Hoạt động 3
DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CHÂU ÂU (10 Phút)
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để giải quyết các nhiệm vụ sau :
1- Mở SGK trang 103, đọc bảng số liệu về dân số các châu lục năm 2004 để :
+ Nêu số dân của châu Âu.
+ So sánh số dân của châu Âu với dân số của châu Á.
7 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 4581 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Địa lý - Tiết học 22: Châu âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ BÀI DẠY
Tuần : 22 Địa lí (Tiết 22) CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
a) Kiến thức:
- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu: Nằm ở phía tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại dương.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu:
+ 2/3 diện tích là đồng bằng, 1/3 diện tích là đồi núi.
+ Châu Âu có khí hậu ôn hòa.
+ Dân cư chủ yếu là người da trắng.
+ Nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
b) Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu.
- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên bản đồ (lược đồ).
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu.
c) Thái độ:
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
*GDMT: Học sinh nhận biết được các nước Châu Âu có trình độ khoa học, công nghệ phát triển cao, nền kinh tế phát triển. Chính vì vậy mà môi trường không khí, nguồn nước, đất ô nhiễm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên: Lược đồ các châu lục và đại dương (trang 102, SGK). Lược đồ tự nhiên châu Âu. Các hình minh họa trong SGK. Phiếu học tập của HS.
- Học sinh: Bút lông, bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KHỞI ĐỘNG: (4p)
Trò chơi: Rung chuông vàng:
-GV nêu cách chơi.
1.Các nước láng giềng của Việt Nam là:
a. Lào, Thái Lan, Trung Quốc.
b. Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc.
c) Trung Quốc, Cam–pu-chia, Thái Lan
2. Nước nào có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại?
a. Trung Quốc b. Lào c. Cam-pu-chia
3. Nước nào có địa hình chủ yếu đồng bằng dạng lòng chảo, có đền Ăng-co Vát nổi tiếng?
a. Trung Quốc b. Lào c. Cam-pu-chia
4.Phía tây của châu Á tiếp giáp với châu lục nào?
a.Châu Đại Dương b. Châu Phi c. Châu Âu
- HS tham gia chơi.
1.Đáp án b
2.Đáp án a
3.Đáp án c
4.Đáp án c
- GV nhận xét, tuyên dương.
B. BÀI MỚI
1.Giới thiệu bài: Phía tây của châu Á là châu Âu. Hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu về các hiện tượng địa lí tự nhiên của châu Âu, dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu qua bài 22: Châu Âu (S/109)
-Ghi đề bài trên bảng.
Chuyển ý: Châu Âu có vị trí và giới hạn như thế nào? Cô và các em cùng tìm hiểu hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn.
- HS quan sát, lắng nghe.
-3HS đọc nối tiếp tên đề bài.
2.Nội dung:
Hoạt động 1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ GIỚI HẠN (8 Phút)
*Dẫn: Để xác định được vị trí của châu Âu, các em hãy quan sát H1(S/102) Lược đồ các châu lục và đại dương nêu vị trí của châu Âu.
-Yêu cầu HS quan sát hình 1 (S/110) nêu tên lược đồ.
Nêu: Dựa vào lược đồ tự nhiên châu Âu em hãy cho biết châu Âu tiếp giáp với châu lục, biển, đại dương nào?
- HS lắng nghe.
-1 HS lên bảng chỉ và nêu: (Chỉ theo đường bao quanh châu Âu và giới thiệu.
- HS nêu: Lược đồ tự nhiên châu Âu.
-1 HS lên bảng chỉ
- Phía Bắc giáp: Bắc Băng Dương, phía Nam giáp biển Địa Trung Hải và biển Đen, phía Tây giáp Đại Tây Dương, phía Đông giáp châu Á.
-1-2 HS xác định lại.
+ Cho HS xem bảng thống kê diện tích và dân số các châu lục trang 103 SGK và nêu yêu cầu: Em hãy cho biết diện tích châu Âu, so sánh diện tích của châu Âu với châu Á.
