TOÁN(19): BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam (dag), héc-tô-gam(hg). Quan hệ dag, hg và gam với nhau.
- Nắm được tên gọi kí hiệu, thứ tự, mối liên hệ giữa các đơn vị đo khối lượng với nhau.
- Bài tập cần làm: bài 1,2/24/SGK
II/ CHUẨN BỊ
- Bảng phụ.
III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
48 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 715 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 4 - GV: Nguyễn Viết Lợi - Tiểu học Đức Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề bài.
- Lắng nghe.
+ Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến lí do xảy ra câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện.
- Lắng nghe.
- HS phát biểu chủ đề mình lựa chọn.
- 2HS đọc thành tiếng.
- Trả lời tiếp nối theo ý mình.
- 2HS đọc thành tiếng.
- HS hội ý và trả lời.
- Kể chuyện trong nhóm. 1HS kể, các HS khác lắng nghe, bổ sung, góp ý cho bạn.
- 4 – 5HS thi kể.
- Nhận xét.
- Tìm ra bạn kể hay nhất.
GV:Thanh Mai
Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2011
TOÁN(16): SO SÁNH VÀ SẮP XẾP THỨ TỰ
CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I/ MỤC TIÊU:
- Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Bài tập cần làm: Bài 1(cột 1); bài 2(a/c); bài 3(a)/21SGK
II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c 2HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 15.
- Nhận xét và cho điểm HS.
b. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.
2. So sánh các số tự nhiên:
a) Luôn thực hiện được phép so sánh 2 số tự nhiên bất kì
- GV nêu các cặp số tự nhiên như 100 và 89, 456 và 231 Rồi y/c HS so sánh xem trong mỗi cặp số, số nào bé hơn, số nào lớn hơn.
H: Như vậy với 2 số tự nhiên bất kì chúng ta luôn xác định được điều gì?
KL: Vậy bao giờ cũng so sánh được 2 số tự nhiên.
b) Cách so sánh hai số tự nhiên bất kì
H: Hãy so sánh hai số 100 và 99.
H: Vậy khi so sánh 2 số tự nhiên với nhau, căn cứ vào số các chữ số của chúng ta có thể rút ra được kết luận gì?
- Viết lên bảng các cặp số: 123 và 456; 1891 và 7578. Y/c HS so sánh các số trong từng cặp số với nhau.
H: Có nhận xét gì về số các chữ số của các số trong mỗi cặp số trên.
H: Hãy nêu cách so sánh 123 với 456.
KL: Trong hai số tự nhiên:
+ Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.
+ Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
+ Nếu hai số có số chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kế từ trái sang phải.
- Y/c HS nêu lại kết luận về cách so sánh 2 số tự nhiên với nhau.
c) So sánh hai số trong dãy số tự nhiên và trên tia số
H: Hãy nêu dãy số tự nhiên.
H: Hãy so sánh 5 và 7.
H: Trong dãy số tự nhiên 5 đứng trước 7 hay 7 đứng trước 5?
H: Trong dãy số tự nhiên, số đứng trước lớn hơn hay bé hơn số đứng sau lớn hơn.
- Y/c HS vẽ tia số biểu diễn các số tự nhiên.
- Y/c HS so sánh 4 và 10.
3. Xếp thứ tự các số tự nhiên :
- Nêu các số tự nhiên 7698; 7968; 7896 và y/c: Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn. và ngược lại.
KL: Vì có thể so sánh các số tự nhiên nên có thể xếp thứ tự các số tự nhiên từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
- Y/c HS nhắc lại kết luận.
4. Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- Tổ chức cho HS tham gia thi tiếp sức.
- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Y/c HS giải thích cách so sánh của 1 số cặp số 1234 và 999; 2501 và 2410.
Bài 2:
H: Bài tập y/c chúng ta làm gì?
H: Muốn xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì?
- Y/c HS làm bài.
- Y/c HS giải thích cách sắp xếp của mình.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: Tiến hành tương tự bài 2.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2HS lên bảng thực hiện, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS nối tiếp phát biểu ý kiến.
+ 100 lớn hơn 89, 89 bé hơn 100
+
+ Chúng ta luôn xác định được số nào bé hơn, số nào lớn hơn.
+ 100 > 99 (100 lớn hơn 99) hay 99 < 100 (99 bé hơn 100).
+ Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào ít chữ số hơn thì bé hơn.
