BUỔI 2:
Địa lí
Tiết 5 : TRUNG DU BẮC BỘ
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ:
Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc Bộ:
+ Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du.
+ Trồng rừng được đẩy mạnh.
- Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ: che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi.
-** HS nhận thức tốt nêu được quy trình chế biến chè.
5 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 5 - Buổi 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5:
Ngày soạn: 30/9 /2017
Ngày giảng: Thứ hai ngày 2/10 /2017
BUỔI 2:
Luyện từ và câu:
Tiết 9: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC- TỰ TRỌNG
I. Mục tiêu:
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực-Tự trọng (BT4).
- Tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được (BT1, BT2).
- Nắm được nghĩa từ "tự trọng" (BT3).
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Ổn định:
- Lớp hát một bài.
B. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu ví dụ từ ghép.
- GV nhận xét, đánh giá.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1.
- Gọi HS đọc bài tập.
- HD HS làm bài.
+ Từ cùng nghĩa với trung thực?
** Từ trái nghĩa với trung thực?
- Gọi các nhóm trình bày kết quả
- GV kết luận.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS tự làm bài.
- Đặt câu với 1 từ cùng nghĩa với trung thực, 1 câu với 1 từ trái nghĩa với trung thực ?
- Gọi HS đọc câu của mình.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3: - Cho HS đọc nội dung bài tập.
- Cho các nhóm trao đổi, làm bài và trình bày kết quả.
- GV đánh giá.
Bài 4:
- Cho HS lên bảng gạch chân.
+ Gạch phấn đỏ nói về tính trung thực.
+ Phấn xanh nói về lòng tự trọng.
- GV đánh giá:
+ Tính trung thực
+ Lòng tự trọng
D. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Vận dụng phân biệt từ ghép và từ láy, sử dụng từ khi viết, nói.
- Dặn HS về nhà học thuộc các thành ngữ, tục ngữ.
- HS hỏi trả lời theo cặp: Thế nào là từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp?
- 2- 3 HS nêu ví dụ trước lớp.
- 2 ®3 HS đọc yêu cầu và mẫu.
- HS thảo luận theo nhóm 4, ghi kết quả vào bảng nhóm..
+ Thẳng thắn, thẳng tính, ngay thẳng, thật thà, thật tình, thật tâm, bộc trực, chính trực
+ Dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoa, gian giảo, gian trá, lừa bịp, lừa dối, bịp bợm, lừa đảo, lừa lọc...
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét , bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào VBT.
VD: Bạn Lan rất thật thà.
- Cáo thường là con vật rất gian ngoan.
- HS tiếp nối nhau đọc câu của mình.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS đại diện nhóm trình bày.
* Tự trọng: coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
- Cả lớp nhận xét - đánh giá - bổ sung.
- HS nêu yêu cầu.
- HS trao đổi trong nhóm 4.
- Các nhóm dán KQ, trình bày.
- Cả lớp quan sát - nhận xét - bổ sung
* a; c; d
* b; e
- HS viết bài vào vở.
________________________________
Khoa học:
Tiết 9 SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN
I. Mục tiêu:
- Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
- Nêu ích lợi của muối I - ốt (giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ), tác hại của thói quen ăn mặn (dễ gây huyết áp cao).
II. Đồ dùng dạy học.
- Hình trang 20, 21 SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Ổn định: Trao đổi nhóm 2 về việc ăn các loại thức ăn có chất đạm.
B. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động1: Kể tên các món ăn cung cấp nhiều chất béo.
* Mục tiêu: - Lập ra được danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất béo.
* Cách tiến hành:
- B1: GV chia lớp thành 3 nhóm.
- B2: GV phổ biến luật chơi và cách chơi.
- B3: Cho HS chơi trò chơi.
- GV cùng lớp nhận xét xem nhóm nào kể được nhiều món ăn chứa nhiều chất béo.
3. Hoạt động 2: Ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
* Mục tiêu:
- Biết tên 1 số món ăn cung cấp chất béo động vật và cung cấp chất béo thực vật.
- Nêu lợi ích của việc ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh chỉ tên các món ăn có chứa chất béo thực vật.
- Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?
- Ăn phối hợp 2 loại chất béo trên có lợi ích gì?
* Kết luận: - GV chốt ý chính.
4. Hoạt động 3: Lợi ích của muối I- ốt và tác hại của việc ăn mặn.
* Mục tiêu: Nói về ích lợi của muối I-ốt.
Nêu tác hại của thói quen ăn mặn.
* Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát tranh. H5, 6, 7.
+ Tại sao chúng ta nên sử muối I-ốt? Sử dụng muối I-ốt có tác dụng gì?
- Nếu thiếu I-ốt cơ thể có tác hại như thế nào?