+ Diện tích của châu Âu là 10 triệu km2, diện tích châu Âu chưa bằng 1/4 diện tích châu Á.
- GV kết luận (vừa chỉ trên bản đồ vừa nêu): Châu Âu nằm ở phía tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại dương.
Chuyển ý: Với vị trí và giới hạn như vậy, châu Âu có đặc điểm về địa hình, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên như thế nào, mời các em tìm hiểu hoạt động 2 đặc điểm tự nhiên.
Hoạt động 2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN (15 Phút)
- GV treo lược đồ tự nhiên châu Âu.
-Yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm 2 (2p)
Hãy đọc tên các đồng bằng, dãy núi và sông lớn của Châu Âu, cho biết vị trí của các đồng bằng và dãy núi lớn ở châu Âu.
(GV có thể gợi ý: Em có thể nêu rõ các đồng bằng, các dãy núi lớn nằm ở khu vực nào của châu Âu: Tây Âu, Trung Âu, hay Đông Âu?)
- GV theo dõi, hướng dẫn HS quan sát và trả lời.
Dẫn: Trên các đồng bằng, các dãy núi lớn có những cảnh quan thiên nhiên đó là những cảnh thiên nhiên nào? Mời các em quan sát hình 2 và đọc tên các cảnh thiên nhiên đó.
Gợi ý: Phi-o là một vịnh nhỏ, dài, hẹp, hai bên có các vách đá cao, dốc, có băng tuyết)
- Nêu yêu cầu:
+ Tìm trên hình 1 các chữ cái a, b, c, d và cho biết các ảnh chụp cảnh thiên nhiên ở những nơi nào của châu Âu?
-Gọi 4 hs lên bảng chỉ trên lược đồ.
- HS quan sát và thực hiện yêu cầu.
-1 HS lên bảng đọc và chỉ, HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Các đồng bằng: Đồng bằng Tây Âu, đồng bằng Trung Âu, đồng bằng Đông Âu.
+ Các dãy núi: Dãy An-pơ, Dãy Cac-pat, Dãy Xcan-đi-na-vi, dãy U-ran, dãy Cap-ca.
+ Sông lớn: Sông Von-ga, Sông Đa-nuyp
*HS chỉ và nêu: Khu vực Đông Âu có Đồng bằng Đông Âu, dãy núi U-ran, Cap-ca.
Khu vực Trung Âu: Đồng bằng Trung Âu, dãy núi An-pơ, Cac-pat; Bán đảo Xcan-đi-na-vi có núi Xcan-đi-na-vi.
- 2 hs lên xác định.
- 4HS nối tiếp đọc.
a) Dãy núi cao An-pơ
b) Đồng bằng Trung Âu
c) Phi –o
d) Rừng lá kim
-HS lắng nghe.
-4HS lần lượt lên chỉ, HS khác nhận xét.
Hình a:Dãy núi cao An-pơ nằm ở khu vực Trung Âu.
Hình b: Đồng bằng Trung Âu nằm ở khu vực Trung Âu.
Hình c: Phi –o nằm bán đảo X can-đi-na-vi.
Hình d: Rừng lá kim nằm ở khu vực Đông Âu.
Dẫn: Để tìm hiểu kĩ hơn về đặc điểm của địa hình, khí hậu và thiên nhiên ở châu Âu mời 1 bạn đọc thông tin mục 2.
Gv yêu cầu HS: Dựa vào thông tin thảo luận nhóm 4 (4p) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Địa hình châu Âu có đặc điểm như thế nào?
Câu 2: Khí hậu châu Âu có đặc điểm gì?
Câu 3: Thiên nhiên, cây cối ở châu Âu có gì đặc biệt?
Gợi ý: Các em có thể sử dụng bảng, hoặc sơ đồ tư duy để ghi lại kết quả thảo luận 3 câu hỏi trên, lưu ý các em ghi chú ngắn ngọn, dễ hiểu.
- Gọi đại diện các nhóm trả lời.
-GV nhận xét.
GV hỏi thêm : Em có biết vì sao mùa đông tuyết phủ trắng gần hết châu Âu chỉ trừ dải đất phía nam?
