Tiết 3: Toán
TIẾT 33 : TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG.
I - Mục tiêu : Giúp HS :
-Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.
-Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng để thử phép cộng và giải các bài toán có liên quan.
II - Đồ dùng dạy – học.
-Bảng phụ , vở toán.
III - Hoạt động dạy – học
32 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 7 - Nguyễn Thị Thu Hường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hào, tự ái.
- Gọi HS đọc lại BT 1 đã điền từ.
- Gọi HS đặt miệng câu với từ ở BT3.
- Nhận xét và cho điểm:...
B. Bài mới.
1- Giới thiệu bài
2- Tìm hiểu ví dụ
- Viết sẵn trên bảng lớp. Yêu cầu HS quan sát và nhận xét cách viết.
+ Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai.
+ Tên địa lý: Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm Cỏ Tây.
+ Tên riêng gồm mấy tiếng? Mỗi tiếng cần được viết như thế nào?
+Khi viết tên người, tên địa lý Việt nam ta cần phải viết như thế nào?
3- Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ
- Phát phiếu kẻ sẵn cột cho từng nhóm.
- Yêu cầu 1 nhóm dán phiếu lên bảng.
3’
30’
- HS lên bảng và làm miệng theo yêu cầu.
- Quan sát, thảo luận cặp đôi, nhận xét cách viết.
+Tên người, tên địa lý được viết hoa những chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
+Tên riêng thường gồm một , hai hoặc ba tiếng trở lên. Mỗi tiếng được viết hoa chữ cái đầu của tiếng.
+Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó
-3 HS lần lượt đọc to trước lớp. Cả lớp theo dõi, đọc thầm để thuộc ngay tại lớp.
- Làm phiếu.
- Dán phiếu lên bảng, nhận xét.
Em hãy viết 5 tên người, 5 tên địa lý Việt Nam vào bảng sau:
Tên người
Tên địa lí
Trần Hồng Minh
Hà Nội
Nguyễn Hải Đăng
Hồ Chí Minh
Phạm Như Hoa
Mê Kông
- Hỏi:+ Tên người Việt Nam thường gồm những thành phần nào? khi viết ta cần chú ý điều gì?
4- Luyện tập
Bài 1-Gọi HS đọc yêu cầu
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS nhận xét.
-Yêu cầu HS viết bảng nói rõ vì sao phải viết hoa tiếng đó cho cả lớp theo dõi.
- Nhận xét, dặn HS ghi nhớ cách viết hoa khi viết địa chỉ
+Tên người Việt Nam thường gồm: họ , tên đệm ( tên lót), tên riêng. Khi viết ta cần chú ý phải viết hoa các chữ cái đầu của mỗi tiếng là bộ phận của tên người.
-1 HS đọc thành tiếng.
-3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp làm vào vở.
- Nhận xét bạn viết trên bảng.
- Tên người , tên địa lí Việt Nam phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
Cái từ: số nhà ( xóm),phường ( xã ), quận (huyện), thành phố (tỉnh) không viết hoa vì là danh từ chung.
Ví dụ:
* Nguyễn Lê Hoàng, xóm 10, xã Đồng Mỏ, huyện Đồng Hỉ, tỉnh Thái Nguyên.
* Trần Hồng Minh, số nhà 119, đường Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Bài 2- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
- Yêu cầu HS
-1 HS đọc thành tiếng.
- 3 HS lên bảng viết . HS dưới lớp làm vào vở.
- Nhận xét bạn viết trên bảng.
Ví dụ:
*xã Xuân Đỉnh/Xuân Phương/ Nghĩa Dũng/..huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
*xã Minh Tiến/ Trực Ninh/ Nghĩa Minh/huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
*phường Dịch Vọng/ Quan Hoa/ Nghĩa Tân/ quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Bài 3-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự tìm trong nhóm và ghi vào phiếu thành 2 cột a và b.
- Treo bản đồVN. Gọi HS lên đọc và tìm các quận, huyện, thị xã, các danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố mình đang ở.
- Nhận xét , tuyên dương nhóm có hiểu biết về địa phương mình.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Làm việc trong nhóm.
- Tìm trên bản đồ.
