Giáo án Lớp 4 Tuần 5 - GV: Nguyễn Viết Lợi - Tiểu học Đức Trí

TOÁN(21): LUYỆN TẬP

I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Củng cố và nhận xét về số ngày trong từng tháng của một năm.

- Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày.

- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc thế kỉ.

- Bài tập cần làm: bài 1,2,3/26/SGK

II/ CHUẨN BỊ:

- Nội dung bài 1 kẻ sẵn trên bảng phụ.

III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

doc53 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 5 - GV: Nguyễn Viết Lợi - Tiểu học Đức Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC(5): BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (T1) I/ MỤC TIÊU: - Biết được trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. HSKG: * Biết trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề liên quan đến trẻ em. * Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác. * GDBVMT: Biết cần có ý thức bảo vệ môi trường, không gây tiếng ồn, không chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khu vực dân cư sinh sống. * GDKNS:Tự tin, mạnh dạn bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình ở trường học cũng như ở trong gia đình. * GDTKNLHQ: Có ý thức tiết kiệm giấy cũng như bảng phujtrong các hoạt động thảo luận nhóm. II/ CHUẨN BỊ: Giấy màu xanh – đỏ - vàng cho mỗi HS (HĐ3 – tiết 1). III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. Kiểm tra bài cũ: - Y/c HS trả lời câu hỏi sau: Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì? Hãy nêu 1 việc làm của em thể hiện tinh thần vượt khó trong học tập. - Nhận xét việc học bài của HS. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Nhận xét tình huống - GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp. - GV chia nhóm, phân công mỗi nhóm thảo luận phan tích một tình huống trang 9, SGK và một vài nhóm thảo luận phan tích các tình huống có liên quan đến chủ đề GDMT. Em sẽ làm gì trong các tình huống sau? Vì sao? + Thời gian gần đây, có lò nung vôi hoạt động gần trường học nhà em. Khói bay vào lớp học khiến em và các bạn rất khó chịu + Nhà hàng xóm mở nhạc ầm ĩ khiến em không thể tập trung học bài. + Góc học tập ở nhà em không đủ ánh sáng H: Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những vấn đề trên? H: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình không? Điều đó được qui định ở dâu? Khi nào? KL: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về tất cả các vấn đề có liên quan đến cuộc sống của em. Điều đó được qui định rõ trong Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em và trong Luật Bảo vệ, Chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá các hành vi việc làm - GV cho HS thảo luận nhóm đôi BT1 và bổ sung thêm 2 VD sau để HS nhận xét, đánh giá và bày tỏ ý kiến. + Chuồng lợn nhà Khoa đặt gần nhà. Thỉnh thoảng mùi cám lợn, phân lợn bốc vào nhà rất hôi thối, khó chịu. Khoa nói với bố mẹ nên chuyển chuồng lợn đi chỗ khác để đảm bảo vệ sinh, sức khoẻ cho cả gia đình. + Mới đây, trước Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ hình thành một chợ mới gây mất trật tự, vệ sinh, làm ảnh hưởng đến việc học tập của HS nhà trường. Vì thế cả HS nhà trường đã cùng với các thầy cô gửi đơn tới uỷ ban nhân dân xã đề nghị giải tán chợ này .* GDBVMT: Biết cần có ý thức bảo vệ môi trường, không gây tiếng ồn, không chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khu vực dân cư sinh sống. - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. H: Vì sao nhóm em chọn cách đó? H: Theo em, ngoài việc học tập còn những việc gì có liên quan đến trẻ em? KL: Những việc diến ra xung quanh môi trường các em sống, chỗ các em sinh hoạt, hoạt động vui chơi, học tập, các em đều có quyền nêu ý kiến thẳng thắn, chia sẻ những mong muốn của mình. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. Phát cho mỗi nhóm 3 miếng bìa màu xanh – đỏ - vàng. Y/c các nhóm thảo luận về các câu hỏi. - GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp: + Y/ 1HS lên bảng lần lượt đọc từng câu để các nhóm nêu ý kiến. + Với những câu có nhóm trả lời sai hoặc phân vân thì GV y/c nhóm đó giải thích và mới nhóm trả lời đúng giải thích lại cho cả lớp cùng nghe vì sao lại chọn đáp án đó. H: Lấy ví dụ về 1 ý muốn trẻ em mà không thể thực hiện. * GDKNS:Tự tin, mạnh dạn bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình ở trường học cũng như ở trong gia đình. - Tổng kết, khen ngợi nhóm đã trả lời chính xác. 3. Củng cố - dặn dò: * GDTKNLHQ: Có ý thức tiết kiệm giấy cũng như bảng phujtrong các hoạt động thảo luận nhóm - Nhận xét tiết học. - GV y/c HS về nhà tìm hiểu những việc có liên quan đến trẻ em và bày tỏ ý kiến của mình. - Chuẩn bị bài để tiết sau học tiếp. - Một số HS trả lời câu hỏi. - Lắng nghe. - Hoạt động trong nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày và nhận xét. - HS suy nghĩ, trả lời. - Lắng nghe. - HS thảo luận nhóm 4 và trình bày. - Các nhóm lần lượt đưa ra ý kiến. - Các nhóm thảo luận, thống nhất ý cả nhóm tán thành, không tán thành hoặc phân vân ở mỗi câu. - Các nhóm giơ bìa màu thể hiện ý kiến của nhóm đối với mỗi câu. + Đòi hỏi bố mẹ nuông chiều, đòi hỏi quá khả năng bố mẹ Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011 KHOA HỌC(9): SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN I/ MỤC TIÊU: - Biết được cần ăn phối hợp chất béo có trong nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật. - Nêu được ích lợi của muối i-ốt (iúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ), tác hại của thói quen ăn mặn (dễ gây bệnh cao huyết áp). * PCTNTT: Giúp trẻ nhận biết ăn uống phải vệ sinh:Thực phẩm phải sạch, an toàn: không có hoá chất, không nhiễm bệnh, không ôi, thiu. + Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh: Không sử dụng thực phẩm quá hạn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; không ăn các loại thực phẩm có thể gây ngộ độc như khoai tây đã nảy mầm, cá nóc, đậu lạc mốc II/ CHUẨN BỊ:Hình minh hoạ trang 14, 15 SGK (phóng to nếu có điều kiện). Sưu tầm tranh ảnh về quảng cáo thực phẩm có chứa i-ốt và những tác hại do không ăn muối i-ốt. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: 1) Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật? 2) Tại sao ta nên ăn nhiều cá? - Nhận xét, cho điểm HS. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Trò chơi: “Thi kể tên những món rán (chiên) hay xào. - GV tiến hành trò chơi theo các bước: - Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn. - Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món rán (chiên) xào. Lưu ý mỗi HS chỉ viết tên 1 món ăn. - GV cùng các trọng tài đếm số các món ăn các đội kể được, công bố kết quả. H: Gia đình em thường rán (chiên) xào bằng dầu thực vật hay mỡ động vật? Hoạt động 2: Vì sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật? Việc 1: GV tiến hành thảo luận nhóm theo định hướng. - Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm từ 6 đến 8HS. Y/c quan sát hình minh họa trang 20 SGK và đọc kỹ các món ăn trên bảng để trả lời các câu hỏi: + Những món ăn nào vừa chứa chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật? + Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật? - GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - Sau 7 phút GV gọi 2 