Giáo án lớp 4 tuần 7 môn Kĩ thuật, Mĩ thuật, Âm nhạc

I . MỤC TIÊU :

 1 . Kiến thức :

 - HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau .

 2 . Kĩ năng :

 - Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy trình , đúng kĩ thuật .

 3 . Thái độ:

 - Giáo dục HS yêu thích sản phẩm mình làm được .

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

· GV : Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và

một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy .

 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết :

 + Một mảnh vải trắng hoặc màu , kích thước 20 x 30 cm .

 + Len hoặc sợi khác màu vải .

 + Kim khâu len , kim khâu chỉ , kéo , thước .

· HS : GSK - Kim khâu , vải , kéo , chỉ .

 

doc9 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 7 môn Kĩ thuật, Mĩ thuật, Âm nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 2014 KỸ THUẬT TIẾT 11 : KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (t.t) I . MỤC TIÊU : 1 . Kiến thức : - HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau . 2 . Kĩ năng : - Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy trình , đúng kĩ thuật . 3 . Thái độ: - Giáo dục HS yêu thích sản phẩm mình làm được . II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV : Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy . - Vật liệu và dụng cụ cần thiết : Một mảnh vải trắng hoặc màu , kích thước 20 x 30 cm . + Len hoặc sợi khác màu vải .Kim khâu len , kim khâu chỉ , kéo , thước . HS : GSK - Kim khâu , vải , kéo , chỉ . III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH P.PHÁP 1 phút 4 phút 1 phút 20 phút 5 phút 3 phút 1 phút Khởi động : Bài cũ : Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột - Khâu viền đường gấp mép vải được thực hiện mấy bước ? - GV nhận xét – chấm điểm . Bài mới : Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột (tt) - GV giới thiệu, ghi tựa bài . Hoạt động 1 : Thực hành khâu viền đường gấp mép vải . Mục tiêu : Giúp HS bước đầu thực hành được đường khâu viền đường gấp mép vải . - Em hãy nêu lại quy trình khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột ? - GV nhận xét , củng cố cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột : + Bước 1 : Gấp mép vải . +Bước 2 : Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột . - GV kiểm tra vật liệu , dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu , thời gian hoàn thành sản phẩm . - GV quan sát , uốn nắn thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho những em còn lúng túng . à Lưu ý : Bảo đảm an toàn khi lao động , không đùa giỡin trong khi thực hành . Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập của HS . Mục tiêu : Giúp HS đánh giá được sản phẩm của mình và các bạn - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành . - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm : + Gấp được mép vải . Đường gấp mép vải tương đối thẳng , phẳng , đúng kĩ thuật . + Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột . + Mũi khâu tương đối đều , phẳng , không bị dúm . + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định . - GV nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS . Củng cố : - GV giáo dục HS yêu thích sản phẩm mình làm được . Dặn dò : GV nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần , thái độ học tập và kết quả thực hành của HS . - Về nhà tiếp tục hoàn thành sản phẩm - Chuẩn bị : Khâu đường viền gấp (tt) - Hát . - Khâu viền đường gấp mép vải được thực hiện theo ba bước : + Gấp mép vải theo đường dấu . + Khâu lược đường gấp mép vải . + Khâu viền .khâu đột . - Lớp nhận xét . - HS nêu lại tựa bài . Hoạt động lớp – cá nhân - Khâu viền đường gấp mép vải được thực