Giáo án Lớp 4 Tuần 1 - Cả ngày

BUỔI CHIỀU

Tiết: Luyện Tiếng việt

LUYỆN ĐỌC: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I Mục tiêu:

- Đọc rành mạch, trôi chảy, bư¬ớc đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa Sgk- trang 4.

- Tập truyện Dế Mèn phiêu lưu ký – Tô Hoài.

III. Hoạt động học:

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Khởi động:

 - Lớp hát một bài hát.

2. Luyện đọc:

Hoạt động cả lớp: Nghe 1 bạn đọc toàn bài.

Hoạt động nhóm 4:

- N4: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm luyện đọc: đọc nối tiếp các đoạn; đọc từ khó( GV giúp đỡ các bạn chậm về phát âm từ khó, câu dài)

-Đọc từ chú giải

 

doc38 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 768 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 1 - Cả ngày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tình cảm - H yêu thích đọc thơ và biết ơn công lao to lớn của người mẹ. - Giáo dục HS hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. II. Các hoạt động học: A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Khởi động: Cả lớp. - HĐTQ gọi bạn dọc bài hôm trước và trả lời câu hỏi. 2. Luyện đọc: Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng từ và câu, ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ. Cả lớp. - Nghe cô giáo (hoặc bạn) đọc bài. Cả lớp theo dõi, đọc thầm. - Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa (Cá nhân, N4) Hoạt động nhóm 6. - Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc: cá nhận chỉ ra từ chưa hiểu, các bạn khác nghe và giải thích cho bạn hoặc GV giải thích. - Cùng luyện đọc. - Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn cùng đọc nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong nhóm và nhận xét. Đánh giá hoạt động: + Hiểu các từ ngữ trong bài. Đọc đúng các từ và câu. + Đọc diễn cảm bài thơ – đọc đúng nhịp điệu bài thơ, giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 3. Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm, thảo luận nhóm, trình bày kết quả trước lớp theo các câu trả lời câu hỏi ở SGK. - HS nêu nội dung chính của bài: Đánh giá: Quan sát, bằng lời - HS tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để trả lời đúng các câu hỏi: Câu 1: Những câu thơ trên cho thấy mẹ của tác giả thường ngày hay ăn trầu, đọc Truyện Kiều, siêng năng với công việc ruộng vườn. Nay bị ốm, không ăn trầu được, để lá trầu bị khô giữa cơi trầu, không đọc được Truyện Kiều. Sách phải gấp lại để trên đầu giường. Còn ruộng vườn thì không thể chăm nom được. Câu 2: Đó là những câu: Mẹ ơi ! Cô bác xóm làng đến thăm. Người cho trứng, người cho cam. Và anh y sĩ đã mang thuốc vào. Câu 3: Đó là những chi tiết : + Cảm nhận được nỗi vất vả khó nhọc mà cuộc đời người mẹ đã trải qua: - Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan - Cả đời đi gió đi sương Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi Vì con mẹ khổ đủ điều Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn > Xót thương mẹ. - Con mong mẹ khỏe dần dần Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say. -> Mong mẹ chóng khỏe. - Mẹ vui, con có quản gì Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca Rồi con diễn kịch giữa nhà Một mình con sắm cả ba vai chèo.. -> Làm mọi việc để mẹ vui. Mẹ là đất nước tháng ngày của con. -> Mẹ là người có nhiều ý nghĩa to lớn... - Nội dung: Bạn nhỏ đã bộc lộ tình cảm yêu thương sâu