Giáo án Lớp 4 Tuần 1 đến 4

Tập làm văn

VIẾT THƯ

I. Mục tiêu:

- HS nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư (ND ghi nhớ).

- Biết vận dụng những kiến thức đã học để viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn (mục III).

- KNS:

 + Tìm kiếm xử lí thông tin.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Bảng phụ.

III. Hoạt động dạy - học:

 

doc136 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 1 đến 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra: - Thế nào là quá trình trao đổi chất? - Con người, động vật, thực vật sống được là nhờ những gì? - Vẽ lại sơ đồ quá trình trao đổi chất. - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: - GTB: Trao đổi chất ở người (tt). HĐ 1: - Xác định những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: - GV yêu cầu HS quan sát hình SGK, trả lời: + Hình minh họa cơ quan nào trong quá trình trao đổi chất? + Cơ quan đó có chức năng gì trong quá trình trao đổi chất? - GV gọi 4 HS lên bảng vừa chỉ vào hình minh họa vừa giới thiệu. + Nêu vai trò của cơ quan tuần hồn trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất diễn ra bên trong cơ thể. - GV kết luận HĐ 2: - Sơ đồ quá trình trao đổi chất: - GV phát phiếu cho các nhóm. Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành phiếu. - Yêu cầu HS nhìn phiếu nêu lại kết quả. HĐ 3: - Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan. - GV dán sơ đồ như ở SGK lên bảng, gọi HS đọc phần thực hành. - Yêu cầu HS suy nghĩ và viết các từ cho trước vào chỗ chấm. - Yêu cầu HS quan sát sơ đồ và trả lời: + Nêu vai trò của từng cơ quan trong quá trình trao đổi chất. 4. Củng cố: - GV nhận xét đánh giá tiết học. - HS hát. 3 HS thực hiện trước lớp. - HS nhận xét bạn. - HS nhắc lại tên bài. - HS hoạt động cả lớp, trả lời: + H.1: Cơ quan tiêu hóa: trao đổi thức ăn. + H.2: Cơ quan hô hấp: thực hiện quá trình trao đổi khí. + H.3: Cơ quan tuần hoàn: vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể. 4 HS lên bảng thực hiện. - Nhờ có cơ quan tuần hoànn mà máu đem các chất dinh dưỡng - HS lắng nghe. - HS hoạt động 5 phút, dán phiếu. Đại diện nhóm trình bày. 2 HS đọc. - HS quan sát. 1 HS đọc. - 1 HS lên bảng gắn thẻ chữ vào chỗ chấm để hoàn thành sơ đồ. - HS thảo luận cặp đôi. - Cả lớp chú ý theo dõi - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. Rút kinh nghiệm sau tiết học: Thứ ............ ngày ....... tháng ....... năm 2017 Toán HÀNG VÀ LỚP I. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được: - Lớp đơn vị gồm ba hàng: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm; Lớp nghìn gồm ba hàng: hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. - Giá trị của chữ số theo vị trí của chữ số đó trong mỗi số. - Viết số thành tổng theo hàng. - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ kẻ sẵn như phần đầu của bài học (chưa viết số). III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: - Hát. 2. Kiểm tra: - Đọc các số sau: 1567, 23478, 76500 và cho biết chữ số 7 ở mỗi số trên thuộc hàng nào? - Đọc cho HS viết các số: 306 521, 45 875, 284 150. - GV nhận xét, đánh giá 3. Bài mới: - GTB: - Hàng và lớp. HĐ 1: - Hướng dẫn tìm hiểu bài. * Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn: - Hãy kể tên các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn? - Giới thiệu: Treo bảng phụ kẻ sẵn, chỉ vào bảng và nêu. + Hàng đơn vị , hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị. + Hàng ngìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn hợp thành lớp nghìn. - Viết số 321 vào cột số rồi cho HS lên bảng viết từng chữ số vào các cột ghi hàng. - Tiến hành tương tự với các số 654 000, 654 321 - Lưu ý HS: Khi viết các chữ số vào cột ghi hàng nên viết theo các hàng từ nhỏ đến lớn (từ phải sang trái). Khi viết các số có nhiều chữ số nên viết sao cho khoảng cách giữa hai lớp hơi rộng hơn một chút. HĐ 2: - Thực hành. Bài 1: - Cho HS quan sát và phân tích mẫu ở SGK rồi nêu kết quả các phần còn lại. Bài 2: a. Viết lên bảng số 46 307.Chỉ lần lượt vào các chữ số 7, 0, 3, 6, 4 cho HS nêu tên hàng tương ứng và xác định yêu cầu 2 của bài tập . - Hướng dẫn HS làm tương tự với các số còn lại. b. Cho HS nêu lại mẫu rồi làm vào vở, sau đó thống nhất kết quả. Bài 3: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS làm theo mẫu. - Gọi 4 HS làm bảng lớp, cả lớp làm vào vở. - GV nhận xét, bổ sung, đánh giá. 4. Củng cố: - Cho HS nêu lại tên các hàng và lớp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn để củng cố kiến thức. - GV nhận xét đánh giá tiết học. - HS hát. 3 HS đọc nối tiếp nhau và nói rõ hàng của chữ số 7 ở số mình đọc. - Cả lớp viết các số vào bảng con. - HS nhận xét, bổ sung chữa bài. - HS nhắc lại tên bài. - Thảo luận theo nhóm đôi rồi nêu: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn . - Vài HS nhắc lại. 1 HS lên bảng viết chữ số 1 vào cột hàng đơn vị, chữ số 2 vào cột hàng chục, chữ số 3 vào cột hàng trăm. 2 HS thực hiện như trên. Bài 1: - Từng nhóm 4 HS, mỗi HS nêu một số. Bài 2: 1 HS nêu: chữ số 7 thuộc hàng đơn vị, chữ số 0 thuộc hàng chục,Trong số 46 307, chữ số 3 thuộc hàng trăm, lớp đơn vị. - HS tự làm ở vở ,kết quả : 7 000; 70 000; 70; 700 000. Bài 3: 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp bài vào vở. 52314 = 50000+ 2000 +300 +10+4 503060 = 500000+ 3000 +60 83760 = 80000+ 3000 +700 +60 176091 = 100000+70000+6000+90+1 - HS nhận xét, bổ sung. 2 HS nhắc lại tên các hàng và lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. Rút kinh nghiệm sau tiết học: Tập đọc TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH I. Mục tiêu: - Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng, phù hợp với âm điệu, vần nhịp của từng câu thơ lục bát. - Đọc bài với giọng tự hào, tình cảm. - Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông. (trả lời được các CH trong SGK; thuộc lòng 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối) II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ SGK. - Bảng phụ viết sẵn khổ thơ hướng dẫn đọc. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: - Hát. 2. Kiểm tra: - Gọi 3 HS đọc 3 đoạn của bài văn. - Hỏi: Em nhớ nhất hình ảnh nào về Dế Mèn? Vì sao? - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: - GTB: Truyện cổ nước mình. HĐ 1: - Hướng dẫn tìm hiểu bài: *Luyện đọc: - Bài thơ ta có thể chia thành bao nhiêu đoạn nhỏ? - Cho HS tiếp nối nhau đoc từng đoạn thơ, kết hợp với đọc từ khó. - GV theo dõi sửa sai cho HS. - Đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp với giải nghĩa từ. - Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú thích cuối bài đọc (đô trì, độ lượng, đa tình, đa mang). Giải nghĩa thêm những từ ngữ: + Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa + nhận mặt:, - Yêu cầu đọc theo cặp. - GV đọc diễn cảm toàn bài một lần. *Tìm hiểu bài: Câu 1: Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà? Câu 2: Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào? - Em hãy kể sơ lược nội dung hai truyện đó. Câu 3: Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta. Câu 4: Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào? HĐ 2: - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL: - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ - Chọn đoạn 1 và đoạn 2 (10 câu đầu ) HD đọc diễn cảm. + GV đọc diễn cảm mẫu. + Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Cho HS nhẩm HTL bài thơ. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng. - GV nhận xét đánh giá. 4. Củng cố: - Hỏi HS: Em có thích truyện cổ không? Em thích truyện cổ nào nhất? Vì sao? - GV nhận xét đánh giá tiết học. - HS hát. 3 HS đọc. - HS trả lời. - HS nhận xét. - HS nhắc lại tên bài. - HS khá đọc toàn bài. - Bài thơ chia thành 5 đoạn nhỏ: Đ1. Từ đầu - tiên độ trì. Đ2. Tiếp theo - rặng dư nghiêng soi. Đ3. Tiếp theo - Ông cha của mình. Đ4. Tiếp theo - chẳng ra việc gì. Đ5. Phần còn lại. - Lần lượt đọc nối tiếp từng đoạn. + Truyện cổ, sâu xa, rặng dừa. + Kết hợp rèn luyện phát âm, ngắt hơi theo hướng dẫn của GV - HS đọc nối tiếp đoạn. + Đọc lướt tìm hiểu nghĩa các từ chú giải ở cuối bài. - 1-2 cặp đọc. - Theo dõi GV đọc diễn cảm. - Thảo luận, trao đổi nêu được các ý: C1:rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa, giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông: . C2: Đó là các truyện: - Tấm Cám; - Đẽo cày giữa đường - Nêu sơ lược nội dung 2 truyện này. C3: Tuỳ HS tìm nêu, VD: những truyện cổ Việt Nam như: Sự tích hồ Ba Bể, Sọ Dừa, Sự tích dưa hấu, Trầu cau, Thạch Sanh, C4: truyện cổ chính là những lời răn dạy của cha ông đối với đời sau. 3 HS tiếp nối đọc bài thơ. - Luyện đọc diễn cảm 10 câu thơ ở đoạn 1 và đoạn 2 theo hướng dẫn đọc của GV. - Từng HS tự nhẩm HTL bài thơ. - Xung phong thi đoc thuộc lòng bài thơ hoặc đoạn thơ thuộc nhất. - HS nhận xét. - 2-3 HS trả lời. - HS lắng nghe tiếp thu. Rút kinh nghiệm sau tiết học: Khoa học CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG I. Mục tiêu: - Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể. - Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin, chất khống. - Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường: gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn, II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ, phiếu học tập, III.Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: - Hát. 2. Kiểm tra: - Hãy kể tên các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất? - Giải thích sơ đồ sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường? - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: - GTB: Các chất dinh dưỡng... HĐ1: - Phân loại thức ăn và đồ uống. GV yêu cầu HS quan sát hình SGK trang 10 và hoàn thành phiếu. + Kể tên các thức ăn, đồ uống nào có nguồn gốc động vật; có nguồn gốc thực vật. - GV nhận xét, kết luận. - Yêu cầu HS kể thêm tên một số thức ăn, đồ uống khác có nguồn gốc động vật, thực vật. - Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết SGK: + Người ta còn cách phân loại thức ăn nào khác? + Theo cách này, thức ăn được chia thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào? + Có mấy cách phân loại thức ăn? Dựa vào đâu để phân loại như vậy? - GV nhận xét đánh giá. HĐ2: Tìm hiểu vai trò của chất bột đường và xác định nguồn gốc các thức ăn chứa nhiều chất bột đườn. - Yêu cầu HS quan sát các hình ở trang 11 SGK, trả lời: + Kể tên các thức ăn giàu chất bột đường có trong H.11 + Hằng ngày em thường ăn những thức ăn nào có chứa chất bột đường? + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường có vai trò gì? - GV phát phiếu bài tập cho từng HS, yêu cầu suy nghĩ và làm bài. - GV nhận xét đánh giá. 4. Củng cố: - Gọi 2 HS nhắc lại nội dung. - GV nhận xét đánh giá tiết học. - HS hát. 2 HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV, lớp theo dõi. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại tên bài. - Hoạt động nhóm, trình bày. NGUỒN GỐC THỰC VẬT ĐỘNG VẬT Đậu cô ve, nước cam, sữa đậu nành, tỏi, rau cải, khoai tây, cà rốt, chuối, táo, bánh mì, bún, phở, cơm, khoai lang, đậu, bí đao Trứng, tôm, tép, cua, sò, cá, gà, thịt, ốc, nghêu, ếch, sữa bò, vịt, pa-tê, chả lụa, nem. - Hoạt động cả lớp. + Phân loại dựa vào chất dinh dưỡng có trong thức ăn. + Chia thành 4 nhóm: nhóm chất bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và chất khống. + Có 2 cách phân loại thức ăn dựa vào nguồn gốc và dựa vào lượng các chất dinh dưỡng được chứa trong thức ăn đó. - HS lắng nghe. - HS hoạt động nhóm, trình bày: + gạo, bánh mì, mì sợi, ngô, bánh quy, bún, khoai mì, khoai tây, chuối + cơm, cháo, bánh mì, đường, phở.... + Cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể. - HS làm cá nhân, 3 HS trình bày Tên thức ăn chứa nhiều chất bột đường Từ loại cây nào? Gạo Bắp Bánh quy Mì sợi Chuối Khoai lang Khoai tây Cây lúa Cây bắp Cây lúa mì Cây lúa mì Cây chuối Cạy khoai lang Cây khoai tây - Những thức ăn chứa nhiều chất đường bột có nguồn gốc từ thực vật - HS lắng nghe. 2 HS nhắc lại nội dung bài học. - HS lắng nghe tiếp thu. Rút kinh nghiệm sau tiết học: Thứ ............ ngày ....... tháng ....... năm 2017 Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ HỌC I. Mục tiêu: - Hiểu câu chuyện thơ Nàng tiên ốc, kể lại đủ ý bằng lời của mình - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.. - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh họa. Bảng phụ. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: - Hát. - 2 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện 2. Kiểm tra : Sự tích hồ Ba Bể rồi nêu ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: - GTB: - Kể chuyện đã nghe đã học. - Hướng dẫn kể chuyện: HĐ 1: Tìm hiểu câu chuyện - GV đọc diễn cảm bài thơ. - Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn, 1 HS đọc toàn bài. - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1: + Bà lão nghèo làm nghề gì để sinh sống? + Con ốc bà bắt được có gì lạ? + Bà lão làm gì khi bắt được Ốc? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 + Từ khi có Ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 + Khi rình xem, bà lão đã nhìn thấy gì? + Sau đó, bà lão đã làm gì? + Câu chuyện kết thúc như thế nào? - GV nhận xét đánh giá. HĐ 2: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện - Thế nào là kể chuyện bằng lời của em? - GV yêu cầu 1 HS nhìn bảng phụ đã ghi 6 câu hỏi và kể mẫu đoạn 1. + Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm và thi kể chuyện trước lớp: từng đoạn và cả chuyện. - GV nhận xét đánh giá. HĐ 3: Trao đổi ý nghĩa câu chuyện - Yêu cầu HS trao đổi cùng bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét đánh giá. 4. Củng cố: - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? - GV nhận xét đánh giá tiết học. - HS hát. 2 HS kể chuyện rồi nêu được câu chuyện giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại tên bài. - Cả lớp lắng nghe. 3 em đọc nối tiếp,1 em đọc cả bài. - HS đọc, trả lời: + Bà lão kiếm sống bằng nghề mò cua bắt ốc. + Nó rất xinh, vỏ biêng biếc xanh. + Thấy ốc đẹp, bà thương, không muốn bán, thả vào chum để nuôi. - HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời: + Đi làm về, bà thấy nhà cửa đã được quét sạch sẽ, đàn lợn đã được ăn no, cơm nước đã nấu sẵn, vườn rau được nhặt sạch cỏ. - HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời: + Bà thấy một nàng tiên từ trong chum nước bước ra. + Bà bí mật đập vỡ vỏ ốc, rồi ôm lấy nàng tiên. + Bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau. Họ thương yêu nhau như hai mẹ con. - HS lắng nghe. Em đóng vai người kể, kể lại câu chuyện Kể bằng lời của em là dựa vào nội dung truyện thơ, không đọc lại từng câu thơ. 1 HS kể mẫu đoạn 1 + Kể chuyện trong nhóm và thi kể chuyện trước lớp - 5 