Giáo án Lớp 4 Tuần 11 - GV: Nguyễn Viết Lợi - Tiểu học Đức Trí

LỊCH SỬ: NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG

 I. MỤC TIÊU:

- Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.

- Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: Người sáng lập ra vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.

II. CHUẨN BỊ:

- Bản đồ hành chính Việt Nam.

- Phiếu học tập của HS.

III. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

doc57 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 791 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 11 - GV: Nguyễn Viết Lợi - Tiểu học Đức Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỚI 10; 100; 1000, CHIA CHO 10; 100; 1000, I/ MỤC TIÊU: - Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000 - Bài tập cần làm: bài 1(a cột 1,2); 1b(cột 1,2); bài 2(3 dòng đầu)/59/SGK II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2HS lên bảng y/c làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 50. - Nhận xét và cho điểm HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 2. Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 10, chia một số tự nhiên cho 10 a) Nhân một số với 10 - GV viết lên bảng phép tính 35 x 10. H: Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, bạn nào cho biết 35 x 10 bằng gì? H: Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả phép nhân 35 x 10 ? H: Vậy khi nhân một số với 10 chúng ta có thể viết ngay kết quả phép tính như thế nào? KL: Khi nhân một số với 10 ta chỉ việc thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó. b) Chia số tròn chục cho 10 - GV viết lên bảng phép tính 350 : 10 và y/c suy nghĩ để thực hiện phép tính. H: Em có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 10 = 35? H: Vậy khi chia số tròn chục cho 10 ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào? KL: Khi chia số tròn chục cho 10 ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó. 3. Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 100, 1000chia số tròn trăm, tròn nghìn, cho 100, 1000 - Tiến hành tương tự như trên. - H/d để HS rút ra kết luận như SGK. 4. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: (1a-cột 1,2; 1b- cột 1,2) - GV y/c HS tự viết kết quả của các phép tính trong bài, sau đó nối tiếp nhau đọc kết quả trước lớp. Bài 2(3dòng đầu) - GV viết lên bảng 300kg = tạ và y/c HS thực hiện phép đổi. - GV y/c HS nêu cách làm của mình, sau đó lần lượt h/d HS lại các bước đổi như SGK. - Y/c HS làm các câu còn lại của bài. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Tính chất kết hợp của phép nhân. - 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc phép tính. + 35 x 10 = 10 x 35 = 1 chục x 35 = 35 chục = 350. + Kết quả của phép nhân 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm một chữ số 0 vào bên phải. + Thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó. - Một số HS nhắc lại. - HS suy nghĩ. 1HS nêu kết quả. + Thương chính là số bị chia xoá đi một số 0 ở bên phải. + Bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó. - Một số HS nhắc lại. - Làm bài vào VBT, sau đó mỗi HS nêu kết quả của 1 phép tính, đọc từ đầu cho đến hết. - HS nêu: 300 kg = 3 tạ + 100 kg = 1 tạ. Vậy muốn đổi 300 kg thành tạ ta nhẩm 300 : 100 = 3 tạ. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. Thứ ba ngày 29 tháng 10 năm 2013 TOÁN: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN I/ MỤC TIÊU: - Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân. - Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính. - Bài tập cần làm: bài 1(a); bài 2(a)/60/SGK II/ CHUẨN BỊ: - Bảng phụ kẻ sẵn bảng số có nội dung a b c (a x b) x c a x (b x c) 3 4 5 5 2 3 4 6 2 III/ LÊN LỚP: CÁ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2HS lên bảng, y/c HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 51. - Nhận xét và cho điểm HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 2. Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân: a. So sánh giá trị của hai biểu thức - Viết lên bảng biểu thức: (2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4) - Y/c HS tính và so sánh 2 biểu thức. b. Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân - GV treo lên bảng bảng số như SGK. - GV y/c HS tính giá trị của các biểu thức (a x b) x c và a x ( b x c) để điền vào bảng. H: Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a x b) x c và a x (b x c) khi a = 3, b = 4, c = 5 ? - Tiến hành tương tự với các trường hợp còn lại. H: Vậy giá trị biểu thức (a x b) x c luôn thế nào so với biểu thức a x (b x c) ? - GV y/c HS nêu kết luận, đồng thời ghi nhanh công thức lên bảng. - Y/c một số HS nhắc lại KL. 3. Hướng dẫn thực hành: Bài 1a: - GV viết lên bảng biểu thức: 2 x 5 x 4 H: Biểu thức có dạng là tích của mấy số? H: Có mấy cách để tính giá trị của biểu thức? Đó là những cách nào? - Y/c HS tính giá trị của biểu thức theo 2 cách. - Nhận xét và nêu cách làm đúng. Bài 2a: H: Bài tập y/c chúng ta làm gì? - GV viết lên bảng biểu thức: 13 x 5 x 3 - Y/c HS tính giá trị của biểu thức theo 2 cách. H: Trong 2 cách làm trên, cách nào thuận tiện hơn? - GV y/c HS làm tiếp các phần còn lại của bài. - GV chữa bài. * Nếu còn thời gian cho HS làm các bài tập còn lại Bài 3: - GV gọi HS đọc đề. - GV cùng HS phân tích đề bài. - Y/c HS suy nghĩ và giải bằng 2 cách. + C1: Tính số HS của 1 lớp, sau đó tính số HS của 8 lớp. + C2: Số bộ bàn ghế của 8 lớp, sau đó tính số HS của 8 lớp. - Chữa bài. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Nhân với số có tận cùng là chữ số 0. - 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Nghe giới thiệu bài. - HS tính và so sánh: (2 x 3) x 4 = 6 x 4 = 24 2 x (3 x 4) = 2 x 12 = 24 Vậy: (2 x 3) x 4 = 2 x (3 x 4) - 3HS lên bảng thực hiện. + Giá trị của biểu thức a x (b x c) và giá trị của biểu thức (a x b) x c đều bằng 60. + (a x b) x c = a x (b x c) + Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và thứ ba. - Một số HS nhắc lại. - HS đọc biểu thức. + Tích của 3 số. + Có 2 cách. Đó là: + Lấy tích của thừa số thứ nhất và thứ hai nhân với số thứ ba. + Lấy số thứ nhất nhân với tích của số thứ hai và thứ ba. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con. + Tính giá trị của biểu thức theo cách thuận tiện nhất. + 13 x 5 x 2 = (13 x 5) x 2 = 65 x 2 = 130. + 13 x 5 x 2 = 13 x (5 x 2) = 13 x 10 = 130. + Cách thứ 2. - 3HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. - Chữa bài (nếu sai). - 1HS đọc đề. - 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy. Thứ tư ngày 30 tháng 10 năm 2013 TOÁN: NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0 I/ MỤC TIÊU: - Biết cách nhân với số tận cùng là chữ số 0; vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm. - Bài tập cần làm: bài 1;2/61/SGK II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2HS lên bảng, y/c HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 52. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 2.2 H/d nhân với số có tận cùng là chữ số 0: a. Phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0 - Viết phép nhân 1324 x 20. H: 20 có tận cùng bằng chữ số mấy? H: 20 bằng 2 nhân mấy? - GV viết: 1324 x 20 = 1324 x (2 x 10) - Y/c HS thực hiện tính. H: 1324 x 20 bằng bao nhiêu? H: 2648 là tích của các số nào? H: Em có nhận xét gì về số 2648 và 26480? H: Số 20 có mấy chữ số 0 ở tận cùng? GV: Khi thực hiện nhân 1324 x 20 chúng ta chỉ thực hiện 1324 x 2 rồi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải tích 1324 x 2. - H/d đặt tính theo cột dọc. b. Nhân các số có tận cùng là chữ số 0 - Tiến hành tương tự như phần trên 230 x 70. H/d HS tách số 230 và 70 thành tích của một số nhân với 10. 2.3 Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: - Y/c HS làm bài, sau đó nêu cách tính. Bài 2: - GV khuyến khích HS tính nhẩm, không đặt tính. - Chữa bài, nhận xét. Bài 3(Nếu còn thời gian cho HS làm vở) - GV y/c HS đọc đề bài. - GV cùng HS phân tích đề. - Gọi HS lên bảng tóm tắt đề. H: Muốn tính tổng số kg gạo và ngô ta làm thế nào? - Gọi 1HS lên bảng làm bài. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập h/d luyện tập thêm và chuẩn bị bài Đề-xi-mét vuông. - 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - HS đọc phép tính. + Là 0. + 20 = 2 x 10 - 1HS lên bảng tính, cả lớp thực hiện vào vở nháp. + Bằng 26480. + 2648 là tích của 1324 x 2. + 26480 chính là 2684 thêm một chữ số 0 vào bên phải. + Có một chữ số 0 ở tận cùng. - HS cả lớp làm vở nháp. - 3HS lên bảng làm bài và nêu cách tính, cả lớp làm bài vào bảng con. - 3HS làm trên bảng lớp, cả lớp làm bảng con. - 1HS đọc đề. - 1HS tóm tắt đề. + Tính số kg gạo, số kg ngô mà xe đó chở rồi cộng lại. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy. Giải: Số kg gạo xe ô tô chở là: 50 x 30 = 1500 (kg) Số kg ngô xe ô tô chở được là: 60 x 40 = 2400 (kg) Số kg gạo và ngô xe ô tô đó chở được là: 1500 + 2400 = 3900 (kg) ĐS: 3900 kg gạo và ngô - Chữa bài (nếu sai). Thứ năm ngày 31 tháng 10 năm 2013 TOÁN: ĐỀ - XI - MÉT VUÔNG I/ MỤC TIÊU: - Biết đề-xi-mét vuông là đơn vị đo diện tích. - Đọc, viết đúng các đơn vị đo diện tích theo đơn vị đề-xi-mét vuông. - Biết được 1dm2 = 100 cm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ dm2 sang cm2 và ngược lại. - Bài tập cần làm: 1;2;3/62/SGK II/ CHUẨN BỊ: GV vẽ sẵn trên bảng hình vuông có diện tích 1 dm² được chia thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông có diện tích là 1 cm². HS chuẩn bị thước và giấy kẻ ô vuông 1cm x 1cm. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2HS lên bảng, y/c HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 53. - Nhận xét & cho điểm HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 2. Giới thiệu đề-xi-mét vuông (dm²): - GV treo lên bảng HV có diện tích là 1dm2 lên bảng và giới thiệu: Đề-xi-mét kí hiệu là dm². 1dm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dm. - GV viết lên bảng các số đo diện tích: 2cm², 3dm² , 24dm² và y/c HS đọc các số đo trên. - GV nêu bài toán: Hãy tính diện tích hình vuông có cạnh dài 10 cm? H: 10 cm bằng bao nhiêu dm? H: Hình vuông có cạnh 1dm có diện tích là bao nhiêu? Vậy 100 cm² = 1 dm². KL: Đề-xi-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 dm. 1dm2 gấp 100 lần 1 cm2. 3. Hướng dẫn thực hành: Bài 1: - GV viết các số đo diện tích có trong đề bài và một số các số đo khác, chỉ định HS bất kì đọc trước lớp. Bài 2: - GV lần lượt đọc các số đo diện tích có trong bài và các số đo khác, y/c HS viết theo đúng thứ tự đọc. Bài 3: - GV y/c HS tự điền cột đầu tiên trong bài. - Y/c HS tự làm bài. - Nhận xét, chữa bài. * Nếu còn thời gian cho HS làm bài còn lại 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Mét vuông. - 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi & nhận xét. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Một số HS đọc to trước lớp. + 10cm x 10cm = 100cm². + 10cm = 1dm. + 1dm². - HS đọc. - HS đọc các số đo diện tích. - 2HS lên bảng làm bài, cả lớp viết vào bảng con. - Lắng nghe. - 3HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cột. Cả lớp dùng bút chì làm bài vào SGK. - Nhận xét, chữa bài (nếu sai). . Thứ sáu ngày 1 tháng 11 năm 2013 TOÁN: MÉT VUÔNG I/ MỤC TIÊU: - Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích; đọc, viết được “mét vuông”, “m2”. - Biết được 1 m2 = 100 dm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2, cm2. - Bài tập cần làm: bài 1; 2(cột 1); 3/64/SGK II/ CHUẨN BỊ: GV vẽ sẵn trên bảng hình vuông có diện tích 1 m² được chia thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông có diện tích là 1 dm². III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 54. - \Nhận xét & cho điểm HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu: Nêu mục tiêu của bài học. 2. Giới thiệu mét vuông (m²): - GV treo lên bảng hình vuông như đã chuẩn bị. - GV nêu câu hỏi để HS nhận xét về HV trên bảng: H: Hình vuông lớn có cạnh dài bao nhiêu? H: Hình vuông nhỏ có độ dài bằng bao nhiêu? H: Cạnh HV lớn gấp mấy lần cạnh của HV nhỏ? H: Mỗi HV nhỏ có diện tích bằng bao nhiêu? H: HV lớn bằng bao nhiêu HV nhỏ ghép lại? H: Diện tích HV lớn bằng bao nhiêu? GV: HV có cạnh dài 1 m có diện tích bằng tổng diện tích của 100 HV nhỏ có cạnh dài 1 dm. - Giới thiệu mét vuông. Mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 m. GV: mét vuông kí hiệu là m2. - GV viết lên bảng các số đo diện tích: 2 cm², 3 dm², 24 dm², 8 m² và y/c HS đọc các số đó trên. H: 1 m2 bằng bao nhiêu dm2? GV viết: 1 m2 = 100 dm2 H: 1 dm2 bằng bao nhiêu cm2? GV viết: 1 dm2 = 100 cm2 H: 1 m2 bằng bao nhiêu cm2? GV viết: 1 m2 = 10000 cm2 - GV y/c HS nêu lại mối quan hệ giữa mét vuông với đề-xi-mét vuông và xăng-ti-mét vuông. KL: 1 m2 gấp 100 lần 1 dm2 và 10000 lần 1cm2. 3. Luyện tập - thực hành: Bài 1: - GV nêu y/c của bài toán. - GV y/c HS tự làm bài. - Gọi 5HS lên bảng, GV đọc số đo diện tích mét vuông để HS viết. Bài 2: - GV y/c HS tự làm bài. - Y/c HS giải thích cách điền số ở cột bên phải của bài. - Nhận xét & chữa bài. Bài 3: - GV y/c HS đọc đề và gợi ý cho HS. - GV h/d cho HS: + Người ta đã dùng hết bao nhiêu viên gạch để lót nền? + Diện tích căn phòng chính là diện tích của bao nhiêu viên gạch? + Mỗi viên gạch có diện tích bằng bao nhiêu? + Diện tích căn phòng là bao nhiêu mét vuông? - Y/c HS trình bày bài giải vào VBT. - Nhận xét và chữa bài. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Nhân một số với một tổng. - 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn. - Lắng nghe. + 1 m. + 1dm. + Gấp 10 lần. + 1 dm2 + 100 hình. + 100 dm2 - HS đọc. + 1 m2 = 100 dm2 + 1 dm2 = 100 cm2 + 1 m2 = 10000 cm2 + 1 m2 = 100 dm2 = 10000 cm2. - Lắng nghe. - HS dùng bút chì làm vào SGK, sau đó 2HS ngồi cạnh nhau đổi chéo để kiểm tra bài lẫn nhau. - HS viết. - 4HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 câu. Cả lớp làm vào bảng con. - Chữa bài. - HS đọc đề. + 200 viên. + 200 viên. + 30 x 30 = 900 cm2. + 900 x 200 = 180000 cm2 = 18 m2. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy. - Nhận xét, chữa bài (nếu sai). . Thứ tư ngày 30 tháng 10 năm 2013 LỊCH SỬ: NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG I. MỤC TIÊU: - Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt. - Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: Người sáng lập ra vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long. II. CHUẨN BỊ: - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Phiếu học tập của HS. III. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 3HS lên bảng y/c HS trả lời 3 câu hỏi cuối bài 8. - Nhận xét và ghi điểm cho HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Nhà Lý - sự tiếp nối của nhà Lê - GV y/c HS đọc SGK từ Năm 1005 .. nhà Lý bắt đầu từ đây. H: Sau khi Lê Đại Hành mất, tình hình đất nước ntn? H: Vì sao khi Lê Long Đỉnh mất. các quan triều đại lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua? H: Vương triều nhà Lý bắt đầu từ năm nào? Chốt ý. Hoạt động 2: Nhà Lý dời đô ra Đại La, đặt tên kinh thành là Thăng Long - GV treo bản đồ hành chính Việt Nam và y/c HS chỉ vị trí của các vùng. - GV chia HS thành các nhóm nhỏ, y/c HS thảo luận để trả lời câu hỏi: So với Hoa Lư thì vùng đất Đại La có gì thuận tiện hơn cho việc phát triển đất nước ? - GV gợi ý HS cách suy nghĩ. - Y/c HS phát biểu ý kiến. - GV tóm tắt lại những điểm thuận lợi của vùng đất Đại La so với Hoa Lư và y/c HS trả lời câu hỏi: Vua Lý Thái Tổ suy nghĩ thế nào khi dời dô ra Đại La và đổi tên là Thăng Long? Chốt ý. Hoạt động 3: Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý - GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi: Thăng Long dưới thời Lý đã xây dựng ntn? - Gọi HS đọc phần ghi nhớ của bài. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ, trả lời các câu hỏi cuối bài và chuẩn bị bài Chùa thời Lý. - 3HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - 1HS đọc trước lớp. + Lê Long Đỉnh lên làm vua. Nhà vua tính tình bạo ngược nên lòng dân oán hận. + Vì Lý Công Uẩn vốn thông minh, văn võ đều tài, đức độ, cảm hoá được lòng người. + Năm 1009. - 2HS lần lượt chỉ trên bản đồ, cả lớp theo dõi. - HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4HS cùng thảo luận trả lời câu hỏi. + Vì vùng Đại La là trung tâm của đất nước. + Vua thấy đây là vùng đất trung tâm đất nước, đất lại rộng, bằng phẳng. - Trao đổi nhóm 4, sau đó đại diện nhóm nêu ý kiến trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét. + Kinh đô Thăng Long dưới thời Lý có nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông, tạo nên nhiều phố, phường, nhộn nhịp, vui tươi. - 2HS đọc ghi nhớ. Thứ sáu ngày 4 tháng 11 năm 2011 ĐẠO ĐỨC(11): THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I I/ MỤC TIÊU: - Rèn kĩ năng, thói quen trung thực, vượt khó trong học tập, bày tỏ ý kiến với người lớn, tiết kiệm tiền của, thời gian. II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS đọc lại phần ghi nhớ của bài trước. - Nhận xét việc học bài của HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến - Phát phiếu học tập cho các HS làm cá nhân, phiếu trắc nghiệm (Đồng ý, không đồng ý, phân vân). + Em làm bài toán dễ trước, bài khó sau; bài khó quá bỏ lại không làm. + Bố mẹ bắt Lan đi học thêm, Lan không thích vì không có thời gian học bài nhưng Lan không dám nêu ý kiến. + Bạn cho Hoà cây bút nhưng bút cũ chưa hư, Hoà để sang năm học sau mới dùng. + Hà rủ Tuấn xé vở gấp đồ chơi nhưng Tuấn từ chối. + Cô ra bài toán khó, Lan nhờ Hùng làm hộ mình. + Hiền có thói quen vừa ăn cơm, vừa đọc truyện hoặc xem ti vi. + Bạn Dung rất thích múa, hát. Vì vậy, bạn đã ghi tên tham gia vào đội văn nghệ của lớp. - Gọi HS nêu ý kiến của mình trong từng tình huống cụ thể. Hoạt động 2: Trò chơi Bắn tên - Y/c HS tìm các câu ca dao nói về tiết kiệm tiền của, thời gian. Hoạt động 3: Xử lí tình huống - Y/c các nhóm lựa chọn 1 chủ điểm (trung thực trong học tập; tiết kiệm tiền của; tiết kiệm thời gian; biết bày tỏ ý kiến; vượt khó trong học tập), y/c các nhóm tự suy nghĩ 1 tình huống, tìm cách giải quyết và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm mình xoay quanh chủ đề mà mình đã lựa chọn. - Gọi các nhóm lên trình bày. - Nhận xét, tuyên dương các nhóm có nội dung hay, mang tính giáo dục cao và diễn tốt. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau. - 2HS đọc lại phần ghi nhớ. - Lắng nghe. - HS làm bài trên phiếu. - HS nêu ý kiến của mình. - HS tham gia trò chơi Bắn tên. Ở đây một hạt cơm rơi Ngoài kia bao giọt mồ hôi thấm đồng. Thời giờ là vàng ngọc. - HS thảo luận nhóm 8 theo y/c của GV. - Các nhóm trình bày. - Nhận xét, bình chọn nhóm xuất sắc. Thứ ba ngày 29 tháng 10 năm 2013 KHOA HỌC: BA THỂ CỦA NƯỚC I/ MỤC TIÊU: - Nêu được nước tồn tại ở ba thể: lỏng, khí, rắn. - Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại. * Liên hệ GDMT: GD HS ý thức bảo vệ nguồn nước. II/ CHUẨN BỊ: - Hình trang 44, 45 SGK. - Chuẩn bị theo nhóm: + Chai lọ thuỷ tinh hoặc nhựa trong để đựng nước. + Nguồn nhiệt, ống nghiệm hoặc chậu thuỷ tinh chịu nhiệt hay ấm đun nước, + Nước đá, khăn lau bằng vải hoặc bọt biển. III/ LÊN LỚP: CÁ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Kiểm tra bài cũ: - Y/c 2HS lên bảng nêu lại những tính chất của nước. - Nhận xét và cho điểm từng HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2. Các hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại H: Mô tả những gì em thấy ở H1 và H2? H: H1, 2 cho biết nước đang ở thể nào? - Gọi 1HS lên bảng. GV dùng khăn ướt lau bảng, y/c HS nhận xét. - GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm: Chia nhóm và phát dụng cụ làm thí nghiệm. + Đổ nước nóng vào cốc và y/c HS quan sát và nêu hiện tượng vừa xảy ra. + Úp đĩa lên mặt cốc nước nóng khoảng vài phút và nhắc đĩa ra. Quan sát mặt đĩa, nhận xét, nêu hiện tượng xảy ra. H: Qua 2 thí nghiệm trên em có nhận xét gì? H: Vậy nước trên mặt bảng đã biến đi đâu mất? H: Em hãy nêu những hiện tượng nào chứng tỏ nước từ thể lỏng chuyển sang thể khí? Hoạt động 2: Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại - GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng: + Nếu nhà trường có tủ lạnh thì thực hành làm nước đá, nếu không y/c HS đọc thí nghiệm, quan sát hình vẽ và hỏi: H: Nước lúc đầu trong khay ở thể gì? H: Nước trong khay đã biến thành thể gì? H: Hiện tượng đó gọi là gì? H: Nhận xét hiện tượng? - Nhận xét các ý kiến của các nhóm. KL: Khi ta để nước vào nơi có nhiệt độ 00 C hoặc dưới 00 C với một thời gian nhất định ta có nước ở thể rắn. Hiện tượng nước từ thể lỏng biến thành thể rắn được gọi là đông đặc. Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định. H: Hãy lấy ví dụ chứng tỏ nước tồn tại ở thể rắn? - GV tiến hành tổ chức cho HS thí nghiệm nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng hoặc quan sát SGK, trả lời câu hỏi: H: Nước đá chuyển thành thể gì? H: Tại sao có hiện tượng đó? H: Nhận xét hiện tượng? - Nhận xét. KL: Nước đá bắt đầu nóng chảy thành nước ở thể lỏng khi nhiệt độ trên 00 C. Hiện tượng này gọi là nóng chảy. Hoạt động 3: Sơ đồ chuyển thể của nước - GV tiến hành hoạt động cả lớp. H: Nước tồn tại ở những thể nào? H: Nước ở các thể đó có tính chất chung và riêng như thế nào? - Vẽ sơ đồ. - Nhận xét, tuyên dương. - Gọi HS đọc mục Bạn cần biết. * GDMT: GD HS ý thức bảo vệ nguồn nước. 