hiện theo ba bước : + Gấp mép vải theo đường dấu . + Khâu lược đường gấp mép vải . + Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột . - 1 HS lên thực hiện cách khâu . - HS thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột Hoạt động lớp - HS trưng bày sản phẩm của mình . - HS lắng nghe . - HS dựa vào các tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm thực hành của mình và bạn . - HS lắng nghe . Kiểm tra Đàm thoại Thực hành Thực hành Trực quan Giảng giải Củng cố Rút kinh nghiệm : Thứ ngày tháng năm 2014 KỸ THUẬT TIẾT 12 : KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (t.t) I . MỤC TIÊU : 1 . Kiến thức : - HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau . 2 . Kĩ năng : - Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy trình , đúng kĩ thuật . 3 . Thái độ: - Giáo dục HS yêu thích sản phẩm mình làm được . II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV : Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy . - Vật liệu và dụng cụ cần thiết : + Một mảnh vải trắng hoặc màu , kích thước 20 x 30 cm . + Len hoặc sợi khác màu vải . + Kim khâu len , kim khâu chỉ , kéo , thước . HS : GSK - Kim khâu , vải , kéo , chỉ . III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH P.PHÁP 1 phút 4 phút 1 phút 20 phút 5 phút 3 phút 1 phút Khởi động : Bài cũ : Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột - GV nhận xét việc thực hành tiết học trước Bài mới : Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột (tt) - GV giới thiệu, ghi tựa bài . Hoạt động 1 : Tiếp tục thực hành khâu viền đường gấp mép vải . Mục tiêu : Giúp HS hoàn thành sản phẩm thực hành đường khâu viền đường gấp mép vải . - GV yêu cầu HS nêu lại ghi nhớ - GV nhận xét , củng cố cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột : + Bước 1 : Gấp mép vải . +Bước 2 : Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột . - GV kiểm tra vật liệu , dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu , thời gian hoàn thành sản phẩm . - Quan sát , uốn nắn thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho những em còn lúng túng . Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập của HS . Mục tiêu : Giúp HS đánh giá được sản phẩm của mình và các bạn . - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành . - G treo bảng các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm : + Gấp được mép vải . Đường gấp mép vải tương đối thẳng , phẳng , đúng kĩ thuật . + Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột . + Mũi khâu tương đối đều , phẳng , không bị dúm . + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định . - GV nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS . - Tuyên dương những sản phầm đẹp . Củng cố : - GV yêu cầu HS nêu lại quy trình khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột . - Giáo dục HS yêu thích sản phẩm mình làm được . Dặn dò : - GV nhận xét tiết học . - Chuẩn bị : Thêu móc xích - Hát . - HS nêu lại tựa bài . Hoạt động lớp – cá nhân - 1 HS nhắc lại ghi nhớ . - 1 HS thực hiện các thao tác gấp mép vải . - 1 HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột . Hoạt động lớp - HS trưng bày sản phẩm đã hoàn thành của mình . - HS dựa vào các tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm thực hành . - 2 HS nêu lại quy trình khâu . Kiểm tra Đàm thoại Thực hành Trực quan Củng cố Rút kinh nghiệm : ÂM NHẠC TIẾT 7 : ÔN TẬP 2 BÀI HÁT : EM YÊU HÒA BÌNH BẠN ƠI , LẮNG NGHE ! - ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 1 I . MỤC TIÊU : 1 . Kiến thức : - Củng cố hai bài hát đã học : Em yêu hòa bình , Bạn ơi lắng nghe ! và Bài Tập đọc nhạc số 1 . 