Giáo án Lớp 4 Tuần 6 - Buổi 1

BUỔI 1:

Toán:

Tiết 29: PHÉP CỘNG

I. Mục tiêu:

- Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.

- Bài tập cần làm:Bài 1, bài 2 (dòng 1, 3), bài 3.

II. Đồ dùng dạy học :

- Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học :

A. Ổn định :

- Lớp hát một bài.

B. Kiểm tra bài cũ :

- Nêu các bước thực hiện phép cộng đã học ? ( 1 – 2 HS)

- GV nhận xét, củng cố.

 

doc22 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 6 - Buổi 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớp? - HS thực hiện phỏng vấn. - Những công việc em muốn tham gia ở trường ? - Những nơi mà bạn muốn đi thăm ? ** Nguồn nước và môi trường nơi bạn sinh sống? + Kết luận: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến của mình cho người khác để trẻ em có những điều kiện phát triển tốt nhất. C. Hoạt động ứng dụng : - Em có nhận xét gì về môi trường tự nhiên của địa phương em hiên nay? Em cần làm gì để môi trường tự nhiên ở địa phương em ngày càng xanh, sạch đẹp hơn ? D. Đánh giá : - GV nhận xét giờ học. - Về nhà tìm hiểu những việc có liên quan đến trẻ em. Và bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề đó. Tích cực cùng gia đình, mọi người xung quanh biết bảo vệ môi trường. __________________________________________________________________ Ngày soạn: 8/10 /2017 Ngày giảng: Thứ ba ngày 10/10 /2017 BUỔI 1: Toán: Tiết 27: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số. - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. - Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3 (a, b, c), bài 4 (a, b). II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: A. Ổn định: - Tổ chức cho HS đố nhau cách đọc biểu đồ. B. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách đọc biểu đồ?(1 HS) - GV nhận xét nhắc lại cách đọc biểu đồ. C. Bài mới: Bài 1: - YC HS làm bài. - Cách tìm số liền trước? Số liền sau? - Giá trị chữ số 2 trong số sau? + 82360945 + 7283096 + 1547238 - Muốn tìm giá trị của các chữ số trong mỗi số ta căn cứ vào đâu? Bài 3 ( a,b,c) - GV nhận xét, đánh giá Bài 4** (a,b) - HD HS làm bài. + 1 thế kỷ có bao nhiêu năm? - GV nhận xét, đánh giá. D. Củng cố, dặn dò: - Một thế kỉ gồm bao nhiêu năm? - GV nhận xét giờ học. - Về nhà ôn bài + chuẩn bị bài giờ sau. - HS thực hiện nhóm 2. - HS nêu yêu cầu. - HS làm miệng. +Số liền sau số: 2835917 là 2835918. +Số liền trước số: 2835917 là 2835916. - HS nêu - Số 2 chỉ: 2000000. 200000. 200. - Căn cứ vào vị trí của chữ số đó thuộc hàng lớp nào? - HS đọc yêu cầu. - HS QS SGK viết vào chỗ chấm trong sách, trả lời miệng. - HS nhận xét. - HS nêu yêu cầu. - HS nhận xét. - HS trao đổi trong nhóm, trình bày, giải thích. a) Năm 2000 thuộc thế kỷ XX.. b) Năm 2005 thuộc thế kỷ XXI. _________________________________ Tiếng Anh: (Cô Thương soạn giảng) _________________________________ Chính tả: Tiết 6: NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ I. Mục tiêu : - Nghe -viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài. - Làm đúng BT 2 (CT chung), BTCT phương ngữ (3) a. Củng cố âm đầu dễ lẫn s/x. II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học : A.