đến 3HS trình bày ý kiến của nhóm mình. - Nhận xét từng nhóm. Việc 2: GV y/c đọc phần thứ nhất của mục Bạn cần biết. * PCTNTT: Giúp trẻ nhận biết ăn uống phải vệ sinh:Thực phẩm phải sạch, an toàn: không có hoá chất, không nhiễm bệnh, không ôi, thiu. + Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh: Không sử dụng thực phẩm quá hạn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; không ăn các loại thực phẩm có thể gây ngộ độc như khoai tây đã nảy mầm, cá nóc, đậu lạc mốc Hoạt động 3: Tại sao nên sử dụng muối ăn và không nên ăn mặn? Việc 1: GV y/c HS giới thiệu những tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối iốt đã yêu cầu từ tiết trước. - Yc HS quan sát hình minh họa và trả lời câu hỏi: Muối i-ốt có lợi gì cho con người? - Gọi 3 đến 5HS trình bày ý kiến của mình. GV ghi những ý kiến không trùng lặp lên bảng. - Gọi HS đọc phần thứ 2 mục Bạn cần biết. Việc 2: GV hỏi HS: Muối i-ốt rất quan trọng nhưng nếu ăn mặn thì có tác hại gì? - GV ghi nhanh những ý kiến không trùng lặp lên bảng. KL: Chúng ta cần hạn chế ăn mặn để tránh bệnh huyết áp cao. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ăn uống hợp lí, không nên ăn mặn và cần ăn muối i-ốt. - 2HS lên bảng trả lời câu hỏi. Cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - HS chia đội và cử trọng tài của đội mình. - HS lên bảng viết tên các món ăn: thịt rán, cá rán, tôm rán, khoai tây rán, rau xào, thịt xào, rang cơm, nem rán, đậu rán, lươn xào - HS trả lời. - Chia nhóm và hoạt động theo định hướng của GV. + Những món ăn: thịt rán, tôm rán, cá rán, thịt bò xào, - Vì trong chất béo động vật có chứa a-xít béo no, khó tiêu, trong chất béo thực vật có nhiều a-xít béo không no, dễ tiêu. Vậy ta nên ăn kết hợp chúng để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh được các bệnh về tim mạch. - 2HS đọc to trước lớp, cả lớp đọc thầm theo. - HS mang những tranh ảnh mình mang ra để trình bày. - HS thảo luận cặp đôi. - Trình bày ý kiến: * Nấu thức ăn hằng ngày. * Tránh bệnh bướu cổ. * Phát triển thị lực và trí lực. - 2HS lần lượt đọc to trước lớp, HS cả lớp theo dõi. + HS nối tiếp nhau trả lời. — Ăn mặn sẽ rất khát nước. — Ăn mặn sẽ bị huyết áp cao. - HS lắng nghe. Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2011 KHOA HỌC(10): ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN. SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN I/ MỤC TIÊU: - Biết được hằng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn. * PCTNTT: Giúp HS biết lựa những thực phẩm để tránh bị ngộ độc: + Thực phẩm sách, an toàn, không có hoá chất, không nhiễm bệnh, không ôi thiu. + Để đảm bảo an toàn không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, có màu sắc và mùi vị lạ. Không ăn thực phẩm chưa đun chín. * Liên hệ GDMT: Cần bảo vệ môi trường sống như đất, nước vì nó có ảnh hưởng đến các loại rau, quả mà hằng ngày ta vẫn ăn. * GDKNS:Biết lựa chọn thực phẩm, rau quả sạch và an toàn II/ CHUẨN BỊ: - Hình minh hoạ trang 22, 23 SGK (phóng to nếu có điều kiện). - Một số rau còn tươi, 1 bó rau bị héo, 1 hộp sữa mới và một hộp sữa để lâu đã bị gỉ. - 5 tờ phiếu có ghi sẵn các câu hỏi. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: 1) Vì sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật? 2) Vì sao phải ăn muối i-ốt và không nên ăn mặn? - Nhận xét, cho điểm HS. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Ích lợi của việc ăn rau và quả chín hằng ngày - GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi với các câu hỏi: 1. Em cảm thấy thế nào nếu vài ngày không ăn rau? 2. Ăn rau và quả chín hằng ngày có ích lợi gì? - Nhận xét, tuyên dương nhóm thảo luận tốt. Hoạt động 2: Trò chơi “Đi chợ mua hàng” - GV y/c cả lớp chia thành 4 tổ, sử dụng các loại rau, đồ hộp mình mang đến lớp để tiến hành trò chơi. + Các đội hãy cùng đi chợ, mua những thứ thực phẩm mà mình cho là sạch và an toàn. + Sau đó giải thích tại sao đội mình chọn mua thứ này mà không chọn mua thứ kia. + Nhận xét, tuyên dương các nhóm biết mua hàng và trình bày lưu loát. * GDMT: Cần bảo vệ môi trường sống như đất, nước vì nó có ảnh hưởng đến các loại rau, quả mà hằng ngày ta vẫn ăn. * GDKNS:Biết lựa chọn thực phẩm, rau quả sạch và an toàn Hoạt động 3: Các cách thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm - GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng: Chia lớp thành 10 nhóm, phát phiếu có ghi sẵn câu hỏi cho mỗi nhóm. - Sau 10 phút GV gọi các nhóm lên trình bày - Tuyên dương các nhóm có ý kiến đúng và trình bày rõ ràng, dễ hiểu. Nội dung phiếu: PHIẾU 1 1. Hãy nêu cách chọn thức ăn tươi, sạch. 2. Làm thế nào để nhận ra rau thịt đã ôi? PHIẾU 2 1. Khi mua đồ hộp em cần chú ý điều gì? 2. Vì sao không nên dùng thực phẩm có màu sắc và mùi vị lạ? PHIẾU 3 1. Tại sao sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm và dụng cụ nấu ăn? 2. Nấu chín thức ăn có lợi gì? PHIẾU 4 1. Tại sao phải ăn thức ăn ngay khi nấu xong? 2. Bảo quản thức ăn chưa dùng hết trong tủ lạnh có lợi gì? * PCTNTT: Giúp HS biết lựa những thực phẩm để tránh bị ngộ độc: + Thực phẩm sách, an toàn, không có hoá chất, không nhiễm bệnh, không ôi thiu. + Để đảm bảo an toàn không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, có màu sắc và mùi vị lạ. Không ăn thực phẩm chưa đun chín. 3. Củng cố - dặn dò: - Gọi HS đọc lại mục Bạn cần biết - Dặn HS về nhà tìm hiểu xem gia đình mình làm thế nào để bảo quản thức ăn. - 2HS lên bảng trả lời câu hỏi, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - Thảo luận cùng bạn. 1. Em thấy người mệt mỏi, khó tiêu, không đi vệ sinh được. 2. Chống táo bón, đủ các chất khoáng và vi-ta-min cần thiết, đẹp da. - HS lắng nghe. - HS chia tổ và để gọn những thứ tổ mình có vào 1 chỗ. + Các đội cùng đi mua hàng. + Mỗi đội cử 2HS tham gia, giới thiệu về thức ăn đội đã mua. Ví dụ về cách trả lời đúng: Đội em mua loại rau còn tươi vì khi chế biến các món ăn ngon, không bị ngộ độc, còn loại rau đã héo và úa vàng không nên mua vì chúng sắp hỏng, ăn không ngon và dễ mắc bệnh. - HS lắng nghe, ghi nhớ. - Chia nhóm và nhận phiếu câu hỏi của nhóm mình và tiến hành thảo luận. - Các nhóm lên trình bày và nhận xét, bổ sung cho nhau. - 1HS đọc. Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2011 LỊCH SỬ(5): NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC I/ MỤC TIÊU: Sau bài học, HS nêu được: - Thời gian nước ta bị các triều đậi phong kiến phương Bắc đô hộ là năm 179 TCN đến năm 938. - Một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. - Nhân dân ta không chịu khuất phục, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc. II/ CHUẨN BỊ: - Phiếu học tập. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 3HS lên bảng, y/c HS1 và HS2 trả lời 2 câu hỏi cuối bài 2; HS3 kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc. - GV nhận xét và cho điểm HS. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta - GVy/c HS đọc từ “Sau khi Triệu Đà . sống theo pháp luật của người Hán”. H: Sau khi thôn tính được nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thi hành những chính sách áp bức, bóc lột nào đối với nhân dân ta? - Y/c HS thảo luận nhóm: Tìm sự khác biệt về tình hình nước ta về chủ quyền, về kinh tế, về văn hoá trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. TG Các mặt Trước năm 179 TCN Từ năm 179 TCN đến năm 938 Chủ quyền Kinh tế Văn hoá - GV gọi đại diện nhóm. GV nhận xét các ý kiến của HS và ghi các ý kiến đúng vào bảng. Hoạt động 2: Các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc - GV phát phiếu học tập cho từng HS. Y/c: Hãy đọc SGK và điền các thông tin về các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc vào bảng thống kê. - Y/c HS báo cáo kết quả trước lớp. GV ghi ý kiến của HS lên bảng để hoàn thành bảng thống kê. H: Từ năm 179 TCN đến năm 938 nhân dân ta đã có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớn chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc? H: Mở đầu cho các cuộc khởi nghĩa đó là cuộc khởi nghĩa nào? H: Cuộc khởi nghĩa nào đã kết thúc hơn một nghìn năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc và giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước ta? H: Việc nhân dân ta liên tục khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc nói lên điều gì? àGiáo dục HS tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc qua đó càng yêu quê hương đất nước hơn. 3. Củng cố - dặn dò: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài. - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, trả lời các câu hỏi cuối bài và chuẩn bị bài “Khởi nghĩa Hai Bà Trưng”. - 2HS lên bảng thực hiện y/c của GV, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - HS đọc thầm, sau đó tiếp nối nhau trả lời: + Chúng chia nước ta thành nhiều quận, huyện do chính quyền người Hán cai quản, bắt nhân dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để cống nạp. Chúng đưa người Hán sang ở cùng với nhân dân ta, bắt nhân dân ta phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo pháp luật của người Hán. - HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, thảo luận và điền kết quả vào phiếu. - 1 nhóm đọc kết quả, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. - HS làm việc cá nhân. - 1HS nêu, các HS khác theo dõi và bổ sung. + Có 9 cuộc khởi nghĩa lớn. + Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. + Khởi nghĩa của Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938. + Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm, bền chí đánh giặc giữ nước. - 2HS đọc. Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011 ĐỊA LÍ(5): TRUNG DU BẮC BỘ I/ MỤC TIÊU: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình trung du Bắc Bộ. - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người trung du Bắc Bộ. - Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc bộ. *HSKG: Nêu được qui trình chế biến chè. * Liên hệ GDMT: mối quan hệ giữa môi trường và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở trung du và mối quan hệ giữa việc nâng cao chất lượng cuộc sống với việc khai thác môi trường. II/ CHUẨN BỊ: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bộ. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS a. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng, trả lời 2 câu hỏi cuối bài Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn. - Nhận xét và cho điểm từng HS. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải - GV y/c HS quan sát tranh, ảnh về vùng trung du, trả lới các câu hỏi sau: + Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng? + Em có nhận xét gì về đỉnh, sườn đồi và cách sắp xếp các đồi của vùng trung du? + Hãy so sánh những đặc điểm đó với dãy Hoàng Liên Sơn? - Nhận xét câu trả lời của HS. KL: Vùng trung du là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng bởi vậy nó mang những đặc điểm của cả 2 vùng miền này. Vùng trung du là vùng đồi có đỉnh tròn và sườn thoải. - Y/c