HS trình bày: Câu chuyện nói về tình thương yêu lẫn nhau giữa bà lão và nàng tiên Ốc. Câu chuyện giúp ta hiểu rằng: Con người phải thương yêu nhau. - HS lắng nghe. - Con người phải yêu thương nhau . đùm bọc lẫn nhau. - HS lắng nghe tiếp thu. Rút kinh nghiệm sau tiết học: Tập làm văn KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT I. Mục tiêu: - Giúp HS biết: Hành động của nhân vật thể hiện tính cách nhân vật; nắm được cách kể hành động của nhân vật (ND ghi nhớ). - Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để xác định hành động của từng nhân vật (Chim Sẻ, Chim Chích), bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước - sau để thành câu chuyện. II. Đồ dùng dạy - học: 4 phiếu học tập ghi sẵn các câu hỏi của phần nhận xét III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: - Hát. 2. Kiểm tra: Hỏi HS: - Thế nào là kể chuyện? - Nhân vật trong truyện là những ai? - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: - GTB: - Kể lại hành động của nhân vật. *Phần nhận xét: HĐ 1: Đọc truyện Bài văn bị điểm không - Gọi 2 HS giỏi tiếp nối nhau đọc 2 lần toàn bài. - GV đọc diễn cảm bài văn. - GV nhận xét đánh giá. HĐ 2: - Hoạt động nhóm đôi. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu 2,3 (tr.21-SGK). - Gọi 1HS giỏi lên bảng thực hiện thử một ý của BT 2: - Ghi lại vắn tắt một hành động của cậu bé bị điểm không. - GV nhận xét bài làm của em HS.Lưu ý nhấn mạnh đối với yêu cầu này chỉ cần ghi vắn tắt. - Làm việc theo nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập đã chuẩn bị sẵn. Các nhóm họp, thảo luận ghi vắn tắt câu trả lời lên phiếu. - HS có thể ghi vắn tắt: thể hiện tính trung thực. * Phần ghi nhớ: Cho HS đọc phần ghi nhớ. * Phần luyện tập: - Cho HS đoc, tìm hiểu nội dung bài tập. - Giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài: +Điền đúng tên Chim Sẻ và Chim Chích vào chổ trống. +Sắp xếp lại các hành động đã cho thành một câu chuyện. +Kể lại câu chuyện đó theo dàn ý đã được sắp xếp lại hợp lí. - Cho HS làm bài tập. - Hướng dẫn HS nhận xét bài làm ở bảng lớp. - Cho HS kể lại câu chuyện theo dàn ý đã sắp xếp. - GV nhận xét đánh giá. 4. Củng cố: - Khi kể chuyện, cần chú ý điều gì? - Gọi vài HS nhắc lại phần ghi nhớ SGK. - GV nhận xét đánh giá tiết học. - HS hát. 2 HS trả lời câu hỏi. - HS nhận xét bạn. - HS nhắc lại tên bài. - HS chú ý theo dõi. 2 HS đọc bài (chú ý đọc phân biệt rõ lời thoại của các nhân vật, đọc diễn cảm chi tiết gây bất ngờ,xúc động: Thưa cô, con không có ba - với giọng buồn. - HS lắng nghe. - HS nhận xét. - Từng cặp HS trao dổi tìm hiểu yêu cầu của bài. 1 HS đọc to ,các HS khác đọc thầm. 1 HSG lên bảng ghi: Giờ làm bài: nộp giấy trắng. - HS lắng nghe. - Các nhóm HS tổ chức thảo luận, rồi ghi lên phiếu học tập để trình bày và diễn giải trước lớp - Cho đại diện các nhóm trình bày kết quả. * Mỗi hành động trên của cậu bé nói lên tình yêu với cha,tính cách trung thực của cậu. 2,3 HS tiếp nối nhau đọc nội dung phần ghi nhớ ở trang 21 SGK. 1 HS đọc nôi dung bài tập, cả lớp đọc thầm. - Theo dõi nắm yêu cầu của bài và cách làm bài 2 HS làm ở bảng lớp, cả lớp làm bài ở vở. - Cả lớp nhận xét bài làm ở bảng rồi căn cứ vào đó để tự chữa ở vở. 2 HS kể lại câu chuyện theo dàn ý đã được sắp xếp lại hợp lí. - HS lắng nghe. 2 HS nêu. 2 HS nhắc lại phần ghi nhớ ở SGK. - HS lắng nghe tiếp thu. Rút kinh nghiệm sau tiết học: Toán SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ I. Mục tiêu: - HS so sánh được các số có nhiều chữ số. - Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá sáu chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: - Hát. 2. Kiểm tra: - Gọi 2 HS lên bảng làm bài: 372 282; 430 279; 920 300; 704 753 a. Nêu giá trị của chữ số 3 b. Viết mỗi số sau thành tổng. - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: GTB: - So sánh các số có nhiều chữ số. HĐ 1: - Nội dung: a) So sánh các số có nhiều chữ số. - GV viết lên bảng số 99578 và số 100000, yêu cầu HS so sánh rồi giải thích. - GV kết luận: Trong hai số, số nào có số chữ số ít hơn thì số đó nhỏ hơn. b) So sánh các số có chữ số bằng nhau - GV viết bảng: 693 251 . . . 