Môn: Khoa học
Tiết 23: SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
I . MỤC TIÊU:
- Hệ thống hóa kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ.
- Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
- HS có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước xung quanh mình.
II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Hình trang 48, 49.
- Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên được phóng to.
28 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 12 - Trường TH Hồ Thị Kỷ B, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS đọc thầm và làm bài.
Lời giải: Nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm 3 câu tục ngữ, suy nghĩ lời khuyên như trong mỗi câu.
- GV giúp HS hiểu nghĩa đen của từng câu.
- Yêu cầu HS phát biểu.
- 1 HS đọc.
- HS cả lớp đọc thầm 3 câu tục ngữ , suy nghĩ lời khuyên như trong mỗi câu.
a. Khuyên : Đừng sợ, vất vả, gian nan, vất vả, gian nan , vất vả là thử thách con nguời giúp con nguời vững vàng, cứng cỏi hơn .
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
****************
Môn: Toán
Tiết57 NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU
I. MỤC TIÊU:
- Cung cấp cách thực hiện nhân một số với một hiệu.
- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng , nhân một hiệu với một số .
- HS tính cẩn thận, chính xác, ham học .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn bài 1/ 67.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1. KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài:
- Tính giá trị của biểu thức sau bằng cách thuận tiện nhất.
159 x 5 + 3 x 12 + 12 x 2 =
- GV nhận xét
2. BÀI MỚI:
2.1. Giới thiệu bài:
Nội dung
Thời gian
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG1
a) So sánh giá trị hai biểu thức.
b) Quy tắc một số nhân với một hiệu.
- GV viết lên bảng biểu thức
3 x (7 – 5) và 3 x 7 – 3 x 5
- Yêu cầu HS tính rồi so sánh.
3 x (7-5) = 3 x 2 = 6
3 x 7 – 3 x 5 = 21 – 15 = 6
- Giá trị 2 biểu thức bằng nhau.
- GV chỉ vào biểu thức và nêu 3 là một số (7 - 5) là một hiệu . Vậy biểu thức 3 x (7 - 5) có dạng tích của 1 số 5 nhân với hiệu ( 7 - 5)
- Yêu cầu HS đọc biểu thức phía bên phải dấu = 3 x 7 – 3 x 5
- GV nêu: Tính 3 x7 là tính số thứ nhất trong biểu thức 3 x ( 7 - 5) nhân với số bị trừ của hiệu (7-5) . Tích thứ hai 3 x 5 củng là tích của số thứ nhất trong biểu thức 3 x ( 7 -5 ) nhân với số trừ của hiệu ( 7 – 5 )
- Như vậy biểu thức 3 x 7 – 3 x 5 chính là hiệu của tích giữa số thứ nhất trong biểu thức 3 x ( 7 – 5 ) với số bị trừ của hiệu ( 7 - 5 ) trừ đi tích của số này với số trừ của hiệu ( 7 - 5 ) .
+ Vậy khi thực hiện phép nhân một số với một hiệu chúng ta làm như thế nào ?
- Gọi số đó là a hiệu là (b-c) . Hãy viết biểu thức a nhân với hiệu
(b-c)
- Biểu thức a x (b-c) có dạng là một số nhân với một hiệu khi thực hiện tính giá trị biểu thức này ta còn có cách nào ? - - Hãy viết lại biếu thức đó.
- Vậy ta có : a x ( b - c ) = a x b – c x d
- Yêu cầu HS nêu quy tắc .
Lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ hai kết quả với nhau
- a x (b-c)
- a x b – a x c
- HS quan sát và lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG3
Thực hành .
Bài 1
Bài 3
Bài 4
- GV treo bảng phụ viết sẵn
- Yêu cầu HS đọc các cột trong bảng
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xé HS.
- HS nêu như phần bài học
- 1 HS lên bảng làm . Lớp làm vào SGK
6 x ( 9 – 5 ) = 24
6 x 9 – 6 x 5 = 24
8 x ( 5 – 2 ) = 24
8 x 5 – 8 x 2 = 24
- Gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì và hỏi gì?
+ Yêu cầu HS giải.
- Nhận xét HS.
