BUỔI 2:
Địa lí
Tiết 3: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN.
( Bảo vệ môi trường)
I. Mục tiêu:
- Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao,
- Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
+ Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăm mặc riêng; trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sặc sỡ,.
+ Nhà sàn: được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa.
* HS nhận thức tốt: Giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở: để tránh ẩm thấp và thú dữ.
- Hiểu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở Hoàng Liên Sơn.
6 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 3 - Buổi 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3:
Ngày soạn: 16/9 /2017
Ngày giảng: Thứ hai ngày 18/9 /2017
BUỔI 2:
Luyện từ và câu:
Tiết 5: TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I. Mục tiêu:
- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III); bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2, BT3).
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ và nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Ôn định tổ chức:
- Lớp hát một bài.
2. Kiểm tra bài cũ:- GV nêu câu hỏi:
- Dấu hai chấm có tác dụng gì?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài- GV ghi đầu bài:
b. Phần nhận xét:
- GV viết câu văn lên bảng:
Nhờ / bạn / giúp đỡ / , lại / có / chí / học hành / nhiều / năm / liền / Hanh / là / học sinh / tiên tiến /.
- Câu văn có bao nhiêu từ? (Mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo. )
- 2 HS trả lời.
- 2 HS đọc.
- 14 từ.
a. Bài 1:- Hãy chia các từ thành 2 loại:
- Cho HS thảo luận theo nhóm.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là.
- Cho các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, kết luận.
+ Từ chỉ gồm 1 tiếng (từ đơn)
+ Từ gồm nhiều tiếng (từ phức)
b. Bài 2: - GV nêu câu hỏi
- Tiếng dùng để làm gì?
- Giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.
- Các nhóm trình bày.
- HS nối tiếp nhau trả lời
- Tiếng dùng để cấu tạo nên từ:
+ Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn.
+ Cũng có thể phải dùng từ hai tiếng trở lên để tạo thành một từ. Đó là từ phức.
- Từ dùng để làm gì?
- Từ dùng để đặt câu.
- Nêu cách nhận biết từ đơn, từ phức? Từ dùng để làm gì?
c. Luyện tập:
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 2 HS nêu ghi nhớ.
- 2 HS đọc.
- Cho HS làm bài.
- Phân cách các từ trong câu thơ sau:
+ Từ đơn:
+ Từ phức:
- HS thảo luận N2, ghi KQ ra bảng nhóm.
Chỉ / còn / truyện cổ / thiết tha/
Cho / tôi / nhận mặt / ông cha / của /mình/
Rất/ công bằng/rất/ thông minh/
Vừa / độ lượng/ lại / đa tình/ đa mang.
- Chỉ, còn, cho, tôi, của, mình, rất, rất, vừa, lại.
- Truyện cổ, thiết tha, nhận mặt, ông cha,
công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình,đa mang.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2: - Cho HS đọc yêu cầu.
- GV đánh giá.
- 2 HS đọc yêu cầu: Tìm trong từ điển và ghi lại 3 từ đơn, 3 từ phức.
- HS nêu miệng - lớp bổ sung.
Bài 3:
- GV cho HS đặt câu nối tiếp.
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò:
- Những từ như thế nào được gọi là từ đơn? Từ phức? Ví dụ?
- HS về tìm thêm các từ đơn, từ phức.
- GV nhận xét giờ học.
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS trình bày.
VD: Hung dữ: Bầy sói đói vô cùng hung dữ.
+Cu - ba là nước trồng nhiều mía.
- HS viết bài vào vở BTTV.
- HS nêu lại ghi nhớ.
- HS về học thuộc ghi nhớ.
________________________________
Khoa học:
Tiết 5: VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
( Bảo vệ môi trường)
I. Mục tiêu:
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua,), chất béo (mỡ, dầu,, bơ,...).
- Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể:
+ Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.
+ Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các Vi-ta-min A, D, E, K.
- Biết được mối quan hệ giữa con người với môi trường, môi trường cung cấp cho ta các chất dinh dưỡng, từ đó biết bảo vệ môi trường .
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình SGK .
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên những thức ăn chứa chất bột đường?
- Nhận xét
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Các hoạt động cơ bản.
* Hoạt động1: Vai trò của chất đạm và chất béo.
+ Mục tiêu: - Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều chất đạm.
- Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều chất béo.
+ Cách tiến hành:
Bước 1: GV yêu cầu HS nói tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo.
Bước 2:
- Nói tên những thức ăn giàu chất đạm có trong hình ở trang 12 SGK?
- Kể tên các thức ăn chứa chất đạm mà em thích ăn?
- Tại sao hàng ngày chúng ta cần ăn những thức ăn chứa nhiều chất đạm?
- Cho HS nêu tên những thức ăn giàu chất béo có trong hình ở T.13
- Kể tên các thức ăn chứa nhiều chất béo mà em thích ăn?
+ Kết luận:
- Chất đạm có vai trò gì đối với cơ thể? Vai trò của chất béo?
- Cho vài HS nhắc lại.
* Hoạt động 2: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo.
+ Mục tiêu: Phân loại thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo nguồn gốc từ động vật và thực vật.
+ Cách tiến hành:
Bước 1: GV phát phiếu và hướng dẫn:
Bảng chứa thức ăn chứa chất đạm
-HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm 4.
- HS quan sát hình 12, 13 SGK.
- HS làm việc cả lớp.
- Trứng, tôm, cua, ốc, cá, thịt lợn, thịt bò, đậu,...
- HS tự nêu.
- HS đọc và nêu ở mục bạn cần biết.