Ổn định : - Lớp hát một bài. B. Kiểm tra bài cũ: - Đọc cho HS viết các từ bắt đầu bằng l/n ? - GV nhận xét, đánh giá. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn nghe-viết: a) Hướng dẫn chuẩn bị: - GV đọc mẫu bài viết. - Ban-dắc là một người như thế nào? - Nêu tiếng, từ nào cần viết hoa, dễ lẫn? Cho HS luyện viết tiếng dễ lẫn. b) Viết chính tả : - GV nhắc nhở cách trình bày. - GV đọc bài cho HS viết . - Đọc soát lỗi. c) Đánh giá, chữa bài. - GV đánh giá1 số bài, nhận xét. - HDHS sửa lỗi. 3. Luyện tập: Bài 2 : - Cho HS đọc yêu cầu. - Cho HS tự đọc bài, phát hiện và sửa lỗi. - GV nhận xét. Bài 3: ** - Bài tập yêu cầu gì? - Gọi HS làm bài. - Có tiếng chứa âm s. - Có tiếng chứa âm x. - GV nhận xét, đánh giá. D. Củng cố dặn dò: - Em có nhận xét gì về nhân vật trong câu chuyện trên? - GV nhận xét giờ học.Dặn HS chuẩn bị bài giờ sau. - HS viết: lên lớp; long lanh; lung linh,.. - HS đọc thầm. - 1 HS đọc bài. - Là một nhà văn nổi tiếng thế giới có tài tưởng tượng tuyệt vời. - HS nêu và viết bảng con, 1 số học sinh lên bảng viết. VD: lên xe, nên nói, lâu, nghĩ, nói dối, Ban- dắc - HS đọc lại từ vừa viết. - Nêu cách trình bày. - HS viết bài. - HS soát bài. - HS chữa lỗi. - Lớp đọc thầm. - HS lên bảng gạch chân lối, lớp theo dõi . - HS nhận xét, nêu cách sửa. - Tìm từ láy có âm đầu s/x. - HS làm bảng nhóm thi làm bài nhanh. + Suôn sẻ; sốt sắng; say sưa; + Xôn xao; xì xèo; xanh xao; - Chữa bài vào VBT - HS trả lời. _________________________________________ Luyện từ và câu: Tiết 11: DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG I. Mục tiêu: - Hiểu được khái niệm DT chung và DT riêng (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được DT chung và DT riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng (BT1, mục III); nắm được qui tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng qui tắc đó vào thực tế (BT2). II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: A. Ổn định: - Lớp hát một bài. B. Kiểm tra bài cũ: - Danh từ là gì? ( 1 HS) - Y/C HS làm miệng bài tập 2 ( T10). - GV nhận xét, đánh giá. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Tìm hiểu danh từ chung, danh từ riêng. a. Phần nhận xét: Bài 1. - Gọi HS nêu yêu cầu. - HS đọc yêu cầu bài, làm bài. - HS nêu KQ. - Y/C HS làm bài. a) sông. b) Cửu Long. c) vua. - GV nhận xét. d) Lê Lợi. Bài 2: - HDHS nhận xét. + Sông chỉ gì? + Cửu Long chỉ gì? + Vua? +Lê Lợi? + Từ Lê Lợi, Cửu Long được viết thế nào? - HS nêu yêu cầu. - HS trình bày miệng. - Tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn. - Tên riêng của dòng sông. - Tên chung để chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến. - Tên riêng của 1 vị vua. - Viết hoa. -Những tên chung của 1 loạt sự vật được gọi là gì? - Cho HS nêu ví dụ? - Danh từ chung. VD: sông, bàn, - Những tên riêng của 1 sự vật nhất định được gọi là gì? - Cho HS nêu ví dụ? Bài 3: - Danh từ riêng. VD : sông Hồng,Khe Vải, - Nhận xét cách viết. - Danh từ nào được viết hoa? Danh từ nào không được viết hoa? - HS nhận xét. +Danh từ chung không viết hoa. + Danh từ riêng luôn được viết hoa. b. Ghi nhớ: 3. Thực hành: Bài 1: - 3 - 4 học sinh nhắc lại. - Thế nào là danh từ? - Thế nào là danh từ chung? Danh từ riêng? - HD mẫu: + núi,dòng,.. - HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS làm bài trên bảng nhóm. - Các nhóm dán kết quả, trình bày. - HS lớp nhận xét, bổ sung. + Danh từ chung: núi, dòng, sông, dãy, mặt, sông, ánh, nắng, đường, dãy, nhà, trái, phải, giữa, trước. + Chung, + Danh từ riêng: Chung, Lam, Thiên, Nhẫn, Trác, Đại Huệ, Bác Hồ. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 2**: - Viết họ và tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ lớp em? - Họ tên các bạn trong lớp là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao? D. Củng cố, dặn dò: - Thế nào là DTC, DTR? - Áp dụng cách viết danh từ khi vết bài. - GV nhận xét giờ học, dặn HS viết đúng danh từ riêng. - HS lên bảng viết:Trần Trung Kiên,Trần Thị Ngân, - Là danh từ riêng vì chỉ 1 người cụ thể. Danh từ riêng phải viết hoa - cả họ, tên và tên đệm. __________________________________________________________________ Ngày soạn: 9/10 /2017 Ngày giảng: Thứ tư ngày 11/10 /2017 BUỔI 1: Toán: Tiết 28: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số. - Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian. - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. - Tìm được số trung bình cộng. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học : A. Ổn định : - Lớp hát một bài. B. Kiểm tra bài cũ: - Nêu nội dung bài trước. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Thực hành: Bài 1. - HDHS chọn ý đúng. - Tổ chức cho HS trắc nghiệm kết quả trên bảng con. + GV đọc từng ý để HS chọn và ghi lựa chọn của mình trên bảng con. - GV nhận xét mỗi lầm giơ bảng. Bài 2. - Tổ chức cho HS trắc nghiệm kết quả trên bảng con. + GV đọc từng ý để HS chọn và ghi lựa chọn của mình trên bảng con. - GV nhận xét mỗi lầm giơ bảng. - GV nhận xét mỗi lầm giơ bảng. D. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét chung giờ học. - VN học bài chuẩn bị bài sau. - HS nêu yêu cầu. - HS làm vào SGK. - HS ghi KQ vào bảng con. a. D d. C b. B e. C c. C - HS đọc yêu cầu. - HS ghi KQ vào bảng con. a. Hiền đã đọc 33 quyển sách. b. Hoà đã đọc 40 quyển sách. c. Hoà đọc nhiều hơn Thực 15 quyển sách. d. Trung đọc ít hơn Thực 3 quyển sách. e. Hoà đã đọc nhiều sách nhất. g. Trung đọc ít sách nhất. **. Trung bình mỗi bạn đã đọc được: (33+40+22+25):4=30(quyển sách) Đáp số: 30 quyển sách. ________________________________ Tập đọc: Tiết 12: CHỊ EM TÔI I. Mục tiêu: - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa: Khuyên HS không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình (trả lời được các câu hỏi trong SGK). *KNS: Tự nhận thức về bản thân. Thể hiện sự cảm thông. Xác định giá trị. Lắng nghe tích cực II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học : A. Ổn định: - Thể dục đầu giờ. B. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài Nỗi dằn vặt của An - đrây – ca. ( 2 HS) - GV nhận xét, đánh giá. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ : - Luyện đọc đoạn. + GV theo dõi hướng dẫn đọc từ khó, ngắt hơi trong câu văn dài. - Luyện đọc đoạn. + GV giảng thêm 1 số từ cần nắm ý nghĩa có trong bài. - Luyện đọc trong nhóm.. - Đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. 