- HS so sánh và nêu kết quả:
123 7578
+ Các số trong mỗi số có số chữ số bằng nhau.
+ So sánh hàng trăm 1<4, nên 123 < 456.
- HS nêu.
+ 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6;
+ 5 bé hơn 7; 7 lớn hơn 5.
+ 5 đứng trước 7.
+ Trong dãy số tự nhiên số đứng trước bé hơn số đứng sau.
- 1HS lên bảng vẽ.
+ 4 bé hơn 10; 10 lớn hơn 4.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp.
+ Theo thứ tự từ bé đến lớn: 7698 ; 7896 ; 7968.
+ Theo thứ tự từ lớn đến bé: 7968; 7869; 7698.
- Lắng nghe.
- HS nhắc lại kết luận.
- HS lên bảng làm tham gia thi tiếp sức.
- HS nêu cách so sánh.
+ Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
+ So sánh các số với nhau.
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
GV:Thanh Mai
Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2011
TOÁN(17): LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Viết và so sánh được các số tự nhiên.
- Bước đầu làm quen dạng x < 5; 2 < x < 5 với x là số tự nhiên.
- Bài tập cần làm: bài 1,3,4/22/SGK
II/ CHUẨN BỊ:
- Hình vẽ bài tập 4, vẽ sẵn trên bảng phụ.
II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c 2HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 16.
- Nhận xét và cho điểm HS.
b. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Y/c HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- GV hỏi thêm về trường hợp các số có 4, 5, 6, 7 chữ số.
Bài 2:
- Y/c HS đọc đề bài.
H: Có bao nhiêu số có 1 chữ số?
H: Số nhỏ nhất có hai chữ số là số nào?
H: Số lớn nhất có hai chữ số là số nào?
H: Từ 10 đến 99 có bao nhiêu số?
- GV đặt câu hỏi tương tự cho câu b.
Bài 3:
- GV viết lên bảng câu a của bài 859¨67 < 859167 y/c HS suy nghĩ điền số vào ô trống.
H: Tại sao lại điền số 0?
- Y/c HS tự làm các phần còn lại, khi chữa bài y/c HS giải thích cách điền số của mình.
Bài 4:
- Y/c HS đọc bài mẫu, sau đó làm bài.
KL:
a/ Các số tự nhiên bé hơn 5 là : 0; 1; 2; 3; 4. Vậy x là: 0; 1; 2; 3; 4.
b/ Các số tự nhiên lớn hơn 2 nhưng bé hơn 5 là: 3; 4. Vậy x là 3; 4.
- Chữa bài, cho điểm HS.
Bài 5:
- Y/c HS đọc đề.
H: Số x phải tìm thoả mãn các y/c gì?
H: Vậy x có thể là những số nào?
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Yến, tạ, tấn.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS làm miệng:
+ Số bé nhất có 1 chữ số: 0
+ Số lớn nhất có 1 chữ số: 9
- HS đọc đề.
+ Có 10 số có 1 chữ số.
+ 10
+ 99
+ Có 90 số.
+ Điền số 0.
+ So sánh hai số đó thì thấy hàng trăm nghìn cùng bằng 8, hàng chục nghìn cùng bằng 5, hàng nghìn cùng bằng 9. Vậy để hàng trăm bé hơn 1 thì phải điền số 0 vào ô trống.
- 1HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở.
- HS làm bài, sau đó 2HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
- 1HS đọc, cả lớp theo dõi.
+ Là số tròn chục và lớn hơn 68 và nhỏ hơn 92.
+ Vậy x có thể là 70; 80; 90.
GV:Thanh Mai
GV:Thanh Mai
Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2011
TOÁN(20): GIÂY, THẾ KỈ
I/ MỤC TIÊU:
- Biết đơn vị giây, thế kỉ.
- Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỉ và năm.
- Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ.
- Bài tập cần làm: bài 1,2(a/b)/25/SGK
II/ CHUẨN BỊ:
- Một chiếc đồng hồ thật, loại có cả 3 kim giờ, phút, giây và có các vạch chia theo từng phút.
- GV vẽ sẵn trục thời gian như SGK lên bảng phụ hoặc giấy khổ to.
II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c 2HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 19.
- Nhận xét và cho điểm HS.
b. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.
2. Giới thiệu giây, thế kỉ:
a) Giới thiệu giây:
- Cho HS quan sát đồng hồ thật, y/c HS chỉ kim giờ và kim phút trên đồng hồ.
