Giáo án Lớp 4 Tuần 1 - Trường Tiểu học Hợp Hòa

Toán

ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 ( Tiếp theo )

I. MỤC TIÊU

 - Ôn tập tính giá trị biểu thức, tìm thành phần chưa biết của phép tính, bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

 - Rèn luyện kĩ năng tính giá trị của biểu thức, tìm thành phần chưa biết của phép tính, kĩ năng giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.

 - Giáo dục HS ý thức tự giác, chăm chỉ trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - SGK, bảng nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx34 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 1 - Trường Tiểu học Hợp Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cần viết, chú ý tên riêng và những từ dễ viết sai. - Đoạn viết có 2 đoạn nhỏ. Đầu đoạn viết hoa và lùi vào 1 ô so với lề vở. - Nêu các từ ngữ em thấy khó viết hoặc viết dễ lẫn ? b. GV đọc cho HS viết chính tả - Viết hoa tên riêng Nhà Trò, chữ đầu đoạn, viết hoa sau dấu chấm - HS nêu và viết từ khó ra giấy nháp - Đọc từng câu, từng cụm từ cho HS viết. (Lưu ý cách trình bày, tư thế ngồi viết) c. Chấm, chữa bài - GV chấm một số bài viết của HS - Chữa lỗi sai chính tả cho HS 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài 2a: Điền l hay n ? -Nêu yêu cầu bài tâp ? - Gọi HS đọc đoạn văn - Gọi HS lên bảng - GV chốt lời giải: lẫn, nở nang, béo lẳn, chắc nịch, lông mày, lòa xòa, làm cho Bài 3a: Giải các câu đố sau - Nêu yêu cầu bài tập ? - Gọi HS nêu lời giải: cái la bàn - GV nhận xét, khen ngợi 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn dò HS: Hoàn thiện bài tập 2b, 3b, viết lại các từ viết sai chính tả trong bài - Nghe - viết bài vào vở - Đổi vở soát lỗi chính tả - 2 HS đọc đoạn văn - Lớp tự làm bài vào VBT - HS tiếp sức lên bảng chữa bài. - Đại diện nhóm đọc lại đoạn văn hoặc câu thơ đã được điền đầy đủ. - HS tự giải câu đố - TLCH Luyện từ và câu CẤU TẠO CỦA TIẾNG I. MỤC TIÊU - Nắm được cấu tạo cơ bản (gồm 3 bộ phận) của đơn vị tiếng trong tiếng Việt. - Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng. - Giáo dục HS tác phong nhanh nhẹn, ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Mở đầu - Giới thiệu về phân môn LTVC lớp 4 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập a. Phần nhận xét - Đếm tiếng có trong bài ? - HS đọc và đếm thầm xem câu tục ngữ có bao nhiêu tiếng -> Câu trên: 6 tiếng, câu dưới 8 tiếng - Đánh vần tiếng bầu - HS đánh vần - GV ghi lại cách đánh vần vào bảng lớp: Bờ - âu – bâu – huyền – bầu (đánh vần từ âm đầu vần thanh) + Tiếng bầu gồm mấy bộ phận, đó là những bộ phận nào ? => KL: tiếng bầu gồm ba bộ phận: âm đầu, vần, thanh - Thảo luận cặp đôi: Tiếng bầu gồm 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh. - Yêu cầu HS phân tích cấu tạo của các tiếng còn lại, rút ra nhận xét: - HS làm việc cặp đôi – trình bày KQ + Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng bầu ? + Đó là các tiếng: thương, lấy, bí, cùng, tuy, rằng, khác, giống, nhưng, chung, một, giàn + Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng bầu ? + Đó là tiếng ơi (chỉ có phần vần và thanh, không có âm đầu) - Trong tiếng bộ phận nào không thể thiếu, bộ phận nào có thể thiếu ? - Trong tiếng bộ phận vần và dấu thanh không thể thiếu, bộ phận âm đầu có thể thiếu. KL: Trong mỗi tiếng bắt buộc phải có bộ phận vần và dấu thanh, bộ phận âm đầu không bắt buộc phải có mặt. Chú ý: Thanh ngang không được đánh dấu khi viết còn các thanh khác đều được đánh dấu ở phía trên hoặc phía dưới âm chính của vần. b.Phần ghi nhớ - Mỗi tiếng gồm có ba bộ phận sau: Thanh Âm đầu Vần - Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu. - HS đọc phần ghi nhớ - Yêu cầu HS lấy 1 ví dụ về tiếng và phân tích cấu tạo tiếng đó. - Lấy ví dụ về tiếng và phân tích 2. 