HS lên bảng, chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam các tỉnh có vùng trung du. - Nhận xét, chỉ lại trên bản đồ. Hoạt động 2: Chè và cây ăn quả ở trung du - GV treo tranh, y/c quan sát và trả lời các câu hỏi sau: + Hãy nói tên tỉnh, loại cây trồng tương ứng và chỉ vị trí 2 tỉnh trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. + Mỗi loại cây trồng đó thuộc cây ăn quả hay cây công nghiệp? - Y/c HS quan sát hình 3 và thảo luận cặp đôi về quy trình chế biến chè. - Chốt ý. Hoạt động 3: Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp H: Hiện nay ở các vùng núi và trung du có hiện tượng gì xảy ra? H: Theo em, hiện tượng đất trống, đồi trọc sẽ gây ra hậu quả ntn? * GDMT: mối quan hệ giữa môi trường và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở trung du (rừng, khoáng sản) và mối quan hệ giữa việc nâng cao chất lượng cuộc sống với việc khai thác môi trường. H: Em có nhận xét gì về bảng số liệu trên và nêu ý nghĩa của những số liệu đó? - Chốt ý và liên hệ GDHS phải biết BVMT. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và chuẩn bị bài “Tây Nguyên”. - 2HS lên bảng trả lời câu hỏi, cả lớp theo dõi đẻ nhận xét. - Lắng nghe. - Đọc mục 1 SGK và quan sát tranh, ảnh hình 1, hình 2 trả lời: + Vùng đồi. + Đỉnh tròn, sườn thoải và các đồi xếp liền nhau. + Dãy Hoàng Liên Sơn cao, đỉnh núi nhọn hơn và sườn dốc hơn so với dỉnh và sườn đồi của vùng trung du. - Đọc tên bản đồ và chỉ các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc. - Dựa vào kênh chữ, kênh hình mục 2 SGK, thảo luận, trả lời: + 2 – 3HS lên bảng vừa nói vừa chỉ vị trí tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang trên bản đồ. + Chè là cây công nghiệp, vải thiều là cây ăn quả. - HS thảo luận cặp đôi và một số cặp trình bày trước lớp. + Hiện tượng khai thác gỗ bừa bãi, làm đất trống, đồi trọc. - Gây kũ kụt, dất đai cằn cỗi, kéo theo sự thiệt hai lớn về người và của. + Diện tích rừng trồng mới ở Phú Thọ trong những năm gần đây đang tăng lên. Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011 TOÁN(21): LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: Giúp HS: - Củng cố và nhận xét về số ngày trong từng tháng của một năm. - Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày. - Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc thế kỉ. - Bài tập cần làm: bài 1,2,3/26/SGK II/ CHUẨN BỊ: - Nội dung bài 1 kẻ sẵn trên bảng phụ. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng, y/c làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 20. - Nhận xét và cho điểm HS. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: - Y/c HS đọc đề bài. - H/d HS cách tính số ngày trong tháng dựa vào mu bàn tay. - Y/c HS tự làm bài. - GV y/c HS nhận xét bài làm trên bảng, sau đó nhận xét và kết luận: a) Những tháng có 30 ngày: tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11. Những tháng có 31 ngày: tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12. Tháng có 28 (hoặc 29 ngày): tháng 2. b) Năm nhuận có 366 ngày. Năm không nhuận có 365 ngày. Bài 2: - Y/c HS tự đổi đơn vị, sau đó gọi một số HS giải thích cách đổi của mình. Bài 3: - Y/c HS đọc đề và tự làm bài. Phần b: Xác định năm sinh của Nguyễn Trãi là: 1980 – 600 = 1380 Từ đó xác định năm 1380 là thế kỉ thứ mấy? Bài 4: - Y/c HS đọc đề bài. H: Muốn xác định ai chạy nhanh hơn, chúng ta cần phải làm gì? - Y/c HS làm bài. - Nhận xét, chốt lại đáp án đúng: Bạn Bình chạy nhanh hơn và nhanh hơn 3 giây. Bài 5: - GV lần lượt đọc câu hỏi, HS viết đáp án vào bảng con. (Nếu có điều kiện, GV dùng mặt đồng hồ để quay kim đến các vị trí khác nhau để HS đọc giờ). 