Giáo án lớp 5 môn Địa lý - Bài 5: Vùng biển nuớc ta

Câu 2: Biển cung cấp những loại tài nguyên nào? Các loại tài nguyên đóng góp gì vào đời sống và sản xuất của con người?

Câu 3: Biển mang lại thuận lợi gì cho giao thông ở nước ta?

Câu 4: Bờ biển dài với những bãi biển góp phần phát triển ngành kinh tế nào?Nêu tên một số bãi biển ở nước ta mà em biết?

-GV nhận xét, tuyên dương

-GV cho xem một số hình ảnh minh họa, giảng

a. Biển điều hòa khí hậu: Người ta ví biển là máy điều tiết khí hậu khổng lồ bởi lượng hơi nước trong không khí chủ yếu từ biển. Với nước ta, mùa đông các khối không khí lạnh đi qua biển Đông đến nước ta biến tính lạnh, ẩm hơn (ẩm, ẩm hơn) nên mùa khô dịu đi. Về mùa hạ không khí biển làm dịu bớt nóng bức.

 

docx3 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 4363 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Địa lý - Bài 5: Vùng biển nuớc ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ: tiết 5 VÙNG BIỂN NUỚC TA (Dạy học phát triển năng lực) I/ MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC: 1. KT: Biết được một số đặc điểm của vùng biển nước ta, biết một số điểm du lịch, bãi biển nổi tiếng của nước ta. -Biết vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống sản xuất của nhân dân. 2. KN: Chỉ được trên bản đồ ( lược đồ ) vùng biển nước ta và có thể chỉ một số điểm du lịch, bãi biển nổi tiếng của nước ta. Kĩ năng ghi nhớ. 3. TĐ: Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lý. YCCĐ: Nắm được một số đặc điểm của vùng biển nước ta.Vùng biển Việt Nam là bộ phận của biển Đông, Ở vùng biển Việt Nam nước không bao giờ dóng băng. HS khá giỏi : Biết được những thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển. Thuận lợi khai thác thế mạnh của biển để phát triển kinh tế, khó khăn ; thiên tai. * GDBĐ: Tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo. * TKNL: Biển cho ta nhiều dầu mỏ và khí tự nhiên. Việc khai thác cần chú ý BVMT và cần sử dụng năng lượng tiết kiệm. * GDBĐKH: Giáo dục học sinh kĩ năng tự bảo vệ mình trước thiên tai, thích nghi với điều kiện sống. II/ Yêu cầu cần đạt về năng lực: -Năng lực nhận thức về địa lí: Xác định được vị trí vùng biển nước ta trên lược đồ. Trình bày được đặc điểm của vùng biển Việt Nam -Năng lực vận dung kiến thức địa lí vào thực tiễn: Sử dụng tiết kiệm năng lượng, việc làm BVMT - Năng lực giao tiếp hợp tác: Làm việc nhóm, trình bày kết quả. III/ CHUẨN BỊ: - Lược đồ khu vực biển Đông - Phiếu học tập III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt ðộng GV Hoạt ðộng HS PLHS 1.Hoạt động 1: Khởi động - 5 phút Trò chơi: Chuyền hộp thư: Chiếc hộp kì diệu Nội dung câu hỏi: Câu 1: Nêu tên con sông ở Đà Nẵng? Câu 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm: Nước ta giáp với biển . Câu 3: Bạn nhận được 1 cái kẹo từ cô giáo. Câu 4: Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì? -GV dẫn dắt nêu vấn đề: - Giới thiệu bài mới: Vùng biển nước ta. 2.Hoạt động hình thành kiến thức a. Hoạt động 1: Vị trí vùng biển nước ta (6’) -GV tổ chức làm việc cá nhân (2 phút), sử dụng lược đồ khu vực biển Đông (SGK 78) và đọc thông tin SGK, trả lời các câu hỏi: Câu 1: Hãy chỉ vùng biển của nước ta trên lược đồ khu vực biển Đông? Câu 2: Biển Đông bao bọc những phía nào của phần đất liền nước ta? - YCHS chỉ trên lược đồ, trình bày H: Quần đảo Hoàng Sa nằm ở tỉnh nào? Quần đảo Trường Sa nằm