- 2 HS lên bảng tóm tắt và giải.
Giải
Số gía trứng còn lại sau khi bán là
40 – 10 = 30 (giá)
Số quả trứng còn lại là
175 x 30 = 5 250 (quả)
Đáp số : 5 250 (quả)
- Yêu cầu HS tính.
- Giá trị 2 biểu thức này như thế nào với nhau ?
- Vậy khi thực hiện 1 hiệu với một số ta có thể làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc.
-1 HS lên bảng làm, lớp làm vở
( 7- 5) x 3 = 2 x 3 = 6
7 x 3 – 5 x 3 = 21 – 15 = 6
- Bằng nhau.
- Lần lượt nhân số bị trừ số trừ của hiệu với số đó rồi trừ hai kết quả với nhau.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
*********
Thứ tư ngày 28 tháng 11 năm 20118
Phân môn: Kể chuyện
Tiết 12 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố kể chuyện đã nghe, đã đọc cho HS.
- HS kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc có cốt truyện, nhân vật, nói về người có nghị lực, có ý chí vươn lên một cách tự nhiên, bằng lời của mình. Dựa vào gợi ý trong SGK, biết chọn và kể lại được câu chuyện ( mẫu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung của truyện.
- HS ham thích nghe kể chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Một số truyện viết về người có nghị lực.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. BÀI MỚI :
1.1. Giới thiệu bài :
Nội dung
Thời gian
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG1
Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề.
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch dưới các từ : đã nghe, được đọc có nghị lực.
- Gọi HS đọc gợi ý.
- Gọi HS giới thiệu những truyện đã đọc, được nghe.
- Gọi HS giới thiệu vê câu chuyện mình định kể .
- Yêu cầu HS đọc thầm gợi ý 3.
- 1 HS đọc
- 4 HS tiếp nối nhau đọc.
- 1 – 3 HS giới thiệu vê câu chuyện mình định kể .
- 1 HS đọc.
HOẠT ĐỘNG2
HS thực hành kể chuyện trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Tổ chức cho HS thi kể theo cặp.
- Cho HS thi kể trước lớp. Mỗi HS kể xong phải nói ý nghĩa của truyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, chọn người kể hay nhất.
- 2 HS ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe.
- 3 – 5 HS thi kể.
- Cả lớp nhận xét, chọn bạn kể hay nhất.
2. CỦNG CỐ - DẶN DO:Ø
- Nhận xét tiết học.
- Khen ngợi những HS chăm chú nghe bạn kể chuyện .
*************
Phân môn: Tập đọc
Tiết 24 VẼ TRỨNG
I. MỤC TIÊU:
- Cung cấp cho HS bài tập đọc : Nhờ khổ khổ luyện, Lê – ô – nác – đô đa Vin – xi đã trở thành hoạ sĩ thiên tài. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
- Đọc tên riêng nước ngoài : Lê- ô – nác đô đa Vin- xi, Vê- rô – ki – ô.Bước đầu đọc diễn cảm được lời thầy giáo ( nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần ).
- HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Chân dung Lê – ô – nác – đô đa Vin – xi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi 2 HS đọc tiếp nối bài Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi và và nêu nội dung bài.
- GV nhận xét .
1. BÀI MỚI :
2.1. Giới thiệu bài:
Nội dung
Thời gian
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG1
Luyện đọc.
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn 2 , 3 lượt . Kết hợp sửa lỗi, phát âm cho HS và giúp HS hiểu nghĩa từ mới .
- Gọi HS đọc chú giải.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài .
- GV đọc mẫu lần 1.
- 2 HS đọc tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
+ Đoạn 1 : Từ đầu như ý.
+ Đoạn 2 : Còn lại.
- 1 HS đọc chú giải.
- 1 HS đọc toàn bài .
HOẠT ĐỘNG2
Tìm hiểu bài .
Đoạn 1
Đoạn 1
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1a và trả lời :
+ Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê – ô – nác – đô cảm thấy chán ngán?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1b, 1c và trả lời :
+ Thầy Vê- rô – ki – ô cho học trò vẽ thế để làm gì?
