Giáo án lớp 5 môn Khoa học - Bài 19: Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ

Hoạt động 3: Phòng tránh tai nạn giao thông.

Bước 1: Làm việc theo nhóm 4.

- GV chia nhóm và yêu cầu HS quan sát tranh 5,6,7 trang 41 SGK để trả lời câu hỏi:

+ Hãy chỉ ra những biện pháp thực hiện an toàn giao thông ở trong tranh?

+ Vì sao lại phải thực hiện như thế?

Bước 2: Làm việc cả lớp.

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

 

 

docx7 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 7452 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Khoa học - Bài 19: Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỚI TAM LỚP 5B GVHD: NGUYỄN VĂN THÀNH GIÁO SINH: BÙI THỊ PHƯƠNG NGUYÊN Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2018 KẾ HOẠCH DẠY HỌC BÀI HỌC MÔN: KHOA HỌC BÀI 19: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I. Mục tiêu: - Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ. - Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn. - Kĩ năng cam kết thực hiện đúng luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh trang 40, 41 SGK. - Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về một số vụ tai nạn giao thông. - Máy chiếu, máy tính. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 HS nhắc lại tên bài cũ. - Gọi 2 HS trả lời câu hỏi: (1) Em hãy nêu 1 số điểm cần lưu ý để phòng tránh bị xâm hại? (2) Trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta cần phải làm gì? - Gọi HS nhận xét câu trả lời. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây thiệt hại về kinh tế. Ngày nay, có rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm chết và bị thương rất nhiều người vô tội. Nhưng trong đó cũng phải nói đến ý thức chấp hành luật giao thông của một số người chưa tốt. Bài học hôm nay giúp các em hiểu được hậu quả nặng nề của những vi phạm giao thông và những việc làm để thực hiện an toàn giao thông . -GV yêu cầu HS đọc tựa bài, GV ghi tên bài lên bảng. b. bài mới. Hoạt động 1: Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông - GV đặt câu hỏi: + Em hãy kể tên 1 số vụ tai nạn mà em biết hoặc chứng kiến? + Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến những tai nạn giao thông đó? - GV đưa thêm tranh ảnh của 1 số vụ tai nạn giao thông cho học sinh quan sát và cung cấp thêm 1 số thông tin về an toàn giao thông hiện nay. - GV chốt lại và dẫn dắt vào bài học: Tai nạn giao thông là 1 vấn đề nhức nhối của xã hội. Hằng năm, nó không chỉ cướp đi sinh mạng của bao người lao động mà nó còn gây ảnh hưởng lớn đến trẻ em. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông như: Người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật giao thông đường bộ, các điều kiện giao thông không an toàn : đường xấu, đường quá chật, thời tiết xấu. phương tiện giao thông không an toàn. Nhưng chủ yếu là ý thức của người tham gia giao thông đường bộ chưa tốt như phóng nhanh vượt ẩu. Hoạt động 2: những vi pham luật giao thông của người tham gia và hậu quả của nó (quan sát và thảo luận.) * Cách tiến hành: - Làm việc theo cặp. - GV yêu cầu HS quan sát tranh 1,2,3,4 trang 40 SGK và thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi sau: + Hãy chỉ ra các việc làm vi phạm của người tham giao thông trong các hình ? + Hậu quả có thể xảy ra đối với người vi phạm và những người cùng tham gia giao thông trong trường hợp đó? - GV gọi đại diện 1 số nhóm lên trả lời câu hỏi. - Gọi đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và và đưa ra những hình ảnh sai phạm dẫn đến mất an toàn giao thông. - Kết luận: Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ là do ý thức của người tham gia giao thông còn kém, không chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ. Ví dụ: Lấn chiếm vỉa hè, người tham gia giao thông không đi đúng phần đường quy định, đi xe hàng ba, chở hàng cồng kềnh, - GV yêu cầu HS chỉ ra những việc làm vi phạm pháp luật giao thông trong các hình GV đưa ra. - GV đưa ra các kết luận về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông. GV gọi HS đọc lại. - Vậy, để đảm bảo an toàn giao thông, chúng ta sẽ thực hiện thế nào cho có hiệu quả? Chúng ta sẽ đi tìm lời giải qua phần hoạt động tiếp theo. Hoạt động 3: Phòng tránh tai nạn giao thông. Bước 1: Làm việc theo nhóm 4. - GV chia nhóm và yêu cầu HS quan sát tranh 5,6,7 trang 41 SGK để trả lời câu hỏi: + Hãy chỉ ra những biện pháp thực hiện an toàn giao thông ở trong tranh? + Vì sao lại phải thực hiện như