Giáo án Lớp 4 Tuần 9 - GV: Nguyễn Viết Lợi - Tiểu học Đức Trí

 

TOÁN(42): HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

I/ MỤC TIÊU:

- Có biểu tượng về hai đường thẳng song song.

- Nhận biết được hai đường thẳng song song.

- Bài tập cần làm: bài 1; 2; 3(a0/51/SGK

II/ CHUẨN BỊ:

- Thước thẳng và ê ke.

III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

doc55 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 9 - GV: Nguyễn Viết Lợi - Tiểu học Đức Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vuông góc với IH, IH vuông góc với GH. - 2HS lên bảng vẽ hình. + Hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau. Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2011 TOÁN(43): VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC I/ MỤC TIÊU: - Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước. - Vẽ được đường cao của một hình tam giác. - Bài 1;2/52/SGK II/ CHUẨN BỊ: Thước thẳng và ê ke. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2HS lên bảng, y/c HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 42, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. - Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 2. Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đuờng thẳng cho trước: - GV thực hiện các bước vẽ như SGK (vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ cho HS quan sát). + Đặt một cạnh góc vuông của êke trùng với đường thẳng AB. + Chuyển dịch êke trượt theo đường thẳng AB sao cho cạnh vuông thứ hai của êke gặp điểm E. Vạch một đường thẳng theo cạnh đó thì được đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB. Điểm E nằm trên đường thẳng AB. - GV tổ chức cho HS thực hành vẽ. GV nhận xét và giúp đỡ những em còn chưa vẽ được. 3. Hướng dẫn vẽ đường cao của tam giác: - GV vẽ lên bảng tam giác ABC như phần bài học của SGK. H: Hãy đọc tên tam giác. - GV y/c HS vẽ đuờng thẳng đi qua điểm A và vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC. KL: Qua đỉnh A của tam giác ABC ta vẽ được đường thẳng vuông góc với cạnh BC tại điểm H. Ta gọi AH là đường cao của tam giác ABC. Đường cao của hình hình tam giác chính là đoạn thẳng đi qua một đỉnh và vuông góc với cạnh đối diện của đỉnh đó. - GV y/c HS vẽ đường cao hạ từ đỉnh B, đỉnh C của tam giác ABC H: Một tam giác có mấy đường cao? 2.4 Hướng dẫn thực hành: Bài 1: - GV y/c HS đọc đề bài sau đó vẽ hình. - GV y/c HS nhận xét bài vẽ của bạn sau đó y/c 3HS lên bảng lần lượt nêu cách thực hiện vẽ đường thẳng AB của mình. - GV nhận xét. Bài 2: H: Bài tập y/c chúng ta làm gì? H: Đường cao AH của hình tam giác ABC là đường thẳng đi qua đỉnh nào của hình tam giác ABC và vuông góc với cạnh nào của hình tam giác ABC? - GV y/c HS cả lớp vẽ hình. - Nhận xét. Bài 3: - GV y/c HS đọc đề bài và vẽ đường thẳng qua E, vuông góc với CD tại G. H: Hãy nêu tên HCN có trong hình? H: Những cạnh nào vuông góc với cạnh EG? H: Hãy nêu tên các cặp cạnh song song trong hình chữ nhật ADEG? 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Vẽ hai đường thẳng song song. - 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét. - HS nghe giới thiệu bài. - Theo dõi thao tác của GV. - 1 HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào vở nháp. + Tam giác ABC - 1HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào vở nháp. - HS dùng ê ke để vẽ. + Một tam giác có 3 đường cao. - 3HS lên vẽ hình, mỗi HS vẽ theo một trường hợp, cả lớp vẽ vào vở. - HS nêu tương tự như phần h/d cách vẽ trên. - Nhận xét. + Vẽ đường cao AH của tam giác ABC trong các trường hợp khác nhau. + Đường cao AH đi qua đỉnh A và vuông góc với cạnh BC của tam giác ABC. - 3HS lên vẽ hình. Mỗi HS vẽ đường cao AH trong từng trường hợp. - HS vẽ hình vào VBT. + ABCD, AEGD, EBCG. + AB, CD. + AE và DG, AD và EG. Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2011 TOÁN(43): VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG I/ MỤC TIÊU: - Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê- ke). - Bài 1;3/53/SGK II/ CHUẨN BỊ: - Thước thẳng và ê ke. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2HS lên bảng, y/c HS1 vẽ 2 đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau tại E, HS2 vẽ hình tam giác ABC sau đó vẽ đường cao AH của hình tam giác này. - Nhận xét và cho điểm HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 2. Hướng dẫn vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước: - GV gọi 1HS lên bảng vẽ đường thẳng AB và lấy một điểm E nằm ngoài AB. - Y/c HS vẽ đường thẳng MN đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB. - Y/c HS vẽ đường thẳng đi qua E và vuông góc với MN. H: Có nhận xét gì về đường thẳng CD và đường thẳng AB? KL: Vậy chúng ta đã vẽ được đường thẳng đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước. - GV nêu lại trình tự các bước vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB như phần bài học trong SGK. - GV cho thêm một số hình vẽ khác. 3. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: - GV vẽ lên bảng đường thẳng CD và lấy một điểm M nằm ngoài CD như hình vẽ trong bài 1. H: Bài tập y/c chúng ta làm gì? - GV y/c HS vẽ hình. H : Đường thẳng vừa vẽ như thế nào với CD ? GV : Vậy đó chính là đường thẳng AB cần vẽ. Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài và vẽ lên bảng hình tam giác ABC. - GV h/d vẽ đường thẳng qua A song song với cạnh BC: * Bước 1 : Vẽ đường thẳng AH đi qua A và vuông góc với cạnh BC. * Bước 2 : Vẽ đường thẳng đi qua A và vuông góc với AH, đó chính là đường thẳng AX cần vẽ. - GV y/c HS vẽ đường thẳng CY song song với cạnh AB - Y/c HS quan sát hình và nêu các cặp cạnh song song Bài 3: - GV y/c HS đọc bài và sau đó tự vẽ hình. - GV y/c HS nêu cách vẽ đường thẳng đi qua B và song song với AD. H : Tại sao chúng ta chỉ cần vẽ đường thẳng đi qua B và vuông góc với BA thì đường thẳng này sẽ song song với AD ? H : Đỉnh E của hình tứ giác là góc gì ? H : Tứ giác BEDA là hình gì? H : Hãy kể tên các cặp cạnh song song? H : Hãy kể tên các cặp cạnh vuông góc? - Nhận xét chung. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, y/c HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Thực hành vẽ hình chữ nhật và Thực hành vẽ hình vuông. - 2HS lên bảng vẽ hình, cả lớp vẽ vào vở nháp và nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe giới thiệu. - 1HS lên bảng thực hiện, cả lớp vẽ vào giấy nháp. - 1HS lên bảng thực hiện, cả lớp tiếp tục vẽ giấy nháp. - 1HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. + 2 đường thẳng này song song với nhau. - Lắng nghe và nhắc lại. + Vẽ đường thẳng AB đi qua điểm M và song song với đường thẳng CD. - 1HS vẽ trên bảng lớp, cả lớp vẽ vào VBT. + Song song với CD. - 1HS đọc đề bài, 1HS lên bảng vẽ. - HS thực hiện vẽ hình theo h/d của GV. - 1HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào VBT. + AD và BC, AB và CD. - 1HS lên bảng vẽ, cả lớp làm vào VBT. + Vẽ đường thẳng đi qua B vuông góc với AB, đường thẳng này song song với AD. + BA đã vuông góc với AD. + Đỉnh E là góc vuông. + Hình chữ nhật. + AB song song với DE, BE song song với AD. + BA vuông góc với AD, AD vuông góc với DC, DC vuông góc với EB, EB vuông góc với AB Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2011 TOÁN(44): THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT, I/ MỤC TIÊU: - Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông (bằng thước kẻ và ê ke). - Bài 1(a); II/ CHUẨN BỊ: - Thước thẳng và ê ke. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2HS lên bảng y/c HS1 vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước, HS2 vẽ đường thẳng đi qua đỉnh A của hình tam giác ABC và song song với cạnh BC. - Nhận xét và cho điểm HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh cho trước: - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật MNPQ và hỏi HS: M N Q P H: Các góc ở các đỉnh của hình chữ nhật MNPQ là góc gì? H: Hãy nêu các cặp song song với nhau có trong hình chữ nhật MNQP. - GV h/d HS vẽ HCN ABCD có chiều dài 4 cm và chiều rộng 2 cm theo từng bước: + Vẽ đoạn thẳng CD có chiều dài 4 cm. + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, trên đường thẳng đó lấy đoạn thẳng DA = 2 cm. + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, trên đường thẳng đó lấy đoạn thẳng CB = 2 cm. + Nối A với B ta được hình chữ nhạt ABCD. - Y/c HS vẽ lại vào vở nháp. - Cho HS vẽ HCN có ch. dài là 6 cm, ch rộng 3 cm. 3. Hướng dẫn vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước: H: Hình vuông có các cạnh ntn nào với nhau? H: Các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc gì? - GV h/d HS cách vẽ HV có cạnh bằng 3 cm như SGK. + Vẽ đoạn thẳng DC = 3 cm. + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D và C. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng DA = 3 cm, CB = 3 cm. + Nối A với B ta được hình vuông ABCD. - GV y/c HS nêu lại cách vẽ. - Y/c HS thực hành vẽ vào vở nháp. - Y/c HS vẽ HV có cạnh bằng 5 cm vào vở nháp. 4. Hướng dẫn thực hành: Bài 2/54: - GV y/c HS tự vẽ hình, sau đó dùng thước có vạch chia để đo độ dài đường chéo của hình chữ nhật và kết luận. - Gọi HS trả lời. KL: Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về làm các bài h/d luyện tập thêm và chuẩn bị bài Luyện tập. - 2HS lên bảng vẽ hình, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Lắng nghe. + Các góc của bốn đỉnh của hình chữ nhật MNPQ đều là góc vuông. + Cạnh MN song song với QP, cạnh MQ song song với PN. - Lắng nghe. - HS vẽ vào vở nháp. + Các cạnh bằng nhau. + Góc vuông. - Theo dõi GV vẽ. - HS nêu. - 1HS đọc trước lớp. - HS nêu các bước vẽ. + ( 5 + 3) x 2 = 16 cm.- HS làm việc cá nhân.+ HCN có hai đường chéo bằng nhau. - Một số HS nhắc lại. Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2011 TOÁN(45): THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG I/ MỤC TIÊU: - Vẽ được hình vuông(bằng thước kẻ, bằng ê - ke) - Bài tập cần làm: bài 1(a); 2; 3(a)/55/SGK II/ CHUẨN BỊ: Thước thẳng, ê ke. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng, y/c làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 44. - Nhận xét và cho điểm HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2. Hướng dẫn vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước: H: Hình vuông có các cạnh như thế nào với nhau? H: Các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc gì? - GV h/d HS cách vẽ HV có cạnh bằng 3 cm như SGK. A B C D 3cm + Vẽ đoạn thẳng DC = 3 cm. + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D và C. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng DA = 3 cm, CB = 3 cm. + Nối A với B ta được hình vuông ABCD. - GV y/c HS nêu lại cách vẽ. - Y/c HS thực hành vẽ vào vở nháp. - Y/c HS vẽ HV có cạnh bằng 5 cm vào vở nháp 3. Thực hành: Hướng dẫn làm bài tập Bài 1/55: - GV yêu cầu HS đọc bài - Hướng dẫn và cho HS nêu cách làm bài - Gọi HS làm bảng lớp - GV nhận xét Bài 2/55: - GV y/c HS quan sát hình thật kĩ rồi vẽ vào VBT. * Bài 3/55: - GV y/c HS vẽ hình vuông có cạnh là 5 cm. Sau đó, kiểm tra hai đường chéo của hình vuông xem có bằng nhau hay không? Có vuông góc với nhau hay không? - Y/c HS báo cáo kết quả 2 đường chéo của mình. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về làm các bài h/d luyện tập thêm và chuẩn bị bài Luyện tập - 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - HS đọc. - HS kiểm tra bằng ê ke. + Dùng thước ê ke. - HS nêu kết quả. - HS đọc phân tích đề bài - HS thực hiện - HS thực hiện Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2011 LỊCH SỬ(9): ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN I. MỤC TIÊU: - Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân: + Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy chia cắt đất nước. + Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. - Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh: Đinh Bộ Lĩnh quê ở vùng Hoa Lư, Ninh Bình, là một người cương nghị, mưu cao và có chí lớn, ông có công dẹp loạn 12 sứ quân. II. CHUẨN BỊ: - Lược đồ 12 sứ quân. - Các tranh ảnh trong sgk. - Phiếu học tập của học sinh. - Bảng phụ. III. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: 1) Em hãy nêu đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang. 2) Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. - Nhận xét và cho điểm HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài. 2. Các hoạt động: Hoạt động1: Làm việc cả lớp - Y/c HS giở SGK/25 và đọc thầm phần đầu của bài để tìm bối cảnh đất nước sau khi Ngô Quyền mất. - GV bổ sung và nhấn mạnh các ý: + Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta có nhiều biến động như: * Triều đình lục đục, tranh nhau ngai vàng. * Đất nước bị chia cắt thành 12 vùng bởi loạn 12 sứ quân. * Dân chúng đổ máu, đồng ruộng làng mạc bị tàn phá. * Kẻ thù lăm le ngoài bờ cõi. - GV ghi ý chính ở bảng. KL: Ngô Quyền mất, đất nước bị chia cắt bởi loạn 12 sứ quân. - Tiếp tục GV treo bản đồ 12 sứ quân lên bảng, giới thiệu cho HS để các em khắc sâu hơn về hình ảnh đất nước bị chia cắt thành 12 vùng (Sgk/7). Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi - GV y/c HS đọc, thảo luận nhóm đôi: Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh? Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì? - Gọi các nhóm trình bày. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung. KL: Đinh Bộ Lĩnh là người quê Hoa Lư (tức Gia Viễn – Ninh Bình ngày nay), em trai của Đinh Công Trứ. Hồi nhỏ, ông sống với mẹ ở quê nhà. Ông thường lũ trẻ nhỏ trong vùng chăn trâu chơi trò tập trận, khiêng kiệu, lấy bông lau làm cỏ. Trẻ con xứ ấy đều nể, tôn làm anh. Lớn lên, ông là một người cương nghị, có mưu cao, chí lớn, là người chỉ huy quân sự có tài, được nhân dân yêu mến. Lớn lên gặp buổi loạn lạc, giữa lúc nhà Ngô suy yếu, ĐBL đã cùng với những người thân thiết tổ chức lực lượng, rèn vũ khí xây đựng căn cứ ở Hoa Lư. Khi nhà Ngô sụp đổ, cả nước rối loạn, ĐBL dã liên kết với một số sứ quân rồi đem quân đi đánh dẹp các sứ quân. Và cuối cùng năm 968, ông đã thống nhất được giang sơn. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp H: ĐBL đã làm gì sau khi thống nhất đất nước? KL: ĐBL lên ngôi vua lấy niên hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên là nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình. - GV giải thích các từ: Hoàng, Đại Cồ Việt, Thái Bình. - GV cho HS quan sát toàn cảnh Hoa Lư ngày nay (H2) giới thiệu vài nét về cảnh Hoa Lư ngày nay. Hoạt động 4: Thảo luận nhóm - GV phát phiếu học tập để HS thảo luận, ghi kết quả vào phiếu. - Y/c đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - GV treo bảng phụ, chốt ý chính theo mẫu đã hoàn chỉnh như SGK/27. 