Giáo án lớp 4 môn Toán, kì I

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn : “ Một hôm vẫn khóc” trong bài Tập đọc “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”.

- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu (l/n) dễ lẫn.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng nghe – viết, phân biệt chính tả.

3. Thái độ

- GD HS tính cẩn thận, ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: bảng phụ chép bài tập 2a

- Học sinh: đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra đồ dùng môn học của học sinh

 

doc15 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán, kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Thứ tư, ngày 5 tháng 9 năm 2018 Chiều tập đọc Tiết 1: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu MỤC TIÊU Kiến thức - Đọc trôi chảy, thể hiện lời nhân vật. - Hiểu từ và nội dung bài qua các câu hỏi: Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối. Kĩ năng - Rèn kĩ năng ngôn ngữ, giao tiếp, đọc chuẩn, chính xác. Thái độ - Yêu thích môn học, tự giác trong học tập. CHUẨN BỊ - Chuẩn bị của GV: truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài. - Chuẩn bị của HS: đồ dùng học tập, đọc trước bài ở nhà. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. Ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sách vở, đồ dùng môn học của học sinh. Bài mới Giới thiệu bài. - Giới thiệu các chủ điểm và tên bài học. Bài mới Hoạt động 1: Luyện đọc - Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn. Kết hợp sửa lỗi phát âm, đọc từ và câu khó. - Luyện đọc lần 2. GV nhận xét giọng đọc, sửa lỗi phát âm. Luyện đọc cả bài. GV đọc diễn cảm cả bài. 1 HS đọc, nêu cách chia đoạn. Học sinh luyện đọc theo nhóm 4. 2-3 nhóm đọc trước lớp. 1-2 HS đọc cả bài. - HS chú ý lắng nghe. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. ( bỏ ý 2 câu 4) Yêu cầu HS đọc các câu hỏi trong SGK và thảo luận trả lời theo nội dung câu hỏi. - Chị Nhà Trò rất yếu ớt Những chi tiết nào cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? - Chị Nhà Trò bị ức hiếp Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào? - Tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? GV tổng kết các ý kiến, cho HS rút ra ý chính của từng đoạn và nội dung chính của bài. GV ghi nội dung bài: Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công và bênh vực kẻ yếu. HS thảo luận theo cặp trả lời. - Thân hình bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu, chưa quen mở. - Trước đây, mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của lũ nhện. Sau đấy chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò yếu ớt kiếm ăn không đủ, không trả được nợ. Bọn nhện đã đánh mấy lần. Lần này chúng chăng tơ chặn đường dọa ăn thịt. - Lời nói: “ Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.” - Hành động: xòe cả hai càng ra, dắt Nhà Trò đi. - HS nêu ý chính của đoạn và nội dung của bài. - 2 HS nhắc lại nội dung bài. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm - GV yêu cầu HS đọc từng đoạn và nêu cách đọc đoạn đó. - Hướng dẫn HS gạch chân các từ cần đọc nhấn giọng một cách tự nhiên. - 4 HS nối tiếp đọc cả bài và nêu cách đọc. - HS thực hiện theo yêu cầu. Củng cố, dặn dò. - Nhắc lại nội dung bài học. - Yêu cầu tự liên hệ với bản thân. - Chuẩn bị bài: Mẹ ốm. Toán Tiết 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 MỤC TIÊU Kiến thức - Ôn tập về cách đọc viết các số đến 100 000, phân tích cấu tạo số. Kĩ năng - Rèn kĩ năng thực hành đọc, viết, phân tích cấu tạo số. Thái độ - Nghiêm túc, tự giác trong học tập. CHUẨN BỊ - Giáo viên: đồ dùng giảng dạy. - Học sinh: đồ dùng học tập. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. Bài mới Giới thiệu bài - Giới thiệu chương trình Toán lớp 4. Bài mới Hoạt động 1: Ôn lại cách đọc, viết số - GV viết số 83251 lên bảng và yêu cầu HS đọc. - Tương tự với các số: 83001, 80201, 80001 - Cho HS nêu lại các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn và tròn chục nghìn. - HS đọc: tám mươi ba nghìn hai trăm năm mươi mốt. - HS đọc và nêu rõ giá trị từng hàng. - HS trả lời miệng và ghi vào vở nháp. Số tròn chục là số có 1 chữ số 0 ở tận cùng,. Hoạt động 2: thực hành Bài 1. GV nêu yêu cầu. - Cho HS nêu quy luật viết, thống nhất kết quả. - Củng cố cách viết tia số. - Yêu cầu HS làm ý b. - Gọi 1 số HS đọc kết quả. Bài 2. Yêu cầu HS tự phân tích mẫu. Củng cố cách đọc, viết số. Bài 3. - Yêu cầu HS tự phân tích mẫu. - Củng cố cách phân tích số thành tổng. - GV hướng dẫn HS cách viết từ một tổng thành số theo mẫu. - HS nhận xét và nêu quy luật: số viết sau trên tia số hơn số viết trước 10000 đơn vị. - HS tự làm ý b. - HS đứng tại chỗ trả lời. - HS nhớ lại cách đọc, viết số, cách xác định chữ số ở các hàng. - HS nhận xét và nêu quy luật phân tích số. 8723=8000+700+20+3 Số 8723 viết thành tổng của tám nghìn, bảy trăm, hai chục và ba đơn vị. - 2 HS lên bảng làm 2 số tiếp theo. - HS thực hành viết các số ra nháp. - 2 HS đứng tại chỗ đọc kết quả. Củng cố, dặn dò. - GV chốt cách đọc, viết các số đến 100 000. Phân tích cấu tạo số. - Nhắc HS chuẩn bị bài: Ôn tập các số đến 100 000 (tiếp) Khoa học Tiết 1: Con người cần gì để sống? MỤC TIÊU Kiến thức - Học sinh nêu được các điều kiện vật chất cần thiết để con người duy trì được cuộc sống của mình. - Kể được những điều kiện tinh thần cần cho cuộc sống của mình. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, nhận xét, đánh giá. Thái độ - Có ý thức giữ gìn các điều kiện vật chất và tinh thần. - Tự giác, nghiêm túc trong học tập. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Tranh minh họa, phiếu học tập. - Học sinh: Đọc trước bài ở nhà. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Bài mới Giới thiệu bài - GV giới thiệu môn học, giới thiệu các kí hiệu dùng trong sách. - Giới thiệu các chủ đề, bài học. Bài mới Hoạt động 1: Con người cần gì để sống? GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm: - Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 hoặc 6 HS. - Yêu cầu các em thảo luận để trả lời câu hỏi: con người cần gì để sống? - Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận, ghi những ý không trùng lặp lên bảng. - Yêu cầu HS hoạt động theo yêu cầu của GV: khi GV ra hiệu tất cả bịt mũi, nín thở. Ai cảm thấy không chịu được nữa thì thôi và giơ tay lên. - GV nhận xét: chúng ta không thể nhịn thở quá 3 phút. - GV nêu câu hỏi để HS tìm ra các điều kiện cần để con người tồn tại. KL: để duy trì sự sống như mọi sinh vật con người cần các yếu tố vật chất như không khí, nước uống, thức ăn - HS chia nhóm, cử nhóm trưởng và thư kí để tiến hành thảo luận. - Tiến hành thỏ luận và ghi ý kiến vào giấy. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả - HS hoạt động theo yêu cầu của GV. Thông báo thời gian nhịn thở. - HS lần lượt trả lời: đó là không khí, thức ăn, nước uống, quần áo Hoạt động 2: Những yếu tố cần cho sự sống mà chỉ có con người cần - Yêu cầu HS quan sát các hình minh họa trang 4,5 SGK. - Hỏi: con người cần những gì cho cuộc sống hàng ngày của mình? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. - GV thu phiếu, nhận xét và nêu kết luận. KL: ngoài các yếu tố về vật chất như thức ăn, nước uống, không khíđể duy trì sự sống con người cũng cần các yếu tố tinh thần, văn hóa, xã hội và những tiện nghi khác - HS quan sát hình minh họa. - HS nối tiếp nhau trả lời, mỗi HS trả lời cho nội dung 1 hình vẽ. - HS nhận phiếu, hoàn thành. - HS chú ý theo dõi, ghi chép. Củng cố - Nhắc lại nội dung bài học. - Trả lời câu hỏi: chúng ta phải làm gì để giữ gìn các điều kiện sống của mình? - Xem trước bài 2. Thứ năm, ngày 6 tháng 9 năm 2018 Chiều Toán Tiết 2: Ôn tập các số đến 100 000(tiếp) MỤC TIÊU Kiến thức - Giúp học sinh ôn tập về: tính nhẩm, bốn phép tính đã học trong phạm vi 100 000. So sánh các số trong phạm vi 100000. Thứ tự các số đến 100000. Kĩ năng - Rèn kĩ năng tính nhẩm, đặt tính, so sánh, sắp xếp các số. Thái độ - Có thái độ nghiêm túc, tự giác, tích cực trong học tập. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Bảng phụ, phấn mầu. - Học sinh: đồ dùng học tập. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS lên bảng làm bài sau: Phân tích các số sau thành tổng: 2818; 3501; 4510 Bài mới Giới thiệu bài - Ở tiết học trước các em đã được ôn tập lại các viết, cách đọc các số trong phạm vi 100000. Trong tiết này các em lại tiếp tục ôn tập về các phép tính đã học, so sánh và sắp xếp các số trong phạm vi 100000. Bài mới Hoạt động : Ôn tập Bài 1: Tính nhẩm - Cộng trừ nhẩm các số tròn nghìn (các số tròn chục nghìn) - Yêu cầu HS làm cột 1. - Gọi HS chữa bài. - Gv nhận xét, sửa. Bài 2: Đặt tính rồi tính: - Yêu cầu HS làm cả bài. Bài 3: So sánh (điền dấu) - Yêu cầu HS làm 2 dòng đầu. - Yêu cầu HS nêu cách so sánh 2 số. - Hai số này cùng có 4 chữ số. - ở hàng chục có 7 < 9 nên 5870 < 5970. Vậy ta viết 5870 < 5970 * Khác số chữ số – số có số c/s nhiều hơn thì lớn hơn. Bài 4: GV viết phần b lên bảng b) Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé: 92 678; 82 679; 79 862; 62 987 - HS ghi nhẩm kết quả ra nháp. - Cả lớp thống nhất KQ HS làm bài tập 1 - Nhẩm tính và ghi kết quả vào vở. - 2 HS lên bảng làm. - HS nêu yêu cầu và làm bài 2. 2 HS lên bảng trình bày( Chữa phần phép nhân, chia) - HS nhận xét . - HS đọc yêu cầu, xác định nội dung. - HS làm bài rồi chữa bài. - HS nêu cách so sánh hai số 5870 và 5890 - HS nêu yêu cầu và tự làm vào vở. - HS chữa miệng. Củng cố - Nêu cách so sánh 2 số tự nhiên - Nhắc nhở H/S về nhà tiếp tục ôn tập các số đến 100 000( tiếp) Chính tả Tiết 1: Nghe – viết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu Phân biệt: L/N MỤC TIÊU Kiến thức - Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn : “ Một hômvẫn khóc” trong bài Tập đọc “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”. Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu (l/n) dễ lẫn. Kĩ năng - Rèn cho học sinh kĩ năng nghe – viết, phân biệt chính tả. Thái độ - GD HS tính cẩn thận, ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. CHUẨN BỊ - Giáo viên: bảng phụ chép bài tập 2a - Học sinh: đồ dùng học tập. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng môn học của học sinh Bài mới Giới thiệu bài - Nêu yêu cầu bài học. Bài mới Hoạt động 1: Hướng dẫn chính tả - Trao đổi về nội dung đoạn viết: + Đoạn viết cho em biết điều gì? (Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò.) - Hướng dẫn viết từ khó: + YC HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết: cỏ xước, mới lột, chùn chùn + YC HS đọc viết các từ tìm được. - Viết chính tả: + Nhắc nhở HS khi viết. + Đọc cho HS viết bài. + Đọc cho HS soát lỗi. + Thu bài (3- 5 bài). Nhận xét bài Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập Bài 2a : GV gọi HS nêu yêu cầu . + GV treo bảng phụ. + GVNX chốt đáp án đúng.