thế? Bước 2: Làm việc cả lớp. - GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV hỏi tiếp: + Em hãy kể thêm 1 số biện pháp để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ? - Gọi đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và rút ra kết luận: Để phòng tránh tai nạn giao thông mọi người phải học và nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ: không phóng nhanh, vượt ẩu; không lạng lách đánh võng, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường và đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, không đi hàng hai, hàng ba,... Cô cùng các em đã cùng nhau tìm hiểu các biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ khi điều khiển xe. Vậy khi đi bộ chúng ta sẽ đi như thế nào để đảm bảo an toàn cho mình và cho người khác.Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua phần cũng cố. 4. Củng cố, dặn dò: - GV tổ chức trò chơi để củng cố lại kiến thức vừa học: -Tên trò chơi “ Em tuân thủ luật giao thông” - GV phổ biến luật chơi. - GV nhận xét và tuyên dương các đội chơi. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài mới. - HS hát tập thể. - 1 HS trả lời: bài “Phòng tránh bị xâm hại”. - 2 HS trả lời: (1) + Không đi một mình nơi tối tăm vắng vẻ. + Không ở trong phòng kín một mình với nguời lạ. + Không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do. + Không đi nhờ xe người lạ. + Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình. (2) Chúng ta có thể chia sẻ, tâm sự để tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp những chuyện lo lắng, sợ hãi, bối rối, khó chịu. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS lần lượt đọc tên bài. - HS trả lời: + HS kể. VD Đây là vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.Bác bán nước và hai người khách bị thương nặng do người lái xe máy mải nhìn lên cửa hàng đâm phải. Nguyên nhân gây tai nạn do ý thức chấp hành luật giao thông của người lái xe kém, do bán hàng trên vỉa hè. Hôm trước em chứng kiến một anh thanh niên tự đâm xe xuống ao. Nguyên nhan do đường bé, anh phóng nhanh nên khi có người thì không tránh kip. + HS chỉ ra 1 số nguyên nhân: do thời tiết, đường sá, phương tiện, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do con người vi phạm luật giao thông. -HS quan sát. - HS lắng nghe. - Đại diện các nhóm lên trả lời: + Tranh 1: +Những việc làm vi phạm: hàng quán lấn chiếm vỉa hè, trẻ em vui chơi dưới lòng đường, người dựng xe máy, đi bộ dưới lòng đường. + Những việc làm đó dễ gây ra những hậu quả đáng tiếc, khó lường chẳng hạn: Gây ùn tắc, cản trở giao thông, dễ xảy ra tai nạn chết người,... + Tranh 2: -Những việc làm vi phạm: 1 bạn đi xe đạp vượt đèn đỏ. -Việc làm này rất dễ bị các phương tiện giao thông đi đúng quy định gây tai nạn giao thông hoặc bị công an giữ lại. + Tranh 3: -Các bạn nữ đi xe đạp hàng ba, lái xe 1 tay để nói chuyện là vi phạm luật giao thông. -Việc làm này gây cản trở giao thông, dễ gây ra tai nạn, cản trở giao thông cho chính các bạn và người đi đường. + Tranh 4: -Việc làm vi phạm: 1 người đi xe máy chở hàng cồng kềnh, quá khổ vi phạm trật tự an toàn giao thông. -Người đi xe máy có thể bị va quệt với người đi đường gây ngã xe, ùn tắc giao thông, gây ra tai nạn giao thông. - Đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS theo dõi. -HS lắng nghe. -HS quan sát và trả lời : + chở quá nhiều người quy định. + không đội mũ bảo hiểm. + đùa dỡn, chở ba. + vượt ẩu. 1,2 HS đọc lại. - HS làm theo yêu cầu. - Đại diện các nhóm trình bày: + Tranh 5: Các bạn nhỏ đang học Luật an toàn giao thông. Các bạn tìm hiểu một số biển hướng dẫn tham gia giao thông. Vì HS tham gia giao thông nhưng do kinh nghiệm sống và hiểu biết về trật tự an toàn giao thông còn hạn chế. + Tranh 6: 1 bạn nhỏ đang đi học bằng xe đạp đúng lề đường bên phải và đội mũ bảo hiểm. Vì như thế sẽ đảm bảo an toàn cho bạn nhỏ khi đi đường. + Tranh7: Người tham gia giao thông đi đúng đường dành cho xe của mình. Vì như thế sẽ giảm được sự va chạm khi lưu thông trên đường. - HS trả lời: + 1 số biện pháp : -Đi đúng phần đường theo quy định. - Không đi hàng 2, hàng 3. -Không chơi đùa tụ tập dưới lòng đường. -Làm theo hướng dẫn của đèn tín hiệu hoặc cảnh sát giao thông. -Không lấn chiếm vỉa hè. - Đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS chơi trò chơi. -Lắng nghe. Thứ ngày tháng năm 2018 GVHD

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 19 Phong tranh tai nan giao thong duong bo_12445242.docx
Tài liệu liên quan