3. Phần luyện tập Bài 1: Nêu yêu cầu bài tập ? + Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ. Ghi KQ phân tích vào bảng theo mẫu - Yêu cầu HS tự làm - Chốt lời giải đúng Tiếng Âm đầu Vần Thanh nhiễu nh iêu ngã điều đ iêu huyền phủ ph u hỏi lấy l ây sắc giá gi a sắc gương g ương ngang người ng ươi huyền trong tr ong ngang một m ôt nặng nước n ươc sắc phải ph ai hỏi thương th ương ngang nhau nh au ngang cùng c ung huyền - HS tự làm vào vở - trình bày nối tiếp cách phân tích tiếng Bài 2: Giải câu đố - Hướng dẫn HS - Yêu cầu HS tự làm - GV gọi HS giải câu đố bằng cách viết vào bảng con để bí mật kết quả. - HS đọc thầm câu đố, suy nghĩ giải câu đố dựa theo ý nghĩa của từng dòng và giải thích. - Chốt lời giải đúng: Sao ao 3.Củng cố, dặn dò - Tiếng do những bộ phận nào tạo thành ? Để nguyên là sao Bớt âm đầu thành ao - HS viết lời giải vào VBT - Nhận xét tiết học - Dặn dò HS học thuộc ghi nhớ Toán ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU - Ôn tập về tính nhẩm. Ôn tập về tính cộng, trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số. Ôn tập về so sánh các số đến 100 000. - Rèn kĩ năng cộng, trừ các số có đến năm chữ số, nhân (chia) các số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số, đọc bảng thống kê và tính toán, rút ra một số nhận xét từ bảng thống kê. - Giáo dục HS yêu thích môn Toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK, bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Đặt tính rồi tính: - 2 HS lên bảng làm, lớp làm nháp 23 456 + 17 134 45 098 x 2 - NX bạn 45 292 - 23 735 78 920 : 8 2. Bài mới 2.1 Giới thiệu bài 2.2 Hướng dẫn ôn tập Bài 1: Tính nhẩm - Đọc đề bài - Tổ chức cho HS nhẩm - HS nối tiếp nêu KQ nhẩm được theo hình thức truyến điện Bài 2: Đặt tính rồi tính Bài tập yêu cầu gì ? - Yêu cầu HS tự làm - Tự làm bài vào vở -> đổi vở KT - NX , chấm điểm - Gọi 2 HS lên bảng làm bài Bài 3: > ; <; = ? - Nêu yêu cầu bài tập - Y/ cầu HS tự làm bài - HS tự làm bài vào vở - chữa bài - Gọi HS nêu cách so sánh 4327 > 3742 28 676 = 28 676 5870 < 5890 97 321 < 97 400 65 300 > 9530 100 000 > 99 999 Bài 4: Nêu yêu cầu bài tập ? a. Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn - Gọi HS chữa bài trên bảng b. Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé - HS tự làm bài vào vở - 2 HS chữa bài 56731 ; 65371 ; 67351 ; 75631 b. 92678 ; 82697 ; 79862 ; 62978 Bài 5: Đọc đề bài ? - Đọc đề bài - Vẽ bảng thống kê trên bảng - Quan sát và đọc bảng thống kê - Bác Lan mua mấy loại hàng ? Đó là những hàng gì ? Giá tiền và số lượng của mỗi loại hàng là bao nhiêu ? - HS TL - Bác Lan mua hết bao nhiêu tiền bát, em làm thế nào để tính được ? - HS TL - HS làm bài vào vở - 1 HS chữa bài trên bảng - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở Bài giải a. Số tiền mua bát là: 2500 x 5 = 12 500 (đồng) Số tiền mua đường là: 6 400 x 2 = 12 800 (đồng) Số tiền mua thịt là: 35 000 x 2 = 70 000 (đồng) b. Bác Lan mua hết tất cả số tiền là: 12 500 + 12 800 + 70 000 = 95 300 (đồng) c. Số tiền bác Lan còn lại là: 100000 - 95300 = 4700 (đồng) Đáp số: a. 12 500 đồng, 12 800 đồng, 70 000 đồng 95 300 đồng 4700 đồng 3. Củng cố, dặn dò - NX giờ học, khen ngợi - Dặn dò HS ôn tập và chuẩn bị bài _____________________________________ Kể chuyện SỰ TÍCH HỒ BA BỂ I. MỤC TIÊU - Rèn luyện kỹ năng nói: + Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS kể lại được câu chuyện, có thể kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ một cách tự nhiên. + Hiểu câu chuyện, biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện: Ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. - Rèn kỹ năng nghe: + Có khả năng tập trung nghe cô (thầy) kể chuyện, nhớ chuyện. + Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn. - Giáo dục HS lòng yêu thương, tình cảm nhân ái với con người. - Giáo dục bảo vệ môi trường: Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, khắc phục hậu quả do thiên nhiên gây ra (lũ lụt). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2.2. HD kể chuyện “Sự tích Hồ Ba Bể - GV kể chuyện lần 1 kết hợp giải nghĩa từ: cầu phúc, giao long, bà góa, làm việc thiện, bâng quơ - HS nghe GV kể - GV kể chuyện lần 2 kết hợp chỉ vào tranh minh họa phóng to, yêu cầu HS đọc phần lời dưới mỗi bức tranh. - HS nghe kể, kết hợp nhìn tranh minh họa, đọc phần lời dưới mỗi bức tranh. - GV kể lần 3 (nếu cần) 2.3. Hướng dẫn HS kể chuyện - HD HS đọc lần lượt yêu cầu từng bài tập. - HS đọc lần lượt yêu cầu từng bài tập. - HD HS kể chuyện theo nhóm - Kể nối tiếp từng đoạn theo nhóm - Kể lại toàn bộ câu chuyện theo nhóm - Thi kể chuyện trước lớp - NX, chữa bài - 1 vài tốp HS (mỗi tốp 4 em) thi kể - 1 vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện - Bình chọn HS kể hay 2.4. HD HS tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện - Câu chuyện cho em biết điều gì ? - Sự hình thành hồ Ba Bể - Ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì ? - Để hạn chế và khắc phục luc lụt chúng ta phải làm gì ? - Ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định những con người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. 3. Củng cố, dặn dò - Nêu ý nghĩa câu chuyện ? - Nhận xét tiết học, khen những em chăm chú nghe giảng. - Dặn dò HS: ôn bài. ________________________________ Lịch sử MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ MỤC TIÊU - HS biết vị trí địa lý, hình dáng của đất nước ta, biết được trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc. - HS biết được một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lý. - Giáo dục HS thái độ ham học hỏi, yêu thiên nhiên, đất nước và con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ địa lí III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu môn học Lịch sử và Địa lí - Kiểm tra sách vở của HS - Chuẩn bị sách vở 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài học 2.2. Các hoạt động a. HĐ1: Làm việc cả lớp - GV giới thiệu vị trí của đất nước ta và các dân cư ở mỗi vùng. - HS nghe và quan sát - HD HS trình bày lại và xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí tỉnh, thành phố mà em đang sống. - Quan sát bản đồ và chỉ tỉnh, thành phố mà em đang sống. HĐ 2: Làm việc theo nhóm - GV phát cho mỗi nhóm 1 tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của 1 dân tộc nào đó ở một vùng. - Các nhóm quan sát tranh, sau đó mô tả bức tranh hoặc ảnh đó trước lớp. KL : Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam có nét văn hóa riêng, song đều có cùng 1 Tổ quốc, 1 lịch sử Việt Nam. - Các nhóm nhận xét, bổ sung HĐ 3: Làm việc cả lớp - Nêu các cuộc khởi nghĩa mà em biết ? - HS phát biểu ý kiến. VD: + Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. + Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo. + Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân - NX, khen ngợi HS - GV giới thiệu cho HS một số cuộc khởi nghĩa lớn - Gọi HS đọc phần ghi nhớ - Đọc phần ghi nhớ 3. Củng cố, dặn dò - NX giờ học - Dặn dò HS: Chuẩn bị trước bài buổi sau _______________________________________ Buổi chiều ( Học bài thứ tư) Tập đọc MẸ ỐM Trần Đăng Khoa I. MỤC TIÊU - Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài: + Đọc đúng các