Giáo án Lớp 4 Tuần 1 - Trường TH Hồ Thị Kỷ B

Phân môn : Luyện từ và câu

TIẾT2 : LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG

I- MỤC TIÊU :

- Điền được cấu tạo của tiếng theo ba phần đã học ( âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu ở bài tập1(TB).

- Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2, BT3.

II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

1. KIỂM TRA BÀI CŨ:

- Yêu cầu 2 HS lên bảng phân tích cấu tạo của tiếng trong các câu : Ở hiền gặp lành và Uống nước nhớ nguồn.

- Nhận xét HS làm bài trên bảng.

2. DẠY - HỌC BÀI MỚI :

2.1 Giới thiệu bài :

- Bài học hôm nay sẽ giúp các em luyện tập , củng cố lại cấu tạo của tiếng.

 

doc27 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 1 - Trường TH Hồ Thị Kỷ B, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi kiếm mồi. - Siếu giang mang lạnh đang bay ngang trời. 3. CỦNG CỐ- DẶN DÒ: - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau. ********** Môn: Toán TIẾT 2 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (Tiếp theo) I- MỤC TIÊU: - Củng cố cho HS thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đến năm chữ số; nhân ( chia) số có đến năm chữ số với ( cho) số có một chữ số. - Biết so sánh, xếp thứ tự ( đến 4 số) các số đến 100 000. - Giáo dục HS tính cận thận, chính xác. II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV vẽ sẵn bảng số trong BT lên bảng. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 1.KIỂM TRA BÀI CŨ: - GV ghi bảng các số : 129; 8723; 9171; yêu cầu 3 HS lên bảng đọc và phân tích các số thành tổng. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI: 2.1. Giới thiệu bài: Giờ học toán hôm nay các em tiếp tục cùng nhau ôn tập các kiến thức đã học về các số trong phạm vi 100 000. Nội dung Thời gian HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG1 HD ôn tập Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4 - GV cho HS nêu yêu cầu của bài toán. - Yêu HS tiếp nối nhau thực hiện tính nhẩm trước lớp, mỗi HS thực hiện một phép tính trong bài. - GV nhận xét, sau đó yêu cầu HS làm bài vào vở - GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV hỏi: BT yêu cầu chúng ta làm gì? . - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn, yêu ncầu HS nêu cách so sánh của một cặp số trong bài. - GV yêu cầu HS tự làm bài . - Nhận xét bài làm của HS. - HS nêu: Tính nhẩm. - 8 HS tiếp nối nhau thực nhẩm. - Thực hiện đặt tính rồi thực hiện các phép tính. - HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - HS: So sánh các số và điền dấu >, <, = thích hợp. - 2 HS lên bảng làm bài. - 4327 > 3742 vì hai số có 4 chữ số , hàng nghìn 4 > 3 nên 4327 > 3742 . - HS làm bài vào vở. + b) Các số theo thứ tự từ lớn đến bé : 92678; 82697; 79692; 62798. - HS quan sát bảng số liệu và trả lời: 3. CỦNG CỐ , DẶN DÒ : - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau. ************ Môn : Kĩ thuật Tiết 1 VẬT LIỆU: DỤNG CỤ CẮT, KHÂU I- MỤC TIÊU: - Biết được đặt điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu. - Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ ( gút chỉ ). - Giáo dục tính tỉ mỉ cho HS. II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Một số mẫu vật và liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 1.1.Giới thiệu bài:GV liên hệ vào bài. Nội dung Thời gian HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG1 HD HS quan sát – nhận xét a. Vải: - GV hướng dẫn HS quan sát màu sắc, hao văn của vải. b. Chỉ: - GV hướng dẫn HS quan sát chỉ - GV nhận xét, kết luận theo nội dung b SGK. - HS quan sát. HOẠT ĐỘNG2 HD HS tìm hiểu và cách sử dụng kéo. - HD HS quan sát hình 2 – SGK và gọi HS trả lời các câu hỏi về đặc điểm của kéo cắt vải. - GV gọi HS trả lời trước lớp . - GV nhận xét. - HS quan sát hình 2 – SGK trả lời các câu hỏi về đặc điểm của kéo cắt vải. - HS trình bày. HOẠT ĐỘNG3 HD HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim - Hướng