C- CỦNG CỐ - DẶN DÒ 2’
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập và chuẩn bị bản đồ địa lí Việt Nam
------------------------------------------------------------
Tiết 3: Chính tả (nhớ - viết)
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I. MỤC TIÊU:
1. Nhớ - viết chính xác, trình bày đúng đoạn trích trong bài thơ: "Gà trống và cáo".
2. Tìm đúng và viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng tr/ch (hoặc có vần ươn/ ương) để điền vào chỗ trống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên làm bài 2b..
- GV nhận xét cho điểm:...
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi bảng
2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết
- GV nêu yêu cầu của bài và hỏi nội dung sau khi HS đọc thuộc bài thơ.
- GV chốt lại : cách trình bày bài viết.
- GV chấm chữa 6 - 7 bài và nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2(a)
- GV dán 2 tờ phiếu cho 2 nhóm thi tiếp sức điền những từ đúng vào chỗ trống .
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3(b)
- GV viết nghĩa lên bảng cho HS thì chơi "tìm từ nhanh".
- GV nêu luật chơi.
- Nhận xét bài làm chốt lời giải đúng.
4. Củng cố - dặn dò
Tổng kết tiết học. Yêu cầu HS về làm tiếp bài 2b, 3a, vào vở BT.
3'
1'
19'
10'
2'
- 1 HS lên bảng làm.
- 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- HS nêu nội dung bài.
- HS đọc thầm lại đoạn thơ.
- HS nêu cách trình bày bài thơ.
- HS gấp SGK, viết đoạn thơ theo trí nhớ.
- HS soát bài.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS thi
- Đại diện từng nhóm đọc lại đoạn văn đã điền và nêu nội dung từng đoạn.
- Lớp sửa theo lời giải đúng
a. Trí tuệ - phẩm chất - trong lòng đất - chế ngự - chinh phục - vũ trụ - chủ nhân.
- HS đọc yêu cầu BT.
- 2 em lên bảng - thi đua.
BT 3(b) - Vươn lên
- Tưởng tượng.
--------------------------------------------------------
Tiết 4: Kể chuyện
BÀI 7: LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I- MỤC TIÊU
- Dựa vào lời kể của GV và các tranh minh hoạ kể lại được _ong đoạn và toàn bộ câu chuyện theo lời kể của mình một cách hấp dẫn, biết phối hợp với cử chỉ, nét mặt, điệu bộ để câu chuyện thêm sinh động.
- Biết nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu
- hiểu nội dung và ý nghĩa tryện: những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh hoạ _ong đoạn câu chuyện trang 69, SGK
III- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng kể câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe( đọc được).
- Gọi HS nhận xét lời kể của bạn
- Nhận xét và cho điểm:
B. Bài mới
1- Giới thiệu bài
2- GV kể chuyện
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, đọc lời dưới tranh và thử đoán xem câu chuyện kể về ai. Nội dung truyện là gì?
- GV kể toàn truyện lần 1.
- GV kể toàn truyện lần 2.
3- Hướng dẫn kể chuyện
a- Kể chuyện trong nhóm.
- GV chia nhóm 4 HS mỗi nhóm kể về nội dung một bức tranh, sau đó kể toàn truyện.
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. GV có thể gợi ý cho HS kể dựa theo câu hỏi nội dung trên bảng.
b- Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- Gọi HS nhận xét bạn kể.
- Nhận xét + cho điểm HS
- Tổ chức cho HS thi kể toàn truyện.
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét và cho điểm HS .
- Tổ chức cho HS thi kể toàn truyện.
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét và cho điểm HS .
c-Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Phát giấy và bút dạ. Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm để trả lời câu hỏi.
- Gọi 1 nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét , bổ sung hoặc nêu ý kiến của nhóm mình.
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm có ý tưởng hay.
- Bình chọn nhóm có kết cục hay nhất và bạn kể chuyện hấp dẫn nhất
3’
30’
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Câu chuyện kể về một cô gái tên Ngàn bị mù. Cô cùng các bạn cầu ước một điều gì đó rất thiêng liêng và cao đẹp.
- Kể trong nhóm. Đảm bảo HS nào cũng được tham gia. Khi 1 HS kể, các em khác lắng nghe, nhận xét, góp ý cho bạn.