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm các bài tập h/d luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - 2HS lên bảng thực hiện, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - 1HS đọc đề bài. - Theo dõi GV h/d. - 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở nháp. - HS nhận xét bài làm trên bảng, sau đó đổi chéo vở nhau để kiểm tra. - 3HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 dòng, cả lớp làm vào VBT. - HS làm bài và nêu kết quả. - 1HS đọc đề bài. + Đổi thời gian chạy của 2 bạn ra giây rồi so sánh. - Làm bài và nêu kết quả. - HS viết đáp án của mình vào bảng con. Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011 TOÁN(22): TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG I/ MỤC TIÊU: - Có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số. - Biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số. - Bài tập cần làm: bài 1(a/b/c); bài 2/26/SGK II/ CHUẨN BỊ: - Hình vẽ và đề bài toán a, b phần bài học SGK viết sẵn trên bảng phụ. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lến bảng, y/c làm các bài tập h/d luyện tập thêm của tiết 21. - Nhận xét và cho điểm HS. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2. Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng: Bài toán 1: - Y/c HS đọc đề. - GV cùng HS phân tích đề bài. - GV vẽ tóm tắt (vừa vẽ vừa giải thích sơ đồ). H: Có tất cả bao nhiêu l dầu? H: Nếu rót đều số l dầu đó vào 2 can thì mỗi can có mấy l? - H/d trình bày bài giải: H: Muốn tìm số l dầu rót đều vào mỗi can thì ta phải biết được gì? H: Làm thế nào để tính được tổng số l dầu? H: Làm thế nào để biết được số l dầu được rót đều vào mỗi can? - Y/c 1HS lên bảng trình bày bài giải. - Nhận xét, chữa bài. GV: Can thứ nhất có 6 l dầu, can thứ hai có 4 l dầu. lấy tổng số l dầu đó chia cho 2 được số l dầu rót đều vào mỗi can: (6 + 4) : 2 = 5 (l) Ta gọi 5 là số trung bình cộng của hai số 6 và 4. à Can thứ nhất có 6 l dầu, can thứ hai có 4 l, trung bình cộng mỗi can có 5 l. H: Vậy muốn tính trung bình cộng của hai số 4 và 6 ta làm thế nào? H: Muốn tìm trung bình cộng của hai số ta làm thế nào? Bài toán 2: - Y/c HS đọc đề bài. H: Bài toán cho biết gì? H: Bài toán hỏi gì? - Y/c HS làm bài. - Nhận xét, chữa bài. Nhận xét: Số 28 là trung bình cộng của 3 số 25; 27 và 32. Ta viết: (25 + 27 + 32) : 3 = 28 H: Vậy muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào? GV ghi bảng. 2. Luyện tập – thực hành: Bài 1: - Y/c HS đọc đề, H/d cách trình bày, Y/c HS nêu lại cách tìm số trung bình cộng của nhiều số. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2: - Y/c HS đọc đề bài, phân tích đề và tóm tắt, trình bày bài giải (làm toán chạy). - Nhận xét, chữa bài. Bài 3: H: Bài toán y/c chúng ta làm gì? - GV y/c HS làm bài. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm các bài tập h/d luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - 1HS đọc đề bài. + Có 4 + 6 = 10 l dầu. + 10 : 2 = 5 l dầu. + Tổng số l dầu 2 can là bao nhiêu. + Lấy 6 + 4. + Lấy tổng số dầu đó chia cho 2. - 1HS lên bảng trình bày, cả lớp làm vào vở nháp. - Lắng nghe. + (6 + 4) : 2 = 5. + Muốn tìm TBC của hai số ta tính tổng của hai số đó rồi chia tổng đó cho 2. - 1HS đọc đề bài. + Số học sinh của 3 lớp lần lượt là: 25HS, 27HS, 32 HS. + Trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh? - 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp. - Nhận xét bài làm của bạn trên bảng, đổi chéo vở để kiểm tra. - Lắng nghe. + Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng các số đó, rồi chia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTIENG VIET -TUAN 5.doc
Tài liệu liên quan