Giáo án Lớp 4 Tuần 1 đến 4 - Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ

Chính tả (Tiết 3): (Nghe - viết) CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát và các khổ thơ.

2. Kĩ năng:

- Nghe - viết chính xác, đẹp bài thơ.

- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã.

3. Thái độ:

- Có ý thức viết bài cẩn thận, sạch đẹp.

- Biết yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh.

II. Đồ dùng:

1. Giáo viên: SGK, SGV.

2. Học sinh: SGK, vở ghi.

III. Hoạt động dạy học

 

docx243 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 1 đến 4 - Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nào có thể viết số 10 triệu? - Số 10 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào? - GV giới thiệu: 10 triệu còn được gọi là 1 chục triệu. - GV: Bạn nào có thể viết được số 10 chục triệu? - GV giới thiệu: 10 chục triệu còn được gọi là 100 triệu. - 1 trăm triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào? - GV giới thiệu: Các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu tạo thành lớp triệu. - Lớp triệu gồm mấy hàng, đó là những hàng nào? - Kể tên các hàng lớp đã học. - Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. - Lớp đơn vị, lớp nghìn - 1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào nháp: 100 1000 10000 100000 1000000 - 1 triệu bằng 10 trăm nghìn. - Có 7 chữ số, chữ số 1 và sáu chữ số 0 đứng bên phải số 1. - 1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp. - Có 8 chữ số, một chữ số 1 và bảy chữ số 0 đứng bên phải số 1. - 1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp. - HS cả lớp đọc: 1 trăm triệu. - Có 9 chữ số, một chữ số 1 và tám chữ số 0 đứng bên phải số 1. - HS nghe giảng. - Lớp triệu gồm ba hàng là hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu. - HS thi đua kể. b. Luyện tập (20 - 22 phút) * Bài 1 (4 - 5 phút) Các số tròn chục triệu từ 1000000 đến 10000000. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - GV hỏi: 1 triệu thêm 1 triệu là mấy triệu? - 2 triệu thêm 1 triệu là mấy triệu ? - GV: Bạn nào có thể đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu? - Bạn nào có thể viết các số trên? - GV chỉ các số trên không theo thứ tự cho HS đọc. - HS đọc -1 triệu thêm 1 triệu là 2 triệu. -2 triệu thêm 1 triệu là 3 triệu. - HS đếm. -1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp. - Đọc theo tay chỉ của GV. * Bài 2 - 7 phút) Các số tròn chục triệu từ 10 000 000 đến 100 000 000. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập -1 chục triệu thêm 1 chục triệu là bao nhiêu triệu? - 2 chục triệu thêm 1 chục triệu là bao nhiêu triệu? - Hãy đếm thêm 1 chục triệu từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu. - 1 chục triệu còn gọi là gì? - 2 chục triệu còn gọi là gì? - Hãy đọc các số từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu theo cách khác. - Bạn nào có thể viết các số từ 10 triệu đến 100 triệu ? - GV chỉ bảng cho HS đọc lại các số trên. - HS đọc - Là 2 chục triệu. - Là 3 chục triệu. - HS đếm - Là 10 triệu. - Là 20 chục triệu. - HS đọc. - HS viết - HS đọc * Bài 3 (6 – 8 phút) - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS tự đọc và viết các số bài tập yêu cầu. - Mời 2 HS lên bảng - GV yêu cầu 2 HS vừa lên bảng lần lượt chỉ vào từng số mình đã viết, mỗi lần chỉ thì đọc số và nêu số chữ số 0 có trong số đó. - GV nhận xét - HS đọc - Thực hiện - 2 HS lên bảng làm bài (mỗi HS viết một cột số). - 2 HS lần lượt thực hiện yêu cầu. VD: HS chỉ vào số 50000 và đọc năm mươi nghìn có 4 chữ số 0. - HS cả lớp theo dõi và nhận xét. * Bài 4 (4 - 5 phút) GV treo bảng phụ như trong SGK lên bảng. Gọi HS đọc yêu cầu bài tập GV cùng HS làm mẫu với số 312 000 000 Yêu cầu HS dựa vào mẫu làm các ý còn lại vào SGK. Mời 4 HS lên bảng làm bài Gọi HS nhận xét GV nhận xét, chốt đúng - Các số có sáu chữ số gồm những hàng nào? - Quan sát - HS đọc - Thực hiện - 4 HS lên bảng 4. Củng cố (1 phút): Kể tên các hàng, lớp đã học theo thứ tự từ bé đến lớn ? 