- 4 HS tiếp nối nhau kể theo nội dung trong bức tranh( 3 lượt HS thi kể).
- Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- 3 HS tham gia thi kể.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Hoạt động trong nhóm.
+ Cô gái mù trong truyện cầu nguyện cho bác hàng xóm bên nhà được khỏi bệnh.
C. CỦNG CỐ – DẶN DÒ 2’
- Hỏi: + Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?
- Trong cuộc sống chúng ta nên có lòng nhân ái bao la, biết thông cảm và xẻ chia những đau khổ của người khác. Những việc làm cao đẹp của ta sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho chính chúng ta và cho mọi người.
- Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe và tìm những câu chuyện kể về những ước mơ cao đẹp hoặc những ước mơ viển vông phi lí.
------------------------------------------------------
Tiết 5: Thể dục:
BÀI 13: TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ, ĐỔI CHÂN KHI ĐI ĐỀU SAI NHỊP. TRÒ CHƠI: KẾT BẠN.
I – Mục tiêu :
- Củng cố và nâng cao kỹ thuật: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng điểm số.Yêu cầu tập hợp hàng và dàn hàng nhanh, động tác quay sau đúng hướng, đúng yếu lĩnh động tác, đi đều vòng bên phải, vòng bên trái đều đẹp, biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Trò chơi: Kết bạn: Yêu cầu tập trung chú ý, phản xạ nhanh, quan sát nhanh, chơi đúng luật chơi, thành thạo, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.
II - Địa điểm , phương tiện .
- Sân trường: sạch sẽ và vệ sinh. Còi.
III – Nội dung và phương pháp lên lớp .
Nội dung
T
Phương pháp tổ chức
1 – Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh.
- Hát và vỗ tay.
2 – Phần cơ bản:
a - Đội hình đội ngũ
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
b – Trò chơi vận động:
- Trò chơi: Kết bạn.
3 – Phần kết thúc:
- Hát và vỗ tay theo nhịp.
- Hệ thống bài.
- Đánh giá nhận xét.
6’
18’
6’
5’
- Lớp tập trung nghe phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- HS chơi trò chơi.
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay bài: Lớp chúng mình đoàn kết.
- GV điều khiển HS tập.
+ Chia tổ luyện tập:
- Lần 1: Lớp trưởng điều khiển.
- Lần 2...lần lượt từng em lên điều khiển tổ tập 1lần
- GVquan sát nhận xét sửa chữa .
+Cả lớp tập do GV điều khiển để củng cố.
- HS tập hợp theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi rồi chơi thử.
-Cả lớp cùng chơi.
- GVquan sát, nhận xét, xử lý các tình huống xảy ra.
- GV tổng kết trò chơi.
- Cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
- HS nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 17 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: Đạo đức:
BÀI 4 : TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS hiểu:
1. Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần tiết kiệm tiền của.
2. HS biết tiết kiệm giữ gìn sách vở đồ dùng đồ chơi...trong sinh hoạt hàng ngày. GD HS bảo vệ môi trường, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày.
3. Biết đồng tình ủng hộ những hành vi việc làm tiết kiệm không đồng tình với những hành vi làm lãng phí tiền của.
II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- SGK đạo đức 4.
- Bìa màu đỏ, xanh, trắng.
III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động của giáo viên
T
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
-Vì sao các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bầy ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em
+Nêu ghi nhớ SGK ?
- Nhận xét, đánh giá.
B .Bài mới:1. Giới thiệu bài: Ghi bảng
2. Tìm hiểu bài:
*HĐ1:Thảo luận nhóm
- GV chia nhóm, các nhóm đọc và thảo luận các thông tin SGK
- Các nhóm thảo luận GV quan sát
- Đại diện nhóm trình bầy, cả lớp trao đổi thảo luận, GV chốt lại.
.*HĐ2: Bày tỏ ý kiến thái độ.
- GV nêu câu hỏi bài tập 1, HS bầy tỏ thái độ theo các phiếu mầu.
- HS giải thích về lí do lựa chọn của mình, cả lớp trao đổi thảo luận GV chốt lại
HĐ3: Hoạt động nhóm
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ
- Các nhóm thảo luận GV quan sát
- Đại diện nhóm trình bầy lớp nhận xét GV chốt lại
- GV cho HS tự liên hệ kết hợp giao dục bảo vệ môi trường cho HS.