** Tại sao chúng ta không nên ăn mặn?
- GV nhận xét.
D. Củng cố, dặn dò.
- Vì sao lại phải ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?
- GV nhận xét giờ học.
- Dăn vận dụng thực hiện tốt bài học.
- Các nhóm trao đổi ghi nhanh tên thức ăn vào bảng nhóm, treo và trình bày.
- HS chơi 10'.
- HS bắt đầu chơi trò chơi.
- HS chỉ và nêu.
- Vì trong chất béo động vật có nhiều axít béo no, trong chất béo thực vật có nhiều axít béo không no.
- HS: nêu mục bạn cần biết.
- HS QS trao đổi trong nhóm đôi.
- Các nhoma trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Vì muối I-ốt có bổ sung I-ốt phòng tránh các rối loạn do thiếu I-ốt.
- Cơ thể kém phát triển về cả thể lực và trí tuệ ® gây u tuyến giáp (biếu cổ).
- Ăn mặn có liên quan đến bệnh huyết áp cao.
- Học sinh nêu mục bạn cần biết.
________________________________
Hoạt động giáo dục thể chất:
( Thầy Đăng soạn giảng)
_________________________________________________________________
Ngày soạn: 1/10 /2017
Ngày giảng: Thứ ba ngày 3/10/2017
BUỔI 2:
Địa lí
Tiết 5 : TRUNG DU BẮC BỘ
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ:
Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc Bộ:
+ Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du.
+ Trồng rừng được đẩy mạnh.
- Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ: che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi.
-** HS nhận thức tốt nêu được quy trình chế biến chè.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lý tự nhiên VN.
- Tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ ( SGK).
III. Các hoạt động dạy học:
A. Ổn định:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu trình bày.
- GV nhận xét - đánh giá.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Vùng đồi với đỉnh tròn - sườn thoải.
- Yêu cầu học sinh đọc SGK.
+ Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng?
+ Các đồi ở đây như thế nào( nhận xét về đỉnh, sườn; các đồi được sắp xếp như thế nào)?
+ Nước ta có những nơi nào được gọi là trung du?
- Cho HS tìm và chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam những nơi có vùng trung du.
+ Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ?
* Kết luận: Hãy mô tả đặc điểm của vùng trung du Bắc Bộ?
3. Hoạt động 2: Chè và cây ăn quả ở trung du.
- Cho HS quan sát H1 và 2.
+ Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì?
+ H1 và H2 cho biết những loại cây nào ở Thái Nguyên và Bắc Giang?
- Cho HS quan sát bản đồ địa lí Việt Nam.
+ Em biết gì về chè Thái Nguyên?
** Nêu quy trình chế biến chè?
+ Trong những năm gần đây trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng loại cây gì?
* Kết luận: GV chốt lại ý chính.
4. Hoạt động 3: Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp.
- Cho HS quan sát tranh đồi trọc.
+ Vì sao ở trung du Bắc Bộ lại có những nơi đất trống, đồi trọc?
+ Để khắc phục tình trạng này người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì?
+Trồng rừng có tác dụng gì?
+ Để bầu không khí trong lành, môi trường trong sạch, bản thân em cần phải làm gì?
- Kết luận: GV chốt lại ý chính.
D. Củng cố, dặn dò
- Nêu những đặc điểm tiêu biểu của vùng trung du Bắc Bộ?
-Vận động gia đình tham gia trồng và bảo vệ rừng.
- GV nhận xét giờ học.
- Hỏi theo cặp về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn?
- 2 HS trả lời.
- HS đọc thầm kênh chữ và quan sát tranh ảnh trong SGK.
- Là một vùng đồi.
- Đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.
- Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang.
- HS chỉ trên bản đồ.
- Cả lớp nhận xét - bổ sung.
- Mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa của miền núi.
* Vài học sinh nhắc lại.
- HS quan sát và thảo luận nhóm đôi.
- Thích hợp cho việc phát triển cây ăn quả và cây công nghiệp.
- Thái Nguyên : Cây chè
- Bắc Giang: Cây vải.
- HS tìm vị trí 2 địa phương này trên bản đồ.
- Thơm ngon, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- HS nhận thức tốt nêu.
- Chuyên trồng cây ăn quả đạt hiệu quả cao.
- Vì rừng bị khai thác cạn kiệt do đốt phá rừng làm nương rẫy để trồng trọt và khai thác gỗ bừa bãi.
- Cây công nghiệp lâu năm: Trẩu, keo,...
- Chống xói mòn, giữ nước,...
- Phải bảo vệ rừng, tích cực trồng cây...
________________________________
Lịch sử:
( Cô Vân soạn giảng)
_________________________________
Mĩ thuật:
( Cô Ngân soạn giảng)
__________________________________________________________________
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 5 BUOI 2(4B).doc