I.Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết đếm đến 10. Nhận biết các nhóm có 10 đối tượng, nhận biết chữ số 10, sử dụng đúng chữ số 10.
- Rèn luyện tinh thần tập thể, tính tích cực ở trẻ. Tham gia giờ học tốt
- Gíao dục trẻ thích học môn toán, khi đi tàu xe không được quái đầu ra ngoài
II.Chuẩn bị
- Tranh lô tô “Ô tô, máy bay, xe máy, chữ số 10”
III. Tiến hành
*Hoạt động 1: Ôn định- Gây hứng thú:
Trò chuyện: Cho trẻ hát bài “em tập lái ô tô” các con vừa hát bài hát nói về phương tiện gì?
- Hàng ngày các con đi học ba mẹ chở các con đi bằng phương tiện gì?
- Cho trẻ kể về các phương tiện giao thông mà trẻ biết
* Hoạt động 2: Ôn luyện đếm đến 9
- Cho trẻ chơi trò chơi đua xe đạp, cho 9 trẻ đi một vòng người hơi khóm tay giả bộ lái xe, vừa đi vừa hát kinh cong, kinh cong, đi một vòng sau đó xếp hàng về đích , cô hỏi có bao nhiêu người đua xe đạp về đích? ( 9 xe đạp) để chỉ 9 xe đạp cô dung chữ số mấy? (số 9)
25 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 10954 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề: Giao thông - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
?
- Cô đọc thơ lần 2 (Kết hợp tranh minh họa),
Hỏi trẻ:
- Cô hỏi trẻ:
+ Cô dạy con điều gì?
+ Máy bay, ô tô, tàu thuyền chạy ở đâu?
* Cùng là PTGT nhưng vị trí hoạt động của chúng khác nhau đúng không.
* Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ:
+ Cho cả lớp đứng dậy đọc cùng cô 1- 2 lần.
+ Mời bạn nữ, bạn nam, tổ, nhóm, cá nhân:
- Cho trẻ đọc thơ nối tiếp theo hiệu lệnh của cô.
- Cho trẻ đọc thơ to nhỏ theo tay cô (Dơ thấp đọc nhỏ, dơ cao đọc to dần)
- Cho 2-3 trẻ đọc thơ qua tranh chữ to.
- Cô chú ý để giúp cháu đọc đúng lời thơ, đọc diễn cảm bài thơ.
* Giáo dục: Khi các con tham gia giao thông nhơ đi đúng làn đường dành cho người đi bộ. Đi theo đèn tím hiệu tránh xảy ra nguy hiểm nhé.
* NX- Tuyên dương
NÊU GƯƠNG
-Hát bài hoa bé ngoan
-Cô nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan
-Nhận xét lớp, chấm bé đạt 2 hoa vào sổ
-Động viên bé chưa đạt
-Hát kết thúc
TRẢ TRẺ
- Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, sửa sang quần áo, đầu tóc gọn gàng để trẻ ra về
- Nhắc nhỡ trẻ chào cô, ba, mẹ khi ra về.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, 27/3/2018
HOẠT ĐỘNG HỌC
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Thơ « Cô dạy con »
I. Mục đích-yêu cầu
- Trẻ đọc thuộc thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ “về một số luật lễ giao thông khi đi đường, ngồi trên tàu, xe”
- Luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm, rõ lời, trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
- Trẻ biết chấp hành luật lễ giao thông.
I. Chuẩn bị
- Tranh minh họa nội dung bài thơ
III. Tiến hành
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú-, giới thiệu
- Cho trẻ hát: “Bài học giao thông”
+ Bài học giao thông luôn nhắn nhủ các con điều gì?
? Có 1 bài thơ rất hay về lời dạy của cô cho các con về giao thông đấy. các con hãy lắng nghe bài thơ “Cô dạy con”
Của tác giả Bùi thị Tình nhé.
2. Hoạt động 2: Cô đọc diễn cảm bài thơ.
- Lần 1 cô đọc kết hợp minh họa.
- Lần 2 (kết hợp tranh).