3 .Củng cố - dặn dò
- Hệ thống nội dung bài
- Đánh giá nhận xét giờ học. Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
3’
30’
2’
- HS trả lời
- Ghi tên bài lên bảng
- Tiết kiệm là một thói quan tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh
- Các ý kiến C, D là đúng, các ý kiến A, B là sai.
- Việc nên làm tiết kiệm tiền sử dụng tiền một cách hợp lý...
- Việc không nên làm xin tiền ăn quà vặt, quên tắt điện...
- HS liên hệ.
- Đọc ghi nhớ.
----------------------------------------------------------
Tiết 2: Thể dục
BÀI 14: ĐI THƯỜNG ĐÚNG NHỊP CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI.
TRÒ CHƠI: NÉM TRÚNG ĐÍCH.
I – Mục tiêu :
- Củng cố và nâng cao kỹ thuật: Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái. Yêu cầu quay sau đúng hướng, không lệch hàng, đi đều đến chỗ vòng và chuyển hướng không xô lệch hàng, biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Trò chơi: Ném trúng đích: Yêu cầu tập trung chú ý, bình tĩnh, khéo léo. Ném chính xác vào đích.
II - Địa điểm , phương tiện.
- Sân trường: sạch sẽ vệ sinh .
- 1còi , 4-6 quả bóng và vật làm đích , kẻ sân chơi.
III – Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
T
Phương pháp tổ chức
1- Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp phổ biến nội dung yêu cầu của giờ học.
- Xoay khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai.
- Chạy 100 – 200m .
- Trò chơi: Tìm người chỉ huy.
2 – Phần cơ bản:
a/ Đội hình đội ngũ.
- Ôn quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái.
b/ Trò chơi vận động:
- Trò chơi: Ném trúng đích.
3 – Phần kết thúc:
- Tập một số động tác thả lỏng.
- Hát và vỗ tay theo nhịp.
- Trò chơi: Diệt các con vật có hại.
- Hệ thống bài.
- Đánh giá nhận xét.
6’
18’
6’
5’
-Lớp tập hợp theo hàng dọc nghe phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
-Cho HS khởi động: Xoay khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai.
-Chạy trên địa hình tự nhiên.
-HS chơi trò chơi.
-GV điều khiển lớp tập.
+ Chia tổ luyện tập: Tổ trưởng điều khiển.
-GV quan sát nhận xét, sửa sai.
+ Tập hợp cả lớp từng tổ thi đua, trình diễn.
-GV nhận xét biểu dương thi đua.
+ Cả lớp tập do GV điều khiển để củng cố.
-GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, cho HS nhắc lại cách chơi.
-Cả lớp cùng chơi.
-GV nhận xét biểu dương thi đua.
-HS tập các động tác thả lỏng.
-Đứng tại chỗ vỗ tay hát...
-GV điều khiển HS chơi trò chơi.
-HS nhắc lại nội dung bài.
-GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học, ra bài tập về nhà.
--------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán
TIẾT 33 : TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG.
I - Mục tiêu : Giúp HS :
-Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.
-Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng để thử phép cộng và giải các bài toán có liên quan.
II - Đồ dùng dạy – học.
-Bảng phụ , vở toán.
III - Hoạt động dạy – học.
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
A - Kiểm tra bài cũ:
-Gọi Hs chữa bài tập
-Gv nhận xét cho điểm:..
B - Bài mới :
1 - Giới thiệu bài : Ghi bảng.
2 – Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng.
-GV treo bảng phụ.
-Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị
của a +b và b +a để điền vào bảng
+So sánh giá trị của a +b và giá trị của b+a khi a=20 và b=30.
Làm tương tự với các giá trị khác.
+Giá trị của biểu thức a+b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b+a ?
-Ta có thể viết a+b =b+a .
+Có nhận xét gì về các số hạng trong hai tổng a+b và b+a ?
+Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a+b cho nhau ta được tổng nào ?
+Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a+b thì giá trị của tổng này có thay đổi không ?
-HS đọc KL SGK
3 - Luyện tập thực hành.
