Giáo án lớp 5 môn An toàn giao thông - Bài 1: Hệ thống báo hiệu đường bộ (tiết 1)

3.Giới thiệu bài, nêu mục tiêu.

- Để biết những quy định hệ thống báo hiệu đường bộ và thực hiện nếp sống văn minh đô thị như thế nào. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.

- Ghi tựa bài lên bảng.

4. Hoạt động cơ bản:

a/. Gợi động cơ tạo hứng thú:

- Giao CTHĐTQ điều khiển các bước học tập tiếp theo.

b/. Trải nghiệm:

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

+ Hệ thống báo hiệu đường bộ là gì?

- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.

- Theo dõi HS trình bày.

- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.

- Kết luận: Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn An toàn giao thông - Bài 1: Hệ thống báo hiệu đường bộ (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AN TOÀN GIAO THÔNG Bài 1 HỆ THỐNG BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ (Tiết 1) Ngày soạn: 01/08/2017 Ngày dạy: / /2017 I. MỤC TIÊU: - Hiểu ý nghĩa, nội dung và sự cần thiết của hệ thống báo hiệu đường bộ. - Có thể mô tả lại hệ thống báo hiệu đường bộ bằng lời hoặc hình vẽ, để nói cho những người khác biết về nội dung hệ thống báo hiệu đường bộ. - Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người tuân theo hiệu lệnh của hệ thống báo hiệu đường bộ khi đi đường. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: Tranh minh họa trong SGK; một số tranh ảnh phóng to. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1.- Khởi động: (1’) - Hát vui: Bài “Khi trẻ em đi xe đạp”. 2.- Ôn bài: (4’) - GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra đồ dùng học tập của HS. TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 15’ 10’ 4’ 3.Giới thiệu bài, nêu mục tiêu. - Để biết những quy định hệ thống báo hiệu đường bộ và thực hiện nếp sống văn minh đô thị như thế nào. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó. - Ghi tựa bài lên bảng. 4. Hoạt động cơ bản: a/. Gợi động cơ tạo hứng thú: - Giao CTHĐTQ điều khiển các bước học tập tiếp theo. b/. Trải nghiệm: - Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Hệ thống báo hiệu đường bộ là gì? - Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ. - Theo dõi HS trình bày. - Nêu nhận xét và xác nhận kết quả. - Kết luận: Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn. c/. Phân tích, khám phá, rút ra bài học: - Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK thảo luận nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau: + Tín hiệu đèn giao thông có mấy màu, được quy định như thế nào? Hãy nhận xét 4 ảnh ở trang 3, 4SGK. + Biển báo hiệu đường bộ gồm mấy nhóm, quy định như thế nào? + Khi có tín hiệu đèn giao thông và hiệu lệnh người điều khiển giao thông ta tuân theo hiệu lệnh nào? - Quan sát HS thảo luận và hỗ trợ. - Theo dõi HS trình bày. - Nêu nhận xét và xác nhận kết quả. - Kết luận: Khi có tín hiệu đèn giao thông và hiệu lệnh người điều khiển giao thông ta tuân theo hiệu lệnh người điều khiển giao thông. 5. Hoạt động thực hành: - Yêu cầu HS đọc nội dung BT 1,2,3 trang 12 SGK, thảo luận nhóm để làm bài. - Quan sát HS thảo luận và hỗ trợ. - Theo dõi HS trình bày. - Nêu nhận xét và xác nhận kết quả. 6. Hoạt động ứng dụng: - Gợi ý cho HS các khả năng có thể ứng dụng bài học vào thực tế. - Nhận xét tuyên dương. - Dặn dò: Ôn bài. Chia sẻ kiến thức đã học với gia đình và người thân và cộng đồng. - Lắng nghe. - Đọc nối tiếp tựa bài. * PCTHĐTQ điều khiển các bước: - Làm việc theo nhóm, NT điều khiển HĐ của nhóm. - Đọc tên bài học và viết vào vở. - Đọc mục tiêu bài học. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV. - Thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Ghi nhận ý kiến của GV. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV. - Thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Ghi nhận ý kiến của GV. - Đọc phần ghi nhớ. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV. - Thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Ghi nhận ý kiến của GV. - Lần lượt nêu khả năng ứng dụng bài học vào thực tế: Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người tuân theo hiệu lệnh của hệ thống báo hiệu đường bộ khi đi đường. 7. RÚT KINH NGHIỆM: AN TOÀN GIAO THÔNG Bài 1 HỆ THỐNG BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ (Tiết 2) Ngày soạn: 01/08/2017 - Ngày dạy: / /2017 I. MỤC TIÊU: - Hiểu ý nghĩa, nội dung và sự cần thiết của hệ thống báo hiệu đường bộ. - Có thể mô tả lại hệ thống báo hiệu đường bộ bằng lời hoặc hình vẽ, để nói cho những người khác biết về nội dung hệ thống báo hiệu đường bộ. - Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người tuân theo hiệu lệnh của hệ thống báo hiệu đường bộ khi đi đường. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: Tranh minh họa trong SGK; một số tranh ảnh phóng to. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1.- Khởi động: (1’) - Hát vui: Bài “Khi trẻ em đi xe đạp”. 2.- Ôn bài: (4’) - CTHĐTQ mời 3 bạn lần lượt thực hiện các yêu cầu sau: + Hệ thống báo hiệu đường bộ là gì? + Khi có tín hiệu đèn giao thông và hiệu lệnh người điều khiển giao thông ta tuân theo hiệu lệnh nào? - GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra đồ dùng học tập của HS. TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 15’ 10’ 4’ 3.Giới thiệu bài, nêu mục tiêu. - Tiết học trước các em đã tìm hiểu tín hiệu đèn, biển báo giao thông, hệ thống giao thông đường bộ còn những báo hiếu nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó. - Ghi tựa bài lên bảng. 4. Hoạt động cơ bản: a/. Gợi động cơ tạo hứng thú: - Giao CTHĐTQ điều khiển các bước học tập tiếp theo. b/. Trải nghiệm: - Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Ngoài tín hiệu đèn, biển báo giao thông, hệ thống giao thông đường bộ còn những báo hiếu nào? - Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ. - Theo dõi HS trình bày. - Nêu nhận xét và xác nhận kết quả. - Kết luận: Ngoài tín hiệu đèn, biển báo giao thông, hệ thống giao thông đường bộ còn có vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn. c/. Phân tích, khám phá, rút ra bài học: - Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK thảo luận nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau: + Vạch kẻ đường là gì? Có những loại vạch kẻ đường nào? + Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ có tác dụng như thế nào? + Rào chắn được dung để báo hiệu gì? - Quan sát HS thảo luận và hỗ trợ. - Theo dõi HS trình bày. - Nêu nhận xét và xác nhận kết quả. - Kết luận: Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại. Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường. Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại. 5. Hoạt động thực hành: - Yêu cầu HS đọc nội dung BT 4, 5, 6, 7 trang 12 SGK, thảo luận nhóm để làm bài. - Quan sát HS thảo luận và hỗ trợ. - Theo dõi HS trình bày. - Nêu nhận xét và xác nhận kết quả. 6. Hoạt động ứng dụng: - Gợi ý cho HS các khả năng có thể ứng dụng bài học vào thực tế. - Nhận xét tuyên dương. - Dặn dò: Ôn bài. Chia sẻ kiến thức đã học với gia đình và người thân và cộng đồng. - Bài sau: Đi xe đạp an toàn. - Lắng nghe. - Đọc nối tiếp tựa bài. * PCTHĐTQ điều khiển các bước: - Làm việc theo nhóm, Nhóm trưởng điều khiển HĐ của nhóm. - Đọc tên bài học và viết vào vở. - Đọc mục tiêu bài học. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV. - Thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Ghi nhận ý kiến của GV. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV. - Thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Ghi nhận ý kiến của GV. - Đọc phần ghi nhớ. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV. - Thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Ghi nhận ý kiến của GV. - Lần lượt nêu khả năng ứng dụng bài học vào thực tế: Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người tuân theo hiệu lệnh của hệ thống báo hiệu đường bộ khi đi đường. 7. RÚT KINH NGHIỆM:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docAN TOÀN GIAO THÔNG BAI 1 KHOI5.doc
Tài liệu liên quan