Dạy bài mới:
*Giới thiệu bài:
- Cho HS xem tranh minh họa trong SGK
- Hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV: Tranh vẽ một em thiếu niên đang chạy trong bom đạn với cái giỏ trên tay. Những tiếng bom rơi đạn nổ bên tai không thể làm tắt đi nụ cười trên gương mặt chú bé
- Hình ảnh của một chú bé được nhà văn nổi tiếng người Pháp Vich – to Huy – go khắc họa rõ nét trong bài “Ga – vrốt ngoài chiến lũy”. Vì sao chú bé Ga – vrốt lại ra ngoài chiến lũy và lòng dũng cảm của em được thể hiện như thế nào thì hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu bài tập đọc Ga – vrốt ngoài chiến lũy.
6 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3672 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Tập đọc - Bài: Ga - Vrốt ngoài chiến lũy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Môn: Tiếng Việt
Phân môn: Tập đọc
Lớp: 4
Bài: GA-VRỐT NGOÀI CHIẾN LŨY
Huy-gô
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: chiến lũy, nghĩa quân, thiên thần, ú tim,...
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga – vrốt.
2. Kĩ năng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng, lưu loát các từ khó, đọc đúng tên riêng người nước ngoài (Ga – Vrốt, Ăng – giôn – ca, Cuốc – phây – rắc) - Đọc diễn cảm toàn bài thể hiện giọng đọc phù hợp với từng nhân vật của truyện.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho HS tự nhận thức, xác định giá trị của bản thân. Biết đảm nhận trách nhiệm, ra quyết định trước một vấn đề trong cuộc sống của mình. Dũng cảm trước những thử thách, khó khăn.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh họa bài tập đọc
- HS: SGK
III. Hoạt động dạy – học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4’
1’
16’
10’
7’
2’
1. Kiểm tra bài cũ: Thắng biển
- Cho 1 HS đọc đoạn 1
- Hỏi: Tìm những từ ngữ, hình ảnh trong đoạn 1 nói lên sự đe dọa của cơn bão biển?
- GV: gió bắt đầu mạnh, nước biển càng dữ, biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé
- Cho 1 HS đọc đoạn 2.
- Hỏi: Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2?
- GV: Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào, một bên là biển, là gió trong cơn giận dữ điên cuồng, một bên là hàng ngàn người với hai bàn tay và những dụng cụ thô sơ, với tinh thần quyết tâm chống giữ.
- Hỏi: Ý nghĩa bài văn?
- GV: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ đê biển.
- Nhận xét bài cũ của HS.
2. Dạy bài mới:
*Giới thiệu bài:
- Cho HS xem tranh minh họa trong SGK
- Hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV: Tranh vẽ một em thiếu niên đang chạy trong bom đạn với cái giỏ trên tay. Những tiếng bom rơi đạn nổ bên tai không thể làm tắt đi nụ cười trên gương mặt chú bé
- Hình ảnh của một chú bé được nhà văn nổi tiếng người Pháp Vich – to Huy – go khắc họa rõ nét trong bài “Ga – vrốt ngoài chiến lũy”. Vì sao chú bé Ga – vrốt lại ra ngoài chiến lũy và lòng dũng cảm của em được thể hiện như thế nào thì hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu bài tập đọc Ga – vrốt ngoài chiến lũy.
- Yêu cầu HS nhắc lại tên bài học
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Hỏi: Có thể chia bài này thành mấy đoạn?
- GV: có thể chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: 6 dòng đầu
+ Đoạn 2: Tiếp đến Ga-vrốt nói
+ Đoạn 3: Còn lại
- Cho HS đọc tiếp nối: (mỗi em một đoạn)
Luyện đọc lần 1:
- Cho 3 HS đọc nối tiếp
- Cho HS nhận xét
- GV sửa lỗi phát âm cho HS (nếu có)
- Cho HS luyện đọc các từ:
Gv đọc mẫu:
+ Ga-vrốt
+ Ăng – giôn - ra
+ Cuốc – phây – rắc
- Ở mỗi từ cho 2 HS đọc
- Cho 1 HS đọc lại cả 3 từ
- Hướng dẫn HS luyện đọc câu hỏi, câu cảm:
+ Cậu làm trò gì đấy? (lên giọng ở cuối câu)
+ Vào ngay! (giọng quát lớn lo lắng)
- Ở mỗi câu cho 2 HS đọc
- Cho 1 HS đọc lại cả 2 câu
Luyện đọc lần 2:
- Cho 3 HS đọc tiếp nối, mỗi em một đoạn
- Cho HS nhận xét
- GV nhận xét
- Cho HS giải nghĩa các từ khó
+ Chiến lũy: tuyến phòng thủ được xây dựng kiên cố hoặc dựng tạm bằng các vật có tác dụng che chở như bao cát, giường, tủ, bàn, ghế,
+ Nghĩa quân: quân khởi nghĩa
+ Thiên thần: thần ở trên trời, thường được cho là rất đẹp và có nhiều phép lạ (theo quan niệm thời xưa)
+ Ú tim: trò chơi trốn tìm ở trẻ em.
- Gọi HS đặt câu với từ “thiên thần”
VD: Cô giáo em đẹp như thiên thần.