*Bài 1 (43)
-GV yêu câu đọc đề bài , nối tiếp nhau đọc kết quả ,
+Vì sao em khẳng định :
379+468=847 ?
*Bài 2 (43)
-Bài yêu cầu gì ?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Chữa bài nêu cách điền.
-GVKL.
*Bài 3 (43)
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chữa bài , cho điểm.
C – Củng cố – Dặn dò:
-GV tổng kết giờ học.
-HD làm bài 4 (43)ở nhà.
-Chuẩn bị bài sau.
3’
1’
29’
3’
-HS chữa bài
-HS nhận xét.
-3 HS thực hiện.
a
20
350
1208
b
30
250
2764
a+b
b+a
-Giá trị của a+b và b+a đều bằng 50.
+Giá trị của biểu thức a+b luôn bằng giá trị của biểu thức b+a.
-HS đọc : a+b =b+a.
+Mỗi tổng đều có 2 số hạng là a và b nhưng vị trí các số hạng khác nhau.
+Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a+b cho nhau ta được tổng b+a.
+Khi đổi chỗ các số hạng của tổng thì giá trị của tổng không thay đổi
-HS đọc.
-HS đọc đề.
-Mỗi HS nêu KQ một phép tính.
VD :468+379=847
379+468 =847.
-Vì 468+379=847 mà khi ta đổi chỗ các số trong 1 tổng thì tổng không thay đổi :
468+379=379+468=847
-HS làm tương tự bài còn lại.
-Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm.
-HS làm bài.
a)48+12=12+48
65+297=297+65
177+89=89+177
b) m+n =n+m
84+0 = 0+84
a + 0= 0 +a
-2 HS làm bảng ,HS lớp làm vở.
a) 2975+4017 = 4017 +2975
2975 +4017 < 4017+3000
2975 +4017 >4017 +2900
b) 8264 +927< 927 +8300
8264 +927 >900+ 8264
927 +8264 = 8264 +927.
------------------------------------------------------
Tiết 4: Tập đọc
Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
I- Mục tiêu
- Đọc đúng các từ: Vương quốc, Tin-tin, sáng chế, trường sinh Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc diễn cảm thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn, vai.
- Hiểu các từ ngữ khó: Sáng chế, thuốc trường sinh...
- Hiểu nội dung bài: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc sống.
II- Đồ dùng dạy – học.
III- Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài Trung thu độc lập và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi: Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
- Nhận xét và cho điểm:
B. Bài mới
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
*Màn 1: Trong công xưởng xanh
a- Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc toàn bài( 3 lượt). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Gọi HS đọc toàn màn 1.
b- Tìm hiểu màn 1
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ và giới thiệu từng nhân vật có trong màn 1.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Câu chuyện diễn ra ở đâu?
+ Tin - tin và Mi- tin đến đâu và gặp những ai?
+ Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương Lai?
+ Các bạn nhỏ trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì?
+ Các phát minh ấy thể hiện những ước mơ gì của con người?
+ Màn 1 nói lên điều gì?
- Ghi ý chính màn 1.
c- Đọc diễn cảm
- Tổ chức cho HS thi đọc phân vai
( nhiều lượt HS đọc).
- Nhận xét, cho điểm, động viên HS .
- Tìm ra nhóm đọc hay nhất.
* Màn 2: Trong khu vườn kì diệu
a- Luyện đọc
- GV đọc mẫu.
b- Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và chỉ rõ từng nhân vật và những quả to , lá trong tranh.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm , thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi:
+ Câu chuyện diễn ra ở đâu?
+ Những trái cây mà Tin - tin và Mi - tin đã thấy trong khu vườn kì diệu có gì khác thường?
+ Em thích gì ở Vương quốc Tương Lai? Vì sao?
- Màn 2 cho em biết điều gì?
- Ghi ý chính màn 2.
- Nội dung của cả 2 đoạn kịch này là gì?
- Ghi nội dung của bài.
c- Đọc diễn cảm
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm như màn 1.
C. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc lời thoại trong bài
3’
30
2’
- 4 HS lên bảng và thực hiện theo yêu cầu.
- HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự.
+ Đoạn 1: Lời thoại của Tin - tin với em bé thứ nhất.
+ Đoạn 2: Lời thoại của Tin - tin và Mi - tin với em bé thứ nhất và em bé thứ 2.
