Giáo án lớp 4 tuần 7 môn Lịch sử - Tiết 7: Chiến thắng bạch đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938)

1.Khởi động:

2.Bài cũ: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Vì sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng lại xảy ra?

- Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

- GV nhận xét.

3.Bài mới: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo vào năm 938

- GV giới thiệu, ghi tựa bài .

4.Phát triển các hoạt động

Hoạt động1: Tìm hiểu về Ngô Quyền .

Mục tiêu : HS biết sơ lược tiểu sử về Ngô Quyền .

- GV yêu cầu HS làm phiếu học tập .

- GV yêu cầu HS giới thiệu vài nét NQ.

- Ngô Quyền là người ở đâu ?

- Ông là người thế nào ?

- Ông là con rể của ai ?

 

doc2 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 7 môn Lịch sử - Tiết 7: Chiến thắng bạch đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ TIẾT 7 : CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (Năm 938) I . MỤC TIÊU : 1 . Kiến thức: HS biết được nguyên nhân, những nét diễn biến biến chính trận đánh Bạch Đằng, 2 . Kĩ năng: HS kể lại được diễn biến chính của trận Bạch Đằng . Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc . 3 .Thái độ: Luôn có tinh thần bảo vệ nền độc lập dân tộc . II . CHUẨN BỊ : GV : Hình minh họa - Bộ tranh vẽ diễn biến trận Bạch Đằng - Phiếu học tập . HS : SGK , VBT . III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH P.PHÁP 1 phút 4 phút 1 phút 8 phút 12 phút 8 phút 3 phút 1 phút 1.Khởi động: 2.Bài cũ: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Vì sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng lại xảy ra? Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? GV nhận xét. 3.Bài mới: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo vào năm 938 - GV giới thiệu, ghi tựa bài . 4.Phát triển các hoạt động Hoạt động1: Tìm hiểu về Ngô Quyền . Mục tiêu : HS biết sơ lược tiểu sử về Ngô Quyền . GV yêu cầu HS làm phiếu học tập . GV yêu cầu HS giới thiệu vài nét NQ. Ngô Quyền là người ở đâu ? Ông là người thế nào ? - Ông là con rể của ai ? - GV chốt ý. Hoạt động 2: Trận Bạch Đằng Mục tiêu : Giúp HS hiểu nguyên nhân và kể lại được trận chiến Bạch Đằng . GV yêu cầu HS đọc SGK, cùng thảo luận những vấn đề sau: + Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào? + Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì? - Ngô Quyền đã nắm bắt quy luật tự nhiên để chiến đấu bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm. + Trận đánh diễn ra như thế nào? + Kết quả trận đánh ra sao? - GV kết luận. Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng . Mục tiêu : HS hiều và nêu được ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng . - GV nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì? - Theo em , chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương có ý nghĩa như thế nào ? GV chốt ý. Hoạt động 4 : Củng cố Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học. - Em hãy cho biết trận chiến trên sông Bạch Đằng do ai lãnh đạo ? Ông đã dùng kế gì ? - Em hãy kể lại trận quân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng ? - Giáo dục : Lòng tự hào về vị vua anh hùng của dân tộc có công đánh đuổi quân giặc giành lại độc lập. + Học tập truyền thống yêu nước, mưu trí đánh giặc. 5.Tổng kết - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học . - Chuẩn bị: ĐBL dẹp loạn 12 sứ quân . - Hát - Với lòng yêu nước , căm thù ách đô hộ của nhà Hán , Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa . - Sau hơn hai thế kỉ bị bọn phong kiến phương Bắc đô hộ , đây là lần đầu tiên nhân dân ta đã giàng được độc lập . - HS nêu lại tựa bài . Hoạt động cá nhân HS làm phiếu học tập . HS xung phong giới thiệu về Ngô Quyền. - NQ là người ở Đường Lâm, Hà Tây . - Ông là người có tài , yêu nước . Ông là con rể của Dương Đình Nghệ , người đã tập hợp quân dân ta đứng lên đánh đuổi bọn đô hộ Nam Hán , giành thắng lợi năm 931 . Hoạt động nhóm HS đọc đoạn: “Sang đánh nước ta thất bại”để cùng thảo luận nhóm . - Cửa sông Bạch Đằng thuộc tỉnh Quảng Ninh hiện nay . - Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều dùng kế cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng. - Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thuỷ triều lên , nước dâng cao che lấp các cọc gỗ , .Thuyền giặc cái thì thủng , cái vướng cọc nên không tiến , không lùi được . - Quân Nam Hán chết quá nửa , Hoàng Tháo tử trận ..hoàn toàn thất bại. Hoạt động nhóm - HS thảo luận ý nghĩa . Sau chiến thắng Bạch Đằng , mùa xuân 939, Ngô Quyền xưng vương và chọn Cổ Loa làm kinh đô . Theo em , chiến thắng Bạch Đằng và việc xưng vương đã chấm dứt hoàn toàn thời kì hơm một nghìn năm .mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc . Hoạt động lớp - Trận chiến trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo . Ông đã lợi dụng thuỷ triều dùng kế cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng . - Quân Nam Hán đến của sông vào lúc thuỷ triều lên, nước che lấp không lùi được . Kiểm tra Thực hành Đàm thoại Trực quan Thảo luận Th. trình Thảo luận Đàm thoại Củng cố HCM Rút kinh nghiệm :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLICH SU(1).doc