1. Ổn định tổ chức:
- Giới thiệu người dự - Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS lấy bảng con.
- GV đọc lần lượt cho HS viết các từ:
Pi – e, trầm ngâm, lúi húi.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV mở bảng phụ có nội dung như sau:
Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước các từ ngữ viết đúng chính tả.
A) con báo, quả cao, lao công, chào màu.
B) con báo, quả cau, lau công, chào mào.
C) con báo, quả cau, lao công, chào mào.
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Chính tả - Bài: Buôn chư lênh đón cô giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/12/2018
Ngày dạy: 19/12/2018
Người dạy: Vũ Thị Bích Nga
Lớp dạy: 5B
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
Môn : Chính tả ( Nghe – viết )
Tiết 15: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU:
- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức một đoạn văn xuôi.
- Làm được BT3a.
- GDHS: Có ý thức học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn đoạn viết.
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 3a.
- Bút dạ, phiếu bài tập.
- Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
- Giới thiệu người dự - Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS lấy bảng con.
- GV đọc lần lượt cho HS viết các từ:
Pi – e, trầm ngâm, lúi húi.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV mở bảng phụ có nội dung như sau:
Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước các từ ngữ viết đúng chính tả.
A) con báo, quả cao, lao công, chào màu.
B) con báo, quả cau, lau công, chào mào.
C) con báo, quả cau, lao công, chào mào.
- GV đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS chọn đáp án đúng ghi vào bảng con.
- Yêu cầu HS giơ bảng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài :
- Các em đã được học tập đọc bài: "Buôn Chư Lênh đón cô giáo". Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ được nghe - viết đoạn cuối của bài và làm bài tập chính tả phân biệt các tiếng chỉ khác nhau thanh hỏi và thanh ngã.
- GV viết tựa bài lên bảng.
b. Hướng dẫn nghe, viết chính tả
* Trao đổi về nội dung đoạn văn
- Yêu cầu HS mở SGK trang 145.
- Gọi HS đọc đoạn viết.
+ Đoạn văn cho em biết điều gì ?
* Hướng dẫn viết từ khó:
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn viết, sử dụng viết chì gạch chân dưới các từ ngữ khó viết, dễ lẫn.
+ Hãy nêu các từ khó viết, dễ lẫn ?
- Mời HS nêu các từ khó – GV viết lên bảng.
- Yêu cầu HS đọc từ khó.
- GV hướng dẫn HS phân tích cấu tạo từ.
- Yêu cầu cả lớp đọc lại từ khó.
- GV đọc lại các từ cho HS viết vào nháp.
- GV nhận xét, sửa sai cho HS.
* Viết chính tả.
- GV đọc đoạn viết 1 lượt.
- GV nhắc nhở HS viết hoa các tên riêng, chữ cái đầu câu, tư thế ngồi viết.
- GV đọc bài cho HS viết.
- Đọc mỗi câu 2 lượt.
* Soát lỗi và nhận xét chữa bài.
- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt.
- GV nhận xét từ 5-7 bài
- GV hỏi: Những em nào viết đúng đoạn viết?
? Những em nào viết sai 1 lỗi?
? Những em nào viết sai 2 lỗi?
...
- GV nêu nhận xét, nêu hướng khắc phục lỗi chính tả chung cho cả lớp.
Bài tập 3a :
- GV gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 3a.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta tìm gì?
- GV phát phiếu bài tập cho HS làm theo nhóm đôi.
- GV mời các nhóm đại diện nối tiếp nhau lên bảng điền vào ô trống, mỗi em điền một tiếng.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng
- Thứ tự các từ cần điền: cho, truyện, chẳng, chê, trả, trở
- GV yêu cầu HS đọc toàn bộ câu chuyện sau khi đã được tìm từ.
+ Truyện đáng cười ở chỗ nào?
4. Củng cố:
GDHS: các em biết vùng Tây Nguyên vấn đề học hành là rất khó khăn và không có điều kiện học. Còn các em ở đây có đủ điều kiện học. Vì vậy các em cần phải cố gắng học giỏi và học đều các môn để sau này làm người có ích cho xã hội.
5. Dặn dò:
- Dặn HS kể lại mẩu chuyện cười ở BT3a cho người thân nghe.
- Em nào viết sai từ 5 lỗi trở lên về nhà viết lại cho đúng và đẹp, làm bài tập 3b.
- Chuẩn bị bài sau: Nghe-Viết bài: Về ngôi nhà đang xây.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực trong học tập.
- Cả lớp lấy bảng con.
- HS viết vào bảng con.
- HS nhận xét, sửa chữa.
- HS lắng nghe.
- HS ghi vào bảng con.
- HS giơ bảng
- HS nhận xét bảng.
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại tựa bài
- HS mở SGK trang 145.
- 1- 2HS đọc đoạn văn, HS khác theo dõi SGK.
+ Đoạn văn nói lên tấm lòng người dân Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ.
- HS thực hiện
- VD: Y Hoa, trong gùi, trải, phăng phắc, quỳ, lồng ngực, hò reo, chữ, Bác Hồ
- HS nêu
- HS lắng nghe
- HS viết từ khó vào nháp.
- HS đổi chéo để kiểm tra – báo cáo.
- HS gấp SGK, viết vào vở.
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- 2 HS cùng bàn đổi chéo vở soát lỗi.
- HS báo cáo.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
Bài 3: Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống:
a. Những tiếng có âm đầu là tr hay ch
Nhà phê bình và truyện của vua
Một ông vua tự là mình có văn tài nên rất hay viết truyện. của vua rất nhạt nhẽo nhưng vì sợ vua nên ai dám bai. Chỉ có một nhà phê bình dám nói sự thật. Vua tức giận tống ông vào ngục.
Thời gian sau, vua lại tự do cho nhà phê bình, mời ông đến dự tiệc, thưởng thức sáng tác mới. Khi vua yêu cầu nhà phê bình nêu nhận xét, ông bước nhanh về phía mấy người lính và nói:
- Xin hãy đưa tôi lại nhà giam!
+ Bài tập yêu cầu chúng ta tìm những tiếng thích hợp có âm đầu tr/ch với mỗi ô trống .
- HS nhận xét
- HS đọc
Nhà phê bình và truyện của vua
Một ông vua tự cho là mình có văn tài nên rất hay viết truyện. Truyện của vua rất nhạt nhẽo nhưng vì sợ vua nên chẳng ai dám chê bai. Chỉ có một nhà phê bình dám nói sự thật. Vua tức giận tống ông vào ngục.
Thời gian sau, vua trả lại tự do cho nhà phê bình, mời ông đến dự tiệc, thưởng thức sáng tác mới. Khi vua yêu cầu nhà phê bình nêu nhận xét, ông bước nhanh về phía mấy người lính và nói:
- Xin hãy đưa tôi trở lại nhà giam!
+ Truyện đáng cười ở chỗ nhà phê bình xin vua cho trở lại nhà giam vì ngụ ý nói rằng sáng tác mới của nhà vua rất dở.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
Hiệp Tùng, ngày tháng 12 năm 2018
Hiệp Tùng, ngày 12 tháng 12 năm 2018
Kí duyệt của Ban giám hiệu
Người soạn
Vũ Thị Bích Nga
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 15 Ngheviet Buon Chu Lenh don co giao_12502262.docx