(lẫn – nở nang – béo lẳn – chắc nịch, lông mày – loà xoà, làm cho.) Bài 3a: Cho HS thi giải đúng, giải nhanh. + GV nhận xét tuyên dương em làm nhanh, làm đúng. + GV giới thiệu qua về cái la bàn -1 HS đọc đoạn viết, HS khác lắng nghe. + HS.nêu:.... +HS nêu,... - 3 HS lên bảng viết. + HS viết bài vào vở. + HS đổi vở soát lỗi. + HS nêu yêu cầu và tự làm bài. + 3HS lên làm, HS khác làm vào VBT + HS nhận xét bài làm của bạn. + HS nêu YC giải câu đố + HS làm vào nháp. Đáp án: cái la bàn Củng cố, dặn dò Nhắc học sinh lưu ý khi viết các chữ có phụ âm đầu l/n LTVC Tiết 1: Cấu tạo của tiếng I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng ( âm đầu, vần, thanh) - ND Ghi nhớ - Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở bài tập 1vào bảng mẫu. HS giải được câu đố ở BT2 ( mục III ) 2. Kĩ năng - Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng. 3. Thái độ - HS có ý thức học để vận dụng bài học. II. CHUẨN BỊ - Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo tiếng, có ví dụ điển hình. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sách vở, đồ dùng môn học. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài - Nêu yêu cầu tiết học. b. Bài mới Hoạt động 1 : Tìm hiểu cấu tạo của tiếng - GV Y/C HS đọc phần nhận xétvà thực hiện 4 yêu cầu trong SGK - Gọi Hs bào cáo kết quả từng y/c của phần nx. - GV cùng HS thống nhất đưa ra đáp án đúng + Y/C 1: GV dùng gạch / ngăn cách các tiếng. + Y/C 2,3 : HS đánh vần bất kỳ tiếng nào. + Y/C 4: Gọi Hs phân tích và nhận xét. Hoạt động 2 : ghi nhớ - Y/C HS trao đổi để rút ra ghi nhớ. + GV nêu lại theo sơ đồ bảng phụ Hoạt động 3 : Luyện tập Bài 1 : HS đọc thầm yêu cầu bài. + Yêu cầu trình bày kết quả.Nêu các tiếng có đủ 3 bộ phận *Chốt :Trong TV mỗi tiếng gồm 3 bộ phận: ÂĐ; V; T 2 bộ phận V;T không thể thiếu ; bộ phận ÂĐ có thể thiếu... Bài 2 : Gọi HS đọc lại yêu cầu bài - HD HS làm vào vở bài tập .Khuyến khích HS tìm thêm các câu đố tương tự - HS làm việc cặp đôi - HS trao đổi và ghi lại kq - 1số HS báo cáo - HS nhắc lại. - HS nêu - 1-2 HS lên phân tích. - HS đọc thầm ghi nhớ. - 2 - 3 HS đọc thành tiếng. - HS làm bài vào vở. - HS đếm số lượng tiếng và phân tích. - Mỗi HS phân tích 1 tiếng - HS suy nghĩ giải đố và làm bài vào vở bài tập. - HS nêu kết quả câu đố - 2 HS nhắc lại 4. Củng cố bài Gọi HS nêu lại phần ghi nhớ.Tự phân tích những tiếng chưa hiểu Thứ sáu, ngày 7 tháng 9 năm 2018 Toán Tiết 3: Ôn tập các số đến 100000 (tiếp theo) MỤC TIÊU Kiến thức - Tiếp tục ôn tập cho học sinh các phép tính trong phạm vi 100000. - Ôn tập tính giá trị của biểu thức, tìm x. Kĩ năng - Rèn kĩ năng tính toán, thực hiện phép tính, tìm thành phần chưa biết. Thái độ - Có thái độ tự giác, tích cực, yêu thích môn học. CHUẨN BỊ - Giáo viên: bảng phụ, phấn màu. - Học sinh: đồ dùng học tập. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu: Đặt tính rồi tính: 28211-10501; 1324x5 Bài mới Bài 1. Tính nhẩm - HS cả lớp là cột 1 Bài 2. Đặt tính rồi tính. - Yêu cầu HS thực hiện phần b. - Yêu cầu 4 HS lên bảng làm. - GV nhận xét. Bài 3. Tính giá trị biểu thức - Yêu cầu cả lớp làm 2 phần a,b - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện tính. - Gọi HS nhận xét, GV chốt kết quả. Bài 4. Tìm x: - Gọi 4 HS lên bảng thực hiện tìm x, với mỗi phần yêu cầu HS nêu cách làm. - Nhận xét và chốt cách làm. - HS tính