3. Tìm hiểu bài: - Cô chị xin phép ba đi đâu? - Cô có đi học nhóm thật không? Em đoán xem cô đi đâu? - Cô nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa? - Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy? - Vì sao mỗi lần nói dối cô chị lại ân hận? * Đoạn 1 cho biết cô chị là người thế nào ? - Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối? - Khi nhìn thấy em như thế về nhà thái độ của chị như thế nào? Chị đã nói với em như thế nào? - Người em đã trả lời chị thế nào? * Đoạn 2 cho ta biết gì? - Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ? - Cô chị đã thay đổi như thế nào? - Câu chuyện muốn nói với các em điều gì? ** Hãy đặt tên cho cô em và cô chị theo đặc điểm tính cách? * Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? 4. Hướng dẫn đọc diễn cảm: - Cho HS nhận xét và nêu cách đọc. - GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn từ: Hai chị emhết. + GV đọc mẫu. + HDHS luyện đọc phân vai N4. + Tổ chức thi đọc. - GV cùng lớp nhận xét và bình chọn. D. Củng cố, dặn dò: - Qua câu chuyện em rút ra bài học gì cho mình? - GV nhận xét giờ học, dăn học và ôn lại bài. - 3 học sinh tiếp nối nhau đọc bài. + HS luyện phát âm, ngắt hơi. - 3 Học sinh tiếp nối nhau đọc bài. + HS nêu chú giải SGK. + Đại diện 3 nhóm nối tiếp đọc bài. - HS nhận xét, bình chọn. - HS theo dõi SGK. - HS đọc thầm đoạn 1 để trả lời câu hỏi. - Xin phép ba đi học nhóm. - Cô không đi học nhóm mà đi chơi với bạn bè, đến nhà bạn, đi xem phim hay la cà ngoài đường. - Cô nói dối nhiều lần đến nỗi không biết lần này là lần thứ bao nhiêu? - Cô nói dối được nhiều lần như vậy vì bấy lâu nay ba cô vẫn tin cô. - Vì cô thương ba, biết mình đã phụ lòng tin của ba nhưng vẫn tặc lưỡi vì cô đã quen nói dối. * Cô chị hay nói dối. + HS đọc thầm lướt đoạn 2. - Cô em bắt chước chị, cũng nói dối ba đi tập văn nghệ, rồi rủ bạn vào rạp chiếu bóng, lướt qua trước mắt chị, vờ làm như không thấy chị. Chị thấy em nói dối đi học lại vào rạp chiếu bóng thì tức giận bỏ về. - Chị tức giận mắng em. - Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à? - Chị nói đi học nhóm sao lại ở rạp chiếu bóng, vì phải ở rạp chiếu bóng mới biết em không đi tập văn nghệ. Chị sững sờ vì bị lộ. - Cô chị hay nói dối đã tỉnh ngộ nhờ sự giúp đỡ của cô em. - Vì em nói dối hệt như chị, khiến chị nhìn thấy thói xấu của chính mình, vẻ buồn rầu của em đã tác động đến cô chị. - Cô không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa, cô cười mỗi khi nhớ lại cách em gái đã chọc tức mình, làm mình tỉnh ngộ. - Không được nói dối, nói dối có hại. VD: Cô em thông minh, 3 Học sinh đọc tiếp nối. - Toàn bài đọc giọng nhẹ nhàng hóm hỉnh, nhấn giọng từ gợi tả, gợi cảm. Đọc phân biệt lời nhân vật - HS luyện đọc. - Thi đọc cá nhân, nhóm. _____________________________ Khoa học: Tiết 11: MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN I. Mục tiêu: - Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp, - Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 24, 25 SGK. III. Các hoạt động dạy học. A. Ổn định: - Đóng vai trong tình huống. Ăn ít rau, quả chín. B. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao phải ăn nhiều rau - quả chín hàng ngày?( 1 – 2 HS) - GV nhận xét, đánh giá. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Các hoạt động cơ bản. Hoạt động 1: Các cách bảo quản thức ăn. * Mục tiêu: - Kể tên các cách bảo quản thức ăn. * Cách tiến hành: - Cho học sinh quan sát hình 24, 25-SGK. - Gọi học sinh nêu miệng. - Cho lớp nhận xét - bổ sung. *GV nhận xét kết luận. Hoạt động 2: Cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn. * Mục tiêu: - Giải thích được cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn. * Cách tiến hành: + Cho HS thảo luận. - Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì? - Cho học sinh làm bài tập. - a, b, c, e ‏‎ là làm cho các vi sinh vật không có điều kiện hoạt động. - ý d là ngăn không cho vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm. * Kết luận: GV chốt ý đúng. Hoạt động 3: Một số cách bảo quản thức ăn. * Mục tiêu: - HS liên hệ thực tế về cách bảo quản một số thức ăn mà gia đình áp dụng. * Cách tiến hành: - **Kể tên của 3 ®5 loại thức ăn và cách bảo quản ở gia đình em? * Kết luận: - Để thức ăn được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng người ta làm như thế nào? + HS quan sát nêu những cách bảo quản thức ăn trong từng hình. - Phơi khô. - Đóng hộp. - Ướp lạnh. - Làm mắm. - Làm mứt. - Ướp muối. - HS thảo luận nhóm 2. - Làm cho thức ăn khô để các vi sinh vật không phát triển được. a) Phơi khô, nướng, sấy. b) Ướp muối, ngâm nước mắm. c) Ướp lạnh. d) Đóng hộp. e) Cô đặc với đường. - HS nêu miệng: VD: Cá ướp muối. Thịt làm ruốc. Thịt sấy khô (trâu, lạp sườn). - HS nêu ý kiến. D. Củng cố, dặn dò: - Khi mua những thức ăn đã được bảo quản cần chú ý điều gì? - GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà biết nói với người thân cách bảo quản thức ăn. ____________________________________ Tập làm văn: Tiết 11: TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ I. Mục tiêu: - Biết rút kinh nghiệm về bài TLV viết thư (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV. - HS nhận thức tốt: biết nhận xét và sửa lỗi để có các câu văn hay. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: A. Ổn định: - Lớp hát một bài. B. Kiểm tra bài cũ. C. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp: - GV chép đề, HS đọc đề bài. - Nhận xét kết quả làm bài. * Ưu điểm: Nhìn chung một số em xác định đúng yêu cầu của kiểu bài viết thư. - Bố cục đầy đủ, rõ ràng. - Ý của câu văn cụ thể. - Diễn đạt lôgic, mạch lạc, tự nhiên. * Tồn tại: - Một số bài viết bố cục chưa rõ ràng. - Nội dung còn sơ sài, chưa đủ ý. - Cách sử dụng dấu câu còn hạn chế. - Dùng từ chưa sát thực. - Diễn đạt còn lủng củng,một số bài còn sai lỗi chính tả. 3. Hướng dẫn chữa bài: - GV trả bài cho HS. a. Hướng dẫn HS sửa lỗi. - Yêu cầu học sinh đọc bài. - Đọc lời nhận xét. - Đọc những lỗi sai. - Tự sửa lỗi. - Cho HS đổi vở kiểm tra lỗi . - HS soát lỗi cho nhau. b. Hướng dẫn chữa lỗi chung: - GV chép các lỗi định chữa. - 1 - 2 học sinh lên bảng chữa. - Lớp chữa lỗi trên nháp. - GV HD chữa lại cho đúng. - HS chữa vào vở. D.Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Yêu cầu học sinh viết chưa đạt về nhà viết lại. __________________________________________________________________ Ngày soạn: 10/10/2017 Ngày giảng: Thứ năm ngày 12/10/2017 BUỔI 1: Toán: Tiết 29: PHÉP CỘNG I. Mục tiêu: - Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp. - Bài tập cần làm:Bài 1, bài 2 (dòng 1, 3), bài 3. II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học : A. Ổn định : - Lớp hát một bài. B. Kiểm tra bài cũ : - Nêu các bước thực hiện phép cộng đã học ? ( 1 – 2 HS) - GV nhận xét, củng cố. C. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : 2. HD thực hiện phép cộng có nhớ đến 3 lượt: + Ví dụ 1: 48352 + 21026 = ? - Nêu thành phần tên gọi phép cộng. - Cho học sinh thực hiện phép cộng. - Muốn tính được tổng của phép tính trên em làm như thế nào? - Nêu miệng cách thực hiện phép cộng? - Nêu thành phần tên gọi của phép tính? - Em có nhận xét gì về phép tính trên? + Ví dụ 2 : 367859 + 541728 - Muốn thực hiện phép cộng ta làm thế nào? - Cho HS nêu miệng cách thực hiện. - Phép tính trên có đặc điểm gì khác so với ví dụ 1? - Qua 2 VD muốn tính tổng của 2 số có nhiều chữ số ta làm thế nào ? 3. Thực hành: Bài 1: - Đặt tính rồi tính. - Nêu cách thực hiện phép cộng? - Yêu cầu HS làm bảng con. - GV nhận xét mỗi lần giơ bảng. Bài 2: - Muốn cộng hai số có nhiều chữ số ta làm thế nào ? - GV nhận xét, chữa bài. Bài 3**: - Cho HS đọc bài toán. + Bài toán cho biết gì? + Bài tập hỏi gì ? + Muốn biết tổng số cây huyện đó trồng được bao nhiêu ta làm thế nào ? - GV nhận xét, chữa bài. D. Củng cố dặn dò: - Muốn thực hiện phép cộng ta làm như thế nào? - GV nhận xét giờ học, dăn HS về xem lại bài. - HS đọc phép tính, nêu tên gọi. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm nháp. + Đặt tính. + Cộng theo thứ tự từ phải ® trái. 4835 + 21026 25861 - Số hạng + số hạng = tổng. - Đây là phép tính cộng không nhớ. - HS lên bảng, lớp làm nháp: + 367859 541728 909587 - Đây là phép cộng có nhớ. - 3 – 4 học sinh nhắc lại. -HS làm bảng con, HS kết hợp lên bảng. 2968 + 6524 3917 + 5267 + + 2968 3917 6524 5267 9492 9184 - HS nêu yêu cầu. - HS nêu cách thực hiện. - HS làm vào bảng con. HS kết hợp lên bảng. 186954 + 247436 793575 + 6425 + + 186 954 793 575 247 436 6 425 434 390 800 000 - 1®2 học sinh đọc bài. - Trồng : 325164 cây lấy gỗ và 60830 cây ăn quả - Huyện đó trồng: ? cây - HS phát biểu. - HS làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng, HS nhận xét Giải: Số cây huyện đó trồng : 325164 + 60830 = 385994 (cây). Đáp số: 385994 cây - HS trả lời. _____________________________ Tiếng Anh: (Cô Thương soạn giảng) ________________________________ Luyện từ và câu: Tiết 12: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG I. Mục tiêu : Biết thêm được nghĩa một số từ ngữ về chủ điểm Trung thực-Tự trọng (BT1, BT2); bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng "trung" theo hai nhóm nghĩa (BT3) và đặt câu được với một từ trong nhóm (BT4). II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1, 2, 3. III. Các hoạt động dạy học : A. Ổn định : - HS thi tìm danh từ chung và danh từ riêng. B. Kiểm tra bài cũ : - Viết 2 danh từ chung là tên gọi của đồ dùng. - 2 danh từ riêng là tên gọi của người, sự vật xung quanh. - GV nhận xét, đánh giá. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: - Bài tập yêu cầu gì? - Cho HS làm bài tập vào vở bài tập. - GV kết luận. Bài 2: - Bài tập 2 yêu cầu gì? + Một lòng một dạ gắn bó ......? + Trước sau như một........... ? + Một lòng một dạ vì nghĩa ? + Ăn ở nhân hậu......... ? + Ngay thẳng thật thà? - GV nhận xét. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS làm bài. + Trung có nghĩa là ở giữa? + Trung có nghĩa là một lòng 1 dạ? - GV nhận xét, đánh giá. Bài 4**: - Đặt câu với 1 từ ở bài 3. - Yêu cầu HS làm bài, đọc câu. GV nhận xét, đánh giá. D. Củng cố, dặn dò: - Hãy đặt một câu có sử dụng từ trung thực? - GV nhận xét giờ học, dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng. - HS nêu miệng các từ cần điền, đọc lại đoạn văn. - Lớp nhận xét – bổ sung. - Tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào. - Chọn từ ứng với mỗi nghĩa. - HS làm bài, nêu miệng. + Trung thành. + Trung kiên. + Trung nghĩa. + Trung hậu. + Trung thực. - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài vào bảng nhóm theo 3 nhóm. - Các nhóm dán bài trình bày. + Trung thu, trung bình, trung tâm. + Trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung kiên. - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài, đọc câu mình vừa hoàn thành. VD: Bạn Trang là học sinh trung bình của lớp. - Phụ nữ Việt Nam rất trung hậu. - HS trả lời. ________________________________ Tiếng Việt(TC): Tiết 6: EM TỰ ÔN LUYỆN TUẦN 6(Tiết 1) I. Mục tiêu: - Đọc và hiểu câu chuyện Con quạ và bộ lông rực rỡ. Hiểu kết cục đáng buồn của sự thiếu trung thực. - Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x ( hỏi/ngã) . - Nhận diện đúng danh từ chung và danh từ riêng. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: A. Ổn định. B. Kiểm tra bài cũ. + Tìm 2 danh từ riêng, 2 danh từ chung ? ( 2 HS). - GV nhận xét, đánh giá. C. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. - Cho HS nêu mục tiêu tiết học. 2. Thực hành. Bài 3 (VBT – 36) a) Luyện đọc: - GV chia đoạn để HS luyện đọc. - Tổ chức cho HS luyện đọc bài: Điều bí mật của ba. - GV theo dõi, HDHS đọc đúng một số tiếng, từ khó và câu văn. - GV nhận xét, đánh giá. b) Tìm hiểu câu chuyện. - Yêu cầu HS đọc 4 câu hỏi . - Tổ chức cho HS trao đổi nhóm đôi và trình bày. - GV theo dõi, giúp đỡ HS . - Tổ chức cho HS lần lượt trình bày câu hỏi và câu trả lời. + Quạ đã làm gì để có hình dáng đẹp hơn? + Vì sao Quạ muốn thay đổi hình dáng của mình? + Quạ có đạt được mong muốn của mình không ? Vì sao? + Em có nhận xét gì về cách làm của Quạ? - GV nhận xét, đánh giá. Bài 4 a (VBT – 37) - HDHS thực hành . - Tổ chức cho HS làm bài cá nhân. + 1 là dòng 2. 2 là dòng 2 - GV nhận xét, đánh giá. D.Củng cố, dặn dò : + Từ như thế nào được gọi là danh từ? - GV nhận xét giờ học. - Dặn chuẩn bị bài sau. - HS nêu yêu cầu của bài. - 4 HS nối tiếp đọc bài. - HS theo dõi, đọc thầm. - HS luyện đọc trong nhóm đôi. - Đại diện 4 nhóm thi đọc. - 1 HS đọc. - HS trao đổi 4 câu hỏi viết ngắn gọn vào VBT. - HS trình bày trước lớp. HS nhận xét, bổ sung. + Đến nhà các lời chim nhặt lông vũ đẹp nhất về cắm lên người. + Vì Quạ muốn mình đẹp nhất làm vua các loài chim. + Quạ không đạt được mong muốn của mình, vì quạ đã bị cacsl loài chim vạch trần với bộ lông đen xấu xí. + Quạ là người không trung thực, việc