H: Khoảng thời gian kim giờ đi từ 1 số nào đó (VD từ số 1) đến số liền ngay sau đó là bao nhiêu giờ?
H: Khoảng thời gian kim phút đi từ một vạch đến vạch liền ngay sau đó là bao nhiêu phút?
H: Một giờ bằng bao nhiêu phút?
- GV chỉ chiếc kim còn lại trên mặt đồng hồ và hỏi: Kim thứ ba này chỉ gì?
- Y/c HS quan sát trên mặt đồng hồ để biết mỗi lần kim phút đi từ vạch này sang vạch kia thì kim giây chạy được đúng một vòng. Vậy khi kim phút chạy được 1 phút thì kim giây chạy được 60 giây.
- GV viết lên bảng: 1 phút = 60 giây
b) Giới thiệu về thế kỉ:
- GV treo hình vẽ trục thời gian như SGK lên bảng và tiếp tục giới thiệu:
+ Đây được gọi là trục thời gian.
+ Người ta tính mốc thế kỉ như sau:
. Từ 1 năm đến 100 là thế kỉ thứ nhất.
. Từ 101 năm đến 200 là thế kỉ thứ hai.
. Từ 201 đến 300 là thế kỉ thứ ba.
.
. Từ năm 1900 đến 2000 là thế kỉ thứ hai mươi.
- GV vừa giới thiệu vừa chỉ trên trục thời gian. Sau đó hỏi:
+ Năm 1879 là thế kỉ nào?
+ Năm 2009 ở thế kỉ nào? Thế kỉ này tính từ năm nào đến năm nào?
GV: Để ghi thế kỉ thứ mấy người ta thường dùng chữ số La Mã. Ví dụ thế kỉ mười lăm ghi là XV.
3. Luyện tập thực hành:
Bài 1:
- Y/c HS đọc y/c của bài, sau đó tự làm bài.
- Y/c HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 3:
- GV giới thiệu phần a:
+ Lí Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010, năm đó thuộc thế kỉ thứ mấy?
- GV nhắc HS khi muốn tính khoảng thời gian dài bao lâu chúng ta thực hiện phép trừ 2 điểm thời gian cho nhau.
- Y/c HS làm tiếp phần b.
- Chữa bài và cho điểm HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS quan sát và chỉ theo y/c.
+ Là 1 giờ.
+ Là 1 phút.
+ 1 giờ bằng 60 phút.
+ Chỉ giây.
- Lắng nghe.
- HS đọc.
- HS theo dõi và nhắc lại.
+ Thế kỉ XIX.
+ Thế kỉ XXI. Tính từ năm 2001 đến năm 2100.
- HS ghi ra nháp một số thế kỉ bằng số La Mã.
- 6HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT.
- Theo dõi và chữa bài.
+ Năm đó thuộc thế kỉ thứ 11.
- HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Thứ tư ngày 14 tháng 9 năm 2011
TOÁN(18): YẾN, TẠ, TẤN
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến tạ, tấn.
- Nắm được mối quan hệ của yến tạ tấn với kg.
- Thực hành chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng.
- Thực hành làm tính với các số đo khối lượng đã học.
- Bài tập cần làm: bài 1,2,3(chọn 2 trong 4 phép tính)/23/SGK
II/ CHUẨN BỊ:
- Bảng kẻ sẵn các đơn vị tấn, tạ, yến
III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2HS lên bảng, yêu cầu làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 17.
- Nhận xét và cho điểm.
b. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV: Giờ học hôm nay các em sẽ biết được các đơn vị khối lượng lớn hơn kg.
2. Giới thiệu yến, tạ, tấn:
a) Giới thiệu yến:
H: Các em đã học được đơn vị đo khối lượng nào?
GV: 10 kg tạo thành 1 yến, 1 yến bằng 10 kg.
Ghi bảng 1yến = 10kg.
b) Giới thiệu tạ:
GV: 10 yến tạo thành 1 tạ, 1 tạ bằng 10 yến .
H: Bao nhiêu kg thì bằng 1 tạ?
Ghi bảng 1tạ = 10yến = 100 kg.
c) Giới thiệu tấn:
GV: 10 tạ tạo thành 1 tấn, 1 tấn bằng 10 tạ.
Ghi bảng: 10 tạ = 1 tấn.