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. - Dặn HS chuẩn bị giấy A4 và bút màu và chuẩn bị trước bài - 2HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. + H1: Thác nước đang chảy từ trên cao xuống. H2: Trời đang mưa và những giọt nước mưa. + Thể lỏng. + Khi dùng khăn lau bảng thấy mặt bảng ướt, có nước nhưng chỉ một lúc sau mặt bảng khô ngay. - Tiến hành hoạt động trong nhóm. Quan sát và nêu hiện tượng: + Hơi nước bốc lên. + Có nhiều hạt nước đọng trên mặt đĩa. + Nước có thể từ thể lỏng sang thể hơi và từ thể hơi sang thể lỏng. + Nước biến thành hơi nước bay vào không khí mà mắt thường không nhìn thấy được. + Nước ở áo quần đã bốc hơi vào không khí làm cho áo quần khô. + Nồi cơm sôi, sương mù - Tiến hành làm thí nghiệm. + Thể lỏng. + Thể rắn. + Đông đặc. + Nước từ thể lỏng chuyển sang thể rắn ở nhiệt độ thấp. Nước có hình dạng như khuôn của khay làm đá. - Các nhóm bổ sung ý kiến. + Băng, tuyết - Tiến hành làm thí nghiệm hoặc quan sát hiện tượng theo h/d của GV. + Thể lỏng. + Do nhiệt độ ở ngoài lớn hơn trong tủ lạnh nên nước đá tan ra. + Nước chuyển từ thể rắn sang thể lỏng khi nhiệt độ bên ngoài cao hơn. - Các nhóm bổ sung ý kiến. - Lắng nghe. - HS nối tiếp nhau trả lời. + Thể rắn, lỏng, khí. + Chung: đều trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Riêng: Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định. Nước ở thể lỏng và khí không có hình dạng nhất định. - Quan sát và trao đổi nhóm đôi. - 2 đến 3HS lên bảng trình bày. - HS đọc. Thứ sáu ngày 1 tháng 11 năm 2013 KHOA HỌC: MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? MƯA TỪ ĐÂU RA ? I/ MỤC TIÊU: - Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên. * Liên hệ GDMT: GD HS ý thức bảo vệ nguồn nước. II/ CHUẨN BỊ: Hình trang 46, 47 SGK. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng đọc thuộc lòng mục Bạn cần biết của bài Ba thể của nước. - Nhận xét và cho điểm HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1 : Sự hình thành mây - GV tiến hành hoạt động cặp đôi theo định hướng: 2HS ngồi cạnh nhau quan sát các hình vẽ, đọc mục 1, 2, 3. Vẽ và nhìn vào đó trình bày sự hình thành mây. GV quan sát và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. - Nhận xét các cặp trình bày và bổ sung. KL: Mây được hình thành từ hơi nước bay vào không khí khi gặp nhiệt độ lạnh. Hoạt động 2: Mưa từ đâu ra? - GV tiến hành tương tự HĐ1. - Gọi HS lên bảng nhìn vào hình minh hoạ và trình bày toàn bộ câu chuyện về giọt nước. - Nhận xét, cho điểm HS nói tốt. KL: Hiện tượng nước biến đổi thành hơi nước rồi thành mây, mưa. hiện tượng đó luôn được lặp đi lặp lại tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. H: Khi nào thì có tuyết rơi? - Gọi HS đọc mục Bạn cần biết. Hoạt động 3: Trò chơi “Tôi là ai?” - GV chia lớp thành 5 nhóm đặt tên là: Nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, giọt mưa, tuyết. - Y/c các nhóm vẽ hình dạng của nhóm mình sau đó giới thiệu về mình vơi tiêu chí: . Tên mình là gì? . Mình ở thể nào ? . Mình ở đâu ? . Điều kiện nào mình biến thành người khác ? - GV đi giúp đỡ các nhóm. - Gọi 6 nhóm trình bày, nhận xét, tuyên dương từng nhóm. * Liên hệ GDMT: H: Tại sao chúng ta phải giữ gìn môi trường nước tự nhiên xung quanh mình? H: Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước? 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. Chuẩn bị bài sau. - 2HS lên bảng thực hiện y/c. Cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - Tiến hành thảo luận cặp đôi. - Quan sát, đọc, vẽ và trình bày sự hình thành của mây. - Nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - 2 đến 3HS trình bày. - Lắng nghe. + Khi hạt nước trĩu nặng rơi xuống găp nhiệt độ thấp dư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuan 11.doc