dẫn HS quan sát hình 4 – SGK kết hợp với quan sát mẫu kim khâu để trả lời các câu hỏi trong SGK. - GV nhận xét và giảng thêm. - HS hoạt đôïng trong nhóm để trả lời câu hỏi. HOẠT ĐỘNG4 Thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - HS thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ. - Gọi HS thực hiệncác thao tác xâu chỉ, vê nút chỉ. - GV đánh gía kết quả học tập của một số HS. - HS làm việc theo cặp - 1 Số Hs trình bày trước lớp. 3.CỦNG CỐ,DẶN DÒ: - GV gọi HS đọc đọc phần Ghi nhớ SGK. - Hương dẫn HS về đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu. ----------------- Thứ tư ngày 25 tháng 08 năm 2012 Phân môn: Luyện từ và câu TIẾT1 CẤU TẠO CỦA TIẾNG I- MỤC TIÊU : - Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng ( âm đầu, vần, thanh) Nội dung ghi nhớ. - Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu (mục III). II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng , có ví dụ ( VD ). Tiếng Âm đầu Vần Thanh bầu b âu huyền III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 1. DẠY - HỌC BÀI MỚI: 1.1 GIỚI THIỆU BÀI : - Những tiết Luyện từ và câu sẽ giúp các em mở rộng vốn từ biết cách dùng từ nói, viết thành câu đúng và hay. Bài học hôm nay giúp cacù em hiểu về cấu trúc tạo tiếng. Nội dung Thời gian HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG1 Tìm hiểu ví dụ - GV yêu cầu HS đọc thầm và đếm xem câu tục ngữ có bao nhiêu tiếng. - GV ghi bảng câu thơ: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn - GV yêu cầu HS đếm thành tiếng từng dòng + Gọi 2 HS nói lại kêùt quả làm việc . + Yêu cầu HS đánh vần thầm và ghi lại cách đánh vần tiếng bầu. + Yêu cầu 1 HS lên bảng ghi cách đánh vần + GV dùng phấn màu ghi vào sơ đồ : Tiếng Aâm đầu Vần Thanh Bầu B âu huyền +- GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận cặp đôi câu hỏi: Tiếng bầu gồm có mấy bộ phận ?Đó là những bộ phận nào? + Gọi HS trả lời . + Kết luận : Tiếng bầu gồm 3 bộ phận : âm đầu, vần, thanh. + GV yêu cầu HS phân tích các tiếng còn lại của câu thơ bằng cách kẻ bảng. + GV kẻ trên bảng lớp , sau đó gọi HS lên chữa bài. + Hỏi: Tiếng do những bộ phận nào tạo thành ? Cho ví dụ ? + Trong tiếng bộ phận nào không thể thiếu ? Bộ phận nào có thể thiếu? + Kết luận : Trong mỗi tiếng bắt buộc phải có vần và thanh .Thanh ngang không được đánh dấu khi viết. - HS đọc thầm và đếm số tiếng. Sau đó 2 HS trả lời: Câu tục ngữ có 14 tiếng. - Đếm thành tiếng. + Câu tục ngữ có 14 tiếng. + HS đánh vần và ghi lại : bờ – âu – bâu- huyền – bầu. + 1 HS lên bảng ghi, 2 đến 3 HS đọc:bờ – âu – bâu- huyền – bầu. + Quan sát + Suy nghĩ và trao đổi : Tiếng bầu gồm có 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh. + 3 HS trả lời 1 HS lên bảng vừa trả lời vừa chỉ trực tiếp vào sơ đồ từng bộ phận . + Lắng nghe. + HS phân tích từng tiếng theo yêu cầu + HS lên chữa bài . Tiếng Âm đầu Vần Thanh ơi thương . giàn Th gi ơi ương an. ngang ngang .. huyền + HS trả lời: tiếng gồm 3 bộ phận : âm đầu, vần, thanh. Tạo thành .Ví dụ :tiếng Thương. + Trong tiếng bộ phận vần và thanh không thể thiếu .Bộ phận âm đầu có thể thiếu . + HS ghi nhớ. + Đọc thầm . HOẠT ĐỘNG 2 Ghi nhớ + Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. +Yêu cầu 1 HS lên bảng chỉ vào sơ đồ và nói lại phần ghi nhớ. + 1 HS lên bảng vừa chỉ vừa nêu phần ghi nhớ. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. HOẠT ĐỘNG3 Luyện tập Bài 1 - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu . - Yêu cầu mỗi bàn 1 HS phân tích 2 tiếng - Gọi các bàn lên chữa bài. + Nhận xét bài làm của HS. - HS lên chữa bài . - HS phân tích vào vỡ nháp. Tiếng Aâm đầu Vần Thanh nhiễu . cùng nh c iêu ung hỏi .. Huyền Bài 2 (HS khá,giỏi ) - GV gọi HS đọc yêu cầu . - Yêu cầu HS suy nghĩ và giải câu đố, Gọi HS trả lời và giải thích - Nhận xét về đáp án đúng. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Suy nghĩ - HS lần lượt trả lời đến khi có câu trả lời đúng : Đó là chữ sao. 3. CỦNG CỐ , DẶN DÒ: - Yêu cầu HS phân tích các tiếng: anh, thầy. - Nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ. Và làm BT , chuẩn bị bài sau. ************ Môn : Lịch sử và Địa lí Bài 1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ I- MỤC TIÊU: - Cung cấp cho HS hiết môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp học sinh ( HS ) hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, Biết công lao của ông cha ta trong thời kỳ dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu Thời Nguyễn. - Biết môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam. - Giáo dục HS thích học phân môn này. II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam . - Bản đồ hành chính Việt Nam. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 1.GIỚI THIỆU BÀI: - GV liên hệ vào bài. Nội dung Thời gian HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠTĐỘNG1 Làm việc cả lớp - GV giới thiệu vị trí của đất nước ta và các cư dân ở mỗi vùng . - Gọi HS trình bày lại và xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam (VN) vị trí tỉnh mà em đang ở. - GV nhận xét. - HS lắng nghe. - HS trình bày và lên bảng xác định trên bản đồ hành chính VN vị trí tỉnh mà mình đang ở. HOẠT ĐỘNG2 Làm việc nhóm - GV phát cho mỗi nhóm một tranh , ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc nào đó của một vùng . - Yêu cầu HS đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trong nhóm. - GV nhận xét và kết luận : Mỗi dân tộc sống trên đất nước ta có nét văn hóa riêng song điều có cùng một Tổ quốc , một lịch sử Việt Nam. - HS quan sát và trao đổi tranh , ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc nào đó của một vùng . - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trong nhóm.HS nhóm khác nhận xét , bổ sung . - HS : lắng nghe. HOẠT ĐỘNG3 Làm việc cả lớp. - GV đặt vấn đề : Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay , ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước . - GV hỏi: Em nào có thể kể được một sự kiện chứng minh điều đó . - GV nhận xét. - HS lắng nghe. - HS trình bày : 2.CỦNG CỐ , DẶN DÒ: - GV gọi HS đọc đọc phần Ghi nhớ SGK. - Giáo dục, liên hệ qua bài học. - Về nhà các em xem lại bài và chuẩn bị bài sau . *********** MÔN: Toán TIẾT 3 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 ( Tiếp theo) I- MỤC TIÊU : - Ôn tập, củng cố tính nhẩm, thực hiện phép cộng, phép trừ các số đến năm chữ số; nhân ( chia ) số có đến năm chữ số với ( cho) số có một chữ số. - Tính được giá trị của biểu thức. - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác. II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - HS chuẩn bi bảng con. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 1. KIỂM TRA BÀI CŨ: - GV ghi bảng các số : 8000 + 200; 9000 – 300 ; 800 : 2 ; 800 x 3 , yêu cầu 3 HS tính nhẩm. - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI: Giới thiệu bài: Giờ học toán hôm nay các em tiếp tục cùng nhau ôn tập các kiến thức đã học về các số trong phạm vi 100.000. Nội dung Thời gian HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG1 Hướng dẫn ôn tập Bài 1 Bài 2 Bài 3 - Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào vở. - GV cho HS tự thực hiện phép tính - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn, - GV nhận xét và cho điểm HS. - GV cho HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức rồi làm bài. - Yêu cầu HS làm bài . - GV nhận xét HS. - GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài toán , sau đó yêu cầu HS tự làm bài. - HS làm bài , sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - 4 HS lên bảng làm bài.( Mỗi HS thực hiện 2 phép tính) - HS nêu cách tính của từng bài. - 4 HS nêu cách tính và lên bảng thực hiện tính giá trị của biểu thức.HS cả lớp làm bài vào vở. + Kết quả: b) 6 000 – 1300 x 2 = 6 000 x 2600 = 3 400 - 4 HS lần lượt nêu. - 4 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở. a) X + 875 = 9 936 b) X x 2 = 4 826 X = 9 936 – 875 X = 4 826 : 2 X = 9 061 X = 2 413 X – 725 = 8 259 X :3 = 1 532 X = 8 259 + 725 X = 1 532 x 3 X = 8 984 X = 4 596 3. CỦNG CỐ , DẶN DÒ : - Giáo dục, liên hệ qua bài. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau. ************ Phân môn : Kể chuyện TIẾT1 SỰ TÍCH HỒ BA BỂ I- MỤC TIÊU: - Cung cấp cho HS hiểu được ý nghĩa xâu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái. - Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể ( do GV kể). - Giáo dục HS có long nhân ái trong cuộc sống. II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Các tranh minh họa câu chuyện trong SGK - Các tranh,ảnh về hồ Ba Bể hiện nay. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 1 GIỚI THIỆU : - GV cho HS xem tranh (ảnh ) về hồ Ba Bể hiện nay và giới thiệu vào bài. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI: 2.1 Giới thiệu bài: GV treo tranh minh họa và giới thiệu bài. Nội dung Thời gian HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG1 GV kể chuyện - GV kể lần 1: Giọng kể thong thả, rõ ràng - GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh họa. - Dựa vào tranh minh họa , đặt câu hỏi để HS hiểu được ý nghĩa câu chuyện : + Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào? + Mọi người đối xử với bà ra sao? + Ai đã cho bà cụ ăn nghỉ? + Chuyện gì đã xảy ra trong đêm ? + Khi chia tay bà cụ dặn mẹ con bà góa điều gì? + Trong đêm lễ hội ,chuyện gì đã xảy ra? + Mẹ con bà góa đã làm gì? + Hồ Ba Bể được hình thành như thế nào? - HS lắng nghe GV kể. - HS tiếp nối nhau trả lời đến khi có câu trả lời đúng. + Bà không biết từ đâu đến, trông bà gớm ghiếc, người gầy cờm. + Mọi người điều xua đuổi bà. + Mẹ con bà góa đưa bà về nhà , lấy cơm cho bà ăn và mời bà nghỉ lại. + Chỗ bà cui ăn xin nằm sáng rực lên.Đó không phải là bà cụ mà là một con giao long lớn. + Bà cụ nói sắp có lụt và đưa cho mẹ con bà góa một gói tro và hai mảnh vỏ trấu. +Lụt lội xảy ra, nước phun lên. Tất cả mọi vật đều chìm nghỉm. + Mẹ con bà dùng thuyền từ hai vỏ trấu đi khắp nơi cứu người bị nạn . + Chỗ đất sụp là hồ Ba Bể, nhà hai mẹ con thành một hòn đảo nhỏ giữa hồ HOẠT ĐỘNG2 Hướng dẫn kể từng đoạn - Chia nhóm HS ,Yêu cầu HS dựa và tranh minh họa và các câu hỏi tìm hiểu , kể lại từng đoạn cho các bạn nghe. - Kể trước lớp : Yêu cầu các nhóm cử đại điện lên trình bày. + Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi bạn kể. - Chia nhóm 4 HS ( kể trong nhóm) - Đại diện các nhóm lên trình bày, mỗi nhóm chỉ kể một tranh. HOẠT ĐỘNG3 Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện - Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm . - Tổ chức cho HS thi Kể trước lớp. - Yêu cầu HS nhận xét và tìm ra bạn kể hay nhất trước lớp. - Cho điểm HS kể tốt. - Chia nhóm 4 HS ( kể trong nhóm) - Kể trong nhóm. - Đại diện các nhóm lên trình bày, mỗi nhóm chỉ kể một tranh. +Nhận xét theo các tiêu chí: Kể có đúng nội dung , đúng trình tự không ? Lời kể có tự nhiên chưa? - 2 đến 3 HS thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp - Nhận xét. 3. CỦNG CỐ , DẶN DÒ: - Hỏi: Câu chuyện cho em biết điều gì ? - GV kết luận : Bất cứ ở đâu con người cũng phải có lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn . Những người đó sẽ được đền đáp xứng đáng, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống . - Dặn HS về nhà kể lại câu chuỵên “Sự tích hồ Ba Bể “ cho ngươi thân nghe. - Dặn HS luôn có lòng nhân ái, giúp đỡ mọi ngươi nếu mình có thể. **************** Thứ năm ngày 26 tháng 08 năm 2012 Phân môn :Tập đọc TIẾT 2 MẸ ỐM I- MỤC TIÊU: - Cung cấp cho HS nội dung bài: Tình yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người me bị ómï. ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3; thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài). - Đọc rành mạch trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm; Thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân. - HS yêu thích môn học. II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - Tranh minh họa bài tập đọc. - Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 4 . III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1. KIỂM TRA BÀI CŨ: - GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS chọn đọc 1 đoạn trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc. - Nhận xét HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài: GV treo tranh minh họa bài tập đọc và giới thiệu bài. Nội dung Thời gian HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG1 Luyện đọc - GV yêu cầu HS mở SGK trang 9, sau đó gọi HS tiếp nối đọc bài trước lớp . - GV yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa các từ khó trong phần chú giải. - GV đọc mẫu lần 1. - Bài thơ cho chúng ta biết chuyện gì? - HS tiếp nối đọc bài, mỗi HS đọc 1 khổ thơ. - 1 HS đọc phần chú giải, Hs cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Theo dõi GV đọc mẫu. - Bài thơ cho chúng ta biết mẹ của bạn nhỏ bị ốm, mọi người rất quan tâm lo lắng cho mẹ, nhất là bạn nhỏ. HOẠT ĐỘNG2 Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi : Em hiểu những câu thơ sau nói lên điều gì? “Lá trầu khô giữa cơi trầu Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay Cánh màn khép lỏng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa” + Em hãy hình dung khi mẹ không bị ốm thì lá trầu truyện Kiều , ruộng vườn sẽ như thế nào? - Yêu cầu HS đọc thầm khổ 3 và trả lời câu hỏi: Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào? + Những việc làm đó cho em biết điều gì? - Tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ như thế nào?” Những câu thơ nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? Vì sao em cảm nhận được điều đó?” các em đọc đoạn còn lại và trả lời . - Sau mỗi ý kiến phát biểu của HS GV nhận xét ý kiến của HS. - Vậy bài thơ muốn nói với các em điều gì? - Đọc thầm và trả lời câu hỏi: Những câu thư trên muốn nói rằng mẹ chú Khoa bị ốm :Lá trầu khô giữa cơi trầu vì mẹ ốm không ăn được, truyện Kiều gấp lại gì mẹ không đọc, ruộng vườn vắng bóng mẹ, mẹ nằm trên gường vì rất mệt. + Khi mẹ không bị ốm thì lá trầu truyện Kiều , ruộng vườn sẽ được mẹ lật vở từng trang để đọc.. - Đọc thầm và suy nghĩ, trả lời.Những câu thơ: Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm ; Người cho trứng , người cho cam; Và anh y sĩ đã mang thuốc vào. + Cho thấy tình làng nghĩa xóm thật sâu nặng -HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS chỉ trả lời 1 ý. “Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan” - Bài thơ thể hiện tình yêu thương sâu sắc , sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với bạn nhỏ với người mẹ. HOẠT ĐỘNG3 Học thuộc lòng bài thơ - Gọi 6 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ . - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm từng khổ thơ, cả bài thơ. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng toàn bài thơ. - Nhận xét HS. - 6 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ .HS cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc. - HS đọc diễn cảm theo hướng dẫn cuả GV ( cá nhân , theo cặp). - Thi theo hai hình thức : + HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ theo bàn. + Thi đọc toàn bài cá nhân. 3. CỦNG CỐ , DẶN DÒ: - Hỏi : Bài thơ viết theo thể thơ nào? ( lục bát ) - Trong bài thơ em thích nhất khổ thơ nào ? Vì sao? - Nhận xét giờ học. - Dặn HS luôn biết thể hiện tình yêu thương của mình đối với người thân trong gia đình và mọi người sống xung quanh em. ************* Phân môn : Tập làm văn Tiết 1 THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN ? I- MỤC TIÊU: - Cung cấp cho HS hiểu những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện ( Nội dung ghi nhớ ). - Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1, 2 nhân vật và nói lên được một đều có ý nghĩa ( mục III). - Giáo dục HS thích học phân môn này. II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Bảng phụ ghi sẵn các sự kiện chính trong truyện Sự tích Hồ Ba Bể. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌCCHỦ YẾU: 1. KIỂM TRA BÀI CỦ: - GV gọi 1- 3 HS lên bảng nêu phần Ghi nhớ bài Môn Lịch sử và Địa lí. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI: 2.1.Giới thiệu bài:GV liên hệ vào bài. Nội dung Thời gian HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG1 Nhận xét Bài tập 1 Bài tập 2 Bài tập 3 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Gọi 1 HS khá kể lại toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể. - HS cả lớp thực hiện 3 yêu cầu của bài. - Gọi HS trình bày. -1HS đọc . - 1 HS kể sự tích Hồ Ba Bể. - Cả lớp làm bài. - HS trình bày. Lời giải: a) Các nhân vật: Bà cụ ăn xin, mẹ con bà nông dân, những người dự lễ hội ( nhân vật phụ ). b) Các sự kiện xảy ra và kết quả: + Bà cụ ăn xin trong ngày hôïi cúng phật nhưng khồg ai cho. + Hai mẹ con bà nông dân cho bà cụ ăn xin ăn và ngũ trong nhà. + Đêm khuya bà lão hiện hình một con giao long lớn. + Sáng sớm bà lão cho hai mẹ con gói tro và hai mảnh vỏ trấu. + Nước lụt dâng cao, mẹ con bà nông dân chèo thuyền cứu người. c) Ý nghĩa của truyện: Ca ngợi những con người có lòng nhân ái, sẵn lòng giúp đỡ, cứu đồng loại. Truyện còn nhằm giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. - Gọi HS đọc to bài văn ho Ba Bểà. - Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: + Bài văn có nhân vật không? + Bài văn có kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật không? - GV hỏi: Theo em thế nào là kể chuyện ? -1 HS đọc . + Không có nhân vật . + Không. Chỉ có những chi tiết giới thiệu về hồ Ba Bể. + HS phát biểu. HOẠT ĐỘNG2 Ghi nhớ - Gọi HS đọc ghi nhớ. - 2 – 5 HS đọc. HOẠT ĐỘNG3 Bài tập 1 Bài tập 2 - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV nhắc HS: Trước khi kể cần xác địmh nhân vật trong câu chuyện là em và người phụ nữ có con nhỏ. - Yêu cầu HS HS kể theo cặp. - GV tổ chức cho HS thi kể trước lớp. - Yêu cầu HS đọc nội dung BT2. + Những nhân vật trong câu chuyện của em là ai? + GV nhận xét chung. - 1 HS nêu. - HS kể theo cặp. - Đại diện từng cặp HS kể trước lớp. + Nhân vật trong câu chuyện em kể là . 3.CỦNG CỐ ,DẶN DÒ: - GV gọi HS đọc đọc phần Ghi nhớ SGK. - Giáo dục HS qua bài học. - Về nhà các em xem lại bài và chuẩn bị bài sau . ************ Môn: Toán TIẾT 4 BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ I- MỤC TIÊU: - Cung cấp cho HS kiến thức về biểu thức có chứa một chữ. - Bước đầu nhận biết được biểu thức chứa một chữ. - Biết tính giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số. II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Đề bài toán viết sẵn trên bảng. - GV vẽ sẵn bảng ở phần ví vụ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 1. KIỂM TRA BÀI CŨ: - GV gọi 1 HS lên bảng tính : 3257 + 4659 – 1300 . - GV nhận xét HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI: 2.1 Giới thiệu bài: GV liên hệ vào bài. Nội dung Thời gian HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG1 Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ a) Biểu thức có chứa một chữ b) Giá trị biểu thức chứa một chữ. HOẠT ĐỘNG2 Thực Hành Bài 1 Bài 2 Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ - Hỏi: Muốn biết bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ta làm như thế nào? - GV chỉ vào bảng kẻ sẵn và hỏi: Nếu mẹ Lan cho thêm 1 quyển vở thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở? - GV nghe HS trả lời và điền vào cột thêm , viết 3 + 1 vào cột có tất cả. - GV làm tương tự với các trường hợp thêm 2,3,4 quyển vở. - GV: Lan có 3 quyển vở, nếu mẹ cho Lan thêm a quyển vở thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở? - GV giới thiệu : 3 + a được gọi là biểu thức có chứa một chữ. - GV hỏi và viết lên bảng: Nếu a =1 thì 3 + a =

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Tuan 1 Lop 4_12420409.doc
Tài liệu liên quan