H: Biết 1 tạ bằng 10 yến. Vậy 1 tấn bằng bao nhiêu yến ?
H: 1 tấn bằng bao nhiêu kg?
Ghi bảng : 1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000kg
3. Luyện tập:
Bài 1:
- GV cho HS làm bài, sau đó gọi 1HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài. Gợi ý cho HS xem con vật nào nhỏ nhất, con nào lớn nhất.
H: Con bò cân nặng 2 tạ, tức là bao nhiêu kg?
H: Con voi nặng 2 tấn tức là bao nhiêu tạ?
Bài 2:
- GV viết lên bảng câu a, y/c HS cả lớp suy nghĩ để làm bài.
H: Giải thích vì sao 5 yến = 50 kg?
H: Em thực hiện ntn để tìm được 1 yên 7 kg = 17 kg?
- Y/c HS làm các phần còn lại.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- GV viết lên bảng: 18 yến + 26 yến, sau đó y/c HS tính.
- Y/c HS giải thích cách tính của mình.
- Cho HS tự làm các bài còn lại.
Bài 4:
- Y/c 1HS đọc đề bài trước lớp.
H: Có nhận xét gì về đơn vị đo số muối của chuyến muối đầu và số muối chở thêm của chuyến sau?
H: Vậy trước khi làm bài, chúng ta cần làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Lắng nghe.
+ g, kg
- Nghe giảng và nhắc lại.
- HS nghe và ghi nhớ:
10 yến = 1 tạ
100kg = 1 tạ
- HS nghe và nhớ.
+ 1 tấn = 100 yến
+ 1 tấn = 1000 kg
- HS đọc:
+ Con bò nặng 2 tạ.
+ Con gà nặng 2 kg.
+ Con voi nặng 2 tấn.
+ Là 200kg
+ Con voi nặng 2 tấn tức là 20 tạ.
- HS làm phần a.
+ 1 yến = 10 kg nên 5 yến = 10 kg x 5 = 50 kg.
+ Có 1 yến = 10 kg, vậy 1 yến 7 kg = 10 kg + 7 kg = 17 kg.
- HS: 18 yến + 26 yến = 44 yến
+ Lấy 18 + 26 = 44, sau đó viết thêm đơn vị vào kết quả.
- HS làm bài, sau đó đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau.
- 1HS đọc.
+ Không cùng đơn vị đo.
+ Đổi về cùng một đơn vị đo.
- 1HS lên bảng làm bài cả lớp làm bài vào VBT.
GV:Thanh Mai
Thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2011
TOÁN(19): BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam (dag), héc-tô-gam(hg). Quan hệ dag, hg và gam với nhau.
- Nắm được tên gọi kí hiệu, thứ tự, mối liên hệ giữa các đơn vị đo khối lượng với nhau.
- Bài tập cần làm: bài 1,2/24/SGK
II/ CHUẨN BỊ
- Bảng phụ.
III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2HS lên bảng, yêu cầu làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 18.
- Nhận xét, cho điểm HS.
b. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV: Giờ học toán hâm nay sẽ giúp các em hệ thống hoá các kiến thức về đơn vị đo khối lượng.
2.Giới thiệu đề-ca-gam, héc-tô-gam:
a) Giới thiệu về đề-ca-gam:
GV: 1 đề-ca-gam nặng 10 gam.
1 đề-ca-gam viết tắt là dag.
- GV viết lên bảng 10g = 1dag.
b) Giới thiệu về héc-tô-gam:
GV: héc-tô-gam viết tắt là hg.
1hg cân nặng bằng 10 dag và bằng 100g.
3. Giới thiệu về bảng đơn vị đo khối lượng:
- Y/c HS kể tên các đơn vị đo khối lượng đã học.
- Y/c HS nêu lại các đơn vị trên theo thứ tự từ bé đến lớn, đồng thời ghi vào bảng đơn vị đo khối lượng.
H: Những đơn vị nào lớn hơn kg?
H: Bao nhiêu gam thì bằng 1 dag?
GV viết vào cột dag: 1dag = 10g.
- Tương tự với các đơn vị khác để hoàn thành bảng đơn vị đo.
4. Luyện tập:
Bài 1:
- GV viết lên bảng 7kg = g và y/c HS cả lớp thực hiện đổi.
- Cho HS đổi, nêu cách làm của mình, sau đó nhận xét.
- H/d lại cho cả lớp cách đổi: 7kg = 7000g.