5. Dặn dò (1 phút): GV nhận xét tiết học, dặn HS hoàn thành bài tập. Rút kinh nghiệm: Tập làm văn (Tiết 4): TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS hiểu được: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật. 2. Kĩ năng: - HS biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện. - Biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện. 3. Thái độ: Hứng thú tham gia các hoạt động học tập, biết yêu thương giúp đỡ mọi người. II. Đồ dùng: Giáo viên: SGK, SGV; 2 PBT ghi nội dung BT1, 2 phần nhận xét, bút dạ, bảng phụ ghi nội dung đoạn văn BT III.1. 2. Học sinh: SGK, VBT, vở ghi III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức (1 phút): Lớp hát một bài 2. Kiểm tra bài cũ (1 – 2 phút): Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: - Khi kể lại hành động của từng nhân vật cần chú ý điều gì? - Tính cách của nhân vật biểu hiện qua những phương diện nào? 3. Bài mới (32 phút): Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3.1 Giới thiệu bài (1-2 phút) - Ở con người, hình dáng bên ngoài thường thống nhất với tính cách, phẩm chất bên trong. Vì vậy, trong bài văn kể chuyện, việc miêu tả hình dáng bên ngoài của nhân vật có tác dụng góp phần bộc lộ tính cách. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu việc tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. - GV ghi đầu bài lên bảng - Lắng nghe - HS ghi vở 3.2 Nhận xét (10 - 12 phút) - Gọi HS đọc yêu cầu phần nhận xét. - HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện yêu cầu bài, làm bài trong VBT (3’). - HS dán PBT lên bảng. a) Ngoại hình Nhà Trò: - Sức vóc: gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. - Cánh: mỏng như cánh bướm non; ngắn chùn chùn; rất yếu, chưa quen mở. - Trang phục: mặc áo thâm vàng, đôi chỗ chấm điểm vàng. 2) Ngoại hình của Nhà Trò nói lên: - Tính cách: yếu đuối. - Thân phận: tội nghiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt. - GV nhận xét, chốt ý đúng: - Nêu nhận xét về tính cách của nhân vật trong truyện thông qua việc miêu tả ngoại hình nhân vật? Kết luận: Những đặc điểm về ngoại hình có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật đó. - Lớp đọc thầm, 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn, yêu cầu bài 1, 2. - HS thảo luận nhóm đôi và làm bài vào VBT, 2 nhóm HS làm bài vào PBT. - 2 nhóm dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 2 HS nhắc lại. - HS nêu nhận xét. 3.3. Ghi nhớ (3 phút) - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. - Tìm VD cho thấy đặc điểm ngoại hình tiêu biểu nói lên tính cách nhân vật? - 3 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm để thuộc ngay tại lớp. - Chị Chấm (T5-SGK) -Ngoại hình của chị cho thấy chị là người khoẻ mạnh, tự nhiên, ngay thẳng và sắc sảo). 3.4. Luyện tập (18 phút) Bài 1 - HS đọc nội dung bài tập. - HS đọc thầm, suy nghĩ và trả lời câu hỏi: + Chi tiết nào miêu tả hình dáng của chú bé liên lạc. - Gọi HS lên gạch dưới các chi tiết miêu tả hình dáng chú bé liên lạc vào đoạn văn GV đã ghi sẵn ở bảng phụ. + Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé? - HS nhận xét. - GV chốt ý đúng. Ngoại hình của chú bé liên lạc: Ngoại hình nói lên tính cách, thân phận: - Người gầy, mặc bộ quần áo nâu, quần ngắn tới gần đầu gối. - Hai túi áo trễ xuống tận đùi. - Tóc ngắn, đôi bắp chân nhỏ luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch. > Chú là con một gia đình nông dân nghèo quan