- Cho HS xem một số tranh ảnh về tuyết, hoạt động thể thao trên tuyết, cảnh mùa thu lá vàng.
-1 HS đọc.
- HS thảo luận nhóm 6 (4p)
- HS báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến.
Câu 1: Đồng bằng của châu Âu chiếm 2/3 diện tích, kéo dài từ tây sang đông. Đồi núi chiếm 1/3 diện tích, hệ thống núi cao tập trung ở phía nam.
Câu 2: Châu Âu có khí hậu ôn hòa. Mùa đông tuyết phủ trắng gần hết châu Âu chỉ trừ dải đất phía nam ấm áp.
Câu 3: Rừng cây lá kim tập trung ở phía Bắc và trên các sườn núi cao. Rừng cây lá rộng có nhiều ở Tây Âu, mùa thu lá nhuộm vàng các cánh rừng.
-Đại diện 1 nhóm dán bảng phụ và trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS trả lời: Vì châu Âu nằm gần Bắc Băng Dương nên mùa đông có tuyết phủ.
- Dải đất phía Nam ít chịu ảnh hưởng vì có những dãy núi lớn chắn không cho khí lạnh của phía Bắc tràn xuống nên mùa đông ấm áp.
H: Qua phần tìm hiểu ở trên, em hãy nêu những đặc điểm chính về địa hình và khí hậu của châu Âu.
-HS trả lời theo ý cá nhân.
GV kết luận (vừa nêu vừa chỉ trên bản đồ Tự nhiên châu Âu)
Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích. Đồi núi chiếm 1/3 diện tích. Châu Âu có khí hậu ôn hòa.
Chuyển ý: Các em đã tìm hiểu về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của châu Âu, vậy dân cư và hoạt động kinh tế của châu Âu có đặc điểm gì nổi bật, cô và các em cùng tìm hiểu hoạt động 3: Dân cư và hoạt động kinh tế của châu Âu.
Hoạt động 3
DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CHÂU ÂU (10 Phút)
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để giải quyết các nhiệm vụ sau :
- HS tự làm việc.
1- Mở SGK trang 103, đọc bảng số liệu về dân số các châu lục năm 2004 để :
+ Nêu số dân của châu Âu.
+ So sánh số dân của châu Âu với dân số của châu Á.
GV nêu: Số liệu thống kê từ Liên hợp quốc ( hiện nay dân số của châu Âu khoảng 742 triệu người.
1- Dân số châu Âu (kể cả dân số Liên bang Nga) theo số liệu năm 2004 là 732 triệu người, chưa bằng 1/5 dân số của châu Á.
- Gọi 1HS đọc thông tin S/111 và quan sát hình 3 trả lời câu hỏi:
- Người dân châu Âu có màu da như thế nào? Dân cư châu Âu phân bố như thế nào?
- 1HS đọc.
- HS trả lời:
- Dân cư châu Âu chủ yếu là người da trắng. Phần lớn dân cư sống sống trong các thành phố, được phân bố khá đều trên lãnh thổ châu Âu.
- Gọi 1HS đọc nội dung tranh hình 4 S/112.
-GV nêu yêu cầu thảo luận nhóm 6 (3p)
Dựa vào hình 4 và vốn hiểu biết, Em hãy kể tên một số hoạt động kinh tế của các nước châu Âu.
- Gợi ý:
+ Cá nhân đọc thầm thông tin S/112 từ: “Nhiều nước châu Âu.mĩ phẩm”.
+ Mỗi bạn ghi một hoạt động kinh tế nổi bật của các nước châu Âu vào 1 cánh hoa.
-Gọi 2 nhóm dán bảng, trình bày.
-1HS đọc hình 4: Một số hoạt động kinh tế:
a)Thu hoạch lúa mì.
b) Nhà máy hóa chất.
-HS lắng nghe gợi ý và thực hiện theo yêu cầu.