- Cho HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- GV nhắc HS thực hiện phép tính bình thường, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả.
- Chốt lại kết quả đúng và nhận xét.
Bài 3:
- GV nhắc HS muốn so sánh các số đo đại lượng chúng ta phải đổi chúng về cùng 1 đơn vị đo rồi mới so sánh.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- GV gọi 1HS đọc đề bài.
- Y/c HS làm bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
5. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập và chuẩn bị bài sau.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS nghe giới thiệu
- HS đọc.
- Lắng nghe và viết ra giấy nháp.
- 2 đến 3HS kể trước lớp.
- HS nêu các đơn vị đo khối lượng theo đúng thứ tự.
+ Yến, tạ, tấn.
+10g = 1 dag
+ 10dag = 1hg
- HS đổi và nêu kết quả.
- Theo dõi GV h/d cách đổi đơn vị đo khối lượng từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ hơn.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy.
- HS thực hiện các bước đổi ra giấy nháp rồi làm bài vào vở
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
GV:Thanh Mai
Thứ tư ngày 14 tháng 9 năm 2011
LỊCH SỬ(4): NƯỚC ÂU LẠC
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này HS biết:
- Nước Âu Lạc ra đời là sự tiếp nối của nước Văn Lang; thời gian tồn tại, tên vua, nơi đóng đô của nước Âu Lạc.
- Những thành tựu cảu người Âu Lạc (chủ yếu về mặt quân sự).
- Người Âu Lạc đã đoàn kết chống xâm lược Triệu Đà nhưng mất cảnh giác nên bị thất bại.
II/ CHUẨN BỊ:
- Các hình minh hoạ SGK.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung gợi ý cho các hoạt động.
- Phiếu thảo luận nhóm.
- Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3HS lên bảng, y/c trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trang 14, SGK.
- Nhận xét việc học bài của HS.
b. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.
2. Các hoạt động:
Hoạt động1: Cuộc sống
của người Lạc Việt và người Âu Việt
- Y/c HS đọc SGK, sau đó lần lượt hỏi các câu hỏi sau:
+ Người Âu Việt sống ở đâu?
+ Đời sống của người Âu Việt có những điểm gì giống với đời sống của người Lạc Việt?
+ Người dân Âu Việt và Lạc Việt sống với nhau ntn?
GV kết luận.
Hoạt động2: Sự ra đời của nước Âu Lạc
- Y/c HS thảo luận nhóm.
+ Vì sao người dân Âu Việt và người dân Lạc Việt lại hợp nhất với nhau thành 1 đất nước? (đánh dấu + vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất)
Vì cuộc sống của họ có những nét tương đồng.
Vì họ có chung một kẻ thù ngoại xâm.
Vì họ sống gần nhau.
+ Ai là người có công hợp nhất đất nước của người Lạc Việt và người Âu Việt? .
+ Nhà nước của người Lạc Việt và người Âu Việt có tên là gì, đóng đô ở đâu?
Nước Đóng đô ở .
- Y/c HS trình bày kết quả thảo luận.
H: Nhà nước sau nhà nước Văn Lang là nhà nước nào? Nhà nước này ra đời thời gian nào?
GV kết luận.
Hoạt động 3: Những thành tựu của người dân Âu Lạc
- Y/c HS làm việc theo cặp với định hướng: Hãy đọc SGK, quan sát hình minh hoạ và cho biết người Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống:
+ Về xây dựng?
+ Về sản xuất?
+ Về vũ khí?
- GV y/c HS nêu kết quả thảo luận.
- GV: nêu tác dụng của thành Cổ Loa và nỏ thần.
Hoạt động 4: Nước Âu Lạc
và cuộc xâm lược của Triệu Đà
- Y/c HS đọc SGK đoạn từ “Từ năm 207 TCN phong kiến phương Bắc”.
H: Dựa vào SGK bạn nào có thể kể lại cuộc kháng chiến chống xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc?
H: Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại thất bại?
H: Vì sao năm 179 TCN, nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc?
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, trả lời các câu hỏi cuối bài.
- 3 HS lên bnảg thực hiện y/c. Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
+ Người Âu Việt sống ở mạn Tây Bắc của nước Văn Lang.
+ Người Âu Việt cũng biết trồng lúa, chế tạo đồ đồng, như người Lạc Việt. Bên cạnh đó phong tục của người Âu Việt cũng giống như người LạcViệt.