nhẩm rồi điền kết quả vào vở. - 2 H/S lên bảng chữa bài. Cả lớp nêu miệng, nhận xét. - HS thực hiện ý b ra vở nháp. - Lớp thực hiện phép tính, nhận xét kết quả. - HS chữa bài vào vở. - HS thực hiện yêu cầu. - Cả lớp thực hiện ra nháp - HS nhận xét, chữa bài vào vở. - 4 HS lên bảng nêu cách làm và thực hiện tìm x. Củng cố, dặn dò - Nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính. - Về nhà ôn tập lại các phép tính trong phạm vi 100000. Xem trước bài: Biểu thức có chứa một chữ. Kể chuyện Tiết 1: Sự tích hồ Ba Bể Truyện dân gian Việt Nam MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS kể lại được câu chuyện, hiểu được ý nghĩa của câu chuyện : Ngoài việc giải thích sự hình thành của hồ Ba Bể , câu chuyện còn ca ngợi những con người giầu lòng nhân ái và khẳng định người giầu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. - GDHS sống chan hoà, yêu thương mọi người. * Liên hệ với lối sống của bản thân. 2. Kĩ năng - Rèn cho học sinh kĩ năng nghe, nói. 3. Thái độ - Tích cực, tự giác trong học tập. CHUẨN BỊ - Các tranh minh hoạ trong SGK. - Tranh ảnh về hồ Ba Bể. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng môn học của học sinh. Bài mới Hoạt động 1: GV kể chuyện: - GV kể lần 1 sau đó giải nghĩa từ. - GV kể chuyện lần 2 , vừa kể GV vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện. - YC HS nêu ND từng tranh. - Nhận xét. - GV cho HS kể nối tiếp câu chuỵên dựa vào tranh minh hoạ . - Nhận xét ( HS – GV ). - GV cho HS kể lại cả câu chuyện . - GVtổ chức cho HS nhận xét và đánh giá bài kể của các bạn. - Thi KC trước lớp: 1-2 tốp, mỗi tốp 4 HS Hoạt động 3: ý nghĩa của chuyện - GV: Theo các em, ngoài việc giải thích về sự hình thành của hồ Ba Bể , câu chuyện còn nói với chúng ta điều gì ? * LH: Em đã giúp người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn chưa? Đó là việc gì? - HS nghe - HS nêu. - Một nhóm 4 HS nối tiếp nhau dựa vào tranh minh hoạ kể lại từng đoạn của truyện. - Một số HS kể lại cả câu chuyện . HS khác lắng nghe để học tập và nhận xét. - HS nhận xét, bình chọn. - HS thảo luận theo nhóm đôi trong 2 phút để trả lời về ý nghĩa của câu chuyện - Một vài đại diện trình bày trước lớp. - Câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định : Những người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. 4. Củng cố – dặn dò: - Nêu ý nghĩa câu chuyện? - Nhận xét. toán Tiết 4: Biểu thức có chứa một chữ MỤC TIÊU Kiến thức - Giúp học sinh bước đầu nhận biết biểu thức có chứa một chữ. - Biết cách tính giá trị của biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể. Kĩ năng - Rèn kĩ năng thay số, tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ. Thái độ - Tự giác, tích cực, yêu thích môn học. CHUẨN BỊ - Giáo viên: bảng phụ, mẫu chữ, số in. - Học sinh: đồ dùng học tập. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ - Tìm x biết: x+23452=35213 x-1234=789 Bài mới Hoạt động 1: biểu thức có chứa một chữ GV đặt vấn đề: Nếu như bạn Lan có 3 quyển vở, mẹ cho bạn thêm 1 quyển vở nữa. Làm như thế nào chúng ta sẽ biết bạn Lan có bao nhiêu quyển vở? - Vậy nếu như mẹ không phải cho Lan thêm 1 quyển mà là 1 số quyển? - Giả sử ta coi số quyển sách mẹ cho Lan thêm là a quyển sách thì Lan có bao nhiêu quyển sách? - Giới thiệu: biểu thức 3+a có một số cụ thể và một chữ cái. Ghi nhớ: biểu thức 3+a là một biểu thức có chứa một chữ - HS: ta lấy 3+1=4 quyển vở. - Ta lấy số vở ban đầu cộng với số được thêm. - HS đưa ra biểu thức: 3+a - HS ghi nội dung ghi nhớ. Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách tình giá trị của biểu thức có chứa một chữ. - Hướng dẫn HS tính giá trị biểu thức 3+a như SGK( làm mẫu một phần) + Nếu a=2 thì 3+a=3+2=5; 5 là một giá trị của biểu thức 3+a - Y/c HS tự thay a bằng một số khác rồi tính giá trị của biểu thức 3+a. - GV nhận xét chốt về giá trị biểu thức. Mỗi lần thay chữ a bằng một số ta tính được một giá trị của biểu thức 3+a - Y/c HS lấy thêm VD về biểu thức có chứa một chữ. - HS quan sát mẫu - HS lần lượt tự thay chữ bằng số rồi tính kq - HS lấy thêm VD về biểu thức có chứa một chữ. Hoạt động 3: thực hành Bài 1: Cho HS làm chung phần a, thống nhất kết quả. - Phần b,c cho HS tự làm vào vở theo mẫu Bài 2 : GV kẻ bảng phần a như SGK và HD xác định y/c của bài Phần b khuyến khích HS tự làm Bài 3 : a GV tổ chức cho HS thi nhẩm nhanh kq Phần b: Y/c HS tự làm vào vở, GV thu một số bài nx( làm 2 trường hợp ) - Nhận xét - HS quan sát mẫu - HS tự làm sau đó 2 HS lên bảng chữa - HS thực hiện ở vở nháp và nêu lại cách tính. - 2 HS lên bảng chữa - HS thi đua -HS tự làm phần b và nêu kết quả . Củng cố - Cho HS nêu lại ghi nhớ và lấy thêm VD về biểu thức có chứa một chữ. Tập đọc Tiết 2: Mẹ ốm MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài thơ, đọc đúng nhịp điệu bài thơ, giọng nhẹ nhàng tình cảm. - Hiểu ý nghĩa của bài thơ : Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với ngời mẹ bị ốm. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng đọc lưu loát. 3. Thái độ - Có thái độ nghiêm túc, yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ - Tranh minh hoạ bài trong SGK. - Bảng phụ chép khổ thơ luyện đọc diễn cảm. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ - 2 HS đọc nối tiếp bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.” Kết hợp trả lời câu hỏi. - Nhận xét HS. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài :- Nêu yêu cầu nội dung bài. b. Nội dung: Hoạt động 1 .Luyện đọc - GV cho HS đọc. GV kết hợp sửa lỗi phát âm, hướng dẫn cách đọc một số câu thơ: Cánh màn/ khép lỏng cả ngày. Truyện Kiều gấp lại/trên đầu bấy nay. - HD HS hiểu nghĩa một số từ ngữ: y sĩ, nói, lỏng, truyện Kiều, - GV đọc diễn cảm bài thơ. Hoạt động2. Tìm hiểu bài - GV nêu câu hỏi 1. Gọi HS trả lời. GV nhận xét bổ sung. - GV nêu câu hỏi 2. - Gọi HS trả lời. GV nhận xét bổ sung. - GV nêu câu hỏi 3. - Gọi HS trả lời. GV nhận xét bổ sung. - Nội dung bài : Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với ngời mẹ bị ốm. Hoạt động 3. Luyện đọc diễn cảm. - Cho HS đọc. - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng bài thơ. - Nhận xét, tuyên dương. - 1 HS đọc bài. Lớp theo dõi. HS tiếp nối đọc 7 khổ thơ : 2 - 3 lượt. - HS luyện đọc theo cặp. - 1 - 2 HS đọc cả bài. - HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi( HS nêu) ý 1: Dấu hiệu mẹ ốm. - HS đọc thầm khổ thơ 3 và trả lời câu hỏi.( HS nêu) ý 2: Tình cảm của hàng xóm. - HS đọc thầm toàn bài thơ và trả lời câu hỏi 3.( HS nêu) ý 3: Tình cảm của bạn nhỏ. - 2 HS nêu lại. - 7 HS tiếp nối đọc bài thơ 1 lượt. - Luyện đọc diễn cảm theo cặp - HS thi đọc trước lớp. 4. Củng cố, dặn dò : - Nêu nội dung bài. - Đọc trước bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( tiếp). Sinh hoạt Sinh hoạt lớp cuối tuần Kiểm điểm các hoạt động trong tuần 1: Lớp trưởng điều khiển - Ổn định tổ chức lớp. - Quản ca cho cả lớp hát một bài. a) Tổng kết thi đua tuần qua. ... b)Văn nghệ: Quản ca phụ điều khiển 2 tiết mục văn nghệ. Phương hướng tuần 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12536227.doc
Tài liệu liên quan