- Giảng nội dung: Bài thơ cô dạy con rất nhiều phương tiện giao thông, khi tham gia giao thông các con phải chấp hành không thò đầu qua cửa sổ phải ngồi im tên xe, đi trên vỉa hè, đèn đỏ dừng lại, đèn vàng chuẩn bị, đèn xanh mới đi. C/c phải nhớ lời cô dặn nhé!
3. Hoạt động 3: Trích dẫn – Đàm thoại
+ Cô vừa đọc các con nghe bài thơ gì?
Tác giả là ai?
+ Máy bay, ô tô, tàu thuyền, ca nô chạy ở đâu?
² Trích : “Mẹ, mẹ ơi cô dạy
Bài phương tiện giao thông
Máy bay, bay đường không
Ô tô chạy đường bộ
Tàu thuyền, ca nô đó
Chạy đường thủy mẹ ơi!”
+ Ngoài ra cô dạy khi đi bộ đi ở đâu?
+ Khi ngồi trên tàu xe phải như thế nào?
² Trích: “Khi đi trên đường bộ
Nhớ đi trên vỉa hè
Khi ngồi trên tàu xe
Không thò đầu cửa sổ”
+ Đến ngã tư đường phố con phải làm gì?
² Trích: “Đến ngã tư đường phố
Đèn đỏ con phải dừng
Đèn vàng con chuẩn bị
Đèn xanh con mới đi
- Các con sẽ làm gì khi tham gia giao thông? Vì sao?
? Giáo dục trẻ chấp hành LLGT như khi đi trên tàu xe không chơi đùa chen lấn xô đẩy nhau, khi ngồi trên tàu xe không thò đầu thò tay ra ngoài, khi đi bộ các con nhớ điều gì?...
3. Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ
- Cả lớp đọc diễn cảm bài thơ
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc
Hình thức đọc thi đua, đọc theo tay chỉ, đọc nối đuôi nhau
Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
Cả lớp đọc thơ 1 lần nữa
Kết thúc: Trẻ chơi trò chơi: “chèo thuyền” và đi ra ngoài
*NX- Cắm hoa
CHƠI NGOÀI TRỜI:
1. Quan sát một số loại biển báo giao thông
I. Mục đích
- Trẻ cùng nhau dạo chơi, quan sát và gọi tên một số loại biển báo giao thông
- Rèn luyện khả năng quan sát, ghi nhớ
- Biết một số luật lệ giao thông
II. Chuẩn bị
- Sân trường sạch sẽ thoáng mát, trang phục gọn gàng
- Một số biển báo giao thông
III. Tiến hành:
1. Hoạt động có chủ đích: Dạo chơi quan sát một số loại biển báo giao thông
- Trò chuyện hướng dẫn vào bài
- Hướng dẫn trẻ dạo chơi, quan sát một số loại biển báo giao thông
- Đàm thoại: Đây là loại biển báo gì?
Biển báo có các màu gì?
Biển báo có ý nghĩa thế nào?
- GD: Các con phải biết chú ý khi tham gia giao thông, đèn đỏ dừng lại, đèn xanh được đi. Đi bộ đi trên vỉa hè bên phải
2. Hoạt động 2: Trò chơi: Chèo thuyền
a. Cách chơi
- Chia trẻ thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 7 – 8 trẻ, có thể chia nhóm trẻ trai, gái riêng).
- Cô cho trẻ ngồi thành hàng dọc theo từng nhóm, trẻ ngồi sau cặp chân vào hết vòng bụng của trẻ ngồi trước thành một chiếc thuyền đua.
- Khi nghe hiệu lệnh của cô, tất cả các thuyền đua dùng sức hai tay của tất cà các thành viên trong nhóm nâng cơ thể lên và tiến về phía trước cho đến đích.
b. Luật chơi: Đội nào làm đứt thuyền làm đôi, và đội về sau là thua cuộc
* Yêu cầu:
- Các thuyền đua phải cố gắng bám chặc vào nhau để không bị đứt thuyền khi đang di chuyển.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC:
Thực hiện tương tự thứ 2
VỆ SINH, ĂN, NGỦ TRƯA
Thực hiện tương tự thứ 2
CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
LÀM QUEN KIẾN THỨC MỚI
Giải câu đố về PTGT
I. Mục đích- yêu cầu:
- Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi trò chơi “Em đi qua ngã tư đường phố”
- Luyện kỹ năng nhanh nhạy của mắt.