chịu đựng vất vả. > Chú là chú bé hiếu động chắc chú đã đựng rất nhiều thứ đồ chơi nặng trong chiếc túi ấy > Chú rất nhanh nhẹn, hiếu động, thông minh, nhanh nhẹn. - Tả ngoại hình của nhân vật có tác dụng gì? - Lớp đọc thầm, 2 HS đọc nối tiếp. - HS làm việc cá nhân dùng bút chì gạch mờ dưới những chi tiết miêu tả hình dáng chú bé liên lạc. - 1 HS lên bảng làm bài. - 2 HS trả lời. - Giúp người đọc, người nghe nhận biết được tính cách, than phận của nhân vật. Bài 2 - HS đọc yêu cầu bài. Gợi ý: + Quan sát tranh minh hoạ để tả ngoại hình bà lão và nàng tiên. + Có thể kể một đoạn, kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên, không nhất thiết phải kể toàn bộ câu chuyện. - Gọi HS kể trước lớp. - GV và cả lớp nghe và nhận xét xem ai kể đúng yêu cầu của đề, giọng kể hay, - 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi. - HS lắng nghe và kể chuyện theo N2 - 3’ (kể 1 đoạn kết hợp tả ngoại hình nhân vật). - 3-4 HS thi kể. VD: Ngày xưa có một bà lão nghèo sống bằng nghề mò cua bắt ốc. Thân hình bà gầy gò, lưng còng xuống. Bà thường mắc chiếc áo nâu vá bạc màu và cái váy đụp màu đen. Mái tóc bà bạc trắng. Vẻ nhân hậu, đôi mắt hiền từ luôn hiện trên khuôn mặt hiền từ đầy nếp nhăn của bà. Bà thường bỏm bẻm nhau trầu môi khi đi làm đồng. 4. Củng cố (3 phút): Em cần lưu ý gì khi chọn những miêu tả ngoại hình nhân vật? (Cần chọn lọc những chi tiết tiêu biểu để từ đó toát lên được tính cách, thân phận của nhân vật) 5. Dặn dò (2 phút): - GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS về nhà học bài và hoàn thành các bài tập Rút kinh nghiệm: ____________________________ An toàn giao thông: Bài 4: LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS biết giải thích so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn. - Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường đảm bảo an toàn đi tới trường 2. Kĩ năng - Lựa chọn đường đi an toàn nhất để đến trường. - Phân tích được các lí do an toàn hay không an toàn 3. Thái độ - Có ý thức và thói quen chỉ khi đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn. - Có ý thức thực hiện các quy định bảo đảm ATGT. II. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: Tranh ảnh trong SGK, SGK, thước, phấn, 2. Học sinh - SGK, vở, bút, III. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức ( 1 phút): Hát 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút): ): + Theo em, để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi như thế nào? + Chiếc xe đạp đảm bảo an toàn là chiếc xe như thế nào? 3. Bài mới ( 32 phút) Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3.1.Giới thiệu bài ( 2 phút) - GV ghi đầu bài lên bảng. - HS ghi đầu bài vào vở. 3.2. Hoạt động 1: Tìm hiểu con đường an toàn (7 phút) - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi sau và ghi kết quả vào giấy theo mẫu: Điều kiện con đường an toàn Điều kiện con đường kém an toàn 1) Con đường thẳng và bằng phẳng. 2) Mặt đường có kẻ phân chia các làn xe chạy. 3) Có các biển báo hiệu giao thông. 4) Ở ngã tư có đèn tín hiệu giao thông và vạch đi bộ ngang qua đường. 1) Con đường ghồ ghề. 2) Mặt đường không phân chia làn đường cho xe chạy. 3) Không có biển báo giao thông. 