+ Họ sống hoà hợp với nhau.
- HS thảo luận nhóm 5 theo nội dung định hướng.
- 3HS đại diện trình bày trước, cả lớp theo dõi bổ sung ý kiến.
+ Là nhà nước Âu Lạc. Cuối thế kỉ thứ III TCN.
- 2HS ngồi cạnh nhau trao đổi với nhau theo y/c.
Kết quả hoạt động tốt:
+ Người Âu Lạc xây dựng được kinh thành Cổ Loa với kiến trúc 3 vòng hình ốc.
+ Sử dụng rộng rãi các lưỡi cày bằng đồng, biết kĩ thuật rèn sắt.
+ Chế tạo được loại nỏ một lần bắn được nhiều mũi tên.
- Một số HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- 1HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi trong SGK.
- 1 đến 2HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi bổ sung.
- HS tự trả lời.
GV:Thanh Mai
Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2011
ĐẠO ĐỨC(4): VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (T2)
I/ MỤC TIÊU:
- được ví dụ về vượt khó trong học tập.
- Biết được vượt khó trong học tập là giúp em học tập mau tiến bộ.
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
- Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.
* GDKNS: Biết sắp xếp thời gian biểu một cách phù hợp để có nhiều thời gian học tập và làm việc. Hợp tác cùng bạn bè trong học tập để cùng tiến bộ.
*GDTTHCM:Biết vượt mọi khó khăn để học tập tiến bộ là đã thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
II/ CHUẨN BỊ:
- Giấy, bút cho các nhóm.
- Bảng phụ ghi bài tập.
- Giấy màu xanh - đỏ cho mỗi HS.
III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c HS nhắc lại phần ghi nhớ của tiết trước và nêu một số việc làm thể hiện được sự vượt khó trong học tập.
- Nhận xét việc học bài của HS.
b. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.
2. Các hoạt động:
Hoạt động1: Gương sáng vượt khó
- GV tổ chức hoạt động cả lớp.
+ Y/c HS kể một số tấm gương vượt khó học tập ở xung quanh mà em biết.
H: Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đó làm gì?
H: Thế nào là vượt khó trong học tập?
H: Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì?
- GV kể cho HS câu chuyện vượt khó của bạn Lan - bạn nhỏ bị chất độc màu da cam.
*GDTTHCM:Biết vượt mọi khó khăn để học tập tiến bộ là đã thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
- Y/c HS làm việc theo nhóm 5.
- Y/c các nhóm thảo luận giải quyết tình huống sau:
+ Chẳng may hôm nay em đánh mất sách vở, ĐDHT, em sẽ làm gì?
+ Nhà em xa trường, hôm nay trời mưa rất to, đường trơn em sẽ làm gì?
+ Sáng nay em bị sốt, đau bụng, lại có giờ kiểm tra môn toán học kì, em sẽ làm gì?
- Sau thời gian thảo luận 15’, y/c các nhóm trình bày kết quả.
- Y/c các nhóm nhận xét giải thích cách xử lí.
Hoạt động 3: Trò chơi đúng - sai
- GV tổ chức cho HS làm việc theo lớp.
- Phát cho HS cả lớp mỗi em 2 miếng giấy xanh đỏ.
- GV hướng dẫn cách chơi:
+ GV lần luợt đưa ra các câu tình huống như bài tập 3.
+ GV dán băng giấy có các câu tình huống lên bảng.
+ GV hỏi HS giải thích vì sao câu 1, 2, 3, 4, 6 lại là sai.
GV kết luận.
Hoạt động 4: Thực hành
- Y/c HS một bạn HS đang gặp khó khăn trong học tập. Cả lớp lên kế hoạch một buổi tới thăm và giúp đỡ bạn đó.
- Y/c HS đọc tình huống trong BT4 – SGK rồi thảo luận cách giải quyết
- Y/c HS làm việc cả lớp.
- Y/c HS nhận xét bổ sung.
KL: Trước khó khăn của bạn Nam, bạn có thể phải nghỉ học, chúng ta cần phải giúp đỡ bạn bằng nhiều cách khác nhau.
- Y/c HS nhắc lại ghi nhớ trong SGK
.* GDKNS: Biết sắp xếp thời gian biểu một cách phù hợp để có nhiều thời gian học tập và làm việc. Hợp tác cùng bạn bè trong học tập để cùng tiến bộ.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS xem trước bài sau.