- Giaó dục trẻ thực hiện đúng LLGT.
II. Chuẩn bị
- Vẽ mô hình ngã tư đường phố trên sân.
- Đèn hiệu giao thông
* Hoạt động 1: Giải các câu đố
Xe gì hai bánh
Đạp chạy bon bon
Chuông kêu kính coong
Đứng yên thí đổ ? ( xe đạp)
Chẳng phải là chim
Mà có cánh
Chở hành khách
Đến mọi nơi
Giữa mây trời
Đang bay lượn
Là gì ? ( Máy bay)
- Cho trẻ quan sát đèn giao thông
- Cô hướng dẫn luật chơi, cách chơi
- Khi đèn đỏ bật lên thì phải thế nào, khi nào thì mới được đi qua đường?
- Cho 1 trẻ đóng cảnh sát giao thông, trẻ còn lại làm ô tô, xe, đạp, xe máy, người đi bộ.
- Trẻ chơi: Cô bao quát trẻ chơi
- Nhận xét sau khi chơi
Cho trẻ hát bài “Đèn xanh, đèn đỏ”
* Giáo dục: Thực hiện đúng luật lệ giao thông, khi tham gia phương tiện giao thông không được uống bia.
* NX- Cắm hoa
NÊU GƯƠNG
Thực hiện tương tự thứ 2
TRẢ TRẺ
- Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, sửa sang quần áo, đầu tóc gọn gàng để trẻ ra về
- Nhắc nhỡ trẻ chào cô, ba, mẹ khi ra về.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, 28/3/2018
HOẠT ĐỘNG HỌC
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KỸ NĂNG XÃ HỘI
Làm quen một số PTGT đường hàng không phổ biến
I.Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tên gọi,lợi ích,mô tả được một số đặc điểm nổi bật của một số PTGT đường hàng không,biết nơi hoạt động của PTGT đường hàng không là bầu trời.
- Rèn kỹ năng tri giác, phát triển tư duy,khả năng chú ý ghi nhớ
- Trẻ biết tuân thủ luật giao thông khi tham gia giao thông,biết tôn trọng yêu thương chú phi công,giữ gìn môi trường sạch sẽ..
II. Chuẩn bị
- Cô chuẩn bị các tranh ảnh PTGT đường hàng không
- Nhạc “Bạn ơi có biết”
III. Tiến hành
* Hoạt động 1: Ổn định lớp
- Cô cùng trẻ hát bài “Bạn ơi có biết”
- Hỏi trẻ bài hát gì?có phương tiện giao thông nào được nói đến trong bài hát?
- Máy bay bay ở đâu?là phương tiện giao thông đường gì?
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường ,không vứt rác bừa bãi,khi tham gia giao thông phải tuân thủ luật lệ giao thông.
*Hoạt động 2: Làm quen một số PTGT đường hàng không phổ biến.
- Cô đọc câu đố:
Chẳng phải chim
mà có cánh
chở hành khách
đến mọi nơi
giữa mây trời
đang bay lượn.
- Câu đố nói về PTGT gì?
- Cô cho trẻ tìm hiểu về máy bay.
- Hỏi trẻ bức tranh có phương tiện gì?đây là máy bay,cho trẻ gọi tên.
- Máy bay gồm những bộ phận nào đây?cô chỉ vào từng bộ phận và hỏi trẻ.cho trẻ gọi tên.cánh máy bay,đầu máy bay,thân máy bay,đuôi máy bay,bánh máy bay giúp máy bay cất cánh và hạ cánh trên đường bay (đường băng).
- Máy bay bay ở đâu?dùng để làm gì?
- Máy bay dùng để chở người và hàng hóa.giúp con người đi lại nhanh chóng bằng cách bay trên bầu trời.
