1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên gọi học sinh đọc thuộc lòng bài Cửa sông ( từ Nơi biển tìm về với đất đến hết)
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
“Ôn tập kiểm tra giữa học kỳ II.”
Hoạt động 1: Kiểm tra
- Hỏi: Từ đầu học kỳ II cho đến bây giờ các em đã được học những bài tập đọc nào.
4 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Chính tả - Ôn tập kiểm tra giữa học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Võ Thị Kim Ngân
MSSV: DGT140430
Thứ ba, 27 tháng 03 năm 2018
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 27: CHÍNH TẢ
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
I.MỤC TIÊU:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài chính tả đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn.
- Đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung vă bản nghệ thuật , biết nhân giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
- Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của bài tập 2.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: máy chiếu, sách giáo khoa, sách giáo viên.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, bảng nhựa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên gọi học sinh đọc thuộc lòng bài Cửa sông ( từ Nơi biển tìm về với đất đến hết)
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
“Ôn tập kiểm tra giữa học kỳ II.”
Hoạt động 1: Kiểm tra
- Hỏi: Từ đầu học kỳ II cho đến bây giờ các em đã được học những bài tập đọc nào.
- Giáo viên cho học sinh đọc lại các bài tập đọc đã học theo hình thức bốc thăm chọn 1 trong 18 bài vừa nêu.
- Giáo viên cho học sinh trả lời một số câu hỏi:
+ Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi ích gì? ( Lập làng giữ biển)
+ Qua khổ thơ cuối tác giả muốn nói lên điều gì?
+ Trong bài này có những danh từ riêng nào?
+ Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người tên địa lí Việt Nam.
+ Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì?
+ Trong bài có những danh từ riêng nào?
+ Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.
+ Tìm các danh từ riêng có trong đoạn trích Trí dung song toàn.
+ Nhắc lại quy tắc viết tên người, tên địa lí ngươc ngoài.
+ Lòng tự hào về đất nước tự do và truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong hai khổ thơ cuối? ( Đất nước)
Hoạt động 2: Viết tiếp vế câu để tạo câu ghép:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đoc bài tập 2: Dựa vào câu chuyện Chiếc đồng hồ, em hãy viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo câu ghép:
a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng
b) Nếu mỗi bộ phận trong chiêc đồng hồ đều làm theo ý thích của riêng mình thì
c) Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “ Mỗi người vì mọi người và ”
- Giáo viên cho học sinh đặt câu ghép có sử dụng quan hệ từ
4. Củng cố:
1. Tên riêng nào sau đây viết đúng quy tắc chính tả ?
A. Cam-Pu -Chia B. kim Đồng
C. Sông Cửu long D. Cần Thơ
2. Phát hiện và ghi lại từ đã viết sai chính tả trong các câu sau :
a) Dám nghĩ, dám làm.
b) Chớ thấy sóng cả mà ngả tay chèo.
c) Một thanh niên lao xuống dòng nước đang chảy xiếc cứu em bé.
3. Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam ?
4. Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài ?
5. Tìm các danh từ riêng có trong đoạn văn sau:
“Theo một truyền thuyết một loài vượn cổ”
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị: Ôn tập “ Tiết 3”
- Nhận xét tiết học.
- 1 học sinh đọc
- Cả lớp lắng nghe, ghi tên bài học
- học sinh trả lời:
+ Người công dân số một
+ Thái sư Trần Thủ Độ
+ Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng
+ Trí dung song toàn
+ Tiếng rao đêm
+ Lập làng giữ biển.
+ Cao Bằng
+ Phân xử tài tình
+ Chú đi tuần
+ Luật tục xưa của người Ê-đê
+ Hộp thư mật.
+ Phong cảnh đền hùng
+ Cửa sông
+ Nghĩa thầy trò
+Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
+ Tranh làng Hồ
+ Đất nước
- Học sinh bốc thăm chọn bài
- Học sinh đọc
- Học sinh trả lời:
+ Việc lập làng mới ngoài đảo
+ Cao Bằng có vị trí quan trọng, bảo vệ biên cương Tổ quốc của chúng ta.
+ Đèo Gió, Đèo Giàng, Cao Bắc, Cao Bằng
+ Khi viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên.
+ Tình yêu Tổ quốc của mình và lời chào chiến thắng
+ Hai Long, Phú Lâm
+
+ Tên người tên địa lí Việt nam: Bạch Đằng, Giang Văn Minh, Vua Lê Thần Tông; tên người, tên địa lí nước ngoài: Nam Hán, Tống Nguyên, vua Minh
+ Khi viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nệu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có dấu gạch nối. Có một số tên người tên địa lí nươc ngoài viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam. Đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt.
+ Trời xanh, rừng cây, cánh đồng, ngả đường, dòng sông, chưa bao giờ khuất, rì rầm trong tiết đất, những buổi nagyf xauw vọng nói về.
- 1 học sinh đọc
- Tìm và viết vào nháp hoặc bảng nhựa để tạo câu ghép:
a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhũng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy.
b) Nếu mỗi thì chiếc đồng hố sẽ hỏng.
c) Mỗi người và mọi người vì mỗi người.
- Thi đặt câu ghép theo yêu cầu.
- D. Cần Thơ
b) Chớ thấy sóng cả mà ngả tay chèo.
- học sinh nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam
- học sinh nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Chúa Trời, A-đam, Ê-va, Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ, Bra-ma, Sac-lơ Đác-uyn.
GVHD NGƯỜI SOẠN
NGÔ HOÀNG HẢI VÕ THỊ KIM NGÂN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 28 On tap Giua Hoc ki II_12317897.docx