Giáo án lớp 4 tuần 11 môn Tập làm văn - Tiết 21: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân

1.Khởi động:

2.Bài cũ : Kiểm tra giữa kì I .

- GV nêu nhận xét bài TLV.

3.Bài mới: LT trao đổi ý kiến với người thân.

- GV giới thiệu, ghi tựa bài .

4.Phát triển các hoạt động

Hoạt động1: Hướng dẫn HS phân tích đề bài .

Mục tiêu : HS xác định được đề tài trao đổi .

- GV yêu cầu HS đọc đề bài .

- GV cùng HS phân tích đề bài .

- GV gạch dưới những từ quan trọng trong đề bài .

 

- GV theo dõi, giúp đỡ.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hiện cuộc trao đổi.

Mục tiêu : HS hiểu được nội dung của cuộc trao đổi .

 

doc4 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 11 môn Tập làm văn - Tiết 21: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP LÀM VĂN TIẾT 21 : LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN I . MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1 . Kiến thức: Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến với người than theo đề bài SGK. 2 . Kĩ năng: Bước đầu biết đóng vai trao đổi tự nhiên, cố gắng đạt mục đích đề ra. 3 . Thái độ : - Giáo dục HS mạnh dạn, tự tin, biết trao đổi ý kiến với mọi người chung quanh . II . CHUẨN BỊ: GV : Sách Truyện đọc 4 -Bảng phụ viết sẵn đề bài. HS : SGK – nội dung truyện . III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH P.PHÁP 1 phút 4 phút 1 phút 5 phút 7 phút 15 phút 3 phút 1.Khởi động: 2.Bài cũ : Kiểm tra giữa kì I . GV nêu nhận xét bài TLV. 3.Bài mới: LT trao đổi ý kiến với người thân. - GV giới thiệu, ghi tựa bài . 4.Phát triển các hoạt động Hoạt động1: Hướng dẫn HS phân tích đề bài . Mục tiêu : HS xác định được đề tài trao đổi . - GV yêu cầu HS đọc đề bài . GV cùng HS phân tích đề bài . GV gạch dưới những từ quan trọng trong đề bài . - GV theo dõi, giúp đỡ. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hiện cuộc trao đổi. Mục tiêu : HS hiểu được nội dung của cuộc trao đổi . Gợi ý 1. GV yêu cầu HS đọc các gợi ý . GV mời từng HS nêu bạn mà mình chọn cặp, đề tài (để kiểm tra sự chuẩn bị cho cuộc trao đổi). GV treo bảng phụ viết sẵn tên một số nhân vật trong sách, truyện. GV nhận xét, góp ý. Gợi ý 2 - Yêu cầu HS đọc gợi ý 2 . Yêu cầu 1 HS giỏi làm mẫu nói nhân vật mà mình chọn trao đổi và sơ lược về nội dung trao đổi theo gợi ý trong SGK Ví dụ: + Hoàn cảnh sống của nhân vật (những khó khăn khác thường). + Nghị lực vượt khó . + Sự thành đạt. Gợi ý 3 Yêu cầu HS đọc gợi ý 3 . GV treo bảng phụ có ghi các câu hỏi trong SGK + Người nói chuyện với em là ai? + Em xưng hô như thế nào? + Em chủ động nói chuyện với người thân hay người thân gợi chuyện. - GV nhận xét, giáo dục KNS. Hoạt động 3: HS thực hành trao đổi theo cặp . Mục tiêu : HS biết đóng vai trao đổi tự nhiên , tự tin , thân ái , đạt mục đích đặt ra. - GV cho HS trao đổi. GV đến từng nhóm giúp đỡ. - GV cho HS thi trước lớp. GV hướng dẫn cả lớp nhận xét theo các tiêu chí sau : + Nắm vững mục đích trao đổi. + Xác định đúng vai. + Nội dung trao đổi rõ ràng, lôi cuốn. +Thái độ chân thật, cử chỉ, động tác tự nhiên. 5.Tổng kết - Dặn dò: GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Mở bài trong bài văn kể chuyện. - Hát HS lắng nghe. - HS nêu lại tựa bài . Hoạt động lớp HS đọc thành tiếng, đọc thầm đề bài, tìm những từ ngữ quan trọng và nêu : + Em và người thân ; cùng đọc 1 truyện ; một người có nghị lực , có ý chí vươn lên ; khâm phục . Hoạt động nhón – lớp HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1. HS nêu. Từng cặp HS tiếp nối nhau nói nhân vật mà mình chọn. HS đọc thầm lại gợi ý 2. 1 HS giỏi làm mẫu nói nhân vật mà mình chọn trao đổi và sơ lược về nội dung trao đổi theo gợi ý trong SGK. HS đọc gợi ý 3 . 1 HS làm mẫu trả lời các câu hỏi trong SGK . + Là bố em. + Em gọi bố, xưng con. + Bố chủ động nói chuyện với em sau bữa cơm tối vì bố rất khâm phục nhân vật trong truyện . Hoạt động nhóm - Lớp HS chọn bạn cùng tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp (viết ra nháp) . Thực hành trao đổi. Vài cặp HS thi đóng vai trao đổi. Cả lớp nhận xét theo tiêu chí GV nêu ra. Cả lớp bình chọn cặp trao đổi hay nhất, bạn HS ăn nói giỏi giang, giàu sức thuyết phục người đối thoại. - HS lắng nghe. Kiểm tra Thực hành Đàm thoại Thực hành Thực hành Trực quan KNS Thực hành Thi đua Rút kinh nghiệm : Thứ sáu ngày 4 tháng 11 năm 2016 THỂ DỤC TIẾT 22 : ÔN 5 ĐỘNG TÁC ĐÃ HỌC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG –TRO Ø CHƠI : “KẾT BẠN” GV bộ môn KHOA HỌC TIẾT 22: MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? MƯA TỪ ĐÂU RA? GV bộ môn TẬP LÀM VĂN TIẾT 22 : MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I . MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1 . Kiến thức: HS nắm được hai cách mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện (giảm tải: không hỏi câu 3 phần LT). 