- Người lái máy bay được gọi là ai nhỉ?các con đã được đi máy bay chưa?vậy để ngồi trên máy bay được an toàn chúng mình phải làm gì?
- Giáo dục trẻ biết tuân thủ luật giao thông,ngồi trên các PTGT không được chạy nhảy,cười đùa,không vứt rác bừa bãi.
- Tương tự cô cho trẻ tìm hiểu về trực thăng và một số PTGT hàng không khác.
- Cô cho trẻ chơi “trời tối trời sáng”cho trẻ xem tranh trực thăng.hỏi trẻ đây là phương tiện gì?trực thăng bay ở đâu?
- Trực thăng gồm có những bộ phận nào đây?có buồng lái và cánh quạt,đuôi.cho trẻ gọi tên các bộ phận.máy bay trực thăng dùng cánh quạt để trực tiếp cất cánh và hạ cánh,máy bay trực thăng không cần đường băng.
- Trực thăng dùng để làm gì?chở người làm nhiệm vụ quân sự cứu hộ,cứu nạn.
- Ai thông minh hơn:
- Cho trẻ so sánh giữa máy bay và trực thăng có gì giống và khác nhau.
- Giống nhau: đều là phương tiện giao thông đường hàng không,đều có đầu,thân,đuôi.
- Khác nhau: trực thăng có cánh quạt chở ít người,cất cánh và hạ cánh không cần đường băng.máy bay to hơn trực thăng,chở nhiều người và hàng hóa,cất cánh và hạ cánh phải cần đường băng.
* Bé biết nhiều hơn:Ngoài máy bay và trực thăng còn có PTGT đường hàng không nào nữa?cho trẻ xem tranh về khinh khí cầu,tên lửa.
- Cô cháu mình vừa tìm hiểu về các PTGT đường hàng không.các PTGT đường không có rất nhiều công dụng dùng chở người và hàng hóa nhanh chóng.khi ngồi trên các PTGT không chạy nhảy cười đùa,không vứt rác xuống không trung và xuống sông biển.biết tôn trọng người lái máy bay.
* Hoạt động 3:Trò chơi:
- TC:Chọn đúng phương tiện theo yêu cầu.
- Cô phát đồ dùng cho trẻ và yêu cầu trẻ chon phương tiện đúng,giơ lên và gọi tên.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.động viên trẻ chơi đầy đủ,vui vẻ.
- Kết thúc cô tuyên dương khen ngợi trẻ.cho trẻ nhẹ nhàng ra ngoài.
CHƠI NGOÀI TRỜI:
1. Quan sát thời tiết trong ngày
I. Mục đích
- Trẻ biết quan sát thời tiêt,nhận xét về thời tiết của ngày thứ năm
- Trẻ biết chơi trò chơi,hiểu cách chơi ,luật chơi.
-Trẻ ngoan chú ý trong giờ học
II. Chuẩn bị
- Sân chơi rộng rãi,sạch sẽ.
III. Tiến hành
1.Hoạt động1:Trò chuyện
- Cô cùng trẻ hát bài: “trời nắng,trời mưa”
- Hỏi trẻ bài hát gì?
- Bài hát nhắc tới hiện tượng gì?
-Trời nắng thì thế nào?trời mưa thế nào?
* Quan sát thời tiết:
- Hôm nay các con muốn cùng cô mình cùng dạo chơi quan sát thời tiết không?
- Cô tập trung trẻ ,tổ chức cho trẻ quan sát bầu trời
-Hỏi trẻ:Hôm nay thời tiết thế nào?bầu trời có nhiều mây không?
-Trời nắng có gì?
- Cho trẻ xem tranh ông mặt trời
- Giáo dục trẻ khi nhìn lên bầu trời không nên nhìn thẳng lên mặt trời vì có thể gây hư mắt.khi đi ra ngoài nắng phải đội mũ nón.
- Ngoài hiện tượng thiên nhiên thời tiết trời nắng thì còn có hiện tượng nào nữa?
- Cho trẻ xem tranh trời mưa.