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- Cho 3 HS đọc 3 đoạn
- GV nhận xét
- GV đọc mẫu cả bài
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi SGK:
- Đọc thầm đoạn 1:
+Hỏi: Ga-vrốt ra ngoài chiến lũy để làm gì?
+GV: Ga-vrốt nghe Ăng-giôn-ra thông báo nghĩa quân sắp hết đạn nên ra ngoài chiến lũy để nhặt đạn, giúp nghĩa quân có đạn tiếp tục chiến đấu
- Hỏi: Vì sao Ga-vrốt lại ra ngoài chiến lũy trong lúc mưa đạn như vậy?
- GV: Vì em nghe thấy Ăng-giôn-ra nói chỉ còn mười phút nữa thì chiến lũy không còn quá 10 viên đạn.
- Hỏi: Đoạn 1 cho biết điều gì?
- GV: Lý do Ga-vrốt ra ngoài chiến lũy
*Chuyển ý: Chú bé Ga-vrốt nghe Ăng-giôn-ra thông báo nghĩa quân sắp hết đạn là chú bé băng ra ngoài chiến lũy để nhặt đạn, giúp nghĩa quân tiếp tục chiến đấu. Hình ảnh Ga-vrốt ngoài chiến lũy đẹp như thế nào, các em cùng tìm hiểu tiếp.
- Cho HS đọc đoạn 2
+Hỏi: Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt?
+ GV: chú bé dốc vào miệng giỏ những chiếc bao đầy đạn của bọn lính chết ngoài chiến lũy, Cuốc – phây – rắc thét lên, giục cậu quay vào chiến lũy nhưng cậu vẫn nán lại để nhặt đạn, cậu phốc ra, lui, tới, cậu chơi trò ú tim với cái chết.
- Hỏi: Nêu ý chính của đoạn 2
- GV: Lòng dũng cảm của Ga-vrốt
- Cho HS đọc đoạn 3
+Hỏi: Vì sao tác giả nói Ga – vrốt là một thiên thần?
+GV: Vì bóng cậu nhỏ bé, lúc ẩn, lúc hiện trong khói đạn như thiên thần lúc ẩn lúc hiện. Đạn bắn theo em, em nhanh hơn đạn ,em chơi trò ú tim với cái chết...
+ Hỏi: Em có cảm nghĩ gì về nhân vật Ga-vrốt ?
+ GV: Ga-vrốt là một thiếu niên anh hùng, không sợ nguy hiểm đến thân mình lo cho nghĩa quân không còn đạn để tiếp tục chiến đấu.
- Hỏi: Nêu ý chính của đoạn 3.
- GV: Ga-vrốt là một thiên thần.
- Hỏi Nội dung bài học này là gì? (Câu hỏi gợi ý: Ca ngợi ai? Về điều gì?)
- GV: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt.
*Liên hệ thực tế: Ở Việt Nam ta cũng có những anh hùng nhỏ tuổi rất gan dạ dũng cảm trong những cuộc chiến tranh. Ví dụ như anh Kim Đồng – làm liên lạc giữa làn mưa bom; Nguyễn Bá Ngọc – cứu em bé nhỏ khi máy bay địch ném bom và anh đã hi sinh; Lê Văn Tám đốt kho xăng của địch bằng cách tẩm xăng vào người.
2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm:
*Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Chọn đoạn: “Ga-vrốt dốc bảy, tám bao đạn. một cách thật ghê rợn”
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS nhấn giọng ở các từ
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- Chọn 3 HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Cho HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học:
+ Hôm nay chúng ta vừa học bài gì?
+ Các em học được điều gì từ cậu bé Ga-vrốt?
*Giáo dục: Trong cuộc sống các em cũng cần phải có lòng dũng cảm, như dám nhận lỗi với thầy cô, cha mẹ về những khuyết điểm, những lỗi lầm mà mình mắc phải để sửa đổi. Có như vậy bản thân chúng ta sẽ tiến bộ hơn rất nhiều.
- Dặn HS về nhà học thuộc nội dung bài học và chuẩn bị bài tiếp theo: “Dù sao trái đất vẫn quay”.
- 1 HS đọc
- HS trả lời
- Lắng nghe
- 1 HS đọc đoạn 2
- HS trả lời
- Lắng nghe
- HS trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Quan sát
- HS trả lời
- HS nhắc lại tên bài học
- 1 HS đọc toàn bài
- HS trả lời
- Lắng nghe
- 3 HS đọc
- HS nhận xét
- Lắng nghe
- 2 HS đọc
- 1 HS đọc
- 2 HS đọc
- 1 HS đọc
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS nhận xét
- Lắng nghe
- HS giải nghĩa
- HS đặt câu
- Luyện đọc theo cặp
- 3 HS đọc
- Lắng nghe
- HS trả lời
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe
- HS trả lời
- Lắng nghe
- 1 HS đọc
- Trả lời
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe
- 1 HS đọc
- Trả lời
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Luyện đọc theo cặp
- 3 HS đọc
- HS nhận xét
- Lắng nghe
- Trả lời
- Trả lời
- Lắng nghe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 26 Gavrot ngoai chien luy_12406384.docx