- 1 HS đọc đoạn 1a và trả lời :
+ Vì suốt mười mấy ngày cậu phải vẽ rát nhiều trứng.
+ Để biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy vẽ chính xác.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời :
+ Lê-ô-nác –đô đaVin – xi thành đạt như thế nào?
+Theo em, những nguyên nhân nào khiến Lê-ô- nác đô đa Vin - xi trở thành họa sĩ nổi tiếng?
+ Trong những nguyên nhân trên, nguyên nhân nào quan trọng nhất?
- HS đọc đoạn 2 và trả lời :
+ Lê-ô-nác-đô trở thành danh họa kiệt xuất, tác phẩm được bày trân trọng ở nhiều bảo tàng lớn , là niềm tự hào của toàn nhân loại. Ông đồng thời còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư, nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng.
+ Lê-ô-nác –đô là người bẩm sinh có tài. Lê-ô-nác-đô gặp người thầy giỏi
+ Cả 3 nguyên nhân trên tạo nên thành công của Lê-ô-nác-đô.
HOẠT ĐỘNG3
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu : Thầy được như ý.
+ 2 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài .
- 3 đến 5 HS thi đọc.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
*************
Môn: Toán
Tiết 58 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cho HS tính chất giao hoán tính chất kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng, một hiệu
- Vận dụng được tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng ( hiệu ) trong thực hành tính, tính nhanh.
- HS tính chính xác, ham học.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1.KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài: Áp dụng tính chất nhân một số với một hiệu để tính nhanh.
123 x 99 =
456 x 999 =
- GV nhận xét .
2.BÀI MỚI:
2.1. Giới thiệu bài:
Nội dung
Thời gian
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG1
Luyện tập
Bài 1
( Dòng 1 )
Bài 2
(a, b, dóng 1)
Bài 4:
( Chỉ tính chui vi)
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét .
- 2 HS lên bảng . Lớp làm vở
a. 135 x ( 20 + 3 )
= 135 x 20 + 135 x 3
= 2 700 + 405 = 3105
427 x 10 + 427 x 8
= 4 270 + 3 416 = 7 686
b. 642 x ( 30 – 6 )
= 642 x 30 – 642 x 6
= 1 920 – 3 852 = 15 408
287 x ( 40 – 8 )
= 287 x 40 – 287 x 8
= 11 480 – 2 296 = 9 184
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS thực hiện tính
- Phần b yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính chất nhân một số với một tổng .
- GV hướng dẫn làm bài mẫu yêu cầu HS làm tiếp phần còn lại.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 2 HS lên bảng tính cả lớp làm vơ:
a. 134 x 4 x 5 = 134 x 20 = 2 680
5 x 36 x 2 = 5 x 2 x 36
= 10 x 36 = 360
42 x 7 x 5 x 2 = 2 940
-Tính theo mẫu.
- HS nêu lại cách tính chất nhân một số với một tổng .
. 137 x 3 + 137 x 97
= 137 x ( 3 + 97 )
= 137 x 100 = 13 700
. 94 x 12 + 137 x 97
= 94 x ( 12 + 88 )
= 94 x 100 = 9400
. 428 x 12 – 428 x 2
= 428 x ( 12 – 2 )
= 428 x 10 = 4 280
. 537 x 39 – 537 x 19
= 537 x ( 39 – 19 )
= 537 x 20 = 10 740
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS tự giải bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- 1 HS lên bảng làm. Lớp làm vào vở.
Bài giải
Chiều rộng sân vận động là:
180 : 2 = 90 (m)
Chu vi của sân vận động là :
(180 + 90) x 2 = 540 (m)
Đáp số : 540 m
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
****************
Phân môn: Lịch sử
Tiết 12 CHÙA THỜI LÝ
I. MỤC TIÊU:
- Cung cấp cho HS nội dung bài chùa thời Lý
- Đến thời Lý, đạo phật phát triển thịnh đạt nhất. Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý: Nhiều vua thời Lý theo độ phật, thời Lý chùa được xây ở nhiêu nơi. Nhiều nhà sư được giữ vị trí quan trọng trong triều đình.