-Trời mưa có gì,bầu trời như thế nào?
- Ngoài ra còn có các hiện tượng như bão,lũ,lụt,hạn hán.
- Cho trẻ xem tranh về các hiện tượng thiên nhiên
2.Hoạt động 2: TCVĐ:Trời mưa
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Giới thiệu cách chơi: cô chuẩn bị 5-6 vòng thể dục,mời trẻ lên chơi,số trẻ nhiều hơn số vòng,tổ chức cho trẻ hát bài trời nắng trời mưa,khi nào nghe hiệu lệnh xắc xô trẻ phải nhảy vào vòng tượng trưng cho nhà.bạn nào chậm chân không có nhà thì phải nhảy lò cò.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần,cô động viên trẻ tham gia chơi đầy đủ vui vẻ,hào hứng.
3. Hoạt động 3 Chơi tự do
- Cô bao quát và quản trẻ chơi ngoan,an toàn.
- Kết thúc hoạt động cô vệ sinh cho trẻ.
CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
HĐVS: Rửa tay
I. Mục đích
- Trẻ biết cách rửa tay theo đúng trình tự, rữa sạch sẽ.
II. Chuẩn bị:
- Các bước tiến hành rửa tay cho trẻ
II.Tiến hành:
- Trò chuyện với trẻ về đôi bàn tay.
- Các con nhìn xem đây là gì (bàn tay).
- Thế bàn tay của các con dùng để làm gì nè.
- Để bảo về đôi bàn tay mình thì chúng ta là gì? Thế các con đã biết cách bảo vệ đôi bàn tay mình sạch sẽ chưa?
- Chốt: Hằng ngày đôi bàn tay ta tiếp xúc rất nhiều đồ vật, thức ăn, quần áo, đồ chơi. Thế nên rất dể bẫn vì vậy hom nay cô sẽ hướng dẫn các cn cách rửa tay cho sạch sẽ nhé?
- Cô hướng dẫn trẻ cách rửa tay theo 6 bước
- Trẻ thực hiện cách rửa tay theo đúng yêu cầu của cô.
- Cô quan sát nhận xét trẻ.
NÊU GƯƠNG
Thực hiện tương tự thứ 2
TRẢ TRẺ
Thực hiện như thứ 2
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm, 29/3/2018
HOẠT ĐỘNG HỌC
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Đề tài: Dạy hát: Bạn ơi có biết
Nghe hát: Anh phi công ơi
Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-Trẻ biết tên bài hát và tên tác giả các bài hát: " Bạn ơi có biết", nhạc và lời : Hoàng Văn Yến ; " Anh phi công ơi", nhạc - Xuân Giao, lời thơ - Xuân Quỳnh.
- Trẻ thuộc lời bài hát, hát đúng giai điệu của bài hát: " Bạn ơi có biết".
- Trẻ biết ích lợi của các phương tiện giao thông.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh có các PTGT như: ô tô, xe máy, tàu, thuyền, máy bay và nơi hoạt động của chúng.
- Nhạc không lời bài hát: "Bạn ơi có biết"; "Anh phi công ơi" và tiếng động cơ của các loại phương tiện giao thông.
III. TIẾN HÀNH:
a.Hoạt động 1:Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
- Các con yêu quí! Được biết lớp học của chúng mình có các bạn rất là ngoan, học rất là giỏi nên tới dự với giờ học của chúng mình ngày hôm nay có các bác và các cô ở trong trường đấy. Chúng mình hãy nổ 1 chàng vỗ tay thật lớn để chào mừng các bác và các cô nào.
- Hôm nay cô có 1 điều bí mật dành cho các con đấy. Và chúng mình có muốn biết điều bí mật đó là gì không? ( Trốn cô- cô đâu).
- Cô cho trẻ xem tranh vẽ. ( Trong tranh có hình ảnh của tàu thuyền, ô tô- xe máy, máy bay và nơi hoạt động của các phương tiện đó).
- Cho trẻ xem tranh và nhận xét tranh:
+ Trong tranh vẽ có hình ảnh của những phương tiện gì?