2 . Kĩ năng : - Hát tốt 2 bài hát , thuộc lời và biểu diễn thuần thục với yêu cầu thể hiện sắc thái , tình cảm từng bài . Nắm vững cao độ các nốt DO , RE , MI , SOL , LA ; thể hiện được các hình tiết tấu ; phân biệt tương quan trường độ nốt trắng , nốt đen , nốt móc đơn . Biết đọc bài Tập đọc nhạc số 1 : Sol – La – Sol . 3 . Thái độ: - Giáo dục HS yêu chuộng hòa bình , đoàn kết với các dân tộc anh em . II . CHUẨN BỊ : GV : SGK - Nhạc cụ quen dùng , máy nghe , băng nhạc . - Bảng phụ chép sẵn 2 bài hát , các hình tiết tấu , bài TĐN số 1 . HS : - SGK - Một số nhạc cụ gõ . III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH P.PHÁP 1 phút 4 phút 1 phút 15 phút 10 phút 3 phút 1 phút Khởi động : Bài cũ : Tập đọc nhạc số 1 – Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc . - GV yêu cầu HS đọc lại bài tập đọc nhạc số 1 . - GV nhận xét – chấm điểm . Bài mới : ôn tập 2 bài hát : Em yêu hoà bình , Bạn ơi lắng nghe ! Ôn tập bài Tập đọc nhạc số 1 . Giới thiệu bài : - Hôm nay , các em sẽ ôn lại hai bài hát đã học và ôn tập bài tập đọc nhạc số 1 . - GV ghi tựa bài . Hoạt động 1 : Ôn tập 2 bài hát . Mục tiêu : Giúp HS hát tốt 2 bài hát đã học . Cách tiến hành : a) Ôn tập bài Em yêu hòa bình : - GV hướng dẫn HS hát với tốc độ vừa phải , tình cảm tha thiết , đằm thắm . - GV cho hát 2 bè theo lối hát Canon b) Ôn tập bài Bạn ơi , lắng nghe ! : - GV hướng dẫn HS hát sao cho thể hiện tính chất hồn nhiên , mạch lạc , âm thanh gọn , nẩy ; ngắt thật rõ ở những chỗ có lặng đơn và hát với tốc độ nhanh dần . Hoạt động 2 : Ôn tập cao độ các nốt DO , RE , MI , SOL , LA và bài TĐN số 1 . Mục tiêu : Giúp HS đọc đúng cao độ các nốt DO , RE , MI , SOL , LA và bài TĐN số 1 . Cách tiến hành : a) Ôn tập cao độ các nốt : - GV đọc mẫu . - Có thể đặt lời để đọc theo tiết tấu , không yêu cầu có cao độ . b) Ôn bài TĐN số 1 : - GV hát trước 1 – 2 lượt . - Có thể chia thành các nhóm đọc . - GV nhận xét . Củng cố : - GV yêu cầu HS hát và vận động phụ hoạ 1 trong 2 bài hát đã ôn tập . - Tuyên dương HS hát hay và múa phụ hoạ đẹp . Dặn dò : - GV nhận xét tiết học . - Về nhà ôn lại 2 bài hát . - Chuẩn bị : Trên đường ngựa ta phi nhanh . - Hát . - 3 HS đọc bài tập đọc nhạc . - HS nêu lại tựa bài . Hoạt động lớp – nhóm - HS luyện hát theo nhóm . - HS hát cá nhân . - HS hát 2 bè theo lối hát Canon : chỉ hát 4 câu phần đầu , bè 2 vào sau bè 1 là 1,5 phách ; câu thứ 4 khi hát , bè 2 bỏ bớt 2 tiếng rộn rã , chỉ hát 2 tiếng mái trường để 2 bè chập vào nhau ở 2 tiếng lời ca . - Cả lớp – từng nhóm – cá nhân luyện hát . Hoạt động lớp - HS đọc lại . - Tập ghép lời ca . - Ôn bài tập tiết tấu : đọc , vỗ tay hoặc gõ hình tiết tấu trang 9 / SGK . - HS đọc – hát theo . - HS đọc hoặc hát lời và vỗ tay đệm theo phách . - HS thực hiện theo yêu cầu . Kiểm tra Luyện tập Luyện tập Trực quan Luyện tập Củng cố MỸ THUẬT TIẾT 7 : VẼ TRANH ĐỀ TÀI : PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG I . MỤC TIÊU : 1 . Kiến thức: - Biết quan sát các hình ảnh và nhận ra vẻ đẹp của phong cảnh quê hương . 2 . Kĩ năng : - Biết cách vẽ và vẽ được tranh phong cảnh theo cảm nhận riêng . 3 . Thái độ: - Giáo dục HS thêm yêu mến quê hương . II . CHUẨN BỊ : GV : SGK - SGV - Một số tranh , ảnh phong cảnh . - Bài vẽ phong cảnh của HS các lớp trước . HS : SGK - Tranh , ảnh phong cảnh . - Bút chì , tẩy , màu vẽ , Vở Tập vẽ . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH P.PHÁP 1 phút 3 phút 1 phút 5 phút 5 phút 15 phút 5 phút 3 phút Khởi động : Bài cũ :Vẽ tranh theo mẫu : Vẽ quả dạng hình cầu - GV nhận xét bài vẽ kì trước . Bài mới :Vẽ tranh đề tài : Phong cảng quê hương Giới thiệu bài : - Tiết trước các em đã vẽ theo mẫu Vẽ quả dạng hình cầu . Hôm nay , các em sẽ vẽ tranh đề tài : Phong cảnh quê hương . - GV ghi tựa bài . Hoạt động 1 : Tìm chọn nội dung đề tài . Mục tiêu : Giúp HS chọn được đề tài để ve õ . Cách tiến hành : - GV dùng tranh , ảnh giới thiệu để HS nhận biết : + Thế nào là tranh phong cảnh ? + Tranh phong cảnh vẽ cảnh chính là cảnh gì ? + Cảnh vật trong tranh thường là những cảnh gì ? - GV hướng dẫn thêm : Tranh phong cảnh không phải là sự sao chụp , chép lại y nguyên phong cảnh thực mà được sáng tạo dựa trên thực tế thông qua cảm xúc của người vẽ . - GV đặt câu hỏi gợi ý để HS tiếp cận đề tài : + Xung quanh nơi em ở có cảnh đẹp nào không ? + Em đã được đi tham quan , nghỉ hè ở đâu ? Phong cảnh ở đó như thế nào? + Ngoài khu vực em ở và nơi đã tham quan , em đã được thấy cảnh đẹp ở đâu nữa ? + Em hãy tả lại một cảnh đẹp mà em thích ? + Em sẽ chọn phong cảnh nào để vẽ? - GV bổ sung và nhấn mạnh những hình ảnh chính của cảnh đẹp là : cây nhà , con đường , bầu trời và phong cảnh còn đẹp bởi màu sắc của không gian chung . Nên chọn cảnh vật quen thuộc , dễ vẽ , phù hợp với khả năng tránh chọn cảnh phức tạp , khó vẽ . Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh phong cảnh Mục tiêu : Giúp HS nắm được cách vẽ tranh phong cảnh . Cách tiến hành : - GV giới thiệu cho HS biết hai cách vẽ tranh phong cảnh : + Quan sát cảnh thiên nhiên và vẽ trực tiếp . + Vẽ bằng cách nhớ lại các hình ảnh đã từng được quan sát . - GV giới thiệu hình gợi ý các bước vẽ hoặc có thể vẽ lên bảng theo các bước để HS quan sát . - GV gợi ý HS : + Nhớ lại các hình ảnh định vẽ . + Sắp xếp hình ảnh chính , hình ảnh phụ sao cho cân đối , hợp lí , rõ nội dung . + Vẽ hết phần giấy và vẽ màu kín nền . Có thể vẽ nét trước rồi mới vẽ màu sau , nhưng cũng có thể dùng màu vẽ trực tiếp . - GV cho HS xem tranh phong cảnh của HS các lớp trước . Hoạt động 3 : Thực hành . Mục tiêu : Giúp HS vẽ được bức tranh phong cảnh . Cách tiến hành : - GV yêu cầu HS suy nghĩ để chọn cảnh trước khi vẽ , chú ý sắp xếp hình vẽ cân đối với tờ giấy . - GV đến từng bàn quan sát , hướng dẫn bổ sung . Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá . Mục tiêu : Giúp HS nắm được ưu ,nhược điểm bài vẽ của mình . Cách tiến hành : - GV chọn một số bài có ưu , nhược điểm rõ nét để nhận xét về : cách chọn cảnh , cách sắp xếp bố cục , cách vẽ hình , vẽ màu , những nhược điểm cần khắc phục , những ưu điểm cần phát huy - GV xếp loại các bức tranh đã nhận xét . Củng cố : - Cảnh vật xung quanh ta rất đẹp . Vì vậy , chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn . - Giáo dục HS thêm yêu mến quê hương . - GV nhận xét tinh thần , thái độ học tập của HS . - Chuẩn bị : Quan sát các con vật quen thuộc . - Hát . - HS lắng nghe . - HS nêu lại tựa bài . Hoạt động lớp - HS quan sát , nhận xét . + Tranh phong cảnh là tranh vẽ về cảnh đẹp của quê hương , đất nước . + Tranh phong cảnh vẽ cảnh vật là chính + Cảnh vật trong tranh thường là nhà cửa , phố phường , hàng cây , cánh đồng , đồi núi , biển cả + Xung quanh em ở có rất nhiều cảnh đẹp như : Cong viên Gia Định , + Em đã được đi tham quan , nghỉ hè ở : Đà Lạt , Nha Trang , , Vũng Tàu phong cảnh ở đó thật đẹp , đồi núi trập trùng , nước biển xanh thẳm, . + Em được xem cảnh đẹp qua chương trình Thế giới đó đây , tranh ảnh , + + - HS lắng nghe . Hoạt động lớp - HS lắng nghe . - HS theo dõi . Hoạt động cá nhân - HS thực hành vẽ theo các bước : + Vẽ hình ảnh chính trước , hình ảnh phụ sau . + Luôn nhớ vẽ cảnh là trọng tâm , có thể vẽ thêm người hoặc con vật cho tranh sinh động . + Vẽ màu tự do theo ý thích . Hoạt động lớp - HS nhận xét – đanh giá . - HS lắng nghe . Kiểm tra Trực quan Đàm thoại Đàm thoại Giảng giải Giảng giải Trực quan Thực hành Củng cố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKY THUAT MY THUAT AM NHAC.doc
Tài liệu liên quan