ở tỉnh nào? -Gv chốt : Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông. Biển bao bọc phía Đông, phía Nam và Tây Nam phần đất liền nước ta b.Hoạt động 2: Đặc điểm của vùng biển nước ta. (8’) -GV tổ chức làm việc nhóm 2 (3 phút), quan sát hình 2 (SGK 78) và đọc thông tin SGK, trả lời các câu hỏi: Câu 1: Nêu những đặc điểm của vùng biển nước ta? Câu 2: Mỗi đặc điểm có tác động như thế nào đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta ? - YC 1 nhóm HS trình bày GV nhận xét, chốt và cho xem hình ảnh, video: Đặc điểm của vùng biển nước ta. Ảnh hưởng của biển với đời sống và sản xuất. Nước biển không bao giờ đóng băng. Thuận lợi cho giao thông và đánh bắt hải sản. Miền bắc và miền Trung hay có bão. Gây nhiều thiệt hại cho tàu thuyền và những vùng ven biển Hằng ngày nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống, đó là Thuỷ triều. Nhân dân ven biển thường lợi dụng thủy triều để lấy nước làm muối, ra khơi đánh bắt hải sản,... Hđ 3 : Vai trò của biển (12’) -GV tổ chức làm việc nhóm 4 (Kĩ thuật mảnh ghép), quan sát hình 3 (SGK 78) và đọc thông tin SGK, trả lời các câu hỏi: Câu 1: Biển tác động như thế nào đến khí hậu nước ta? Câu 2: Biển cung cấp những loại tài nguyên nào? Các loại tài nguyên đóng góp gì vào đời sống và sản xuất của con người? Câu 3: Biển mang lại thuận lợi gì cho giao thông ở nước ta? Câu 4: Bờ biển dài với những bãi biển góp phần phát triển ngành kinh tế nào?Nêu tên một số bãi biển ở nước ta mà em biết? -GV nhận xét, tuyên dương -GV cho xem một số hình ảnh minh họa, giảng a. Biển điều hòa khí hậu: Người ta ví biển là máy điều tiết khí hậu khổng lồ bởi lượng hơi nước trong không khí chủ yếu từ biển. Với nước ta, mùa đông các khối không khí lạnh đi qua biển Đông đến nước ta biến tính lạnh, ẩm hơn (ẩm, ẩm hơn) nên mùa khô dịu đi. Về mùa hạ không khí biển làm dịu bớt nóng bức. b. Dầu mỏ, khí tự nhiên là nguồn năng lượng có hạn, vì vậy khai thác hợp lí, BVMT, cần sử dụng tiết kiệm năng lượng: xăng, dầu để góp phần tiết kiệm năng lượng. TKNL Các bãi biển đẹp trải dọc đất nước, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước GDBĐ. Gọi 1 HS nêu vai trò của biển Gv kết luận: biển điều hòa khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát. 3/ Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng (4’) H: Môi trường hiện nay ở một số bãi biển của nước ta như thế nào? H: Các em cần làm gì góp phần bảo vệ biển ở Đà Nẵng? - GV nhận xét, chốt - GV tổ chức cho HS thảo luân N4 – 2P thử làm hướng dẫn viên, quảng bá vẻ đẹp của biển với du khách. - Gọi 2HS thi - Tuyên dương, nhận xét H: Em biết được những nội dung gì qua bài Địa lí Vùng biển nước ta? -Nhận xét tiết học . -Dặn : chuẩn bị bài Ðất và rừng. -HS hát, chuyền thư và trả lời câu hỏi -HS quan sát và trả lời. -HS thực hiện -HS trình bày - HS nhận xét -HS thảo luận nhóm ðôi về ðặc ðiểm của vùng biển nýớc ta và ảnh hýởng của biển ðối với ðời sống sản xuất. -1nhóm trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung -HS xem hình ảnh Ảnh hưởng của biển đối với đời sống , sản xuất. Hs thảo luận nhóm 4 theo hai bước: B1: Chuyên sâu (3 phút) B2: Chia sẻ (3 phút) Hs điều khiển các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. . -HS lắng nghe 1 HS nêu lại -HS trả lời Hs trả lời Gọi HSCT chỉ lại Gọi HSCT nhắc lại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 5 Vung bien nuoc ta_12431671.docx