+ Nơi hoạt động của các phương tiện đó ở đâu?
+ Đó là các phương tiện giao thông đường gì?
+ Các con có biết các PTGT này có lợi ích gì đối với cuộc sống của con người không?
- Để hiểu rõ hơn về nơi hoạt động của các phương thiện giao thông này, hôm nay cô Lan sẽ giới thiệu tới các con bài hát " Bạn ơi có biết" nhạc và lời của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến.
b. Hoạt động 2: Dạy hát, vận động bài: Bạn ơi có biết
- Trước khi cô biểu diễn bài hát này thì cả lớp mình hãy cổ vũ cho cô 1 chàng vỗ tay nào.
- Cô mở nhạc không lời hát lần 1.
- Cô vừa hát xong bài hát có tên là gì nào? Bài hát do nhạc sĩ nào sáng tác?
Cô giảng nội dung bài hát" Bạn ơi có biết".
Tất cả các phương tiện giao thông đều gắn với nơi hoạt động riêng của chúng và tất cả các PTGT đều có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người đó là chuyên trở người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Bài hát " Bạn ơi có biết" nhạc sĩ Hoàng Văn Yến đã giới thiệu cho các bạn nhỏ biết được một số PTGT và nơi hoạt động của chúng đấy các con ạ.
- Bây giờ các bạn có muốn biểu diễn bài hát " Bạn ơi có biết" không nào?
- Nào mời các con , cô Ngân sẽ mở nhạc cho các con hát nhé.
+ Trẻ hát 1 lần. ( Cô sửa những chỗ trẻ hát chưa đúng).
+ Trẻ biểu diễn lần 2.
- Cô thấy cả lớp mình đã hát rất hay bài hát rồi đấy. Nhưng bài hát sẽ còn hay hơn khi chúng mình vừa hát vừa vận động múa theo nhạc. Các bạn ngồi nghe và xem cô Ngân múa nhé.
- Cô múa hát với nhạc cho trẻ xem.
- Các bạn thấy cô Ngân múa hát có hay không? Các bạn có muốn thi đua với cô xem cô và các bạn ai múa hát hay hơn không? Cô mời cả lớp mình đứng lên múa hát nào.
( Cô chú ý sửa những chỗ trẻ múa sai).
- Cô thấy cả lớp mình đã múa hát rất hay rồi và bây giờ chúng mình sẽ thi đua giữa 3 đội : Đội máy bay, đội ô tô và đội thuyền buồm xem đội nào múa hát hay hơn nhé!
- Cô thấy cả 3 đội cùng múa hát rất hay bài hát " Bạn ơi có biết" rồi đấy, xin 1 chàng vỗ tay để cổ vũ cho cả 3 đội nào.
- Bây giờ cô mời các bạn nam lên biểu diễn nào. Khi các bạn nam biểu diễn thì các bạn gái ngồi dưới chúng mình sẽ hát và vỗ tay để cổ vũ cho các bạn nam nhé.
- Các bạn gái thấy các bạn trai múa hát có đẹp không? Chúng mình có muốn biểu diễn giống như các bạn trai không? Cô mời các bạn gái lên biểu diễn nào.
- Cô thấy các bạn nam và các bạn nữ đã múa hát rất hay. Bây giờ bạn nào xung phong lên biểu diễn bài hát nào.
( Cô mời 3 bạn lên biểu diễn).
- Bạn nào giỏi xung phong lên biểu diễn bài hát 1 mình nào?
- Hôm nay cô thấy các con đã hát rất hay và kết hợp với vận động múa với giai điệu rất nhịp nhàng, vui vẻ. Cô khen cả lớp mình nào.
c. Hoạt động 3: Nghe hát “Anh phi công ơi”
- Như các con đã biết các phương tiện giao thông có 1 vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Các phương tiện giao thông giúp chúng ta vận chuyển hàng hóa, hành khách từ nơi này tới nơi khác, từ Bắc vào Nam, tới mọi miền của đất nước và còn đi được rất xa là ra nước ngoài nữa đấy.