từ và câu + Biết đọc diễn cảm bài thơ – đọc đúng nhịp điệu bài thơ, giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - Hiểu ý nghĩa bài thơ: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm. + Học thuộc lòng bài thơ. Giáo dục HS tình yêu thương gia đình, biết cách chăm sóc người thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh họa SGK, bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS đọc nối tiếp bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - 2 em đọc nối tiếp bài - Câu chuyện cho em biết điều gì ? - TLCH 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2.2. HD HS luyện đọc a. Gọi HS đọc nối tiếp các khổ thơ - Tiếp nối nhau đọc 7 khổ thơ (2–3lần) - Nghe và sửa lỗi phát âm cho HS - Đọc đúng các từ khó đọc, dễ lẫn - Đọc kết hợp giải nghĩa từ: cơi trầu, y sĩ, Truyện Kiều b. Luyện đọc đoạn theo nhóm - Yêu cầu HS luyện đọc đoạn theo cặp - Đọc bài theo cặp - Đại diện các cặp đọc c. GV đọc diễn cảm toàn bài 2.3. HD HS tìm hiểu bài - Y/cầu HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu và cho biết những câu thơ muốn nói điều gì ? Lá trầu khô giữa cơi trầu .. Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa. - Đọc thầm 2 khổ thơ đầu và TLCH: Những câu thơ cho biết mẹ bạn nhỏ ốm: lá trầu khô giữa cơi trầu vì mẹ không ăn được, Truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọc được, ruộng vườn sớm trưa vắng bóng mẹ vì mẹ ốm không làm lụng được. - Yêu cầu HS đọc khổ thơ 3 và TLCH: Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào ? - Đọc khổ thơ 3 và TLCH: Cô bác xóm làng đến thăm –Người cho trứng, người cho cam – Anh y sĩ mang thuốc vào - Yêu cầu HS đọc thầm toàn bộ bài thơ, TLCH: Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sấu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ ? - HS làm việc theo cặp đồi - Đại diện các cặp trình bày Bài thơ muốn nói gì với các em ? - HSTL 2.4. Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL - GV đọc diễn cảm mẫu 1 khổ thơ, HD HS cách đọc - HS luyện đọc theo cặp - Đại diện các cặp đọc - Thi đọc diễn cảm trước lớp. - bình chọn người đọc tốt - Hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ - HTL bài thơ - Đọc trước lớp - Tổ chức cho HS thi HTL bài thơ - Thi học thuộc lòng bài thơ 3. Củng cố, dặn dò - Trong bài thơ, em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao ? - HS trả lời câu hỏi - Em học tập được gì ở bạn nhỏ trong bài thơ ? - HS trả lời câu hỏi - NX giờ học, khen ngợi _________________________________ Toán ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 ( Tiếp theo ) I. MỤC TIÊU - Ôn tập tính giá trị biểu thức, tìm thành phần chưa biết của phép tính, bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Rèn luyện kĩ năng tính giá trị của biểu thức, tìm thành phần chưa biết của phép tính, kĩ năng giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị. - Giáo dục HS ý thức tự giác, chăm chỉ trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK, bảng nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên bảng tính GTBT 34 568 x 2 – 45 790 23 450 x 2 + 56 950 : 5 - 2 HS lên bảng, lớp làm nháp - NX bạn 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Luyện tập Bài 1: Tính nhẩm - Yêu cầu HS thực hiện nhẩm - Đọc đề bài - HS thực hiện tính nhẩm và nối tiếp nêu KQ Bài 2: Đặt tính rồi tính - Yêu cầu HS tự làm bài - Chấm bài - Tự làm bài vào vở - đổi vở kiểm tra - 2 HS lên bảng chữa bài Bài 3: Tính giá trị của biểu thức - Chữa bài a. 3257 + 4659 – 1300 = 7916 - 1300 = 6616 b. 6000 – 1300 x 2 = 6000 – 2600 = 3400 - Đọc đề bài - Nêu cách tính giá trị biểu thức đã học - Tự làm bài vào vở - Đổi vở KT - Chữa bài Bài 4: Tìm