693 500 - Yêu cầu HS so sánh rồi giải thích vì sao lại chọn dấu đó. - GV hướng dẫn cách so sánh và kết luận: khi so sánh hai số có cùng số chữ số, bao giờ cũng bắt đầu từ cặp chữ số đầu tiên ở bên trái (hàng cao nhất của số), nếu chữ số nào lớn hơn thì số tương ứng sẽ lớn hơn, nếu chúng bằng nhau ta so sánh tiếp đến cặp chữ số ở hàng tiếp theo HĐ 2: - Luyện tập: Bài 1: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. - Gọi 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở. - Y/c HS giải thích.. - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Bài 2: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. + Muốn tìm số lớn nhất trong các số đã cho, chúng ta làm gì? - HS tự làm làm miệng. - Y/c HS giải thích.. - GV nhận xét. Bài 3: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. - Để sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì? - Gọi 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét một số bài 4. Củng cố: - GV nhận xét đánh giá tiết học. - HS hát. 2 HS lên bảng làm, lớp làm nháp. - HS nhận xét. - HS nhắc lại tên bài. - HS điền dấu và giải thích: => 99578 < 100000 * vì số 99578 có 5 chữ số. - HS so sánh: 693251 < 693500 * Vì: Các chữ số ở các hàng trăm nghìn, chục nghìn, nghìn đều bằng nhau. Chữ số hàng trăm của số 693251 bé hơn chữ số hàng trăm của số 693 00 nên số: 693251 < 693500 - HS nhắc lại. Bài 1: - HS nêu so sánh và điền dấu >,<,= 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở. 9999 < 10000 653211 = 653211 99999 < 100000 43256 < 423510 726585 >557652 845713< 854713 - HS nhận xét, bổ sung. Bài 2: - Tìm số lớn nhất trong các số đã cho. + ... so sánh các số với nhau. 902 011 là số lớn nhất trong 4 số đã cho. - HS nêu miệng: + Số lớn nhất: 902011. Bài 3: 1 HS nêu: Sắp xếp các số thự tự từ bé đến lớn. - HS nêu. - HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở 2467; 28092; 932018; 943567. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. Rút kinh nghiệm sau tiết học: Thứ ............ ngày ....... tháng ....... năm 2017 Tập làm văn TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu: - HS hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật (ND ghi nhớ). - Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc, tìm hiểu truyện (BT 1 mục III). - Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện (BT 2). II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ ghi các ý về đặc điểm ngoại hình Nhà Trò. - bài 1 (phần nhận xét). III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: - Hát. 2. Kiểm tra: + Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điều gì? - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: - GTB: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. HĐ 1: - Nhận xét: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Y/c HS thảo luận và hoàn thành phiếu. + GV yêu cầu từng HS ghi vắn tắt ra nháp lời giải của bài 1, suy nghĩ để trao đổi với các bạn về bài 2. - Cho vài HS nêu, GV nhận xét và sửa sai. * Phần ghi nhớ: - Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ. (SGK). HĐ2: - Luyện tập Bài 1: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu HS nêu những từ ngữ miêu tả ngoại hình chú bé liên lạc trong đoạn văn đã chép trên bảng phụ: + Những chi tiết miêu tả đó nói lên điều gì về chú bé? - GV nhận xét, bổ sung, chôt ý đúng. Bài 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc lại truyện thơ Nàng tiên Ốc. - Nhắc HS chỉ cần kể một đoạn, kết hợp tả ngoại hình nhân vật. - Yêu cầu HS tự làm bài, 5 HS kể. - Yêu cầu HS đóng vai một đoạn có tả ngoại hình nhân vật. - GV nhận xét, bổ sung, tuyên dương. 