+ Đoạn 3: Lời thoại của em bé thứ 3, thứ 4, thứ 5.
- Gọi 3 HS đọc toàn màn.
-2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Câu chuyện diễn ra ở trong công xưởng xanh.
+ Tin - tin và Mi - tin đến Vương quốc Tương Lai trò chuyện với những bạn nhỏ sắp ra đời.
+ Vì những bạn nhỏ ở đây hiện nay chưa ra đời , các bạn chưa sống ở thế giới hiện tại của chúng ta.
+ Vì những bạn nhỏ chưa ra đời, nên bạn nào cũng mơ ước làm được những điều kì lạ cho cuộc sống.
- HS nêu.
+ Các phát minh ấy thể hiện ước mơ của con người : được sống hạnh phú + Màn 1 nói đến những phát minh của các bạn thể hiện ước mơ của con người.
- 2 HS nhắc lại.
- 8 HS đọc theo các vai: Tin - tin, Mi - tin , 5 em bé, người dẫn chuyện( đọc tên các nhân vật).
- Quan sát và 1 HS giới thiệu.
- Đọc thầm , thảo luận, trả lời câu hỏi.
+ Câu chuyện diễn ra trong một khu vườn kì diệu.
- HS TL.
+ HS trả lời theo ý mình.
- Màn 2 giới thiệu những trái cây kì lạ ở Vương quốc Tương Lai.
- Đoạn trích nói lên những mong muốn tốt đẹp của các bạn nhỏ ở Vương quốc Tương Lai.
- 2 HS nhắc lại.
--------------------------------------------------
Tiết 5: Luyện từ và câu:
TIẾT 14: LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM
I- Mục tiêu
- Ôn lại cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam
- Viết đúng tên người, tên địa lý Việt Nam trong mọi văn bản.
II- Đồ dùng dạy – học
- Bản đồ địa lí Việt Nam.
- Giấy khổ to kẻ sẵn 4 hàng ngang.
III- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 1 HS lên bảng và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam? Cho ví dụ?
- Nhận xét và cho điểm:...
B. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu, phần Chú giải.
- Chia nhóm 4 HS. Phát phiếu và bút dạ cho HS .Yêu cầu HS thảo luận, gạch chân dưới những tên riêng viết sai và sửa lại.
- Gọi 3 nhóm dán phiếu lên bảng để hoàn chỉnh bài ca dao.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Gọi HS đọc bài ca dao đã hoàn chỉnh.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi: Bài ca dao cho em biết điều gì?
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Treo bản đồ địa lí Việt Nam lên bảng.
- Phát phiếu và bút dạ, bản đồ cho từng nhóm.
- YC HS thảo luận , làm việc theo nhóm.
- Gọi các nhóm dán phiếu lên bảng.
Nhận xét , bổ sung để tìm ra nhóm đi được nhiều nơi nhất.
Ví dụ: Tỉnh:
C- CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Hỏi: Tên người và tên địa lí Việt Nam cần được viết như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
3’
30’
2’
- 1 HS lên bảng.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn.
- Dán phiếu.
- Nhận xét: Hàng Bồ, Hàng Bạc...
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Quan sát, TLCH: Bài ca dao giới thiệu cho em biết tên 36 những phố cổ của Hà Nội.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Quan sát.
- Nhận đồ dùng học tập và làm việc trong nhóm.
- Dán phiếu, nhận xét các nhóm.
- Viết tên các địa danh vào vở.
- Vùng tây bắc: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hoà Bình.
- Vùng tây nguyên: Đắk lắk, Kon Tum, Gia Lai.
------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: Toán
TIẾT 34 : BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ
I – Mục tiêu : Giúp HS :
- Nhận thức được biểu thức có chứa ba chữ , giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.
- Biết cách tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.
II - Đồ dùng dạy – học.
-Bảng phụ , vở toán.
III – Hoạt động dạy – học .
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
A - Kiểm tra bài cũ :
-Gọi HS lên chữa bài tập 2-3(43)
- Nhận xét cho điểm:.
B - Bài mới:
1 - Giới thiệu bài: Ghi bảng.
2 – Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ.
a) Biểu thức có chứa ba chữ.