sắc và lòng hiếu thảo của mình khi mẹ của bạn bị ốm. Đồng thời bày tỏ lòng biết ơn và sự cảm nhận của người con về người mẹ kính yêu của mình 4. Luyện đọc diễn cảm: Hoạt động nhóm đôi. Cả lớp. - Nghe GV HD luyện đoạn hai khổ đầu. - Nghe G đọc mẫu, một số H đọc. Hoạt động nhóm 4. - Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên trong nhóm đọc. - Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm ( Đại diện một số nhóm đọc). Lớp nghe bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt. Đánh giá: - Đọc diễn cảm, biết ngắt đúng ở cuối dòng và nghỉ cuối khổ thơ - Học thuộc lòng 1,2 khổ thơ, cả bài thơ. - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm 1,2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Lên hệ: Làm gì khi mẹ của mình bị ốm? - Em hãy đọc thuộc lòng bài cho người thân nghe. Tiết: Toán ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp theo) I.Mục tiêu - Tính nhẩm, thực hiện phép tính cộng trừ các số có 5 chữ số, nhân chia số có 5 chữ số với (cho) số có 1 chữ số. - Tính được giá trị của biểu thức. - HS làm được các bài tập: 1,2 (b),3 (a, b). - Luyện tính nhẩm, tính giá trị biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính. - Củng cố bài toán có liên quan đến rút về đơn vị. - Có ý thức học toán tính toán nhanh, chính xác. II. Các hoạt động học A HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1.Khởi động: Cả lớp. Ban học tập điều hành: Gọi H làm bài 2a. Việc 1: Trao đổi, nhận xét, đánh giá bài làm của bạn. Việc 2: GV nhận xét – Giới thiệu bài. Đánh giá: nhận xét, viết +Đặt tính đúng, kết quả chính xác, đảm bảo thời gian. + Trả lời chính xác, to rõ. Ghi kết quả đúng, đẹp. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. 1. Làm BT 1. Cá nhân - Tự đọc yêu cầu, làm bài vào vở bài tập- GV giúp dỡ H còn chậm - Chia sẻ trước lớp. Cả lớp. \Mời GV chia sẻ. Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời. +Tự tính nhẫm nhanh, kết quả chính xác, đảm bảo thời gian. + Trả lời chính xác, to rõ. Ghi kết quả đúng, đẹp. a) 6000 + 2000 - 4000 Có thể tính nhẩm như sau: 6 nghìn + 2 nghìn - 4 nghìn = 8 nghìn - 4 nghìn = 4 nghìn Và ghi như sau: 6000 + 2000 - 4000 = 8000 - 4000 = 4000 Nhẩm tương tự như trên ta có: 90000 - (70000 - 20000) = 90000 - 50000 = 40000 90000 - 70000 - 20000 = 20000 - 20000 = 0 12000 : 6 = 2000 b) 21000 x 3 Có thể nhẩm: 21 nghìn  x 3 = 63 nghìn Và ghi: 21000 x 3 = 63000 Nhẩm tương tự như trên ta có: 9000 - 4000 x 2 = 9000 - 8000 = 1000 (9000 - 4000) x 2 = 5000 x 2 = 10000 8000 - 6000 : 3 = 8000 - 2000 = 6000 2. Làm BT 2: Đặt tính rồi tính Hoạt động nhóm đôi. - Từng cặp thảo luận, thực hành. - Chia sẻ trước lớp Đánh giá: nhận xét, viết +Đặt tính đúng, kết quả chính xác, đảm bảo thời gian. + Trả lời chính xác, to rõ. Ghi kết quả đúng, đẹp. 3. Làm BT 3: Tính giá trị của biểu thức Hoạt động nhóm đôi. -Từng cặp thảo luận, thực hành. - Chia sẻ trước lớp. Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời, viết. - HS tham gia hoạt động nhóm tích cực, thao tác nhanh; diễn đạt trôi chảy, chính xác. - Luyện tính nhẩm, tính được giá trị biểu thức số. a) 3257 + 4659 - 1300 = 7916 - 1300 = 6616 b) 6000 - 1300 x 2 = 6000 - 2600 = 3400 c) (70850 - 50230) x 3 = 20620 x 3 = 61860 d) 9000 + 1000 : 2 = 9000 + 500 = 9500 4. Làm BT 4 Hoạt động nhóm 4. - Nhóm trưởng điều hành thảo luận làm bài và chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ trước lớp. Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời, viết. - tìm được thành phần chưa biết của phép tính. + Trả lời chính xác, to rõ. Ghi kết quả đúng, đẹp. a) x + 875 = 9936              x = 9936 - 875          x = 9061     +) x - 725 = 8259           x = 8259 + 725        x = 8984    b) x×2=4826x×2=4826      x = 4826 : 2      x = 2413 +) x : 3 = 1532     x = 1532 x 3     x = 4596 5. Làm BT 5 Hoạt động nhóm 3. Việc 1: Cá nhân đọc yêu cầu Việc 2: Trao đổi, nhận xét, đánh giá bài làm của bạn, cùng đi đến thống nhất kết quả. Nói cho bạn nghe cách làm của mình. Việc 3: Đổi vai thực hiện và đánh giá nhận xét cách làm của bạn. Đánh giá: nhận xét, viết - Thực hiện tính đúng, vận dụng vào giải toán; HS biết luyện tính nhẩm... - Củng cố bài toán có liên quan đến rút về đơn vị Số tivi sản xuất trong 1 ngày là: 680 : 4 = 170 (chiếc) Số tivi sản xuất trong 7 ngày là: 170 x 7 = 1190 (chiếc) Đáp số: 1190 chiếc . - Tính chính xác, đảm bảo thời gian, trình bày khoa học, đẹp. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Về nhà chia sẻ với người thân cách làm bài tập còn lại. Tiết: Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG I. Mục tiêu - Điền được cấu tạo của tiếng theo ba phần đã học (âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu ở BT1. - Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2, BT3 - H còn chậm hiểu và làm đúng BT. HS khác nhận biết được các cặp tiếng bắt vần với nhau trong thơ (bt4); giải được câu đố ở bài tập 5. - Tích cực, hợp tác, có kĩ năng tốt trong hoạt động nhóm. II. Đồ dùng dạy học - Bảng mẫu ở BT1. III. Hoạt động học. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. * Khởi động Cả lớp. - Tiếng do những bộ phận nào cấu thành? Cho ví dụ?. - Chia sẻ câu trả lời của bạn. - Nghe GV giới thiệu bài. Đánh giá: Nhận xét bằng lời - Tiếng do ba bộ phận: âm đầu, vần, thanh tạo thành. - ví dụ: Tiếng Âm đầu Vần Thanh bầu b âu huyền B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. 1. Làm BT 1; (Cá nhân – N4) Việc 1: Yêu cầu HS tự làm bài. Việc 2: Nhóm trưởng điều hành thảo luận làm vào phiếu – GV giúp dỡ các N, HS dán phiếu lên bảng. Cả lớp. Gọi đại diện N HS trình bày chia sẻ - HS nhóm khác nhận xét. Đánh giá: Nhận xét bằng lời - Điền được cấu tạo của tiếng theo ba phần đã học (âm đầu, vần, thanh) - Viết đúng, được nhiều từ vào bảng nhóm. - Trình bày mạnh dạn, tự tin trước lớp. - Tích cực, hợp tác, có kĩ năng tốt trong hoạt động nhóm. Tiếng Âm đầu Vần Thanh khôn ngoan đối đáp người ngoài gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau kh ng đ đ ng ng g c m m ch h đ nh ôn oan ôi ap ươi oai a ung ôt e ơ oai a au ngang ngang sắc sắc huyền huyền huyền huyền nặng nặng sắc huyền sắc ngang 2. Làm bài 2 Hoạt động nhóm đôi. - Từng cặp thảo luận tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ bài 1.. Cả lớp. - Chia sẻ trước lớp Đánh giá: Nhận xét bằng lời - Tìm được những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ. - Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau - Hai tiếng bắt vần với nhau trong hai câu trên là: ngoài - hoài (vần giống nhau: oai) 3. Làm bài 3,4 Hoạt động nhóm 3. Việc 1: Yêu cầu HS tự đọc yêu cầu làm bài. Việc 2: Nhóm trưởng điều hành thảo luận tìm các tiếng bắt vần với nhau hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau? Cả lớp. - Gọi đại diện N HS trình bày chia sẻ. HS nhóm khác nhận xét. Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời - Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau - Ghi lại được từng cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ. - So sánh các cặp tiếng ấy xem cặp nào có vần giống nhau hoàn toàn, cặp nào có vần giống nhau không hoàn toàn. + Các cặp tiếng bắt vần với nhau: choắt - thoắt + Cặp có vần giống nhau hoàn toàn: choắt - thoắt (vần oăt) + Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn: xinh - nghênh (vần inh - ênh) - Trình bày mạnh dạn, tự tin trước lớp. 4.Làm bài 5. Hoạt động nhóm đôi. Việc 1: Từng cặp thảo luận giải câu đố. Việc 2: Chia sẻ trước lớp. Cả lớp. GV chốt câu trả lời đúng. Đánh giá: Nhận xét, trả lời + Tích cực, hợp tác, có kĩ năng tốt trong hoạt động nhóm. + giải được câu đố C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. Cả lớp. - Em thấy tiếng việt của chúng ta như thế nào? Đọc nhưng câu thơ bắt vần với nhau cho người thân nghe. BUỔI CHIỀU Tiết: Luyện Tiếng việt LUYỆN ĐỌC: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I Mục tiêu: - Đọc rành mạch, trôi chảy, bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn). . Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa Sgk- trang 4. - Tập truyện Dế Mèn phiêu lưu ký – Tô Hoài. III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động: - Lớp hát một bài hát. 2. Luyện đọc: Hoạt động cả lớp: Nghe 1 bạn đọc toàn bài. Hoạt động nhóm 4: - N4: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm luyện đọc: đọc nối tiếp các đoạn; đọc từ khó( GV giúp đỡ các bạn chậm về phát âm từ khó, câu dài) -Đọc từ chú giải - Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt. - Cả lớp nghe GV đọc mẫu bài. Đánh giá hoạt động: + Đọc đúng và hiểu được nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu. + Đọc rành mạch, trôi chảy, bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn). 3. Luyện đọc diễn cảm: Hoạt động nhóm đôi: - Chia sẻ với bạn về cách đọc tốt bài tập đọc. ? Để đọc tốt bài này ta cần đọc như thế nào? - Nghe GV HD luyện đoạn 2. - Nghe G đọc mẫu, một số H đọc. - Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên trong nhóm đọc. Hoạt động nhóm 4: - Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm (Đại diện một số nhóm đọc). Lớp nghe bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt. - 1 H đọc cả bài. Đánh giá: - Đọc diễn cảm, biết ngắt đúng ở cuối dòng và nghỉ cuối đoạn. Thể hiện được khí chất ở lời nói, cử chỉ cho tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Cùng với bạn về nhà luyện đọc diễn cảm cho hay. Tiết: Luyện toán ÔN LUYỆN: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 I.Mục tiêu Tiếp tục luyện về: - Cách đọc, viết các số trong phạm vi 100 000. - Phân tích cấu tạo số. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận. II. Hoạt động học Khởi động: Cả lớp. - Tổ chức cho lớp chơi trò chơi “Xem tôi có số nào”khởi động tiết học. Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời. - Nêu cách đọc các số có trong trò chơi. - Nêu giá trị của mỗi chữ số ở mối số. - Giáo viên dẫn dắt giới thiệu bài. A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1. Thực hành làm bài tập. Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: Hoạt động cá nhân. - HS nêu yêu cầu của bài - Cá nhân: tự làm vào vở bt (Gv giúp đỡ những HS còn chậm) Đánh giá: Trả lời, viết.- Viết chính xác, đẹp. 