4. Củng cố: - Khi tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì? - GV nhận xét đánh giá tiết học. - HS hát. 2 HS nêu trước lớp. - HS nhận xét bạn. - HS nhắc lại tên bài. 3 HS đọc nối tiếp. - Các nhóm trình bày kết quả ở bảng: Câu 1: Chị Nhà Trò có những đặc điểm ngoại hình như sau: + Sức vóc: gầy yếu như mới lột. + Thân mình: bé nhỏ. + Cánh: mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, rất yếu, chưa quen mở. + Trang phục: người bự những phấn, mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng. Câu 2: Ngoại hình của nhân vật Nhà Trò thể hiện tính cách yếu đuối, thân phận tội nghiệp, đáng thương, dễ bị ăn hiếp, bắt nạt của chị. 2 HS nêu và nhận xét. 2 HS đọc ở SGK. Cả lớp đọc thầm. Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, dùng bút chì gạch dưới những từ miêu tả hình dáng nhân vật: + Gầy, tóc húi ngắn, hai túi áo trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới gần đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng & xếch. + Chú là con nhà nghèo, vất vả, hiếu động, thông minh, nhanh nhẹn - HS nhận xét, bổ sung, chôt ý đúng. Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 1 HS đọc lại truyện thơ Nàng tiên Ốc. - HS nghe. - 5 HS thi kể. - HS xung phong đóng vai một đoạn có tả ngoại hình nhân vật. - HS nhận xét - Cần chú ý tả hình dáng, vóc người, khuôn mặt, đầu tóc, quần áo, trang phục, cử chỉ. - HS lắng nghe tiếp thu. Rút kinh nghiệm sau tiết học: Luyện từ và câu DẤU HAI CHẤM I. Mục tiêu: - Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm trong câu: báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. - Biết dùng dấu hai chấm khi viết văn. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: - Hát 2. Kiểm tra: - GV yêu cầu HS đọc các từ ngữ, tục ngữ ở BT 1,4 tiết trước. - GV yêu cầu 2 HS đặt câu với 1 từ ngữ hoặc với 1 câu tục ngữ ở BT 1,4. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: - GTB: Dấu hai chấm. HĐ1: Nhận xét. - GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập, trả lời: + Trong câu văn, dấu hai chấm có tác dụng gì? + Nó dùng phối hợp với dấu câu nào? - GV kết luận: Chốt lại ý đúng. * Ghi nhớ : - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. HĐ2: Luyện tập. Bài 1: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS làm theo nhóm đôi về tác dụng của dấu hai chấm trong từng câu văn. - GV nhận xét, bổ sung, chữa bài. Bài 2: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu cả lớp làm nháp, 1 HS lên bảng làm bài. - GV lưu ý HS trường hợp sử dụng dấu 2 chấm. - Yêu cầu HS viết đoạn văn và đọc trước lớp. - GV nhận xét, bổ sung, chữa bài. 4. Củng cố: + Dấu hai chấm có tác dụng gì? - GV nhận xét đánh giá tiết học. - HS hát. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. 2 HS lên bảng đặt câu. - HS nhận xét bạn. - HS nhắc lại tên bài. 3 HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1. - HS đọc lần lượt từng câu văn, thơ, nhận xét, trả lời: + Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ. Ở trường hợp này, dấu hai chấm dùng phối hợp với dấu ngoặc kép. + Dấu hai chấm báo hiệu câu sau là lời nói của Dế Mèn. Ở trường hợp này, dấu hai chấm dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng. + Dấu hai chấm báo hiệu b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Tuan 1 Lop 4_12410636.doc