- Một số HS trả lời.
- Lắng nghe.
- HS kể gương vượt khó mà em biết (3-4HS)
+ Phải khắc phục khó khăn, tiếp tục học tập.
+ Biết khắc phục khó khăn và phấn đấu đạt kết quả tốt.
+ Giúp ta tự tin hơn trong học tập, tiếp tục học tập và được mọi người yêu quý.
- HS làm việc theo nhóm. Lần lượt các HS phải đưa ra câu trả lời cho từng tình huống sau đó cả nhóm thống nhất cách giải quyết hay nhất.
- Đại diện mỗi nhóm nêu cách xử lí 1 tình huống – sau đó các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nhận các miếng giấy và chuẩn bị chơi
- HS nghe hướng dẫn.
- HS giơ lên cao miếng giấy màu để đánh xem tình huống đó là đúng hay là sai.
- HS giải thích theo ý hiểu.
+ HS lên kế hoạch: Những việc có thể làm, thời gian người nào làm việc gì?
+ HS làm việc theo nhóm: Thảo luận cách xử lí tình huống.
- Đại diện mỗi nhóm báo cáo nêu ra 1 ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1HS nhắc lại.
GV:Thanh Mai
Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2011
KHOA HỌC(7): TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP
NHIỀU LOẠI THỨC ĂN?
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Hiểu giải thích được tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
- Biết thế nào là một bữa ăn cân đối, các nhóm thức ăn trong tháp dinh dưỡng.
- Có ý thức ăn nhiều loại thức ăn trong các bữa ăn hằng ngày.
* PCTNTT: Giúp trẻ nhận biết ăn uống phải vệ sinh:Thực phẩm phải sạch, an toàn: không có hoá chất, không nhiễm bệnh, không ôi, thiu.
+ Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh: Không sử dụng thực phẩm quá hạn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; không ăn các loại thực phẩm có thể gây ngộ độc như khoai tây đã nảy mầm, cá nóc, đậu lạc mốc
* GDKNS: Bước đầu hình thành kĩ năng tự phục vụ khi lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp cho bản thân và có lợi cho sức khỏe.
II/ CHUẨN BỊ:
- Các hình minh hoạ trang 16, 17 SGK.
- Phiếu học tập theo nhóm.
- Giấy khổ to.
- HS chuẩn bị bút màu.
III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
1) Em hãy cho biết vai trò của vitamin và kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều vitamin.
2) Em hãy nêu vai trò của chất khoáng và kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều chất khoáng.
3) Chất xơ có vai trò gì đối với cơ thể, những thức ăn nào có nhiều chất xơ?
- Nhận xét, cho điểm HS.
b. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Vì sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
- GV tiến hành cho HS hoạt động nhóm 5.
- Y/c HS thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ Nếu hằng ngày cũng chỉ ăn một loại thức ăn và một loại rau thì có ảnh hưởng gì đến hoạt động sống?
+ Để có sức khoẻ tốt chúng ta cần ăn ntn?
+ Vì sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
- Gọi 2 đến 3 nhóm HS lên trình bày ý kiến của nhóm mình. GV ghi các ý không trùng lên bảng và kết luận ý kiến đúng.
- Gọi 2HS đọc to mục Bạn cần biết trang 17/SGK.
Hoạt động 2: Nhóm thức ăn có trong
một bữa ăn cân đối
- Tiến hành hoạt động nhóm 6.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 16,17 SGK để vẽ và tô màu các loại thức ăn nhóm chọn cho 1 bữa ăn.
- Gọi 2 đến 3 nhóm lên trước lớp trình bày.
- Nhận xét từng nhóm. Y/c bắt buộc trong mỗi bữa ăn phải có đủ chất và hợp lí.
- Y/c HS quan sát kĩ tháp dinh dưỡng và trả lời câu hỏi: Những thức ăn nào cần: ăn đủ, ăn vừa phải, ăn mức độ, ăn ít, ăn hạn chế.
Hoạt động 3: Trò chơi: “Đi chợ”
- Giới thiệu trò chơi.
- Phát phiếu thực đơn đi chợ cho từng nhóm. Y/c các nhóm lên thực đơn và tập thuyết trình từ 5 đến 7 phút.
- Gọi các nhóm lên trình bày, sau mỗi lần có nhóm trình bày GS gọi nhóm khác bổ sun
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuan 4.doc