- Gọi 2 nhóm lên bảng dán các cánh hoa và trình bày:
Người châu Âu có nhiều hoạt động sản xuất như trồng lúa mì, sản cuất hóa chất, chế tạo máy móc, ô tô, thiết bị, hàng điện tử, sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm, len dạ,
- Chốt ý: Một số hoạt động kinh tế của các nước châu Âu như: Trồng lúa mì, sản xuất máy bay,ô tô, thiết bị, mỹ phẩm, dược phẩm, hóa chất,
- Cho HS xem một số hình ảnh về hoạt động kinh tế của châu Âu.
H: Qua một số hình ảnh trên, em có nhận xét gì về kinh tế của một số nước châu Âu?
- Theo em tại sao một số nước châu Âu lại có nền kinh tế phát triển mạnh?
- Theo em nền kinh tế phát triển thì ảnh hưởng gì đến môi trường?
- Vậy người dân châu Âu cần làm gì để bảo vệ môi trường?
Gv chốt ý và liên hệ GDMT:Châu Âu có nhiều công ti lớn liên kết với nhau từ nhiều nước để sản xuất các mặt hàng ô tô, máy bay, hàng điện tử, liên kết buôn bán. Chính vì vậy làm cho nền kinh của châu Âu phát triển rất mạnh. Nhưng bên cạnh đó, các nhà máy đã thải ra lượng khí rất lớn. Vì vậy, để ngăn chặn sự ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên cần khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí, có biện pháp xử lí chất thải công nghiệp thích hợp để bảo vệ môi trường.
-Yêu cầu HS nêu những đặc điểm nổi bật về dân cư và hoạt động kinh tế của châu Âu.
GV kết luận: Đa số dân cư châu Âu là người da trắng. Nhiều nước châu Âu có nền kinh tế phát triển.
-Gọi 1HS nêu tên các hoạt động đã tìm hiểu về Châu Âu.
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ.
-HS lắng nghe.
- HS trả lời theo ý cá nhân: Qua một số hình ảnh cho thấy các nước châu Âu có khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển cao, nền kinh tế phát triển mạnh.
-Vì nhiều nước châu Âu liên kết với nhau để sản xuất và buôn bán nhiều loại hàng hóa.
- Các nhà máy hoạt động nhiều sẽ thải ra môi trường nhiều khí, bụi, khí độc,
-HS nêu một số việc làm như: trồng rừng, sử dụng năng lượng sạch như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
-HS trả lời theo ý cá nhân.
-2HS đọc.
-1HS nêu tên các hoạt động: Vị trí địa lý, giới hạn; đặc điểm tự nhiên; dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu.
-2HS đọc lại ghi nhớ.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: (3p)
Nêu: Để kiểm tra những kiến thức mà các em đã học cùng với những hiểu biết thực tế của các em, cô sẽ tổ chức trò chơi: Ai nhanh-Ai đúng!
Cô sẽ đọc lần lượt các câu hỏi, đại diện các nhóm sẽ trả lời, nếu trả lời đúng các em nhận được một phần thưởng từ cô và một tràng pháo tay của các bạn.
Châu Âu nằm ở bán cầu nào? (bán cầu Bắc)
Châu Âu có khí hậu như thế nào? (ôn hòa)
Người dân châu Âu có màu da như thế nào? (da trắng)
Quốc gia nào ở châu Âu có diện tích và số dân nhỏ nhất thế giới? ( Thành Vantican)
Gv cung cấp thêm: Thành quốc Vatican là một quốc gia có chủ quyền với lãnh thổ bao gồm một vùng đất có tường bao kín nằm trong lòng thành phố Roma, nước Ý. Với diện tích khoảng 44 héc ta và dân số khoảng 1000 người.
Con sông nào dài nhất châu Âu? (sông Volga)
Gv cung cấp thêm: Sông Volga là con sông dài nhất của Châu Âu. Sông Volga nằm ở phần lãnh thổ thộc châu Âu của Nga và có chiều dài khoảng 3.690km.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò: HS về tìm hiểu quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước châu Âu; tìm hiểu về các nước Liên Bang Nga, Pháp để chuẩn bị bài sau.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 20 Chau Au_12526260.doc