-GV yêu cầu HS đọc VD SGK.
+Muốn biết 3 bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào ?
-GV treo bảng số và hỏi : nếu An câu được 2 con cá , Bình câu được 3 con , Cường câu được 4 con thì cả 3 bạn câu được bao nhiêu con ?
-GV viết vào bảng.
-GV làm tương tự các T.H khác.
-GV nêu : Nếu An câu được a con , Bình câu được b con cá , Cường câu được c con cá thì cả 3 bạn câu được bao nhiêu con cá ?
-GV giới thiệu : a+b+c là biểu thức chứa ba chữ .
b) Giá trị của biểu thức chứa ba chữ
-GV hỏi và viết bảng :Nếu a=2, b=3 , c=4 thì a+b+c =?
-GV nêu : Khi đó ta nói 9 là một giá trị của biểu thức a+b+c.
-Làm tương tự các T.H còn lại.
+Khi biết giá trị cụ thể của a, b, c muốn tính giá trị a+b+c làm thế nào ?
+Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng số ta tính được gì ?
3 – Luyện tập thực hành.
*Bài 1(44)
-GV yêu cầu HS đọc và làm bài.
-GV nhận xét cho điểm.
*Bài 2 (44)
-GV gọi HS đọc bài , tự làm bài.
+Mỗi lần thay các chữ a, b, c, bằng các số ta tính được gì ?
*Bài 3 (44)
-Goi HS đọc yêu cầu , làm bài.
-Chữa nhận xét bài.
(Giảm tải phần b )
C – Củng cố – Dặn dò :
-GV tổng kết giờ học.
-Giao bài về nhà bài 4 (44).
-Học và chuẩn bị bài sau.
3’
1’
29’
2’
-HS chữa bài.
-HS nhận xét bổ xung.
-HS đọc VD SGK.
-Ta thực hiện phép tính cộng số con cá câu được của 3 bạn.
-Cả ba bạn câu được 2+3+4 con cá.
-HS nêu số cá của 3 người trong cá T.H để có bảng sau :
Số cá của An
Số cá của Bình
Số cá của Cường
Số cá của cả 3người
2
3
4
2+3+4
5
1
0
5+1+0
1
0
2
1+0+2
...
...
...
...
a
b
c
a+b+c
-HS nhắc lại.
-HS nêu : Nếu a=2 , b=3 , c=4 thì a+b+c =2+3+4=9.
-HS tìm giá trị của biểu thức a+b+c trong từng trường hợp .
-Ta thay các chữ a, b, c bằng số rồi thực hiện tính giá trị biểu thức.
-Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a+b+c.
-HS đọc và làm bài.
a) Nếu a=5, b=7 , c=10 thì giá trị của a+b+c =5+7+10 =22
b) Nếu a=12 , b=15 ,c=9 thì giá trị của a+b+c =12+15+9 =36
-HS đọc bài.
-2 HS làm bảng , HS lớp làm vở.
a)Nếu a=9 b=5 , c=2 thì giá trị của a x b x c = 9x 5 x 2 =90
b) Nếu a=15 , b=0 c=37 thì giá trị của a x b x c = 15 x 0 x 37 = 0
-Tính đựoc một giá trị của biểu thức a x b x c.
-HS đọc bài.
-2 HS làm bảng , lớp làm vở.
Với m=10 , n=5 , p=2 thì giá trị của biểu thức :
a) m+n+p =10+5+2 =17
m +(n+p) =10+ (5+2) =10+7=17
c) m+n x p =10 +5 x2 =10+10=20
(m+n) x p=(10 +5 ) x 2 =15x2=30
------------------------------------------------------
Tiết 2: Tập làm văn
TIẾT 13: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I- Mục tiêu
- Biết cách phát triển câu chuyện dựa vào nội dung cho trước.
- Biết sắp xếp các sự việc theo đúng trình tự thời gian.
- Dùng từ ngữ hay, giàu hình ảnh để diễn đạt.
- Biết nhận xét, đánh giá bài văn của các bạn.
II- Đồ dùng dạy – học.
- Bảng lớp viết sẵn đề bài, 3 câu hỏi gợi ý.
III- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS lên bảng đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề.
- Nhận xét cho điểm:
B. B
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 7.doc