2 . Kĩ năng: Nhận biết được mở bài theo hai cách đã học. Bước đầu viết được đoạn mở bài theo cách gián tiếp. 3 . Thái độ : - Giáo dục HS ham thích học môn Tiếng Việt . II.CHUẨN BỊ: GV : Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ của bài học kèm ví dụ minh hoạ cho mỗi cách mở bài (TT hay GT) . HS : SGK , vở TLV . III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH P.PHÁP 1 phút 4 phút 1 phút 12 phút 15 phút 3 phút 1 phút 1.Khởi động: 2.Bài cũ :Luyện tập trao đổi với người thân GV kiểm tra 2 HS thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. GV nhận xét - Tuyên dương. 3.Bài mới: Mở bài trong bài văn KC. - GV giới thiệu, ghi tựa bài. 4.Phát triển các hoạt động Hoạt động1: Hình thành khái niệm Mục tiêu : HS biết được thế nào là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện . Hướng dẫn phần nhận xét - GV yêu cầu HS đọc bài tập 1, 2 / 112 . GV yêu cầu HS tìm đoạn mở bài trong truyện . - Yêu cầu HS đọc bài tập 3 Hãy so sánh 2 cách mở bài? GV chốt: đó là 2 cách mở bài cho bài văn kể chuyện: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp . Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ . Có mấy cách mở bài ? Đó là những cách nào ? Thế nào là mở bài trực tiếp ? - Thế nào là mở bài gián tiếp ? - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Mục tiêu : HS bước đầu biết viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo 2 cách trực tiếp và gián tiếp . Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 1 / 113 . GV mời 2 HS kể phần mở đầu câu chuyện theo 2 cách . GV nhận xét, giáo dục BVMT. Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập Yêu cầu đọc thầm . - Câu chuyện Hai bàn tay được mở bài theo cách nào ? Vì sao em biết ? GV nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 3: Củng cố Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học - Có mấy cách mở bài khi làm văn ? Đó là cách nào ? - Thế nào là mở bài trực tiếp ? - Thế nào là mở bài gián tiếp ? - Giáo dục tư tưởng. 5.Tổng kết - Dặn dò: GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: KB trong bài văn kể chuyện . - Hát 2 HS thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. - HS nêu lại tựa bài . Hoạt động lớp 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1 , 2 / 112 . Cả lớp theo dõi bạn đọc, tìm đoạn mở bài trong truyện. - 1 HS đọc bài tập 3 – Lớp đọc thầm . HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, so sánh 2 cách mở bài . Cách mở bài trước kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện. Cách mở bài sau không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể. HS đọc thầm phần ghi nhớ. HS trả lời theo yêu cầu GV. - 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK / 11.3 Hoạt động lớp 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 cách mở bài của truyện Rùa và Thỏ. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, phát biểu ý kiến: 3 HS kể phần mở đầu câu chuyện Rùa và Thỏ theo cách mở bài trực tiếp. 3 HS kể phần mở đầu câu chuyện Rùa và Thỏ theo cách mở bài gián tiếp. HS nêu và lắng nghe. HS đọc yêu cầu của bài tập 2 / 114 Cả lớp đọc thầm phần mở bài của truyện Hai bàn tay . - Truyện mở bài theo cách trực tiếp – kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện. Hoạt động lớp - Có 2 cách mở bài khi làm văn . Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp . - Mở bài TT : kể ngay vào sự việc mở đầu . - Mở bài GT: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể . - HS lắng nghe . Kiểm tra Trực quan Động não Đàm thoại Trực quan Thực hành Đàm thoại Trực quan Động não Đàm thoại Trực quan Thực hành Đàm thoại KNS Củng cố Rút kinh nghiệm :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTAP LAM VAN.doc
Tài liệu liên quan