2. Kiểm tra bài cũ:
- GV cho HS trả lời các câu hỏi vào bảng con:
• Câu 1: Các loại câu kể đã học ?
a. Ai là gì?
b. Ai làm gì?
c. Ai thế nào?
d. Cả 3 câu trên đều đúng
• Câu 2: Kể tên các bộ phận chính của câu kể?
a. Trạng ngữ
b. Chủ ngữ
c. Vị ngữ
6 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3779 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Luyện từ và câu - Bài: Luyện tập về câu kể ai là gì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26
Môn: Tiếng Việt
Phân môn Luyện từ và câu
Bài: LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
Tìm được các câu kể Ai là gì? trong đoạn văn
Nêu được tác dụng của câu kể vừa tìm được
Xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu kể Ai là gì? đã tìm được
Viết được một đoạn văn có dùng câu kể Ai là gì?
Giáo dục tình yêu môn học, vận dụng bài học vào thực tế giao tiếp
II. CHUẨN BỊ:
Phương tiện:
GV: SGK, SGV, slide chiếu, bảng phụ
HS: SGK
Phương pháp: thảo luận nhóm, đóng vai, hỏi đáp
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút
Ổn định lớp:
5 phút
Kiểm tra bài cũ:
- GV cho HS trả lời các câu hỏi vào bảng con:
Câu 1: Các loại câu kể đã học ?
Ai là gì?
Ai làm gì?
Ai thế nào?
Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 2: Kể tên các bộ phận chính của câu kể?
Trạng ngữ
Chủ ngữ
Vị ngữ
Cả b và c đều đúng
Câu 3: Tác dụng của câu kể Ai là gì? là
Giới thiệu
Nhận định
Cả 2 câu trên đều sai
Cả 2 câu trên đều đúng
Câu 4: Vị ngữ trong câu kể Ai là gì? do loại từ nào tạo thành?
Động từ và cụm động từ
Tính từ và cụm tính từ
Danh từ và cụm danh từ
Cả 3 câu trên đều sai
-Nhận xét phần bài cũ của HS
HS trả lời
Câu 1: chọn d
Câu 2: chọn d
Câu 3: chọn d
Câu 4: chọn c
HS lắng nghe
2 phút
10 phút
5 phút
14 phút
Dạy bài mới:
Giới thiệu bài mới:
Hôm nay chúng ta sẽ được ôn lại kiến thức về câu kể Ai là gì?qua bài “Luyện tập về câu kể Ai là gì?”
GV ghi tựa bài, cho HS nhắc lại
Bài tập
Bài 1: Tìm câu kể “Ai là gì?” và nêu tác dụng của mỗi câu (dùng để giới thiệu hay nhận định)
*Mục tiêu: Tìm được các câu kể Ai là gì? trong đoạn văn. Nêu được tác dụng của câu kể vừa tìm được
GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 1
Gọi HS đọc đoạn a,b,c
Dựa vào đâu để xác định câu kể Ai là gì?
GV lấy câu: “Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên.” để làm ví dụ cho HS, hỏi HS: câu này có phải là câu kể Ai là gì? không? Vì sao?
Ngoài việc dựa vào vị ngữ là danh từ- cụm danh từ thì chúng ta còn có thể dựa vào đâu để xác định đó là câu kể Ai là gì? nữa?
GV hỏi HS :câu kể “Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên.” Có tác dụng là gì?
GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi để làm bài
GV gọi HS trả lời theo từng câu của từng đoạn
Những câu nào là câu kể Ai là gì?
Nhờ đâu mà em biết đó là câu kể Ai là gì?
Tại sao câu “Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tới” không phải là câu kể Ai là gì?
GV nhận xét và chốt
Qua bài tập 1, các em đã xác định đúng câu kể Ai là gì? và nêu được tác dụng của chúng. Bây giờ, chúng ta cùng chuyển sang bài tập 2 để xác định các bộ phận chính trong những câu này nhé!