3. Củng cố - dặn dò: - Gọi vài HS đọc ghi nhớ SGK. - Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài Cuộc kháng chiến chống quân Tống xam lược lần thứ nhất (năm 981). - 2HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - HS đọc thầm phần đầu của bài & TLCH, lớp theo dõi, bổ sung. - Gọi vài HS đọc lại. - Học sinh quan sát, theo dõi trên bản đồ. - HS quan sát hình 1 & trả lời theo nhóm đôi. - Một số nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi để nhận xét, bổ sung. - HS chú ý lắng nghe. + Lên ngôi vua. - HS quan sát và lắng nghe. - HS thảo luận theo nhóm 6. - Hoàn thành bảng so sánh. - HS đọc. Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2011 ĐẠO ĐỨC(9): TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (T1) I/ MỤC TIÊU: - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ. - Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ. - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí. * GDKNS: Kĩ năng xây dựng giá trị của thời gian. - Kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc học tập để sử dụng thời gian hiệu quả. - Kĩ năng quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày. - Kĩ năng bình luận phê phán việc lãng phí thời gian. * GDTTHCM:Mỗi học sinh cần biết học tập đức tính tiết kiệm thời gian một cách hợp lí của Bác Hồ. II/ CHUẨN BỊ: - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: Xanh, đỏ, trắng. - Các truyện tấm gương về tiết kiệm thời giờ. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A .Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng đọc phần ghi nhớ và trả lời câu hỏi của tiết trước: 1) Em hãy nêu những việc thể hiện việc tiết kiệm của bản thân em và gia đình em? 2) Bằng rủ Tuấn xé sách vở để gấp máy bay chơi. Nếu em là Tuấn thì em sẽ làm gì? - Nhận xét câu trả lời của HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện kể - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và y/c các nhóm thảo luận đóng vai để kể lại câu chuyện của Mi-chi-a, và sau đó rút ra bài học. - GV cho HS làm việc cả lớp. - Y/c 2 nhóm lên đóng vai kể lại câu chuyện của Mi-chi-a. - Y/c các nhóm nhận xét. H: Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời giờ ntn? H: Chuyện gì đã xảy ra với Mi-chi-a ? H: Sau chuyện đó, Mi-chi-a rút ra điều gì ? H: Từ câu chuyện của Mi-chi-a em rút ra bài học gì cho bản thân mình ? KL: Cần phải biết quý trọng và tiết kiệm thời gian dù chỉ là một phút. - Gọi HS đọc ghi nhớ. * GDKNS: Kĩ năng xây dựng giá trị của thời gian. - Kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc học tập để sử dụng thời gian hiệu quả. - Kĩ năng quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày. - Kĩ năng bình luận phê phán việc lãng phí thời gian. Hoạt động 2 : Xử lí tình huống - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. Phát giấy bút và treo bảng phụ có các câu hỏi: Em cho biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu: a) HS đến phòng thi muộn. b) Hành khách đến muộn giờ tàu chạy, máy bay. c) Đưa người đến bệnh viện cấp cứu chậm. H : Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì? H : Tại sao thời giờ lại quý giá? * GDTTHCM:Mỗi học sinh cần biết học tập đức tính tiết kiệm thời gian một cách hợp lí của Bác Hồ. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ Bài tập 3:GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp. - Treo bảng phụ ghi các ý kiến để HS theo dõi. Phát cho mỗi HS 3 tờ giấy màu: Xanh, đỏ, vàng. - Lần lượt đọc các ý kiến và y/c HS cho biết thái độ. - GV ghi lại kết quả vào bảng. - Y/c HS giải thích những ý kiến không tán thành và phân vân. KL: Tiết kiệm thời giờ là giờ nào việc nấy, làm việc nào xong việc nấy, sắp xếp công việc hợp lí, không phải là làm liên tục, không làm gì hay tranh thủ làm nhiều việc một lúc. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết sau. - 2HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - HS làm việc theo nhóm: Thảo luận phân chia các vai: Mi-chi-a, mẹ Mi-chi-a, bố Mi-chi-a. - 2 nhóm lên bảng đóng vai, các nhóm khác theo dõi. - HS nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn. + Chậm trễ hơn mọi người. + Mi-chi-a bị thua cuộc thi trượt tuyết. + Mi-chi-a hiểu ra rằng một phút cũng làm nên chuyện quan trọng. + Phải quý trọng và tiết kiệm thời gian. - 2 – 3HS đọc ghi nhớ. - HS làm việc theo nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi. Đại diện các nhóm lên trình bày. + HS sẽ không được vào phòng thi. + Khách bị nhỡ tàu, mất thời gian và công việc. + Có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. + Tiết kiệm thời giờ giúp ta có thể làm nhiều việc có ích. + Thời giờ là vàng bạc. - HS nhận các tờ giấy màu và đọc theo dõi các ý kiến của GV đưa trên bảng. - HS lắng nghe GV đọc và giơ giấy màu để bày tỏ thái độ: Đỏ - tán thành, xanh – không tán thành, vàng – phân vân. - HS giải thích. Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2011 KHOA HỌC(17): PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC I/ MỤC TIÊU: - Nêu được một số việc nên và khôing nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước: + Không chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối; giếng, chum, vại, bể nước phải có nắp đậy. + Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ. + Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ. - Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước. * PCTNTT: Một số nơi có thể xảy ra đuối nước: trong nhà (giếng, lu vại, bồn tắm); các nguồn nước thiên nhiên (ao, hồ, sông, suối, biển,); nơi công cộng + Các vật chứa nước trong nhà phải được che đậy hoặc khoá kín. + Nhà có trẻ nhỏ, ao cần có rào chắn không cho trẻ tiếp cận. * GDKNS: Biết cách xử lí khi có trường hợp đuố nước xảy ra (kêu cứu; tìm và ném xuống nước các vật nổi, các vật giúp người bị đuối nước bám vào để leo lên,). II/ CHUẨN BỊ: - Các hình minh hoạ trang 36, 37 SGK. III/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Y/c 2HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài 16: 1) Em hãy cho biết khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống ntn? 2) Khi người thân bị tiêu chảy, em chăm sóc ntn? - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài. 2.2 Các hoạt động: HĐ1: Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước - Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi sau: + Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình 1, 2, 3. Theo em việc nào nên làm, việc nào không nên làm? Vì sao? + Theo em, chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước? - Nhận xét các ý kiến của HS. - Gọi 2HS đọc trước lớp ý 1, 2 mục Bạn cần biết. * GDKNS: Biết cách xử lí khi có trường hợp đuố nước xảy ra (kêu cứu; tìm và ném xuống nước các vật nổi, các vật giúp người bị đuối nước bám vào để leo lên,) HĐ2: Một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi - Y/c các nhóm quan sát hình minh hoạ trang 37 SGK và thảo luận theo các câu hỏi: + Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu? + Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì? - Nhận xét các ý kiến của HS. KL: . Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ, ý kiến - GV chia lớp thành 3 đến 4 nhóm. Giao cho mỗi em 1 tình huống để các em thảo luận trả lời câu hỏi: Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì? + TH1: Hùng và Nam vừa chơi bóng về, Nam rủ Hùng ra hồ gần nhà để tắm. Nếu là Hùng, em sẽ ứng xử thế nào? + TH2: Minh đến nhà Tuấn chơi thấy Tuấn vừa nhặt rau vừa cho em bé chơi ở sân giếng. Giếng xây thành cao nhưng không có nắp đậy. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Tuấn? Lưu ý HS: Các nhóm thảo luận đưa ra cách xử lí. Nêu ra mặt lợi hại của các phương án. - Gọi các nhóm trình bày. - Nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm HS. * GD PCTTTTMột số nơi có thể xảy ra đuối nước: trong nhà (giếng, lu vại, bồn tắm); các nguồn nước thiên nhiên (ao, hồ, sông, suối, biển,); nơi công cộng + Các vật chứa nước trong nhà phải được che đậy hoặc khoá kín. + Nhà có trẻ nhỏ, ao cần có rào chắn không cho trẻ tiếp cận. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. Dặn HS luôn có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước. - Dặn HS chuẩn bị bài Ôn tập. - 2HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - Tiến hành thảo luận, sau đó 4 cặp đôi đại diện trình bày. + H1: Các bạn nhỏ đang chơi gần bờ ao. Đây là việc không nên làm vì có thể bị ngã xuống ao. + H2: Thành giếng được xây cao và có nắp đậy rất an toàn. Đây là việc nên làm. + H3: Các bạn HS đang nghịch nước khi ngồi trên thuyền. Việc này rất không nên vì rất dễ ngã xuống sông và chết đuối. - HS đọc. - Tiến hành thảo luận nhóm 4. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - Tiến hành thảo luận theo nhóm 8. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình. Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2011 ĐỊA LÍ(9): HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN (TT) I/ MỤC TIÊU: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên: + Sử dụng sức nước để sản xuất điện. + Khai thác gỗ và lâm sản. - Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất: cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều thú quý, - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng. - Mô tả sơ lược đặc điểm sông ở Tây Nguyên: có nhiều thác ghềnh. - Mô tả sơ lược: rừng rậm nhiệt đới (rừng rậm, nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng), rừng khộp (rừng rụng lá mùa khô). - Chỉ trên bản đồ (lược đồ) và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông Xê Xan, sông Xrê Pốk, sông Đồng Nai. * Với HS khá, giỏi: + Quan sát hình và kể các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ. + Giải thích những nguyên nhân khiến rừng ở Tây Nguyên bị tàn phá. * GDMT.GV liên hệ để GD cho HS biết vai trò của rừng và bước đầu hình thành ý thức biết bảo vệ rừng vì rừng vàng, biển bạc. * Sự thích nghi và cải tạo môi trường của người dân Tây Nguyên: khai thác khoáng sản, rừng, sức nước. II/ CHUẨN BỊ: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Tranh, ảnh về vùng trồng cà phê một số sản phẩm về Buôn Ma Thuột. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: - GV y/c 2HS lên bảng, vẽ sơ đồ và trình bày nội dung kiến thức được học về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên. - Nhận xét và cho điểm HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 2. Các hoạt động: Hoạt động1: Khai thác sức nước - Y/c HS quan sát lược đồ lược đồ các sông chính ở Tây Nguyên, trả lời các câu hỏi sau: H: Nêu tên và chỉ một số con sông chính ở Tây Nguyên? H: Đặc điểm dòng chảy của các con sông ở đây như thế nào? Điều đó có tác dụng gì? - Chỉ vị trí nhà máy thuỷ điện Y-a-li trên lược đồ 4 và cho biết nó nằm trên con sông nào? KL: Hoạt động 2: Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên - GV quan sát hình 6, 7, 8, 9, 10 SGK thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau: 1) Tây Nguyên có những loại rừng nào? Vì sao Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau? 2) Rừng ở Tây Nguyên cho ta những sản vật gì? Quan sát hình 8, 9, 10. Hãy nêu quy trình sản xuất ra đồ gỗ. 3) Việc khai thác rừng hiện nay ntn? 4) Những nguyên nhân chính nào ảnh hưởng đến rừng? KL: Tây Nguyên có 2 mùa mưa, khô rõ rệt nên cũng có 2 loại rừng đặc trưng. Rừng Tây Nguyên cho ta nhiều sản vật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuan 9.doc
Tài liệu liên quan