4) Không có đèn tín hiệu ở ngã tư. - GV cùng HS nhận xét. - Kết luận: Con đường an toàn là con đường là con đường thẳng và bằng phẳng, mặt đường có kẻ phân chia các làn xe chạy, co các biển báo hiệu giao thông , ở ngã tư có đèn tín hiệu giao thông và vạch đi bộ ngang qua đường. - Các nhóm thảo luận câu hỏi sau và ghi kết quả vào giấy theo mẫu: - Nhận xét. - Lắng nghe. 3.3. Hoạt động 2: Chọn con đường an toàn đi đến trường ( 10 phút) - GV dùng sơ đồ về con đường từ nhà đến trường có hai hoặc 3 đường đi, trong đó mỗi đoạn đường có những tình huống khác nhau. Bệnh viện Trường học(B) Uỷ ban Chợ Nhà (A) Sân vận động - GV chọn 2 điểm trên sơ đồ, gọi 1, 2 HS chỉ ra con đường đi từ A đến B đảm bảo an toàn hơn. Yêu cầu HS phân tích có đường đi khác nhưng không được an toàn. Vì lí do gì? - Quan sát. - HS chỉ ra con đường đi từ A đến B đảm bảo an toàn hơn 3.4. Hoạt động 3 : Hoạt động bổ trợ ( 7 phút) - GV cho HS vẽ con đường từ nhà đến trường. Xác định được phải đi qua mấy điểm hoặc đoạn đường an toàn và mấy điểm không an toàn. - Gọi 2 HS lên giới thiệu - Kết luận: Nếu đi bộ hoặc đi xe đạp các em phải lựa chọn con đường đi cho an toàn. - HS chỉ con đương an toàn từ nhà mình đến trường. 4. Củng cố ( 3 phút): Khi đi đường chúng ta cần chú ý điều gì? 5. Dặn dò ( 2 phút): Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh. * Rút kinh nghiệm: . TUẦN 3 Ngày soạn: 17/09/2015 Ngày giảng: 21/09/2015 Tập đọc (Tiết 5): THƯ GỬI BẠN I. Mục tiêu 1. Kiến thức: * Đọc đúng: Lũ lụt, xả thân, quyên góp, Quách Tuấn Lương, Cù Chính Lan * Hiểu: + TN: Các từ ngữ trong bài: hi sinh, xả than, quyên góp, khắc phục, bỏ ống. + Nội dung: Lá thư thể hiện tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. (Trả lời được các CH trong SGK, nắm được tác dụng của phần mở đầu, kết thúc bức thư.) 2. Kĩ năng: + Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. + Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn: Đọc bài với giọng trầm buồn, thể hiện sự chia sẻ chân thành. Thấp giọng hơn khi nói đến sự mất mát. Cao giọng hơn khi an ủi, động viên bạn. 3. Thái độ - Biết yêu thương, cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình, hiểu được tác hại của lũ lụt, cùng mọi người tham gia phòng chống lũ lụt bảo vệ gia đình và bản thân. II. Đồ dùng 1. Giáo viên: SGV, SGK, Tranh ảnh tư liệu về cảnh thiệt hại bão lũ gây ra và cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt. 2. Học sinh: SGK, vở ôli. III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức (2 phút): Hát tập thể. 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút): 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Truyện cổ nước mình trả lời câu hỏi: - Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà? - Kể tên một số câu truyện cổ thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam 3. Bài mới (32 phút): Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3.1. Giới thiệu bài (2 phút) - Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi HS: quan sát bức tranh, em thấy những hình ảnh gì? - Giới thiệu: Bạn nhỏ trong bức tranh chính là bạn Quách Tuấn Lương – một bạn học sinh bằng tuổi các em ở tỉnh Hòa Bình. Để biết bạn viết thư cho ai, nội dung bức thư là gì? Việc bạn viết thư có lien quan gì đến hình ảnh nhân dân quyên góp, ủng hộ đồng bào lũ lụt. Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu bài tập đọc: Thư thăm bạn. GV ghi bài lên bảng. - Em thấy một bạn nhỏ đang ngồi viết thư, cảnh nhân dân đang quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt. - Lắng nghe. - HS ghi bài. 3.2. Các hoạt động (32 phút) a. Luyện đọc (8-10 phút) - Gọi 1 HS khá đọc mẫu. - Hỏi: Bài tập đọc này chia thành mấy đoạn? Là những đoạn nào? * Luyện đọc nối tiếp lần 1: - Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài, nhận xét. - Nhận xét HS đọc, hỏi HS từ khó, chọn lọc và ghi bảng các từ khó: Lũ lụt, xả thân, quyên góp, Quách Tuấn Lương, Cù Chính Lam, ... - Luyện đọc câu khó: * Chú ý nghỉ hơi đúng (nghỉ nhanh, tự nhiên) ở câu dài: Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào/ về tấm gương dũng cảm của ba/ xả thân cứu người giữa dòng nước lũ. - Nhận xét, sửa sai cho HS. * Luyện đọc nối tiếp lần 2 - Nhận xét, sửa lỗi. - HS đọc chú