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 7000 ; 8000 ; 9000 ; 10 000 ; 11 000 ; 12 000 ; 13 000. b) 0 ; 10 000 ; 20 000 ; 30 000 ; 40 000 ; 50 000 ; 60 000. c) 33 7000 ; 33 800 ; 33 900; 34 000; 34 100; 34 200; 34 300. Bài 2: Viết theo mẫu Hoạt động nhóm đôi. - N 2 thảo luận làm, chia sẽ - đánh giá - GV chữa bài, nhận xét. Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời. - HS tham gia hoạt động nhóm tích cực, thao tác nhanh; Điền chính xác, diễn đạt trôi chảy, chính xác. Viết số Chục nghìn Nghìn Trăm Chục Đơn vị Đọc số 25 734 2 5 7 3 4 Hai mươi lăm nghìn bảy trăm ba mươi tư 80 201 8 0 2 0 1 Tám mươi nghìn hai trăm linh một 47 032 4 7 0 3 2 Bốn mươi bảy nghìn không trăm ba mươi hai 80 407 8 0 4 0 7 Tám mươi nghìn bốn trăm linh bảy 20 006 2 0 0 0 6 Hai mươi nghìn không trăm linh sáu Bài 3a: Hoạt động nhóm 4. - Nhóm trưởng điều hành các bạn làm và chữa bài. - Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ. b) Làm tương tự câu a - GV chốt KT Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời. - HS tham gia hoạt động nhóm tích cực, thao tác nhanh; Điền chính xác, diễn đạt trôi chảy, chính xác. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Về nhà chia sẻ với người thân cách làm bài tập 4. Tiết: Luyện Tiếng việt ÔN LUYỆN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU I. Mục tiêu - Nắm được cấu tạo 3 phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh) - ND Ghi nhớ - Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở bài tập 1 vào bảng mẫu(mục III). - Giáo dục H yêu thích Tiếng Việt. II. Hoạt động học 1. Khởi động: - Ban văn nghệ cho cả lớp hát 1 bài hát yêu thích - Nghe GV giới thiệu bài. A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Làm BT phần I - HS đọc thầm, thảo luận nhóm, trình bày kết quả trước lớp theo các câu trả lời câu hỏi ở SGK. - HS nêu nội dung chính của bài: Hoạt động cá nhân. - Cá nhân tự làm bài vào vở. - BTQ tổ chức chia sẻ trước lớp. Đánh giá: Quan sát, bằng lời - HS tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để trả lời đúng các câu hỏi: 1. Có 14 tiếng. 2. Ghi lại cách đánh vần tiếng bầu : bờ - âu - bâu - huyền - bầu. 3. Tiếng bầu do những bộ phận sau tạo thành : tiếng "bầu" do âm đầu, vần và thanh tạo thành. 2. Làm BT phần II:(Cá nhân – N4) Hoạt động nhóm 4. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Thảo luận giải câu đố, làm vở BT. Cả lớp. Chia sẻ trước lớp. Đánh giá: Nhận xét, trả lời + Tích cực, hợp tác, có kĩ năng tốt trong hoạt động nhóm. + giải được câu đố Để nguyên, lấp lánh trên trời Bớt đầu, thành chỗ cá bơi hằng ngày. Là chữ : 1) sao 2) ao B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Về nhà chia sẻ với người thân cách làm bài tập 4 phần 1. Ngày soạn: 19/8/2018 Thứ năm, ngày 23tháng 8 năm 2018 Ngày giảng: 23/8/2018 BUỔI SÁNG Tiết: Tập làm văn THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN? I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện (ND ghi nhớ). - Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1, 2 nhân vật và nói lên được điều có ý nghĩa (mục III ). - Bồi dưỡng các em đức tính ham hiểu biết, thích sưa tầm những mẫu chuyện hay. II. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động: Cả lớp. - Ban học tập điều hành cho lớp hát 1 bài hát. - Nghe GV giới thiệu bài. 2. Hình thành kiến thức: 1. Nhận xét 1( N4) Cá nhân. Tự đọc yêu cầu, làm bài vào vở bài tập. Hoạt động nhóm 4. - Y/c nhóm trưởng HD các bạn đọc yêu cầu của bài tập và thảo luận. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động trao đổi, thảo luận làm vào phiếu. - Chia sẻ trước lớp. Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời + Tích cực, hợp tác, có kĩ năng tốt trong hoạt động nhóm. + HS tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để trả lời đúng các câu hỏi: Sự tích hồ Ba Bể a) Câu chuyện có những nhân vật: bà lão ăn xin, mẹ con bà góa. b) Các sự việc xảy ra và kết quả: - Trong ngày hội cúng Phật, bà lão đi xin ăn nhưng chẳng ai cho. - Hai mẹ con bà góa thương tình cho bà lão ăn và ngủ lại trong nhà. - Về khuya, bà lão hiện hình một con giao long lớn. - Sáng sớm, bà lão cho hai mẹ con bà góa tốt bụng gói tro và hai mảnh vỏ trấu, rồi ra đi. - Nước lụt lên cao, mẹ con bà góa thoát nạn, chèo thuyền cứu người. c) Ý nghĩa - Ca ngợi những tấm lòng nhân ái, sẵn lòng cứu giúp người hoạn nạn, khó khăn. - Khẳng định: Lòng nhân ái nhất định sẽ được đền đáp xứng đáng. - Giải thích nguồn gốc, sự hình thành hồ Ba Bể. 2. Nhận xét 2 Cá nhân. Tự đọc yêu cầu, làm bài vào vở bài tập. Hoạt động nhóm đôi. - Từng cặp thảo luận, thực hành. - Chia sẻ trước lớp. Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời + Nêu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện + Nếu được Kể chuyện là kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật nhằm nói lên một điều có ý nghĩa. 3. Nhận xét 3. Cá nhân. -Tự đọc yêu cầu, làm bài vào vở bài tập. - Chia sẻ trước lớp- Mời GV chia sẻ. 4. Ghi nhớ Cả lớp. - Ban TQ tổ chức cho các bạn nêu ghi nhớ. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. 1. Làm BT1:( N4) Hoạt động nhóm 4. Việc 1: HS đọc yêu cầu và nội dung. Việc 2: Thảo luận, làm vở BT - Chia sẻ trước lớp. Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời, viết + biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối. Trưa hôm đó, tan trường về. Trời nắng gắt. Vừa rẽ vào đường làng, em gặp một cô tuổi độ ba mươi ngoài, tay bồng em bé - chắc là con của cô. Đã thế vai cô còn khoác túi, tay lại xách thêm cái giỏ. Bởi vậy, cô bước chậm rãi, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, trông thật ái ngại. Thấy thế em cất tiếng chào: Cô về xóm Tây phải không? Cháu cũng về đó, cô đưa cháu mang giúp cô một ít cho. Thấy em nói thế, cô mừng rỡ đưa em chiếc giỏ. Chiếc giỏ cũng không phải là nhẹ. Hai cô cháu vừa đi vừa trò chuyện em mới biết cô từ quê chồng trở về quê mình thăm gia đình ba mẹ. Đi đường xa, chắc hai mẹ con đều mệt. Cháu bé đã ngoẹo đầu ngủ trên vai cô. Mải nói chuyện, chẳng mấy chốc mà mẹ con con và em đã về đến cổng xóm. 2. Làm BT2 (Cá nhân ) Cá nhân. Việc 1: Cá nhân tự làm bài vào vở. Việc 2: BTQ tổ chức chia sẻ trước lớp. Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời, viết + Nêu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện + Nêu được câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào, Nêu được ý nghĩa của câu chuyện. + Câu chuyện trên có ba nhân vật: người kể chuyện (bạn học sinh), và hai mẹ con người phụ nữ. Ý nghĩa câu chuyện: Thể hiện lòng thương người, biết giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Tiết: Toán BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ I. Mục tiêu - Bước đầu nhận biết được biểu thức có chứa một chữ. - Biết cách tính giá trị biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể. - HS làm được các bài tập: 1, 2 (bài a), 3 (b). - Có ý thức học toán, tính toán, vận dụng nhanh. *Nội dung điều chỉnh: BT3b chỉ tính với 2 trường hợp của n. II.Hoạt động học A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. 