Giáo án Lớp 4 Tuần 2 - Buổi 2

BUỔI 2:

Địa lí

Tiết 2: DÃY HOÀNG LIÊN SƠN

 ( Bảo vệ môi trường)

I. Mục tiêu:

- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn:

+ Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam: có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu.

+ Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm.

- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.

- Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7.

-**HS nhận thức tốt. Chỉ và đọc tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Giải thích vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía bắc.

- Biết được sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở trung du và miền núi.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 2 - Buổi 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2: Ngày soạn: 9/9/2017 Ngày giảng: Thứ hai ngày 11/9 /2017 BUỔI 2: Luyện từ và câu: Tiết 3: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU- ĐOÀN KẾT I. Mục Tiêu - Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Thương người như thể thương thân (BT1, BT4). - Nắm được cách dùng một số từ có tiếng "nhân" theo 2 nghĩa khác nhau: người, lòng thương người (BT2, BT3). -** HS HTT nêu được ý nghĩa của các câu tục ngữ ở BT4. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Viết tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần. + Có 1 âm (VD: Bố, mẹ, chú, dì...) + Có 2 âm (VD: Bác, thím, ông, cậu...) - GV nhận xét. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài- ghi đầu bài: b. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: - Cho HS đọc yêu cầu - Cho HS làm bài theo nhóm. - Từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu tình cảm yêu thương đồng loại. - Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương - Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại. -Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ. - GV nhận xét, sửa sai. Bài 2: - Cho HS đọc yêu cầu của bài. - Cho HS tự làm bài - Cho các nhóm trình bày kết quả - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. + Những từ có tiếng nhân có nghĩa là "Người" + Tiếng nhân có nghĩa là "Lòng thương người". Bài 3:- Gọi HS đọc yêu cầu. - Cho HS làm bài miệng - GV nhận xét Bài 4:” Bỏ – giảm tải” Gợi ý HSHTT. 4. Củng cố dặn dò: - Gọi HS nêu lại nội dung bài. - Vận dụng các từ ngữ thuộc chủ điểm khi nói và viết. - GV nhận xét giờ học. - HS 1 nói nhân hậu, HS 2 nói được đặc điểm của người nhân hậu. - 2 HS lên bảng làm bài. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS thảo luận nhóm làm bảng phụ sau đó trình bày tiếp sức. - Lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quí, xót thương, đau xót, tha thứ, độ lượng, bao dung, thông cảm, đồng cảm ... - Hung ác, nanh ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằn... - Cứu giúp, cứu trợ, ủng hộ, hỗ trợ, bênh vực, bảo vệ, che chở, che chắn, che đỡ, nâng đỡ... - Ăn hiếp, hà hiếp, hành hạ, đánh đập.. - 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài theo nhóm đôi. - Đại diện các nhóm trả lời. - Nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài. - Nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ. - 2 HS đọc yêu cầu. - HS trình bày tiếp nối nhau. - Cả lớp nhận xét - bổ sung - 1 HS nêu ________________________________ Khoa học: Tiết 3: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (TIẾP) I. Mục tiêu: - Kể được tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết. - Biết được nếu 1 trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết. II. Đồ dùng dạy học: Hình 8, 9 (SGK). Bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Trao đổi chất là gì? - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hoạt động1: Xác định những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người. + Mục tiêu: - Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó. - Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất xảy ra ở bên trong cơ thể. + Cách tiến hành: Bước 1: Cho HS quan sát hình 8 SGK và nói tên, chức năng của từng cơ quan. Bước 2: Tổ chức cho đại diện nhóm trình bày. Bước 3: Ghi tóm tắt. + Kết luận: - Nêu dấu hiệu bên ngoài của quá trình trao đổi chất và các cơ quan thực hiện quá trình đó? - Vai trò của cơ quan tuần hoàn trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể ? c. Hoạt động 2: Mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người. + Mục tiêu: Trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường. + Cách tiến hành: Bước 1: Cho HS quan sát sơ đồ trang 9. Bước 2: GV tổ chức cho HS tiếp sức. - GV đánh giá, nhận xét. Các từ điền theo thứ tự. Bước 3: GV cho HS nêu vai trò của từng cơ quan trong quá trình trao đổi chất. + Kết luận: - Hằng ngày cơ thể người phải lấy những gì từ môi trườngvà thải ra môi trường những gì? - Nhờ những cơ quan nào mà quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể được thực hiện. - Điều gì xảy ra nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động? 4. Củng cố, dặn dò: - Quá trình trao đổi chất ở con người diễn ra thế nào? - Chuẩn bị bài sau. - HS 1 nói về tên cơ quan, HS 2 nói về tác dụng cơ quan đó theo cặp. - HS phát biểu. + HS thảo luận theo nhóm. ( 3N) * Tiêu hoá: Biến đổi thức ăn, nước uống thành các chất dinh dưỡng, ngấm vào máu đi nuôi cơ thể thải ra phân. * Hô hấp: Hấp thu khí Ô-xi và thải ra khí cac-bo-nic * Bài tiết nước tiểu: Lọc máu, tạo thành nước tiểu và thải nước tiểu ra ngoài. - Trao đổi khí: Do cơ quan hô hấp thực hiện. - Trao đổi thức ăn: Do cơ quan tiêu hoá. - Bài tiết: Do cơ quan bài tiết nước tiểu và da thực hiện. - Nhờ các cơ quan tuần hoàn mà máu đem các chất dinh dưỡng và Ôxi tới tất cả các cơ quan của cơ thể, đem các chất thải, chất độc ra. HS đọc yêu cầu thảo luận N2,3. - Đại diện mỗi nhóm điều 1 từ Lớp quan sát- bổ sung - Chất dinh dưỡng ® Ôxi - Khí Cac – bô - nic - Ôxi và các chất dinh dưỡng ®khí Các – bô - níc và các chất thải ®các chất thải. - Lấy thức ăn, nước uống, không khí. - Thải ra: Khí Các - bô - níc, phân, nước tiểu, mồ hôi. - Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà quá trình trao đổi chất diễn ra bên trong cơ thể được thực hiện. - Nếu một trong các cơ quan: Hệ bài tiết, tuần hoàn, tiêu hoá ngừng hoạt động, sự trao đổi chất sẽ ngừng và cơ thể sẽ chết. ________________________________ Hoạt động giáo dục thể chất: ( Thầy Đăng soạn giảng) _________________________________________________________________ Ngày soạn: 10/9/2017 Ngày giảng: Thứ ba ngày 12/9 /2017 BUỔI 2: Địa lí Tiết 2: DÃY HOÀNG LIÊN SƠN ( Bảo vệ môi trường) I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn: + Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam: có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu. + Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm. - Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam. - Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7. -**HS nhận thức tốt. Chỉ và đọc tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Giải thích vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía bắc. - Biết được sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở trung du và miền núi. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ địa lý Việt Nam. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Nêu một số yếu tố của bản đồ? - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Hoạt động 1: Hoàng Liên Sơn - Dãy núi cao nhất và đồ sộ nhất của Việt Nam. * Mục tiêu: HS nắm được vị trí và đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn. * Cách tiến hành: - Cho HS quan sát lược đồ. - GV chỉ cho HS vị trí của dãy núi HLS. + Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc của nước ta?. + Trong các dãy núi dãy núi nào dài nhất? HS nói và đố nhau các yếu tố trên bản đồ theo cặp. - HS trả lời trước lớp. - HS quan sát lược đồ. - HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí của dãy núi HLS ở hình 1-SGK. - Dãy HLS, dãy sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. - Dãy HLS + Dãy HLS nằm ở phía nào so với sông Hồng và sông Đà? - Nằm ở giữa sông Hồng và sông Đà. + Dãy HLS dài bao nhiêu km, rộng bao nhiêu Km? - Dài khoảng 180 Km, rộng gần 30 Km + Đỉnh núi và sườn núi, thung lũng của dãy núi HLS này như thế nào? - Đỉnh nhọn, sườn rất dốc, thung lũng hẹp và sâu. * Kết luận: **Nêu đặc điểm của dãy HLS? - HS nêu phần ghi nhớ. - Nhiều HS nhắc lại - Cho HS chỉ dãy HLS trên bản đồ. - Cho HS quan sát H2 SGK -* Chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng trên hình 1 nêu độ cao của nó? - GV đánh giá. - HS vừa chỉ vừa mô tả đặc điểm của dãy HLS. - HS thực hiện c. Hoạt động 2: Khí hậu lạnh quanh năm. * Mục tiêu: HS hiểu được khí hậu ở những nơi cao HLS. * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc bài. + Khí hậu ở những nơi cao HLS như thế nào? Ở độ cao khác nhau thì dãy HLS có đặc điểm gì? - HS đọc mục 2- lớp đọc thầm. - Lạnh quanh năm nhất là về mùa đông. - HS nêu ý kiến. - Cho HS chỉ vị trí Sa Pa. - HS chỉ trên lược đồ. * Kết luận: Những nơi cao của HLS có khí hậu thế nào? 4. Củng cố, dặn dò: - Con người vùng trung du, miền núi đã làm gì để thích nghi với môi trường sống ở đó? - Tìm hiểu thêm về địa hình khí hậu nơi em ở. - GV nhận xét giờ học. - Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm. - Làm nhà sàn để ở tránh thú dữ, trồng trọt trên đất dốc.. ________________________________ Lịch sử: ( Cô Vân soạn giảng) _________________________________ Mĩ thuật: ( Cô Ngân soạn giảng) __________________________________________________________________

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 2 BUOI 2(4B).doc