- Cô đố tất cả các con nếu chúng mình muốn bay cao lên trên bầu trời kia thì chúng mình phải đi bằng phương tiện gì nào? (Máy bay là phương tiện đường gì nào?).
- Có 1 bạn nhỏ trong bài hát có 1 ước mơ đó là mơ ước 1 ngày sẽ được bay lên trên bầu trời để khám phá về bầu trời cao đấy. Và bây giờ, các bạn hãy lắng nghe cô Ngân hát bài hát đó xem là bạn nhỏ đó có phải là có ước mơ muốn được bay lên bầu trời cao không nhé.
- Cô hát lần 1 theo nhạc đệm.
- Cô giảng nội dung bài hát: Bài hát " Anh phi công ơi" nói về 1 bạn nhỏ có 1 ước mơ đó là sau này lớn lên sẽ trở thành 1 anh phi công để được ba lên bầu trời cao và khám phá đấy.
( Các con có ước mơ giống bạn nhỏ ở trong bài hát không? Muốn trở thành anh phi công như bạn nhỏ trong bài hát thì các con phải cố gắng ngay từ bây giờ. Ở lớp thì nghe lời cô giáo giảng bài, chịu khó học tập. Về nhà thì phải chăm ngoan nghe lời bố mẹ, ông bà. Như vậy thì sau này chúng mình mới trở thành những anh phi công đấy).
- Để hiểu rõ hơn về nội dung bài hát cô mời các con hãy lắng nghe cô Ngân trình bày lại bài hát 1 lần nữa nhé.
- Cô hát lần 2 cùng nhạc đệm.
- Hôm nay cô thấy các con rất là ngoan, học rất giỏi cô sẽ thưởng cho các con 1 trò chơi. Các con có thích không nào?
* Trò chơi: Tai ai tinh
- Các con hãy lắng nghe cô phổ biến luật chơi nhé.
Cô mời 1 bạn và bịt mắt bạn sau đó cô tiếp tục mời bất kì ngồi ở vòng tròn đứng lên hát. Bạn bịt mắt sẽ mở khăn và đoán tên bài hát và tên bạn hát. Nếu đoán đúng được thưởng một chàng vỗ tay. Đoán sai thì múa lăng quăng.
Luật chơi: Bạn nào nhắc sẽ loại vòng chơi
* NX- Cắm hoa
CHƠI NGOÀI TRỜI:
* Quan sát xe máy
I. Mục tiêu:
- Trẻ biết tên gọi nơi hoạt động và một số đặc điểm cấu tạo của xe.trẻ chơi hứng thú trò chơi “Bánh xe quay”.
- Phát triển khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ cho trẻ.
- Giaó dục trẻ khi ngồi xe phải cẩn thận không chơi đùa, thò đầu thò tay ra ngoài.
II. Chuẩn bị:
- Xe máy trong trường.
III. Tiến hành:
Hoạt động 1: Quan sát xe máy
- Cho trẻ đứng quanh xe máy
+ Ai có nhận xét gì về chiếc xe máy này?
+ Xe máy đi lại ở đâu?
+ Xe chạy bằng gì?
+ Xe máy dùng để làm gì?
+ Xe chạy được là nhờ gì?
?Giáo dục trẻ khi ngồi hoặc đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm để giữ an toàn cho người khi tham gia giao thông.
2. Hoạt động 2: Trò chơi: Bánh xe quay
a. Chuẩn bị
- Sân bãi bằng phẳng, rộng rãi.
- 1 cái xắc xô.
b. Cách chơi
- Chia trẻ làm 2 nhóm không đều nhau (một nhóm nhiều hơn nhóm kia 5 - 6 trẻ). Xếp 2 nhóm thành 2 vòng tròn đồng tâm, trẻ quay mặt vào tâm vòng tròn.
- Khi có hiệu lệnh của cô (gõ xắc xô), trẻ cầm tay nhau chạy theo vòng tròn, 2 nhóm chạy theo 2 hướng ngược nhau làm thành bánh xe quay. Cô gõ xắc xô lúc nhanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kham pha khoa hoc 4 tuoi_12412220.doc