lại nội dung bài. -HS về làm bài theo yêu cầu GV. 1. Tìm các câu kể "Ai thế nào?" trong đoạn văn sau: Ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Cả một vùng bát ngát cờ, đèn và hoa. Những dòng người từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình. Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ. Theo Võ Nguyên Giáp Trả lời: Các câu kể Ai thế nào? -   Hà Nội/ tưng bừng màu đỏ. -   Cả một vùng trời/ bát ngát cờ, đèn và hoa. -   Các cụ già /vẻ mặt nghiêm trang. -   Những cô gái/ thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ. Lưu ý: Những dòng người từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình.( là câu Ai làm gì? Chúng ta đã học) 2. Xác định chủ ngữ của những câu vừa làm: Trả lời: -  Hà Nội               -  Cả một vùng trời -  Các cụ già         -  Những cô gái thủ đô * Lưu ý - Những chủ ngữ là những từ chỉ gì ? Chỉ sự vật. - những vị ngữ chỉ này biểu thị nội dung gi? Nêu đặc điểm tính chất hoạc trạng thái. Những VN nào chỉ Đặc điểm?tưng bừng màu đỏ,bát ngát cờ, đèn và hoa., áo màu rực rỡ. Những VN nào chỉ trạng thái?vẻ mặt nghiêm trang.thủ đô hớn hở, 3. Chủ ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì? Chúng do các từ ngữ nào tạo thành? Trả lời: Chủ ngữ trong các câu trên chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ. Chúng do danh từ riêng và các cụm danh từ tạo thành.  * GHI NHỚ Chủ ngữ trong các câu kể Ai thế nào? chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ. Chúng do danh từ riêng và các cụm danh từ tạo thành.  Đặt câu: * Nam đang học bài . * Con mèo nhà em có ba màu trông rất đẹp. * Cây xồi của ông ngoại em rất nhiều trái . * Chiếc xe đạp của em màu đỏ trông thật xinh.  II. LUYỆN TẬP 1. Tìm chủ ngữ của các câu kể "Ai thế nào?" trong đoạn văn dưới đây Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như sợi giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân. Nguyễn Thế Hội - Những câu gạch chân là Câu kể Ai thế nào? Trả lời: Các chủ ngữ đó là: + Màu vàng trên lưng chú // lấp lánh. + Bốn cái cánh //mỏng như giấy bóng. + Cái đầu //tròn và hai con mắt //long lanh như thủy tinh. + Thân chú // nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. + Bốn cánh// khẽ rung rung như còn đang phân vân. * Chú ý: Câu 1,2: không phải là câu kể mà là câu cảm ( câu cảm thán ) sẽ học sau. Câu. Câu 4 là câu ghép. Câu 5 nó là câu kể ai thế nào? về câu tạo thì nó là 1 câu ghép đẳng lặp có 2 về cấu ( 2 cụm CV) đặt song song với nhau. Câu 7 là câu kể Ai làm gì? 2. Viết một đoạn độ 5 câu về một loại trái cây mà em thích, trong đoạn văn có dùng một số câu kể Ai thế nào? Trả lời: Đoạn văn cần viết: Vải thiều là một loại trái cây ngon. Quả vải sây từng chùm. Khi chín, vỏ có màu vàng pha đỏ. Vỏ quả vải xù xì. Cơm vải trong và dày. Cái hột vải thiều bé như hạt đậu phộng. Vải thiều có vị ngọt sắc như có pha mật ong, ai ăn cũng phải khen ngon. Trong các loại quả em thích nhất là xoài. Quả xoài chín thật hấp dẫn. Hình dáng bầu bĩnh thật đẹp. Vỏ ngoại vàng ươm. Hương thơm nức.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 9 Kinh trong biet on nguoi lao dong_12506803.doc
Tài liệu liên quan