làm đó thể hiện sự dối trá. Kết quả Quạ phải trả giá cho sự không trung thực. - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài vào VBT theo yêu cầu. - HS trình bày. - HS nhận xét, bổ sung. -** HS HTT làm thêm phần b. __________________________________________________________________ Ngày soạn: 11/10 /2017 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 13/10 /2017 BUỔI 1: Toán: Tiết 30: PHÉP TRỪ I. Mục tiêu: - Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp. - HS làm được bài tập 1, bài 2 (dòng 1), bài 3. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. Ổn định: - Lớp hát một bài. B. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng làm bài - GV nhận xét. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài- ghi đầu bài: 2. Ví dụ 1: 865279 - 450237 - Cho HS lên bảng - lớp làm nháp. - Khi thực hiện phép trừ các số tự nhiên ta đặt tính như thế nào? - Thực hiện phép tính theo thứ tự nào? - GV nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính. - Em có nhận xét gì về phép tính trên? 3. Ví dụ 2: 647253 – 285749 - Cho HS đặt tính và thực hiện phép tính. - GV nhắc lại - Phép tính trên có đặc điểm gì khác so với VD1? - Qua 2 VD muốn tính hiệu của 2 số có nhiều chữ số ta làm thế nào? 4. Luyện tập: Bài 1: - Nêu cách thực hiện phép trừ. - Cho HS tự làm bài. - GV nhận xét đánh giá. Bài 2 - Bài tập yêu cầu gì? - Yêu cầu HS làm bài. - GV cùng lớp nhận xét. Bài 3: - Bài tập cho biết gì? Yêu cầu tìm gì ? - Muốn tính quãng đường từ Nha Trang đến TPHCM ta làm thế nào? - Yêu cầu HS làm bài. - Theo dõi nhắc nhở HS. - GV nhận xét. Bài 4**: - Gọi HS đọc đề bài - Cho HS tự làm bài. - GV nhận xét sửa sai D. Củng cố dặn dò: - Nêu cách trừ 2 số có nhiều chữ số? - GV nhận xét giờ học dặn HS chuẩn bị bài giờ sau. - 2 HS lên bảng làm bài - Đặt tính rồi tính: + 123439 428148 551587 - 1 HS lên bảng làm, lớp làm nháp - 865279 Trừ theo thứ tự từ phải sang trái 450237 * 9 trừ 7 bằng 2, viết 2. 415042 * 7 trừ 3 bằng 4, viết 4. * 2 trừ 2 bằng 0, viết 0. * 5 trừ 0 bằng 5, viết 5. * 6 trừ 5 bằng 1, viết 1. * 8 trừ 4 bằng 4, viết 4. - HS nêu miệng cách thực hiện. - Đặt tính sao cho các hàng thẳng cột với nhau rồi thực hiện từ phải sang trái. - Đây là phép trừ không nhớ. - 1 HS nêu phép tính - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp - 647253 285749 361504 - 1 HS nêu lại cách tính - đây là phép tính trừ có nhớ. - 3- 4 HS nhắc lại - 1 HS nêu yêu cầu - 2 HS nêu - HS làm bảng con. - - - - 987846 969696 839084 628450 783251 656565 246397 35813 204595 313131 592687 592637 - 1 HS nêu yêu cầu. - Tính - HS làm vào nháp, 2 HS lên bảng chữa bài a. 48600 – 9455 = 39145 65102 – 13859 = 51243 b. 80000 – 48765 = 31235 941302 – 298764 = 642538 - 2 HS đọc đề bài - HS phát biểu. - HS làm bài vào vở. Bài giải Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến thành phố Hồ Chí Minh dài là: 1730 - 1315 = 415 (km) Đáp số: 415 km. - 1 HS đọc đề bài - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài. Tóm tắt: ? cây Năm ngoái: 80600 cây Năm nay: 214800 cây Bài giải Số cây năm ngoái trồng được là: 214800 – 80600 = 134200 ( cây ) Số cây cả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 6- B1(4B).doc