- HS cảm nhận được chùa là công trình kiến trúc đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Ảnh chụp phóng to chùa một Cột, chùa Keo, tượng phật đài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC - CHỦ YẾU:
1. KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi 3 HS lên bảng đọc bài học tiết trước.
2 . BÀI MỚI :
2.1. Giới thiệu bài:
Nội dung
Thời gian
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG1
Làm việc cả lớp.
- GV đặt câu hỏi : Vì sao nói : “Đến thời Lý, đạo phật trở nên thịnh đạt?
+ Đạo phật du nhập nước ta từ bao giờ ? Và có giáo lý như thế nào?
+Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo phật ?
Kết luận : Nhân dân ta có nguồn gốc từ Ấn Độ, đạo phật du nhập nước ta từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ.
+ Nhiều vua đã từng theo đạo phật. Nhân dân theo đạo phật rất đông. Kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa.
+ Vì giáo lý của đạo phật phù hợp với lối sống và cách nghĩ của nhân dân ta nên sớm được nhân dân ta tiếp nhận. Du nhập nước ta từ rất sớm. Đạo phật khuyên người ta phải biết thương yêu đồng loại, nhường nhịn.
- HS nghe giảng.
HOẠT ĐỘNG2
Làm việc cá nhân.
- GV đưa ra một số ý phản ánh vai trò , tác dụng của chùa dưới thời nhà Lý. Qua đọc SGK và vận dụng vốn hiểu biết của bản thân , HS điền dấu x vào ô trống sau những ý đúng.
+ Chùa là nơi tu hành của các nhà sư.
+ Chùa là nơi tổ chức tế lễ của các đạo phật.
+ Chùa là trung tâm văn hóa của làng xã.
+ Chùa là nơi tổ chức văn nghề.
HOẠT ĐỘNG3
Làm việc cả lớp.
- GV mô tả chàu một Cột, chùa Keo, tượng phật A – di – đà.
- Yêu cầu một vài HS mô tả lại.
- HS quan sát và nghe GV mô tả chùa Một Cột, chùa Keo, tượng phật A – di – đà.
- Nhiều lượt HS mô tả.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
*************
Môn: Khoa học
Tiết 23: SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
I . MỤC TIÊU:
- Hệ thống hóa kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ.
- Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
- HS có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước xung quanh mình.
II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Hình trang 48, 49.
- Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên được phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi 2 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi :
+Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra ?
- GV nhận xét.
2. BÀI MỚI:
2.1. Giới thiệu bài:
Nội dung
Thời gian
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG1
Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
Bước1: Làm việc nhóm đôi.
- GV tổ chức cho cho HS thảo luận nhóm.
- Yêu cầu HS quan sát hình 48 và thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Các cảnh được vẽ trong sơ đồ?
+ Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì ?
+ Gọi HS đính các mũi tên đúng với hiện tượng bay hơi, ngưng tụ, mưa của nước trong tự nhiên.
Bước 2 :
+ Yêu cầu HS chỉ vào sơ đồ nói về sự bay hơi ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
- GV kết luận :
- Nước ở ao, sông, biển, không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước.
- Hơi nước bốc lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo ra các đám mây.
- Các giọt nước trong đám mây rơi xuống đất, tạo thành mưa. Hiện tượng này được gọi là dòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Các đám mây : Mây trắng và mây đen.
+ Giọt mưa từ đám mây đen rơi xuống.
+ Dãy núi, từ một quả núi có dòng suối nhỏ chảy ra, dưới chân núi phía xa là xóm làng có những ngôi nhà và cây cối.
+Dòng suối chảy ra sông, sông chảy ra biển.
+ Bên bờ sông là đồng ruộng và ngôi nhà.
+ Sơ đồ trên mô tả hiện tượng bay hơi, ngưng tụ, mưa của nước trong tự nhiên..
+ 1 HS lên đính các mũi tên đúng với hiện tượng bay hơi, ngưng tụ, mưa của nước trong tự nhiên vào sơ đồ.