1. Khởi động: Cả lớp. - Ban học tập điều hành làm bài tập 3a, b. - Nghe GV giới thiệu bài. a) Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời, viết. - tìm được thành phần chưa biết của phép tính. + Trả lời chính xác, to rõ. Ghi kết quả đúng, đẹp. x+527=1892 x =1892−527 x =1365 b) x−631=361 x =361+631 x =992 2. Hình thành kiến thức: 1. Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ. Hoạt động nhóm 4. - Y/c nhóm trưởng HD các bạn đọc yêu cầu của bài tập và thảo luận. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động trao đổi, thảo luận làm vào phiếu. - Chia sẻ BT trước lớp. Cả lớp. - GV giới thiệu: 3+ a là biểu thức có chứa một chữ, chữ ở đây là chữ a. Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời. - HS tham gia hoạt động nhóm tích cực, thao tác nhanh; diễn đạt trôi chảy, chính xác. - Nhận biết được biểu thức có chứa một chữ.. 2. Giá trị của biểu thức có chứa một chữ -GV yêu cầu H tính: Cá nhân. - Cá nhân tự làm bài vào vở. BTQ tổ chức chia sẻ trước lớp. Cả lớp. - GV kết luận mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức 3 + a. - Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời. + tính được giá trị biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể + Trả lời câu hỏi nhanh, diễn đạt trôi chảy, to rõ ràng. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. 1 Bài 1 Cá nhân. - Cá nhân tự làm bài vào vở( Gv giúp đỡ H còn chậm). Hoạt động nhóm đôi - Từng cặp thảo luận Hoạt động nhóm 4. Việc 1: Nhóm trưởng điều hành. Việc 2: Thảo luận, làm phiếu BT. Việc 3: Chia sẻ trước lớp. Bài 2a Hoạt động nhóm đôi Việc 1: Từng cặp thảo luận, thực hành. Việc 2: Chia sẻ trước lớp Bài 3b Cá nhân. - Tự đọc yêu cầu, làm bài vào vở bài tập. Cả lớp. - Chia sẻ trước lớp - Mời GV chia sẻ Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời, viết + Làm được thay giá trị của chữ vào biểu thức rồi tính giá trị biểu thức đó. + Tính được giá trị biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể. 1. b) Nếu c = 7 thì 115 - c = 115 - 7 = 108 c) Nếu a = 15 thì a + 80 = 15 + 80 = 95 2. x 8 30 100 125 + x 125 + 8 = 133 125 + 30 = 155 125 + 100 = 225 3. b) Nếu n = 10 thì 873 - n = 873 - 10 = 863.     Nếu n = 0 thì 873 - n = 873 - 0 = 873.     Nếu n = 70 thì 873 - n = 873 - 70 = 803.     Nếu n = 30 thì 873 - n = 873 - 30 = 573. - tìm được thành phần chưa biết của phép tính. + Trả lời chính xác, to rõ. Ghi kết quả đúng, đẹp. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Nói cho ba mẹ biết cách em thực hiện tính giá trị biểu thức có chứa một chữ em vừa học trên lớp. Tiết: Chính tả NGHE – VIẾT: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nghe - viết và trình bày đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Làm đúng bài tập phân biệt l hay n BT(2) a. Viết đúng chính tả, đảm bảo tốc độ, chữ viết đẹp, trình bày khoa học. - Rèn thói quen: tư thế ngồi viết, cách đặt vở, cách cầm bút, cách chăm chú lắng nghe - Kiểm soát được lỗi chính tả trong bài viết của mình và của bạn; hợp tác, chia sẻ với bạn để hoàn thành các bài tập. II. Đồ dùng dạy học T. Phiếu nhóm, bút dạ. H. Sách giáo khoa, vở Chính tả, vở Luyện Tiếng Việt. III. Hoạt động học. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Khởi động: Trò chơi: Thi viết T. Đọc một số từ sau: thoăn thoắt, thui thủi, kẻ yếu, cỏ xước H. Lắng nghe viết vào vở Luyện Tiếng Việt. * Đánh giá: quan sát - Viết đúng chính tả; độ cao, khoảng cách, cự ly các con chữ phù hợp; - Viết nhanh, nét chữ đều, đẹp; - Tư thế ngồi viết đúng, có tinh thần thi đua với các bạn. 2. Hình thành kiến thức mới: * Tìm hiểu nội dung bài văn Cá nhân. - Cá nhân đọc bài chính tả, tìm hiểu nội dung chính của bài và cách trình bày bài. Hoạt động nhóm đôi. - Đánh giá, nhận xét bổ sung cho câu trả lời của bạn. Hoạt động nhóm 6. - Các N chia sẻ thống nhất kết quả. Đánh giá: quan sát + Học sinh đọc to, rõ ràng, diễn cảm. +Trả lời đúng các câu hỏi: 1.Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu, chưa quen mở. 2. Đoạn văn miêu tả hình dáng yếu ớt của chị Nhà Trò. *Viết từ khó Cá nhân. - Cá nhân viết ra vở nháp các từ dễ lẫn khi viết. Hoạt động nhóm đôi. Việc 1: Đổi chéo vở, kiểm tra cho bạn, tự chữa lỗi (nếu viết sai). Việc 2: Cùng kiểm tra và thống nhất kết quả. Đánh giá: quan sát, nhận xét bằng lời + Tìm và luyện viết từ khó: cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn, + Biết được các viết hoa : chữ đầu câu, danh từ riêng ( Nhà Trò) B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1. Viết chính tả: Cả lớp. Việc 1: GV đọc bài viết, lưu ý cách trình bày bài, tư thế ngồi, ý thức luyện chữ viết. Việc 2: GV đọc - học sinh viết chính tả. GV theo dõi, uốn nắn cho học sinh . Việc 3: GV đọc chậm- HS đổi chéo vở, soát lỗi cho nhau, cá nhân tự chữa lỗi (nếu viết sai). Việc 4: Trao đổi cách viết đúng các từ mà các bạn trong nhóm viết sai- GV đánh giá, nhận xét một số bài. * Đánh giá: Ghi chép. - Viết đúng chính tả, đảm bảo tốc độ; - Nét chữ đều, đẹp, trình bày khoa học. 2. Làm bài tập (C nhân – N4) Bài 2a: Điền vào chỗ trống l hay n? Hoạt động nhóm 4. Việc 1: HS đọc thành tiếng yêu cầu bài tập trước lớp. Việc 2: HĐN nhóm .Các tổ thi làm bài nhanh. Cả lớp. - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả . Đánh giá: quan sát, nhận xét + Tinh thần hợp tác trong nhóm tốt. + a) l hay n như sau: "không  lẫn chị nở nang béo lẳn, chắc nịch. Đôi lông mày mọc lòa xòa làm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng đi. b) an hay ang - Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi kiếm mồi. - Lá bàng đang đỏ ngọn cây. - Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Chia sẻ những điều đã học với người thân BUỔI CHIỀU Tiết: Luyện Tiếng việt ÔN LUYỆN: LUYỆN VIẾT I. Mục tiêu - Nghe - viết đúng và trình bày bài sạch sẽ, đúng quy định - Giúp H luyện viết đúng, đẹp. II. Các hoạt động học A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. 1. Khởi động: Cả lớp. Việc 1: Ban văn nghệ tổ chức cho lớp một trò chơi nhỏ. Việc 2: GV giới thiệu bài học. 1. Tìm hiểu về bài viết: Cá nhân - Cá nhân tự đọc bài viết; 1, 2 em đọc to trước lớp. Hoạt động nhóm 4. - Chia sẻ trong nhóm về nội dung chính của bài viết, cách trình bày bài viết. Cả lớp. - Chia sẻ với GV về cách trình bày. Đánh giá: quan sát + Học sinh đọc to, rõ ràng, diễn cảm. 2. Viết từ khó Cá nhân. - Tìm từ khó viết. Hoạt động nhóm 2. Việc 1: Trao đổi cùng bạn bên cạnh. Việc 2: Luyện viết vào nháp, chia sẻ cùng GV. Đánh giá: quan sát, nhận xét + Tinh thần hợp tác trong nhóm tốt. 3. Viết chính tả: Cả lớp. Việc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Tuan 1 Lop 4_12411113.doc
Tài liệu liên quan