- Mỡ lợn, lạc, dầu ăn.
- HS nêu ý kiến.
- Chất đạm tham gia XD và đổi mới cơ thể làm cho cơ thể lớn lên...
- Chất béo giàu năng lượng giúp cho cơ thể hấp thụ các Vitamin : A, D, K
- HS thảo luận N4
Bảng thức ăn chứa chất béo
Tên thức ăn chứa nhiều chất đạm
Nguồn gốc TV
Nguồn gốc ĐV
Tên thức ăn chứa nhiều chất béo.
Nguồn gốc TV
Nguồn gốc ĐV
Đậu lành
X
Mỡ lợn
X
Thịt lợn
X
Lạc
X
Trứng
X
Dầu ăn
X
Đậu Hà Lan
X
Vừng
X
Cua , ốc
X
Dừa
X
Bước 2: Cho HS trình bày kết quả thảo luận.
+ Kết luận: Các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ đâu?
- Vậy em cần làm gì để bảo vệ nguồn thức ăn có nguồn gốc từ môi trường?
4. Củng cố, dặn dò:
- Chất đạm và chất béo có nguồn gốc ở đâu? Cần làm gì để nguồn cung cấp các chất đó đảm bảo?
- GV nhận xét giờ học.
- Một số HS trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Đều có nguồn gốc từ TV và ĐV.
- HS liên hệ.
________________________________
Hoạt động giáo dục thể chất:
( Thầy Đăng soạn giảng)
_________________________________________________________________
Ngày soạn: 17/9 /2017
Ngày giảng: Thứ ba ngày 19/9/2017
BUỔI 2:
Địa lí
Tiết 3: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN.
( Bảo vệ môi trường)
I. Mục tiêu:
- Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao,
- Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
+ Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăm mặc riêng; trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sặc sỡ,...
+ Nhà sàn: được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa.
* HS nhận thức tốt: Giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở: để tránh ẩm thấp và thú dữ.
- Hiểu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở Hoàng Liên Sơn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lý Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
- Lớp hát bài Trái đất này là của chúng mình.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm của dãy núi HLS?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Các hoạt động cơ bản.
* Hoàng Liên Sơn - nơi cư trú của 1 số dân tộc ít người.
* Mục tiêu: HS biết được dân cư của HLS và địa bàn cư trú chủ yếu của 1 số dân tộc ít người.
* Cách tiến hành:
- Cho HS đọc bài.
+ Dân cư ở HLS đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng?
- 2 HS trình bày.
- 1 HS đọc mục 1 SGK.
- HS trao đổi nhanh, trình bày.
- Dân cư thưa thớt.
+ Kể tên một số dân tộc ít người ở HLS?
- Tày, Nùng, Mường, Dao, Thái,...
+ Xếp thứ tự các dân tộc theo địa bàn cư trú từ nơi thấp ® cao.
- Thái, Dao, Mông
+ Người dân ở những nơi núi cao thường đi bằng những phương tiện gì?
- Chỉ có thể đi bộ hoặc đi bằng ngựa.
* GV nhận xét kết luận.
* Bản làng với nhà sàn:
* Mục tiêu: HS hiểu và biết được các dân tộc ở HLS thường sống tập trung thành bản.
* Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát với tranh ảnh SGK.
- Lớp quan sát:
+ Các dân tộc HLS thường sống thế nào?
- Sống tập trung thành từng làng, bản.
+Bản làng thường nằm ở đâu?
+ Bản làng có nhiều nhà hay ít nhà?
- Ở sườn núi hoặc thung lũng.
- Mỗi bản có khoảng mươi nhà.
** Vì sao một số dân tộc ở HLS sống ở nhà sàn?
- Tránh ẩm thấp và thú dữ.
+ Nhà sàn được làm bằng những vật liệu gì?
- Bằng các vật liệu tự nhiên: Gỗ, tranh, tre...
- Hiện nay ở nhà sàn có gì thay đổi, và thay đổi có lợi gì?
- HS trao đổi trình bày.
- Nhiều nơi có nhà sàn mái lợp ngói, dùng cột bê tông không chặt cây phá rừng.
* Kết luận: GV chốt lại ý chính. Nêu quan hệ của người dân HLS với môi trường.
*Chợ phiên, lễ hội, trang phục.
* Mục tiêu: Nắm và trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về trang phục, lễ hội của dân tộc ở HLS.
* Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát tranh ảnh.
- HS quan sát, đọc SGK.
- Cho HS hoạt động nhóm.
- HS thảo luận N,3,4
- Nêu những hoạt động trong chợ phiên?
- Bán mua, trao đổi hàng hoá
+ Em hiểu chợ phiên là gì?
- Được họp vào những ngày nhất định.
+ Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở HLS?
- Hội chợ núi mùa xuân, hội xuống đồng, ..., thường được tổ chức vào mùa xuân.
+ Trong lễ hội thường có những hoạt động nào?
- Thi hát, múa sạp, ném còn...
* Kết luận: Các dân tộc HLS có những đặc điểm tiêu biểu nào về trang phục sinh hoạt lễ hội?
- HS trình bày.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
4. Củng cố dặn dò:
- Nơi em ở thuộc vùng nào? Người dân có những phong tục tập quán nào, chúng có lợi hay hại với môi trường thiên nhiên?
- GV nhận xét giờ học.
- HS nêu ghi nhớ (SGK).
- HS liên hệ .
________________________________
Lịch sử:
( Cô Vân soạn giảng)
_________________________________
Mĩ thuật:
( Cô Ngân soạn giảng)
__________________________________________________________________
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 3 BUOI 2(4B).doc