- 1 HS đứng tại chỗ nói về sự bay hơi ngưng tụ của nước trong tự nhiên: Nước từ suối, làng mạc chảy ra sông, biển. Nước bay hơi biến thành hơi nước. Hơi nước liên kết với nhau tạo thành những đám mây trắng. Càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng tụ lại thành những đám mây đen nặng trĩu nước và rơi xuống tạo thành mưa. Nước mưa trải tràn lan trên đồng ruộng, sông ngòi và lại bắt đầu vòng tuần hoàn.
- HS cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe
HOẠT ĐỘNG2
Trò chơi trình bày Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Bước 1: GV nêu yêu cầu trò chơi.
- Thầy có sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên chưa hoàn thành.
- Thầy có các thẻ, trong thẻ có ghi : Nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, mây đen, mưa.
- Các em đính các thẻ đúng với hiện tượng vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Bước 2: GV chia nhóm
- Chia lớp làm hai nhóm.
Bước 3: GV cho HS chơi trò chơi.
- HS chơi trò chơi.
- Nhận xét tuyên dương nhóm trình bày nhanh, đúng.
- HS cả lớp quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên và nghe GV giới thiệu cách chơi.
- HS thảo luận chia nhóm tham gia trò chơi.
- Mỗi nhóm cử 2 đại diện tham gia trò chơi
HOẠT ĐỘNG2
Trình bày tiểu phẩm giáo dục môi trường
Bước1: GV nêu tiêu phẩm
- Em thấy một phụ nữ đang rất vội vứt túi rác xuống dòng sông trước nhà . Em sẽ nói gì với bác ?
Bước 2: HS cả lớp thảo luận lời đối thoại.
Bước 3: Gọi HS trình bày tiẻu phẩm.
- Hỏi: Qua tiểu phẩm này các em muốn nói đều gì với mọi người ?
- GV cùng HS nhận xét.
- HS thảo luận lời đối thoại.
- HS cả lớp chọn 2 bạn trình bày tiểu phẩm.
- Luôn phải giữ gìn nguồn nước trong sạch bằng những hành động, việc làm cụ thể.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
********
Thứ năm ngày 29 tháng 11 năm 2018
Phân môn: Tập làm văn
Tiết 23 KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU :
- Cung cấp cho HS bài tập làm văn: “Kết bài trong văn kể chuyện”.
- Nhận biết được hai cách két bài( mở rộng và không mở rộng ) trong bài văn kể chuyện ( mục I và BT1, BT2 mục III) . Bước đầu viết được kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng ( BT3, mục III)
- HS thích viết văn.
II. ĐỒ DÙNG –DẠY HỌC:
- 1 tờ phiếu kẻ bảng so sánh hai cách kết bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi 2 HS đọc phần mở bài gián tiếp “Hai bàn tay”.
- GV nhận xét .
2. Bài mới :
2.1. Giới thiệu bài:
Nội dung
Thời gian
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG1
Hướng dẫn HS phân tích đề bài
Bài 1, 2
Bài 3
Bài 4
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm , trao đổi và tìm đoạn kết truyện.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm , trao đổi và tìm đoạn kết truyện.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Gọi các nhóm phát biểu , GV nhận xét, khen ngợi những lời đánh giá hay.
- 2 HS đọc.
- HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm tiếp nối phát biểu.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV dán tờ phiếu 2 cách kết bài . HS suy nghĩ so sánh, phát biểu ý kiến , GV chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu.
+ Cách viết bài của truyện chỉ có kết cục của truyện mà không đưa ra lời nhận xét , đánh giá.
+ Cách kết ở bài tập 3 cho biết kết cục của truyện, còn có những lời nhận xét , đánh giá làm cho cho người đọc khắc sâu , ghi nhớ của truyện.
HOẠT ĐỘNG2
Ghi nhớ.
- Gọi HS đọc.
- 2 - 6 HS đọc.
HOẠT ĐỘNG3
Luyện tập
Bài 1
Bài 2
Bài 3
- Gọi HS đọc bài.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi :
- GV dán 2 tờ phiếu lên bảng, mời 2 nhóm chỉ phiếu trả lời. Với cách kết bài không mở rộng (-) và cách kết bài mở rộng (+) . GV nhận xét kết luận lời giải đúng.
- 1 HS đọc bài.