giải. * Luyện đọc theo nhóm đôi (3’) - GV đến từng nhóm để quan sát. - Hết thời gian luyện đọc theo nhóm, GV nhận xét hiệu quả làm việc của các nhóm, nhắc nhở, tuyên dương. - Mời 2 nhóm lên thi đọc. - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét và tuyên dương HS đọc tốt. - Gọi HS đọc lại toàn bài. * GV hướng dẫn HS giọng đọc toàn bài và đọc mẫu: đọc diễn cảm đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn: Đọc bài với giọng trầm buồn, thể hiện sự chia sẻ chân thành. Thấp giọng hơn khi nói đến sự mất mát. Cao giọng hơn khi an ủi, động viên bạn. - Lắng nghe - 3 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu chia buồn với bạn. + Đoạn 2: Tiếp theo những người bạn mới như mình. + Đoạn 3: Phần còn lại - 3 HS đọc nối tiếp đoạn. - HS nhận xét, nêu lên từ bạn phát âm chưa đúng, các từ khó. - 2-3 HS nêu và đọc. - 2 HS đọc. - Nhận xét. - 3 HS đọc nối tiếp đoạn. - 1 HS đọc. - HS luyện đọc trong nhóm đôi. - Các nhóm lên đọc. - HS nhận xét - 1-2 HS đọc. - Lắng nghe b. Tìm hiểu bài. (10-12’) - Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không? * Đoạn 1: HS đọc thầm đoạn 1 - TLCH 1: - Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? - Bạn Hồng gặp phải cảnh mất mát đau thương như thế nào? - Em hiểu từ “hi sinh” nghĩa là gì? - Nêu ý chính đoạn 1? - GV ghi bảng ý chính. + Chuyển ý: Để biết vì sao ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ và tình cảm bạn Lương dành cho gia đình bạn Hồng như thế nào? Các em hãy cùng tìm hiểu đoạn 2. * Đoạn 2: HS đọc thầm đoạn 2 -TLCH 2, 3 nhóm đôi (2’): + Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng? + Những câu văn cho biết bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng? - GV cho HS xem tranh ảnh tư liệu về cảnh thiệt hại bão lũ gây ra và hỏi: + Lũ lụt đã gây ra những hậu quả gì? Chúng ta phải làm gì để hạn chế những thiệt hại đó? - Em hãy nêu nội dung đoạn 2? * Đoạn 3: HS đọc thầm Đ3 và TLCH 4 SGK (26): - Lương và mọi người nơi Lương ở đã làm gì để giúp đỡ Hồng và đồng bào bị lũ lụt? - Em hiểu “bỏ ống” nghĩa là gì? + Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư? - Ý chính đoạn 3 là gì? - HS đọc lướt toàn bài nêu đại ý bức thư? - GV ghi đại ý lên bảng. + Bạn Lương không biết bạn Hồng trước đó mà chỉ biết khi đọc báo Thiếu niên Tiền Phong. + Lương viết thư để chia buồn với Hồng. + Ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ vừa qua. + Nhận cái chết về mình vì nghĩa vụ, lý tưởng cao đẹp. Lương viết thư để chia buồn với Hồng. - 1-2 HS đọc lại. + Hôm nay đọc báo Thiếu niên Tiền Phong, mình rất xúc động biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn. Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi. + Lương khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm: Chắc là Hồng cũng tự hào nước lũ. Lương khuyến khích Hồng noi gương cha vượt qua nỗi đau: Mình tin rằng theo gương ba. nỗi đau này. Lương làm cho Hồng yên tâm: Bên cạnh Hồng còn má, có cô bác và có cả những người bạn mới như mình. - HS quan sát. - Chết người, thiệt hại về của cải, gây mất mùa, làm ô nhiễm môi trường Để hạn chế những thiệt hại đó chúng ta không được chặt phá rừng, khai thác rừng bừa bãi, giữ vệ sinh môi trường, Những lời an ủi động viên của Lương với Hồng. - Quyên góp, ủng hộ tiền, đồ dung học tập giúp đồng bào vùng lũ khắc phục hậu quả của thiên tai. - Số tiền nhỏ được tiết kiệm lại (có thể bằng hình thức bỏ dần vào lợn đất) - Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư. Những dòng cuối thư ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, cảm hơn, hứa hẹn, kí tên, ghi rõ tên người viết thư. Tấm lòng của mọi người với đồng bào bị lũ lụt Lá thư thể hiện tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn - 2 HS nhắc lại đại ý. c. Luyện đọc diễn cảm (6-8’) - Hỏi: Bài văn này chúng ta cần đọc với giọng như thế nào? - GV hướng dẫn để HS có giọng đọc phù hợp nội dung bức thư. - Gọi HS tiếp nối đọc 3 đoạn văn. *Luyện đọc diễn cảm đoạn 1 - Yêu cầu HS đọc lướt đoạn và cho biết những từ ngữ nào cần nhấn giọng khi đọc? - GV gạch chân các từ cần nhấn giọng vào đoạn văn và đọc mẫu: Hòa Bình, ngày 5/ tháng 8/ năm 2000// Bạn Hồng thân mến, Mình là Quách Tuấn Lương, học sinh lớp 4B/ Trường Tiểu học Cù Chính Lan, thị xã Hòa Bình. Hôm nay đọc báo Thiếu niên Tiền phong, mình rất xúc động được biết/ ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi đoạn văn (3’) - Quan sát, hướng dẫn HS luyện đọc. - Thi đọc: + Gọi đại diện các nhóm lên thi đọc diễn cảm đoạn văn. - Khuyến khích HS bình xét chọn ra bạn đọc hay, diễn cảm nhất. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - 3 HS đọc, cả lớp theo dõi, nhận xét. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS luyện đọc theo nhóm đôi. - 2 HS thi đọc trước lớp. - HS bình xét. 4. Củng cố (3 phút): - Em hiểu bạn Lương là người như thế nào? (rất giàu tình cảm, biết chủ động giúp đỡ, cảm thong với nỗi đau, hoàn cảnh khó khăn của những người xung quanh.) - Em đã làm gì để giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn? (quyên góp sách vở, ủng hộ tiền, viết thư chia sẻ...) - GV kết luận: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên. Trong xã hội ngày nay, cần lắm những yêu thương, san sẻ, thương người như thể thương thân, chúng ta hãy cùng nhau chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình lúc hoạn nạn, khó khăn, khi gặp phải tai ương, bão lũ. 5. Dặn dò (2 phút): - Nhận xét tiết học. - Về nhà tiếp tục luyện đọc bài, chuẩn bị bài sau: Người ăn xin. Rút kinh nghiệm: Toán (Tiết 11): TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tiếp theo) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Củng cố về các hàng, lớp đã học; củng cố bài toán về sử dụng bảng thống kê số liệu. 2. Kĩ năng: - Đọc, viết được các số đến lớp triệu. 3. Thái độ: Hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. II. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: SGK, SGV; Bảng các hàng, lớp (đến lớp triệu) 2. Học sinh: SGK, vở ghi; III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức (1 phút): Lớp hát một bài 2. Kiểm tra bài cũ (3 - 5 phút): Viết các số sau: - Hai mươi bảy triệu - Năm trăm triệu - Sáu chục triệu 3. Bài mới (30 – 33 phút): Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3.1 Giới thiệu bài (1- 2 phút) - Giờ học toán hôm nay sẽ giúp các em biết đọc, viết các số đến lớp triệu. - GV ghi bảng - Lắng nghe - HS ghi vở 3.2 Các hoạt động a. Hướng dẫn đọc và viết số đến lớp triệu (10 - 12 phút) - GV treo bảng các hàng, lớp đã chuẩn bị lên bảng. - GV vừa viết vào bảng trên vừa giới thiệu: Cô có 1 số gồm 3 trăm triệu, 4 chục triệu, 2 triệu, 1 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 7 nghìn, 4 trăm, 1 chục, 3 đơn vị. - Bạn nào có thể lên bảng viết số trên. - Bạn nào có thể đọc số trên. - GV hướng dẫn lại cách đọc: + Tách số trên thành các lớp thì được 3 lớp lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu. GV vừa giới thiệu vừa dùng phấn gạch chân dưới từng lớp để được số 342 157 413. + Đọc từ trái sang phải. Tại mỗi lớp, ta dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc, sau đó thêm tên lớp đó sau khi đọc hết phần số và tiếp tục chuyển sang lớp khác. + Vậy số trên đọc là Ba trăm bốn mươi hai triệu (lớp triệu) một trăm năm mươi bảy nghìn (lớp nghìn) bốn trăm mười ba (lớp đơn vị). - GV yêu cầu HS đọc lại số trên. - GV có thể viết thêm một vài số khác cho HS đọc. - Quan sát - Lắng nghe - 1 HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào giấy nháp. - Một số HS đọc trước lớp, cả lớp nhận xét đúng/ sai. - HS thực hiện tách số thành các lớp theo thao tác của GV. - Một số HS đọc cá nhân, HS cả lớp đọc đồng thanh. b. Luyện tập (20 - 22 phút) * Bài 1 (4 - 5 phút) - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập, trong bảng số GV kẻ thêm một cột viết số. - HS làm bài vào SGK, mời 1 HS lên bảng. - HS kiểm tra các số bạn đã viết trên bảng. - GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc số. - GV chỉ các số trên bảng và gọi HS đọc số. 32 000 000: Ba mươi hai triệu 32 516 000: Ba mươi hai triệu năm trăm mười sáu nghìn 32 516 497: Ba mươi hai triệu năm trăm mười sáu nghìn bốn trăm chín mươi bảy. 834 291 712: Tám trăm ba mươi bốn triệu hai trăm chín mươi mốt nghìn bảy trăm mười hai. 308 250 705: Ba trăm linh tám triệu hai trăm năm mươi nghìn bảy trăm linh lăm. 500 209 037: Năm trăm triệu hai trăm linh chín nghìn không trăm ba mươi bảy. - HS đọc - Quan sát - 1 HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào VBT. Lưu ý viết số theo đúng thứ tự các dòng trong bảng. - HS kiểm tra và nhận xét bài làm của bạn. - Làm việc theo cặp, 1 HS chỉ số cho HS kia đọc, sau đó đổi vai. - Mỗi HS được gọi đọc từ 2 đến 3 số. * Bài 2 – 5 phút) - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV viết các số trong bài lên bảng, có thể thêm một vài số khác, sau đó chỉ định HS bất kì đọc số. - Gọi HS nhận xét, GV nhận xét - Nêu cách đọc các số có nhiều chữ số? - Đọc các số sau - HS đọc - Nhận xét - HS nêu * Bài 3 (6 – 8 phút) - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - GV hướng dẫn: Khi viết các số dựa vào cách đọc số đó ta cũng làm giống như khi đọc số, ta xem từng lớp của số đó có giá trị là bao nhiêu và viết thành số tương ứng, VD: Mười triệu/ hai trăm năm mươi nghìn/ hai trăm mười bốn. - GV yêu cầu HS viết các số bài tập yêu cầu vào vở ô li - Mời 2 HS lên bảng: - GV nhận xét - HS đọc - Lắng nghe - Thực hiện - 2 HS lên bảng làm bài a) 10 250 214 b) 253 564 818 c) 400 036 105 d) 700 000 231 - HS cả lớp theo dõi và nhận xét. * Bài 4 (4 - 5 phút) - GV treo bảng phụ (hoặc bảng giấy) đã kẻ sẵn bảng thống kê số liệu của bài tập và yêu cầu HS đọc. - GV yêu cầu HS làm bài theo cặp, 1 HS hỏi, HS kia trả lời, sau mỗi câu hỏi thì đổi vai. - GV lần lượt đọc từng câu hỏi cho HS trả lời. + Số trường THCS là bao nhiêu? + Số học sinh tiểu học là bao nhiêu? + Số GV THPT là bao nhiêu? - GV có thể yêu cầu HS tìm bậc học có số trường ít nhất (hoặc nhiều nhất), bậc học có số HS ít nhất (hoặc nhiều nhất), bậc học có số GV ít nhất (hoặc nhiều nhất). - HS đọc bảng số liệu. - HS làm bài - 3 HS lần lượt trả lời từng câu hỏi trước lớp. HS cả lớp theo dõi và nhận xét. + 9873 trường + 8 350 191 học sinh + 98 714 giáo viên - Số trường ít nhất là Trung học phổ thông, có số trường nhiều nhất là tiểu học. - Bậc học có số HS nhiều nhất là Tiểu học, có số HS ít nhất là Trung học phổ thông. - Bậc học có số GV nhiều nhất là Tiểu học, có số GV ít nhất là Trung học phổ thông. 4. Củng cố (1 phút): Nêu cách đọc các số có nhiều chữ số ? 5. Dặn dò (1 phút): GV nhận xét tiết học, dặn HS hoàn thành bài tập. Rút kinh nghiệm: Chính tả (Tiết 3): (Nghe - viết) CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát và các khổ thơ. 2. Kĩ năng: - Nghe - viết chính xác, đẹp bài thơ. - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã. 3. Thái độ: - Có ý thức viết bài cẩn thận, sạch đẹp. - Biết yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh. II. Đồ dùng: 1. Giáo viên: SGK, SGV. 2. Học sinh: SGK, vở ghi. III. H

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTUAN 14 CHUAN CHI TIET_12400214.docx
Tài liệu liên quan