Giáo án Lớp 4 Tuần 28 - GV: Nguyễn Viết Lợi - Tiểu học Đức Trí

ĐẠO ĐỨC(28): TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (T1)

 I/ MỤC TIÊU:

- Nêu được quy định khi tham gia giao thông (những quy định có liên quan đến HS).

- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật giao thông và vi phạm Luật giao thông.

- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông trong cuộc sống hàng ngày.

- Biết nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng Luật giao thông.

* GD PTTNTT (Tai nạn giao thông): Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện Luật giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người, hạn chế tai nạn giao thông.

II/ CHUẨN BỊ:

- Một số biển báo giao thông.

- Đồ dùng hoá trang chơi đóng vai.

III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

doc39 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 28 - GV: Nguyễn Viết Lợi - Tiểu học Đức Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu của tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Gọi HS đọc y/c. - Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm 4HS. Phát giấy bút dạ cho từng HS. H/d HS trao đổi tìm định nghĩa, đặt câu để hoàn thành phiếu. - Y/c 2 nhóm dán phiếu lên bảng và đọc bài của nhóm mình. KL: Kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? Định nghĩa - CN trả lời câu hỏi: Ai (con gì)? - VN trả lời câu hỏi: Làm gì? - VN là ĐT, cụm ĐT - CN trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? - VN trả lời câu hỏi: Thế nào? - VN là TT, ĐT cụm TT, cụm ĐT. CN trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? VN trả lời câu hỏi: Là gì? VN thường là DT, cụm DT. Ví dụ Cô giáo giảng bài. An luôn dịu dàng. Nga là học sinh giỏi. Bài 2: - Gọi HS đọc y/c và nội dung BT. - Y/c HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. KL: * Bây giờ tôi còn là chú bé lên mười. + Câu kể Ai là gì? - giới thiệu nhân vật “tôi”. * Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng từng cây một. + Câu kể Ai làm gì? - kể về các hoạt động của nhân vật “tôi”. * Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng. + Câu kể Ai thế nào? – nêu đặc điểm, trạng thái của buổi chiều ở làng ven sông. Bài 3: - Gọi HS đọc y/c và nội dung BT. - GV h/d HS cần sử dụng: + Câu kể Ai là gì? để giới thiệu, nhận định về Bác sĩ Ly. + Câu kể Ai làm gì? để kể về hành động của bác sĩ Ly. + Câu kể Ai thế nào? để nói về đặc điểm, tính cách của bác sĩ Ly. - Y/c HS tự làm bài. - Gọi 2HS viết bài vào giấy khổ to dán bài lên bảng. GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi cho HS. - Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm tiết 7, tiết 8 và chuẩn bị kiểm tra viết giữa học kì II. - Lắng nghe. - 1HS đọc. - Hoạt động nhóm 4, cùng thảo luận và làm bài vào phiếu học tập của nhóm mình. - 2 nhóm HS lên dán trên bảng và đọc bài của nhóm mình. - 1HS đọc. - 2HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận. 1HS làm trên bảng lớp, cả lớp viết vào vở. - Nhận xét. - 3HS đọc. - Lắng nghe. - 2HS viết vào giấy khổ to, cả lớp viết vào vở. - Nhận xét. - 3 đến 5HS trình bày. Thứ năm ngày 22 tháng 3 năm 2012 TIẾNG VIỆT(TLV) : ÔN TIẾT 7 I/ MỤC TIÊU: - Kiểm tra (đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức kĩ năng giữa HKII II/ CHUẨN BỊ: - Bảng phụ, ghi bài đọc hiểu III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Gọi HS đọc y/c. - Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm 4HS. Phát giấy bút dạ cho từng HS. H/d HS trao đổi tìm định nghĩa, đặt câu để hoàn thành phiếu. - Y/c 2 nhóm dán phiếu lên bảng và đọc bài của nhóm mình. A. Đọc thầm bài : Chiếc lá B. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. - Lắng nghe. - 1HS đọc. - Hoạt động nhóm 4, cùng thảo luận và làm bài vào phiếu học tập của nhóm mình. - 2 nhóm HS lên dán trên bảng và đọc bài của nhóm mình. 1. Trong câu chuyện trên, có những nhân vật nào nói chuyện với nhau ? a. Chim sâu và bông hoa b. Chim sâu và chiếc lá. c. chim sâu, bông hoa, chiếc lá. 2. Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá? a. Vì lá suốt đời chỉ là chiếc lá bình thường. b. Vì lá đem lại sự sống cho cây. c. Vì lá có lúc biến thành mặt trời. 3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Hãy biết quí trọng những người bình thường b. Vật bình thường mới đáng quí. c. Lá đóng vai trò rất quan trọng đối với cây. 4. Trong câu Chim sâu hỏi chiếc lá, sự vật nào được nhân hóa? a. Chỉ có chiếc lá được nhân hóa. b. Chỉ có chim sâu được nhân hóa. c. Cả chim sâu và chiếc lá được nhân hóa. 5. Có thể thay từ nhỏ nhoi trong câu Suốt đời tôi chỉ là chiếc lá nhỏ nhoi bình thường bằng từ nào dưới đây? a. Nhỏ nhắn. b. Nhỏ xinh c. Nhỏ bé 6. Trong câu chuyện trên có những loại câu nào em đã học? a. Chỉ có câu hỏi, câu kể. b. Chỉ có câu kể và câu khiến c. Có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến. 7 Trong câu chuyện trên có những kiểu câu kể nào? a. Chỉ có kiểu câu Ai làm gì? b. Có hai kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào? c.Có ba kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? 8. Chủ ngữ trong câu Cuộc đời tôi rất bình thường là: a. Tôi b. Cuộc đời tôi c. Rất bình thường 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm tiết 7, tiết 8 và chuẩn bị kiểm tra viết giữa học kì II. Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2012 TOÁN(136): GIỚI THIỆU TỈ SỐ I/ MỤC TIÊU: - Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại. - Bài tập cần làm: bài 1;3/146/SGK II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS a. Kiểm tra bài cũ: - Y/c 2HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 136. - Nhận xét và cho điểm HS. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 2. Giới thiệu tỉ số 5 : 7 và 7 : 5: VD: có 5 xe tải và 7 xe khách - Vẽ sơ đồ minh hoạ như SGK. Giới thiệu: + Tỉ số của số xe tải và số xe khách là 5 : 7 hay . (Đọc là: “Năm chia bảy” hay “Năm phần bảy”) Tỉ số cho biết: số xe tải bằng số xe khách. + Tỉ số của xe khách và số xe tải là 7 : 5 hay . (Đọc là: “Bảy chia năm” hay “Bảy phần năm”) Tỉ số này cho biết: số xe khách bằng số xe tải 3. Giới thiệu tỉ số a : b (b khác 0): - GV cho HS lập tỉ số của 2 số: 5 và 7; 3 và 6. - Sau đó lập tỉ số của a và b (b khác 0) là a : b hoặc . - H/d HS cách viết tỉ số của 2 số: Không kèm theo đơn vị. 4. Luyện tập - thực hành: Bài 1: - Y/c HS làm bài vào bảng con. Bài 3: - Y/c HS đọc đề. - GV hướng dẫn HS làm bài. - Gọi HS đọc bài làm trước lớp. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. - 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - HS nghe giảng. + 3 : 6 hay ; 5 : 7 hay - HS lắng nghe. - HS làm bài vào bảng con. VD: a = 2 và b = 3 tỉ số của a và b là 2 : 3 hay - 1HS đọc. - HS làm bài vào VBT. Số HS của cả tổ là: 5 + 6 = 11 (bạn) + Tỉ số giữa số bạn trai và số bạn cả tổ là: + Tỉ số giữa số bạn gái và số bạn cả tổ là: Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2012 TOÁN(137): TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ CỦA HAI SỐ ĐÓ I/ MỤC TIÊU: - Biết cách giải bài toán “Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó”. - Bài tập cần làm: bài 1/147/SGK II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. Kiểm tra bài cũ: - Y/c 2HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 137. - Nhận xét và cho điểm HS. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 2. Bài toán 1: - GV nêu bài toán. Phân tích đề toán. Vẽ sơ đồ đoạn thẳng. Số bé được biểu thị 3 phần bằng nhau, số lớn được biểu thị là 5 phần như thế. - H/d giải theo các bước: Giải Ta có sơ đồ: ? m Số bé : | | | | 96 Số bé : | | | | | | ? + Tìm tổng số bằng nhau. + Tìm giá trị 1 phần. + Tìm số bé. + Tìm số lớn. - Y/c HS trình bày lời giải bài toán. Lưu ý: Khi trình bày bài giải có thể gộp bước 2 và bước 3 như SGK. Bài toán 2: - GV nêu bài toán. Phân tích đề toán. Vẽ sơ đồ đoạn thẳng (như SGK). - H/d giải theo các bước: + Tìm tổng số bằng nhau. + Tìm giá trị 1 phần. + Tìm số vở của Minh. + Tìm số vở của Khôi. - Y/c HS trình bày lời giải bài toán. Giải Ta có sơ đồ:  ? quyển Minh : | | | 25 quyển Khôi : | | | | ? quyển Lưu ý: Khi trình bày bài giải có thể gộp bước 2 và bước 3 như SGK. 3. Thực hành: Bài 1: - Y/c HS đọc đề và tóm tắt bài toán. - Y/c HS giải bài toán. GV: trong khi trình bày lời giải bài toán trên các em không cần vẽ sơ đồ, thay vào đó viết câu: Biểu thị của số bé là 2 phần bằng nhau thì số lớn là 7 phần như thế. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài luyện tập thêm và chuẩn bị bài Luyện tập. - 2HS lên bảng thực hiện theo y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - HS lắng nghe. + 3 + 5 = 8 + 96 : 8 = 12 + 12 x 3 = 36 + 12 x 5 = 60 (hoặc 96 – 36 = 60) - 1HS làm trên bảng, cả lớp làm vào vở nháp. - HS lắng nghe. + 2 + 3 = 5 (quyển) + 25 : 5 = 5 (quyển) + 5 x 2 = 10 (quyển) + 25 – 10 = 25 (quyển) - 1HS đọc. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. Giải: Tổng số bằng nhau là: 2 + 7 = 9 (phần) Số bé là: 333 : 9 x 2 = 74 Số lớn là: 333 – 74 = 259 ĐS: số lớn: 259; số bé: 74 Thứ tư ngày 21 tháng 3 năm 2012 TOÁN(138): LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: - Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. - Bài tập cần làm : bài 1 ;2/148/SGK II/ LÊN LỚP : CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. Kiểm tra bài cũ: - Y/c 2HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 138. - Nhận xét và cho điểm HS. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 2. Luyện tập thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc y/c bài, sau đó tự làm bài. - GV chữa bài, có thể hỏi HS về cách vẽ sơ đồ. Bài 2: - Y/c HS đọc đề. - GV cho HS nêu các bước giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của chúng, sau đó cho HS tự làm bài. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Luyện tập. - 2HS lên bảng thực hiện theo y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. Giải: Tổng số bằng nhau là: 3 + 8 = 11 (phần) Số bé là: 198 : 11 x 3 = 54 Số lớn là: 198 – 54 = 144 ĐS: số lớn: 144, số bé: 54 + Vì tỉ số của 2 số là nên nếu biểu thị số bé là 3 phần bằng nhau thì số lớn là 8 phần như thế. - 1HS đọc. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy. Giải: Tổng số bằng nhau là: 2 + 5 = 7 (phần) Số cam là: 280 : 7 x 2 = 80 (quả) Số quýt là: 280 – 80 = 200 (quả) ĐS: 80 quả quýt ; 200 quả cam. Thứ năm ngày 22 tháng 3 năm 2012 TOÁN(139): LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: - Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. - Bài tập cần làm: bài 1;3/149/SGK II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. Kiểm tra bài cũ: - Y/c 2HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 139. - Nhận xét và cho điểm. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 2. Luyện tập thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc y/c bài sau đó tự làm bài. - GV chữa bài, có thể hỏi HS về cách vẽ sơ đồ. Bài 3: - Y/c HS đọc đề. - Y/c HS làm bài. - GV chữa bài sau đó nhận xét cho điểm HS. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Luyện tập chung. - 2HS lên bảng thực hiện theo y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. Giải: Tổng số bằng nhau là: 3 + 1 = 4 (phần) Số bé là: 28 : 4 x 3 = 21 (m) Số lớn là: 28 – 21 = 7 (m) ĐS: số lớn: 21 m; số bé: 7m - 1HS đọc. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy. Giải: Tổng số phần bằng nhau là: 5 + 1 = 6 (phần) Số nhỏ là: 72 : 6 = 12 Số lớn là: 72 – 12 = 60 ĐS: số lớn: 60, số bé: 12 Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2012 LỊCH SỬ(28): NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG (Năm 1786) I. MỤC TIÊU: - Nắm được đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thắng Long diệt chúa Trịnh (năm 1786): * Với HS khá, giỏi: Nắm được nguyên nhân thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn khi tiến ra Thăng Long: Quân Trịnh bạc nhược, chủ quan, quân Tây Sơn tiến như vũ bão, quân Trịnh không kịp trở tay. II. CHUẨN BỊ: - Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn. - Gợi ý kịch bản: Tây Sơn tiến ra Thăng Long. (nếu có) III. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. Kiểm tra bài cũ: - Y/c 2HS lên bảng trả lời 2 câu hỏi cuối bài 23. - Nhận xét và cho điểm HS. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh - Tổ chức cho HS làm việc với phiếu học tập. - Phát phiếu học tập cho HS. -Y/c HS đọc SGK và hoàn thành phiếu. Theo dõi và giúp đỡ HS gặp khó khăn. - Y/c 1 số đại diện HS báo cáo kết quả làm việc. - Nhận xét về bài làm của HS. - Y/c HS dựa vào nội dung phiếu để trình bày lại cuộc tiến quân ra Bắc của Nghĩa quân Tây Sơn. - GV tuyên dương những HS trình bày tốt. Hoạt động 2: Thi kể chuyện về Nguyễn Huệ - GV (hoặc HS) đọc hoặc kể lại cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân Sơn Tây. - GV dựa vào nội dung của SGK để đặt các câu hỏi: + Sau khi lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ có quyết định gì? + Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, thái độ của Trịnh Khải và quân tướng ntn? + Cuộc tiến quân ra Bắc của quân Tây Sơn diễn ra thế nào? - GV cho HS đóng vai theo nội dung SGK. - Chia nhóm cho HS, phân vai và đóng vai. - GV theo dõi các nhóm. - Tổ chức cho HS bình chọn nhóm diễn hay. + Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học thuộc bài, làm các bài tập tự đánh giá kết quả học và chuẩn bị bài sau. - 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - Làm việc cá nhân với phiếu học tập. - Nhận phiếu. - Đọc SGK và hoàn thành phiếu. - Một số HS báo cáo, các HS khác theo dõi nhận xét. - 3HS lần lượt trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung ý kiến. - HS thảo luận trả lời các câu hỏi. - HS đóng vai đoạn từ đầu quân Tây Sơn. - HS chia nhóm 6 và đóng vai. - 2 nhóm HS đóng tiểu phẩm “Quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long”. + Quân Tây Sơn bạc nhược, chủ quan, quân Tây Sơn tiến như vũ bão, quân Trịnh không kịp trở tay. Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2012 ĐẠO ĐỨC(28): TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (T1) I/ MỤC TIÊU: - Nêu được quy định khi tham gia giao thông (những quy định có liên quan đến HS). - Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật giao thông và vi phạm Luật giao thông. - Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông trong cuộc sống hàng ngày. - Biết nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng Luật giao thông. * GD PTTNTT (Tai nạn giao thông): Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện Luật giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người, hạn chế tai nạn giao thông. II/ CHUẨN BỊ: - Một số biển báo giao thông. - Đồ dùng hoá trang chơi đóng vai. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2HS trả lời các câu hỏi sau: 1. Cường bàn với bố mẹ dùng tiền mừng tuổi của mình để giúp đỡ các nạn nhân bị chất độc màu da cam. Việc làm của Cường là đúng hay sai? Vì sao? 2. Nếu trong lớp em có bạn bị liệt chân thì em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn? - Nhận xét việc học bài ở nhà của HS. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (thông tin trang 40, SGK) - Y/c các nhóm đọc các thông tin và thảo luận các câu hỏi sau: 1. Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì? 2. Tại sao lại xảy ra tai nạn? 3. Cần làm gì để tham gia giao thông an toàn? - Gọi HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. KL: Để hạn chế và giảm bớt tai nạn giao thông, mọi người phải tham gia vào việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông, mọi nơi, mọi lúc. Hoạt động 2: Quan sát và trả lời câu hỏi (BT1, SGK) - GV chia thành các nhóm đôi và giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Y/c các nhóm HS tìm hiểu: + Nội dung bức tranh nói về điều gì? + Những việc làm đó đã theo đúng luật giao thông chưa? + Nên làm thế nào thì đúng luật giao thông? - Y/c các nhóm lên trình bày. KL: Để tránh các tai nạn giao thông có thể xảy ra, mọi người đều phải chấp hành nghiêm chỉnh các Luật lệ giao thông. Thực hiện luật giao thông là trách nhiệm của mỗi người dân để tự bảo vệ mình, bảo vệ mọi người và đảm bảo an toàn giao thông. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (BT2, SGK) - Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận 1 tình huống. - Y/c các nhóm trình bày. KL: Các việc làm trong các tình huống của BT2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng con người. Luật giao thông cần thực hiện mọi nơi, mọi lúc. * GD PTTNTT (Tai nạn giao thông): Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện Luật giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người, hạn chế tai nạn giao thông. - Gọi 1 – 2HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết sau. - 2HS lên bảng trả lời câu hỏi, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - Thảo luận nhóm 4. Đại diện nhóm lên trình bày ý kiến. + Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả: tổn thất về người và của (người chết, hỏng xe, ) + Tai nạn giao thông xảy ra do nhiều nguyên nhân: do thiên tai (bão lụt ) nhưng chủ yếu là do người (lái nhanh, vượt ẩu ). + Để tham gia giao thông an toàn, điều trước hết là phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi luật lệ về an toàn giao thông. Sau đó, cần vận động mọi người xung quanh cùng tham gia an toàn giao thông. - Nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận nhóm đôi. - Nhóm cử đại diện lên trình bày, cả lớp trao đổi tranh luận: + Tranh 2, 3, 4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. + Tranh 1, 5, 6, là các việc làm chấp hành đúng luật giao thông. - Lắng nghe. - HS thảo luận nhóm 4. - Nhóm cử đại diện lên trình bày ý kiến trước lớp, cả lớp nhận xét bổ sung. - Lắng nghe - 1 – 2HS đọc. Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2012 KHOA HỌC(55): ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG I/ MỤC TIÊU: Ôn tập về: - Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt. - Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ. II/ CHUẨN BỊ: * Chuẩn bị chung: - Một số đồ dùng phục vụ cho các thí nghiệm về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt như: cốc, túi ni lông, miếng xốp, xi-lanh, đèn, nhiệt kế, - Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: 1. Nêu vai trò của nhiệt đối với con người, động vật, thực vật. 2. Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái đất không được Mặt trời sưởi ấm? - Nhận xét và cho điểm HS. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Các kiến thức khoa học cơ bản - Treo bảng phụ có ghi nội dung câu hỏi 1, 2. - Y/c HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. 1. Nước ở thể lỏng Nước ở thể khí Nước ở thể rắn Có mùi không? Không Không Không Có vị không? Không Không Không Có nhìn thấy bằng mắt thường không? Có Có Có hình dạng nhất định không? Không Không Có 2. Nước ở thể lỏng Đông đặc Nước ở thể rắn Ngưng tụ Nóng chảy Hơi nước Bay hơi Nước ở thể lỏng 3. Khi gõ tay xuống bàn ta nghe thấy tiếng gõ là do có sự lan truyền âm thanh qua mặt bàn. Khi ta gõ mặt bàn rung động. Rung động này truyền qua mặt bàn, truyền tới tai ta làm màng nhĩ rung động nên ta nghe được âm thanh. - GV cho HS làm cá nhân các câu hỏi 3, 4, 5, 6 trang 111 SGK. - Y/c 1 vài HS trình bày, sau đó thảo luận chung cả lớp. - Y/c HS tìm hiểu về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng. - Gọi HS các nhóm trình bày. GV ghi nhanh các nguồn nhiệt theo vai trò của chúng: đun nấu, sấy khô, sưởi ấm. Chú ý GV nhắc 1HS nói tên nguồn nhiệt và vai trò của nó ngay. Hoạt động 2: Trò chơi “Nhà khoa học trẻ” - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm chia lớp thành 3 – 4 nhóm. Mỗi nhóm đưa ra 5 câu thuộc lĩnh vực GV chỉ định. Mỗi câu có thể đưa ra nhiều dẫn chứng, các nhóm kia lần lượt trả lời. Khi đến lượt nếu quá 1 phút sẽ mất lượt. Mỗi câu trả lời đúng đựơc 1 điểm. Tổng kết nhóm nào trả lời được nhiểu điểm hơn sẽ thắng. Nhóm nào đưa sai thì bị trừ điểm. VD về câu đố: + Nước không có hình dạng xác định. + Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật tới mắt. + Không khí có thể bị nén lại, giãn ra. + Sự lan truyền âm thanh. + Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật tới mắt ta. - Công bố kết quả: Nhóm nào đạt được 9, 10 điểm sẽ nhận được danh hiệu: Nhà khoa học trẻ. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS xem lại các kiến thức đã học. - 2HS lên bảng trả lời câu hỏi, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - 2HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng nội dung câu hỏi 1, 2 trang 110. - 2HS lên bảng lần lượt làm từng câu hỏi. HS dưới lớp dùng bút chì làm bài vào vở. - Nhận xét, chữa bài trên bảng lớp. - Vài HS trình bày. Kết quả: * Câu 4: Vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt. Mặt trời, lò lửa, bếp điện, ngọn đèn điện khi có nguồn điện chạy qua. * Câu 5: Ánh sáng từ đèn đã chiếu sáng quyển sách. Ánh sáng phản chiếu từ quyển sách đi tới mắt và mắt nhìn thấy được quyển sách. * Câu 6: Không khí nóng hơn ở xung quanh sẽ truyền nhiệt cho các cốc nước lạnh làm chúng ấm lên. Vì khăn bông cách nhiệt nên sẽ giữ cho cốc được khăn bọc còn lạnh hơn so với cốc kia. - Hoạt động theo nhóm 6. Thứ năm ngày 22 tháng 3 năm 2012 KHOA HỌC(56): ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG I/ MỤC TIÊU: Ôn tập về: - Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt. - Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ. II/ CHUẨN BỊ: * Chuẩn bị chung: - Một số đồ dùng phục vụ cho các thí nghiệm về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt như: cốc, túi ni lông, miếng xốp, xi-lanh, đèn, nhiệt kế, - Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS a. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung đã ôn tập ở tiết trước. - Nhận xét và cho điểm HS. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Triển lãm - Y/c các nhóm dán tranh, ảnh mình sưu tầm được, sau đó tập thuyết minh, giới thiệu về các nội dung tranh, ảnh. - Trong lúc các nhóm dán tranh ảnh, GV cùng 3HS làm ban giám khảo thống nhất tiêu chí đánh giá: + Nội dung đầy đủ phong phú phản ánh các nội dung đã học. + Trình bày đẹp, khoa học. + Thuyết minh rõ, đủ ý, gọn. + Trả lời được các câu hỏi đặt ra. + Có tinh thần đồng đội khi triễn lãm. - Cả lớp tham gia khu triển lãm của từng nhóm. - Ban giám khảo chấm điểm và thông báo kết quả. - Nhận xét, kết luận chung. HĐ2: Thực hành - GV vẽ các hình sau lên bảng: (1) (2) (3) - Y/c HS: + Quan sát các hình minh hoạ. + Nêu từng thời gia trong ngày tương ứng với sự xuất hiện bóng của cọc - Nhận xét câu trả lời của HS. KL: 1, Buổi sáng, bóng cọc dài ngả về phía Tây. 2, Buổi trưa, bóng cọc ngắn lại, ở ngay phía dưới chân cọc đó. 3, Buổi chiều, bóng cọc dài ra ngả về phía Đông. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau: chia nhóm, mỗi nhóm 4HS và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Chuẩn bị lon sữa bò, hạt đậu, đất trồng cây. - 2HS lên bảng trả lời câu hỏi, cả lớp theo dõi để nhận xét. - HS thảo luận nhóm 6, sau đó cử đại diện lên trình bày. - Cả lớp tham gia triển lãm. - HS quan sát và trả lời. Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2012 ĐỊA LÍ(28): NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (tt) I/ MỤC TIÊU: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung. * Với HS khá, giỏi: + Giải thích vì sao có thể xây dựng nhà máy đường và nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyềnở duyên hải miền Trung: trồng nhiều mía, nghề đánh cá trên biển. + Giải thích những nguyên nhân khiến ngành du lịch ở đây rất phát triển: cảnh đẹp, nhiều di sản văn hoá. * Liên hệ GDMT: Giúp HS có ý thức bảo vệ môi trường biển. * GDTKNLHQ: Biết tiết kiệm đất đai, khai thác các nguồn lợi trong hoạt động sản xuất cũng như khai thác hiệu quả về ngành du lịch. II/ CHUẨN BỊ: - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Tranh, ảnh một số điểm du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung, một số nhà nghỉ đẹp, lễ hội của người dân miền Trung (nếu có). - Mẫu vật: đường mía hoặc 1 số sản phẩm được làm từ đường mía. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng y/c HS trả lời các câu hỏi sau: 1. Em có nhận xét gì về dân cư ở ĐB DHMT? 2. Kể tên những nghề chính của vùng ĐB DHMT và những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động đó. - Nhận xét, cho điểm từng HS. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Hoạt động du lịch - Y/c HS quan sát hình 9 của bài trả lời câu hỏi: + Các dải ĐB DHMT nằm ở vị trí nào so với nước biển? Vị trí này có thuận lợi ntn về du lịch? - Sau khi HS trả lời , y/c 1HS đọc đoạn văn đầu của mục này - Y/c HS liên hệ thực tế trả lời câu hỏi trong SGK. KL+ GDMT: Điều kiện phát triển du lịch và việc tăng thêm các hoạt động dịch vụ du lịch (phục vụ ăn, ở, chơi ) sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân ở vùng này (có thêm việc làm, thêm thu nhập) và vùng khác (đến nghỉ ngơi, tham quan cảnh đẹp sau thời gian lao động, hoạt động tích cực). Tuy nhiên, vẫn còn một số người dân chưa có ý thức bảo vệ biển gây ô nhiễm cho môi trường biển. Do đó, khi đi tắm biển, các em cần phải có ý thức bảo vệ môi trường biển bằng những việc làm phù hợp với bản thân mình như: không xả rác bừa bãi, nhặt rác bỏ vào thùng Hoạt động 2: Phát triển công nghiệp * Làm việc cả lớp hoặc nhóm +

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclop 4.doc