(-)
(+)
(+)
(+)
(+)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp mở SGK tìm kết bài của các truyện : Một người chính trực (trang 36,37) , Nỗi dằn vặt của An –đrây – ca (trang 55- SGK) suy nghĩ trả lời câu hỏi :
- Gọi HS phát biểu. Cả lớp và GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu.
(-)
(-)
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
- Gọi HS đọc bài. GV sửa lỗi dùng từ , lỗi ngữ pháp cho từng HS.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm vào VBT.
- 5- 7 HS đọc kết bài.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
****************
Phân môn: Luyện từ và câu
Tiết 24 TÍNH TỪ
( Tiếp theo )
I. MỤC TIÊU:
- Cung cấp cho HS một số tính từ chỉ đặc điểm, tính chất.
- Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất ( ND Ghi nhớ ). Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất ( BT1, mục III); bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được ( BT2, BT3, mục III).
- HS sử dụng tính từ trong đoạn văn, bài văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bút dạ và giấy khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi 2 HS lên bảng đặt 2 câu nói về ý chí, nghị lực.
- GV nhận xét .
2. BÀI MỚI :
2.1. Giới thiệu bài :
Nội dung
Thời gian
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG 1
Nhận xét
Bài 1
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét .GV nhận xét.
- GV kết luận : Mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép hoặc các từ láy đã cho.
- 1 HS đọc yêu cầu.
Mức độ trung bình
Mức độ thấp
Mức độ cao
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm vào VBT. Cả lớp và GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Thêm từ rất vào trước tính từ trắng – rất trắng.
- Tạo ra phép so sánh với các từ hơn , nhất – trắng hơn , trắng nhất.
HOẠT ĐỘNG2
Ghi nhớ.
- Gọi HS đọc.
- 3 - 4 HS đọc phần ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG3
Luyện tập
Bài 1
Bài 2
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS chữa bài và nhận xét.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất.
- 1 HS đọc lại đoạn văn.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và tìm từ.
- Gọi HS dán phiếu lên bảng và cử đại diện đọc các từ đại diện đọc các từ vừa tìm được.
- GV kết luận từ đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
- HS trao đổi, tìm từ và ghi các từ vào phiếu.
- 2 nhóm dán phiếu lên bảng và đọc các từ vừa tìm được.
- đỏ choét, đỏ chon chót, đỏ tím, đỏ sậm, đỏ thắm.
- cao cao, cao vút, cao chót vót, cao vợi.
- vui vẻ, vui như Tết , vui hơn Tết.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu đặt câu và đọc yêu cầu của mình.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu.
+ Mẹ về làm em vui quá.
+ Mũi chú hồ đỏ chót.
+ Bầu trời cao vút.
+ Em rất vui mừng khi được điểm 10.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
************
Môn: Toán
Tiết 59 NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
- Cung cấp cho HS kiến thức: Nhân với số có hai chữ số .
- Biết cách nhân với số có hai chữ số. Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số.
- HS áp dụng vào các bài tập thực hành.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1. KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Yêu cầu HS làm bài: Tính nhanh
78 x 14 + 78 x 86 =
98 x 112 – 12 x 98 =
- GV nhân xét .
2. BÀI MỚI:
2.1. Giới thiệu bài :
Nội dung
Thời gian
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG1
Phép nhân
36 x 23.
Giới thiệu cách đặt tính và tính.
- GV viết lên bảng phép tính 36 x 23
- Yêu cầu HS tính.
36 x 23 = 36 x (20 + 3)
= 36 x 20 + 36 x 3
= 720 + 108
= 828.
Vậy 36 x 23 = 828
- GV nêu : Để tính 36 x 23 ta phải thực hiện hai phép nhân (36 x 3, 36 x 20) và 1 phép cộng ( 108 + 720 ) để không phải đặt tính nhiều lần ta có thể viết gộp lại.
- GV vừa ghi bảng vừa hướng dẫn HS đặt tính và tính.
- GV vừa viết vừa giải thích.
+ 108 là tích của 36 và 3.
+ 72 là tích của 36 và 2 chục. Vì đây là 72 chục tức là 720 , nên ta viết lùi sang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 12 Lop 4_12478042.doc