x - Bài tập yêu cầu gì ? - Nêu cách tìm các thành phần chưa biết của phép tính - HS tự làm bài vào vở - Chữa bài a. x + 875 = 9936 x = 9936 – 875 x = 9051 c. X x 2 = 4826 x = 4826 : 2 x = 2413 b. x – 725 = 8259 d. x : 3 = 1532 x = 8259 + 725 x = 1532 x 3 x = 898 4 x = 4596 Bài 5: - Đọc đề bài toán ? - Đọc đề - phân tích đề - Bài toán thuộc dạng toán nào đã học ? - Bài toán liên quan đến rút về đơn vị Tóm tắt: 4 ngày: 680 chiếc 7 ngày: chiếc ? - Tự giải bài vào vở - Chữa bài Bài giải Số chiếc ti vi sản xuất được trong mỗi ngày: 680 : 4 = 170 (chiếc) Số chiếc ti vi sản xuất trong 7 ngày là: 170 x 7 = 1149 (chiếc) Đáp số: 1149 chiếc ti vi 3. Củng cố, dặn dò - NX giờ học - Dặn dò HS: Ôn tập bài Tập làm văn THẾ NÀO LÀ VĂN KỂ CHUYỆN ? I. MỤC TIÊU - Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. Phân biệt văn kể chuyện với các loại văn khác - Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện. - Giáo dục HS ham thích môn học, có tinh thần nhân ái, yêu thương con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Giới thiệu phân môn TLV 4 2. 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2.2.HD HS hình thành kiến thức và luyện tập a. Phần nhận xét Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập ? - Đọc yêu cầu bài tập - Gọi 1 HS kể tóm tắt câu chuyện: Sự tích Hồ Ba Bể - 1 HS kể chuyện: - Giao nhiệm vụ cho các nhóm - HS làm việc theo nhóm - NX, chốt lời giải đúng - Đại diện nhóm trình bày KQ- Các nhóm khác bổ sung a. Câu chuyện có 3 nhân vật: bà cụ ăn xin, mẹ con bà con nông dân, người dự lễ hội (nhân vật phụ, có thể không cần nhắc đến) b. Các sự việc xảy ra và KQ: - Bà cụ ăn xin trong ngày hội cúng Phật nhưng không có ai cho. - Hai mẹ con bà nông dân cho bà cụ ăn xin và ngủ trong nhà. - Đêm khuya, bà già hiện hình một con giao long lớn. - Sáng sớm, bà già cho hai mẹ con gói tro và hai mảnh trấu rồi ra đi. - Nước lụt dâng cao, mẹ con bà con nông dân chèo thuyền, cứu người. c. Ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi những con người có lòng nhân ái, sẵn lòng giúp đỡ, cứu giúp đồng loại; khẳng định người có lòng nhân ái sẽ được đền đáo xứng đáng. Truyện còn nhằm giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. Bài tập 2: Bài văn sau có phải là văn kể chuyện hay không ? Vì sao ? - Đọc đề bài - Gọi HS đọc bài văn Hồ Ba Bể - HS đọc bài văn - Giải nghĩa các từ mới trong bài - Yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, TLCH: - Thảo luận cặp đôi, TLCH + Bài văn có nhân vật hay không ? - Không + Bài văn có kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật không ? - Không. Chỉ có những chi tiết giới thiệu về hồ Ba Bể như: vị trí, độ cao, chiều dài, đặc điểm địa hình, khung cảnh thi vị gợi cảm xúc thơ ca + Bài Hồ Ba Bể với bài Sự tích hồ Ba Bể, bài văn nào là văn kể chuyện ? Vì sao ? - Bài Sự tích hồ Ba Bể là bài văn kể chuyện vì có nhân vât, có cốt truyện, có ý nghĩa câu chuyện. Bài Hồ Ba Bể không phải là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể. Bài tập 3: Thế nào là bài văn kể chuyện ? - HS TL CH NX và chốt: Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa. - Nhắc lại b. Phần Ghi nhớ - Ghi bảng phần ghi nhớ - Đọc phần ghi nhớ - Giải thích cho HS phần ghi nhớ qua các ví dụ - Lấy ví dụ qua một số câu chuyện đã học (Chim sơn ca và bông cúc trắng, Ông Mạnh thắng Thần Gió, Người mẹ, Đôi bạn, Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Cây khế) c. Phần luyện tập Bài 1: - Gọi HS đọc đề bài Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc. Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường. Hãy kể lại câu chuyện đó. - HD HS cách làm bài qua các câu hỏi gợi ý: + Nhân vật của câu chuyện là ai ? - Em và người phụ nữ có con nhỏ + Em cần xưng hô như thế nào khi kể chuyện? - Xưng hô là: em hoặc tôi - Nhắc HS chú ý câu chuyện phải nói được sự giúp đỡ của em tuy nhỏ nhưng rất thiết thực đối với người phụ nữ đó. - Tổ chức cho HS tự chuẩn bị bài - HS tự chuẩn bị bài - Kể chuyện theo cặp đôi - Trình bày câu chuyện trước lớp - Tổ chức cho HS thi kể - NX, khen ngợi - Thi kể trước lớp - Bình chọn bạn kể hay Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào ? Nêu ý nghĩa của câu chuyện. - GV NX và chốt, khen ngợi HS thực hành tốt - Em rút ra bài học gì cho bản thân qua câu chuyện em vừa kể ? - HS tiếp nối nhau TLCH + Câu chuyện có nhân vật là em và người phụ nữ có con nhỏ. + Ý nghĩa câu chuyện: Quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau là một nếp sống đẹp. 3. Củng cố, dặn dò - HS trình bày - Thế nào là văn kể chuyện ? - Nhận xét giờ học, khen ngợi - Dặn dò HS: Ôn lại bài và chuẩn bị bài sau __________________________________ Kĩ thuật VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (Tiết 1) I. MỤC TIÊU - Học sinh biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản để cắt, khâu, thêu. - HS biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ. - Giáo dục cho HS ý thức an toàn lao động. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra - Giới thiệu môn học - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Các hoạt động a. HĐ1: Quan sát và nhận xét vật liệu khâu, thêu Vải - Kể một số sản phẩm được làm từ vải - Quan sát các mẫu vải - Nêu đặc điểm của vải ? - Đặc điểm: màu sắc, hoa văn, độ dày, mỏng - GV nhận xét, kết luận - Hướng dẫn chọn vải phù hợp - Chọn vải trắng sợi bông hoặc sợi pha. Chỉ - GV giới thiệu mẫu chỉ, phân biệt chỉ khâu và chỉ thêu. - Quan sát mẫu chỉ (H1), nêu tên các loại chỉ, đặc điểm - GV nhận xét, kết luận b. HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng kéo - Quan sát các loại kéo (H 2) - Phân biệt kéo cắt vải và kéo cắt chỉ - Nêu nhận xét về đặc điểm, tác dụng - GV làm mẫu cách cầm kéo, cách cắt vải - Quan sát - 2 HS làm mẫu, cả lớp tập cầm kéo c. HĐ3: Quan sát nhận xét vật liệu, dụng cụ khác - GV lần lượt giới thiệu và cho HS nêu hiểu biết về các vật liệu và các dụng cụ khác - Quan sát hình 6 và mẫu do GV đưa ra - TLCH 3. Củng cố , dặn dò - Nhận xét tiết học, khen ngợi - Dặn dò HS chuẩn bị đồ dùng dạy học cho tiết 2. __________________________________________________________ Thứ sáu ngày 7 tháng 9 năm 2018 Buổi sáng (học bài thứ năm) Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO TIẾNG I. MỤC TIÊU - HS được luyện tập về cấu tạo tiếng, học về hai tiếng bắt vần trong thơ. - Rèn cho HS kĩ năng phân tích cấu tạo của tiếng trong một số câu nhằm củng cố thêm kiến thức đã học trong tiết trước. Hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần nhau trong thơ. - Giáo dục HS tinh thần hăng say học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK, bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Mỗi tiếng gồm có mấy bộ phận ? Bộ phận nào bắt buộc phải có trong tiếng, bộ phận nào có thể không có ? - HS trả lời câu hỏi - Gọi HS phân tích các bộ phận của các tiếng trong câu: Anh em như thể tay chân. - Phân tích cấu tạo các tiếng 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2.2. HD HS làm bài tập Bài tập 1: - Gọi HS đọc đề bài Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây. Ghi kết quả phân tích vào bảng theo mẫu - Mỗi tiếng gồm có mấy bộ phận ? - HS trả lời câu hỏi - Yêu cầu HS tự làm bài theo cặp - Học sinh làm việc theo cặp - Đại diện các nhóm báo cáo - Nhận xét và bổ sung - HS hoàn thiện bài tập vào VBT - GV nhận xét, chốt: Tiếng