Hoạt động 3: Thực hành kể
- Cho HS lên kể dưới hình thức thi kể chuyện
- “Sau khi hết thời gian thảo luận, cô thấy các bạn đã có sự tập trung chuẩn bị cho câu chuyện của mình. Và bây giớ các bạn sẽ lên kể chuyện trước lớp dưới hình thức thi đua”
- GV đưa ra các tiêu chí đánh giá
• Kể đúng yêu cầu đề bài: 3đ
• Tác phong kể chuyện: tự tin, giọng kể truyền cảm: 3đ
• Đặt câu hỏi cho khán giả bên dưới: 2đ
• Trả lời câu hỏi do khán giả đặt ra: 2đ
- Tổ chức cho HS lên kể và trao đổi với nhau dựa trên tiêu chí trên
- GV nhận xét câu chuyện của HS/nhóm đó
- GV tổng kết. khen ngợi cả lớp đã tích cực tham gia kể chuyện cũng như có tìm hiều để kể
5 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 819 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Kể chuyện - Kể chuyện đã nghe, đã đọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Phân môn: Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Người soạn: Huỳnh Thiên Thanh
GVHD : Hoàng Thị Vân
Đề bài: Hãy kể lại câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam
A. Mục đích, yêu cầu:
- Kiến thức
Kể lại được câu chuyện có chi tiết truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Hiểu được nội dung chính, ý nghĩa của câu chuyện
- Kỹ năng: Từ gợi ý và tìm hiểu của GV đưa ra, HS kể được trọn vẹn câu chuyện mà các em đã chọn
- Thái độ:
Chăm chú nghe GV hướng dẫn và gợi ý để có thể lựa chọn và kể câu chuyện
Lắng nghe bạn kể, nhận xét câu chuyện của bạn để cùng tìm hiểu các câu chuyện
B. Đồ dung dạy học:
- GV: chuẩn bị
Sách báo, truyện nói về được truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết
Sách Truyện đọc lớp 5 (nếu có) hoặc các sách kể chuyện khác của NXB Giáo dục, NXB Kim Đồng.
- HS: SGK, tranh ảnh đã sưu tầm được phục vụ cho việc kể chuyện
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
7 phút
I. Ổn định lớp – Kiểm tra bài cũ:
1. Ổn định lớp:
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Bạn nào còn nhớ tiết Kể chuyện trước chúng ta được học kể câu chuyện gì? (“Vì muôn dân”)
- Vậy để xem lớp mình về nhà có luyện tập kể không, chúng ta cùng qua một thử thách nho nhỏ: Em hãy kể lại 1 đoạn trong câu chuyện “Vì muôn dân”
- Cho HS kể lại theo hình thức nối tiếp nhau
- GV nhận xét HS (nội dung truyện, phong thái kể: kể to-nhỏ, tự tin,)
- 1 HS trả lời
- Các HS lần lượt kể
5 phút
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài mới:
- GV đưa hình ảnh và đặt câu hỏi:“Nhìn tranh và có ai đoán được câu chuyện cô sẽ kể không?” (Câu chuyện bó đũa)
- GV kể tóm tắt “Câu chuyện bó đũa” (TV2, tập 1)
- GV đặt câu hỏi:“Bạn nào có thể cho cô biết một số truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam ta?” (hiếu học, đoàn kết, chăm chỉ, cần cù.)
- GV nhận xét:“Con người Việt Nam ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp. Vậy tiết hôm nay lớp chúng ta cùng nhau tìm hiểu 2 trong những đức tính tốt đẹp của người Việt ta là truyền thống hiếu học và truyền thống đoàn kết thông qua hình thức kể chuyện.”
- GV mời HS đọc đề bài
Hãy kể lại câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam
5 phút
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu đề
- GV yêu cầu HS gạch chân dưới từ ngữ quan trọng của đề bài (đã nghe, đã đọc, truyền thống hiếu học, truyền thống đàon kết)
- GV đặt câu hỏi:“Bạn nào cho cô biết đề bài yêu cầu ta làm gi?”
- Đề bài yêu cầu như vậy, vì vậy câu chuyện các em sẽ kể phải đảm bào được yêu cầu cơ bản của đề
- GV mời học đọc gợi ý 1 và gợi ý 2 trong SGK
- Các em có thể từ những gợi ý này mà lựa chọn câu chuyện mình muốn kể và phù hợp với yêu cầu đề bài hôm nay
- Sau khi tìm hiểu đề và đã có được những gợi ý, HS biết mình sẽ chọn câu chuyện nào để kể, cả lớp cùng nhau chuyển sang HĐ2: Luyện tập
- 1-2 HS trả lời
- 2 HS đọc gợi ý
7 phút
3. Hoạt động 2: Luyện tập
- Mời HS đọc gợi ý còn lại trong SGK
- GV lưu ý cho HS để câu chuyện kể của các em hay hơn thì trong lúc kể các em cũng cần đảm bảo các yếu tố sau
Mở đầu câu chuyện như thế nào? (giới thiệu câu chuyện sẽ kể)
Kể rõ trình tự, diễn biến câu chuyện xảy ra (mở đầu, diễn biến, kết thúc, ý nghĩa bài học được rút ra thông qua câu chuyện)
Chú ý nhấn mạnh những chi tiết liên quan tính hiếu học hoặc tinh thần đoàn kết
- Ở HĐ này GV cho HS luyện tập kể dưới hình thức nhóm đôi trong vòng 5 phút
- Bắt đầu thời gian thảo luận, GV đi vòng quanh lớp xem xét, cố vấn cho các nhóm có thắc mắc
- HS đọc gợi ý
10 phút
4. Hoạt động 3: Thực hành kể
- Cho HS lên kể dưới hình thức thi kể chuyện
- “Sau khi hết thời gian thảo luận, cô thấy các bạn đã có sự tập trung chuẩn bị cho câu chuyện của mình. Và bây giớ các bạn sẽ lên kể chuyện trước lớp dưới hình thức thi đua”
- GV đưa ra các tiêu chí đánh giá
Kể đúng yêu cầu đề bài: 3đ
Tác phong kể chuyện: tự tin, giọng kể truyền cảm: 3đ
Đặt câu hỏi cho khán giả bên dưới: 2đ
Trả lời câu hỏi do khán giả đặt ra: 2đ
- Tổ chức cho HS lên kể và trao đổi với nhau dựa trên tiêu chí trên
- GV nhận xét câu chuyện của HS/nhóm đó
- GV tổng kết. khen ngợi cả lớp đã tích cực tham gia kể chuyện cũng như có tìm hiều để kể chuyện hay hơn
- Các HS xung phong hoặc được gọi lên kể
2 phút
III. Củng cố - dặn dò:
- Về nhà kể lại câu chuyện đã lựa chọn – đã nghe cho người thân cũng nghe
- Chuẩn bị nội dung cho tiết kể chuyện sau
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 26 Ke chuyen da nghe da doc ve truyen thong hieu hoc hoac truyen thong doan ket cua dan toc Vie.docx