Bài 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm:
*Mục tiêu: Xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu kể Ai là gì? đã tìm được
GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 2
GV cho HS nhắc lại chủ ngữ và vị ngữ trong câu kể Ai là gì? trả lời cho câu hỏi gì?
GV cho HS làm việc cá nhân trong 1 phút
GV gọi HS xác định chủ ngữ và vị ngữ của các câu kể Ai là gì?
GV cho lớp nhận xét câu trả lời của bạn
GV nhận xét, chốt
Bài 3: Có lần, em cùng với các bạn trong lớp đến thăm bạn Hà bị ốm. Em giới thiệu với bố mẹ bạn Hà từng người trong nhóm. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể chuyện đó, trong đoạn có sử dụng kiểu câu “Ai là gì?”
*Mục tiêu: Viết được một đoạn văn có dùng câu kể Ai là gì?
GV gọi HS đọc và phân tích yêu cầu bài tập 3
Để giới thiệu, các em phải sử dụng kiểu câu kể gì?
Qua 2 bài tập vừa rồi thì bạn nào cho cô biết: với câu kể Ai là gì? thì cần phải chú ý vào bộ phận nào?
Vị ngữ của câu kể Ai là gì? sẽ do loại từ nào tạo thành?
GV hướng dẫn HS về tình huống và nhân vật:
Đầu tiên khi gặp bố mẹ bạn Hà, thì bố mẹ bạn Hà có biết các em là ai hay không?
Vậy việc đầu tiên các em phải làm gì? Và khi nói chuyện với người lớn phải nói như thế nào?
Việc đầu tiên khi đến thăm Hà là phải chào và giới thiệu và nói lý do đến nhà cho bố mẹ bạn Hà biết. Ví dụ: Thưa hai bác, chúng cháu là bạn học cùng lớp với bạn Hà. Nghe tin Hà bị ốm nên chúng cháu đến thăm Hà
Sau đó, giới thiệu từng người trong nhóm ( tên, chức vụ trong lớp và mối quan hệ với bạn Hà)
Câu mà cô ví dụ được nói đầu tiên khi ta giới thiệu cho bố mẹ bạn Hà biết về mình là ai. Vậy những câu sau là những câu nào? Các em cùng nhau thảo luận nhóm 6 để hoàn chỉnh đoạn giới thiệu
GV cho HS thảo luận nhóm 6 thực hiện bài tập, sau đó đóng vai
GV nhận xét, tuyên dương
HS lắng nghe
HS nhắc lại
HS đọc yêu cầu
HS đọc
HS làm việc theo nhóm đôi
HS trả lời
a. – Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên.
* Tác dụng: Dùng để giới thiệu.
– Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội.
* Tác dụng: Dùng để nêu nhận định.
b. Ồng Năm là dân ngụ cư của làng này.
* Tác dụng: Dùng để giới thiệu.
c. Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.
* Tác dụng: Dùng để nêu nhận định.
- Vì các bộ phận trong câu không trả lời cho câu hỏi ai? Là gì?
HS đọc yêu cầu
Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?. Vị ngữ trả lời câu hỏi: Là gì (là ai, là con gì)?
HS làm việc
HS trả lời
Nguyễn Tri Phương // là người Thừa Thiên
Cả hai ông // đều không phải là người Hà Nôi
Ông Năm // là dân ngụ cự của làng này.
Cần trục // là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.
HS nhận xét
HS lắng nghe
HS đọc và phân tích yêu cầu
Câu kể Ai là gì?
Cần chú ý vào vị ngữ
Vị ngữ do danh từ và cụm danh từ tạo thành
HS lắng nghe
Lần đầu gặp, bố mẹ Hà sẽ không biết
Phải giới thiệu, nói có dạ thưa
Các nhóm thảo luận và đóng vai
HS lắng nghe
2 phút
Củng cố:
Nêu tác dụng, những bộ phận trong câu kể Ai là gì??
HS trả lời
1 phút
Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS xem trước bài Luyện từ và câu tiếp theo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 26 Luyen tap ve cau ke Ai la gi_12308587.docx