Âm đầu Vần Thanh Khôn kh ôn ngang Ngoan ng oan ngang Đá đ A sắc Đáp đ ap sắc người ng ươi huyền Ngoài ng oai huyền Gà g A huyền Cùng c ung huyền một m ôt nặng mẹ m E Nặng chớ ch Ơ sắc Hoài h oai huyền Đá đ A sắc Nhau nh au ngang Bài tập 2: Tìm các tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập - Câu tục ngữ trên được viết theo thể thơ nào ? - Thể thơ lục bát - Hướng dẫn HS: 2 tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có vần giống nhau - Trong câu tục ngữ trên, hai tiếng nào bắt vần với nhau ? - Nối tiếp TLCH - 2 tiếng bắt vần nhau: ngoài – hoài (giống nhau vần oai) - Hoàn thiện bài tập vào VBT NX và chốt: Trong thơ lục bát, tiếng thứ sáu của câu 6 bắt vần với tiếng thứ sáu của câu 8 Bài tập 3: Ghi lại từng cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ sau - Đọc yêu cầu của bài tập ? - Hướng dẫn để HS làm bài vào vở - Tự làm bài vào vở – chữa bài - NX, chốt lời giải đúng - Các cặp tiếng bắt vần với nhau: choắt – thoắt, xinh – nghênh. - Các cặp có vần giống nhau hoàn toàn: choắt – thoắt (vần oăt) - Các cặp có vần giống nhau không hoàn toàn: xinh – nghênh (vần inh – ênh) Bài 4: Qua các bài tập trên, em hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau ? - HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và TLCH - Học sinh thảo luận cặp đôi - trả lời - NX, chốt lời giải đúng: 2 tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có vần giống nhau – giống nhau hoàn toàn, giống nhau không hoàn toàn - Ghi vào VBT Bài 5: Giải câu đố sau - Bài tập yêu cầu gì ? - Gợi ý HS: + Đây là câu đố tìm chữ ghi tiếng. + Bớt đầu là bỏ âm đầu, bỏ đuôi nghĩa là bỏ âm cuối - Hướng dẫn để HS thi giải đúng giải nhanh - HS thi gải đúng, nhanh - HS lên bảng phân tích - Nhận xét và bổ sung - NX, chốt lời giải đúng - Dòng 1: Chữ bút bớt đầu thành chữ út. - Dòng 2: Đầu đuôi bỏ hết thì chữ bút thành chữ ú (mập) - Dòng 3: Để nguyên thì chữ đó là chữ bút 3. Củng cố, dặn dò - Hoàn thành bài vào VBT - Nhận xét giờ học - Dặn dò HS ________________________________ Toán BIẾU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ I. MỤC TIÊU - HS bước đầu nhận biết được biểu thức có chứa một chữ - HS biết cách tính giá trị của biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể. - Giáodục HS thái độ chăm chỉ, tự giác trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK, vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên bảng tìm x: x : 5 = 1267 1378 – x = 999 125 : x = 5 x : 6 = 1289 - 2 HS lên bảng 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ a. Biểu thức có chứa một chữ - Nêu ví dụ - Đọc bài toán - Muốn biết Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ta làm như thế nào ? - Ta thực hiện phép cộng số vở Lan có ban đầu với số vở mẹ cho thêm - Nếu mẹ cho Lan 1 quyển vở thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ? - có 3 + 1 quyển vở - GV viết vào bảng - Làm tương tự với các trường hợp thêm - Nêu số vở có tất cả trong từng trường hợp - Nếu mẹ cho thêm a quyển thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển ? - Lan có 3 + a quyển - GV giới thiệu: 3 + a là biểu thức có chứa một chữ, chữ ở đây là chữ a. - Em có nhận xét gì về biểu thức có chứa một chữ ? - Nêu nhận xét - Lấy ví dụ minh họa Chốt: Biểu thức có chứa một chữ là biểu thức gồm số, dấu phép tính và một chữ. b. Giá trị của biểu thức có chứa một chữ - Nếu a = 1 thì 3 + a = ? - Nếu a = 1 thì 3 + a = 3 + 1 = 4 - Khi đó ta nói: 4 là một giá trị của biểu thức 3 + a - Làm tương tự với a = 2, 3, 4 - Làm tương tự với a = 2, 3, 4 - Mỗi lần thay chữ a bằng s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an ca nam_12412096.docx
Tài liệu liên quan