Bước 1: Tình huống xuất phát:
- GV phát cho mỗi nhóm: muối, nước, dầu ăn, nước lau sàn, gạo. Và yêu cầu: Bằng các kiến thức đã học, các em hãy tạo ra hỗn hợp.
- GV cho HS tiến hành thí nghiệm tạo hỗn hợp. Trong những hỗn hợp này, hỗn hợp nào khác với hỗn hợp còn lại? Vì sao? Ghi lại kết quả thí nghiệm, cử đại diện trả lời câu hỏi. (Tiến hành quan sát các hỗn hợp và rút ra được hỗn hợp đặc biệt)
- Gọi các nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt.
- Trong thí nghiệm tạo hỗn hợp khi nãy, có hỗn hợp muối và nước được gọi là dung dịch. Vậy dung dịch là gì?
Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu:
- Cho HS trả lời theo nhóm, điền vào phiếu học tập. Gọi HS trình bày quan điểm của mình.
7 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 2357 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Khoa học - Bài 37: Dung dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: ĐH Thủ Dầu Một
Lớp: D15TH01
Nhóm 5:
1. Lê Hồng Nhung
2. Nguyễn Ngọc Diệu Trinh
3. Hứa Vũ Hải Thụy
4. Nông Thị Ngọc Mỹ
5. Nguyễn Tố Trinh
6. Tô Thị Thảo Nguyên
GIÁO ÁN PHƯƠNG PHÁP
BÀN TAY NẶN BỘT
Môn: Khoa học lớp 5
GVHD: Vũ Trọng Đông
Bài 37: DUNG DỊCH.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài học này HS sẽ:
- Hiểu biết về thế nào là dung dịch.
- Nêu được một số ví dụ về dung dịch.
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết cách tạo các dung dịch và tách các chất ra khỏi dung dịch.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS yêu khoa học, ham học hỏi, tìm tòi và mạnh dạn đặt câu hỏi.
II. Đồ dùng dạy học.
- Phiếu học tập cho các nhóm.
- Các lọ nhỏ chứa đường (hoặc muối), nước, xà phòng,... Các vỏ lon nhôm được cắt ra, cồn cháy (tách dung dịch), bật lửa, các đĩa nhỏ, bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS nhắc tên bài cũ.
- GV gọi 2 HS khác trả lời câu hỏi: “Hỗn hợp là gì?” ; “Làm thế nào để tạo nên hỗn hợp?”.
- Mời các em khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Thực hành tạo một dung dịch.
Mục tiêu: HS biết phân biệt dung dịch và hỗn hợp. Biết tạo ra các dung dịch và nêu một số ví dụ về dung dịch.
Bước 1: Tình huống xuất phát:
- GV phát cho mỗi nhóm: muối, nước, dầu ăn, nước lau sàn, gạo. Và yêu cầu: Bằng các kiến thức đã học, các em hãy tạo ra hỗn hợp.
- GV cho HS tiến hành thí nghiệm tạo hỗn hợp. Trong những hỗn hợp này, hỗn hợp nào khác với hỗn hợp còn lại? Vì sao? Ghi lại kết quả thí nghiệm, cử đại diện trả lời câu hỏi. (Tiến hành quan sát các hỗn hợp và rút ra được hỗn hợp đặc biệt)
- Gọi các nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt.
- Trong thí nghiệm tạo hỗn hợp khi nãy, có hỗn hợp muối và nước được gọi là dung dịch. Vậy dung dịch là gì?
Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu:
- Cho HS trả lời theo nhóm, điền vào phiếu học tập. Gọi HS trình bày quan điểm của mình.
- Gọi các nhóm khác trình bày ý kiến, so sánh với nhóm mình và nhóm bạn. GV gạch chân những chỗ khác nhau. (Cho HS nêu những điểm khác biệt trong những suy đoán của các nhóm.)
- GV ghi tóm lược nhanh về những hiểu biết trên bảng.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi, thiết kế phương án thực nghiệm.
- Cho HS đặt những câu hỏi nghi vấn cho các nhóm bạn (Qua những suy đoán ban đầu của các nhóm, em có những thắc mắc gì hãy đặt câu hỏi để chất vấn nhóm bạn).
- GV ghi nhanh những câu hỏi lên bảng. Và tóm các ý câu hỏi theo nhóm:
1. Làm thế nào để tạo một dung dịch?
2. Công dụng của các dung dịch là gì?
- Để trả lời các câu hỏi của các em, chúng ta cần phải làm gì?
- GV ghi bảng và chốt cách thực hiện.
- GV chốt: Ngay tại đây để biết dung dịch là gì sẽ tiến hành thí nghiệm.
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi-nghiên cứu.
- Cho HS chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm.
- Yêu cầu HS tiến hành thực nghiệm tạo dung dịch.
- Yêu cầu HS ghi các kết quả thí nghiệm vào phiếu học tập. (Trong quá trình làm thí nghiệm, GV lưu ý về lượng nước, ... hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn).
Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức.
- Cho HS trình bày và so sánh kết quả thí nghiệm, với dự đoán ban đầu.
+Vậy dung dịch là gì?
+Muốn có một dung dịch ta cần có điều kiện gì?
- Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau gọi là dung dịch.
Chuyển: Để tách muối trong dung dịch nước muối ta làm thế nào?
- HS tạo các hỗn hợp theo nhóm.
- HS trả lời: Hỗn hợp muối và nước.
- Các nhóm khác nêu ý kiến và nhận xét nhóm bạn.
- HS điền vào phiếu học tập và trình bày.
Dự kiến:
+ Dung dịch là hỗn hợp hai chất lỏng hòa tan.
+Dung dịch là hỗn hợp chất tan của một chất rắn và một chất lỏng.
+Dung dịch có nhiều mùi và màu sắc khác nhau.
+ Dung dịch có thể đem đi tắm, nấu ăn..
+ Dung dịch luôn có nước.
- HS đặt câu hỏi chất vấn.
Dự kiến:
+ Có phải dung dịch luôn là hỗn hợp hai chất tan?
+ Có phải dung dịch luôn là chất lỏng với chất lỏng không?
+ Dung dịch có công dụng là gì?
+ Có phải dung dịch nào cũng có nước không?
+ Có phải dung dịch là hỗn hợp của chất lỏng và chất rắn không?
- Hỏi bố mẹ, hỏi bạn bè, xem tivi, thí nghiệm.
- HS chuẩn bị.
- HS tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả ra giấy khổ lớn kết quả thí nghiệm.
- HS đính kết quả lên bảng, trình bày.
+ Dung dịch là hỗn hợp chất lỏng với chất rắn hòa tan trong chất lỏng.
+ Phải có 2 chất trở lên, trong đó phải có 1 chất ở thể lỏng và chất kia phải hòa tan được vào trong thể lỏng đó.
- HS nhắc lại.
Hoạt động 2: Phương pháp tách các chất ra khỏi dung dịch.
Mục tiêu: HS vận dụng, sáng tạo tìm ra cách tách một số chất ra khỏi dung dịch.
Bước 1: Tình huống xuất phát.
- GV có dung dịch nước muối.
- GV hỏi: Có thể tách muối ra khỏi dung dịch nước muối được hay không?
- Muốn tách muối ra khỏi dung dịch muối ta thực hiện bằng cách nào?
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu
- Em hãy viết những suy nghĩ của mình vào giấy sau đó thảo luận và ghi kết quả của nhóm vào phiếu học tập.
- Cho HS trình bày.
- Cho HS nêu những điểm khác biệt trong những suy đoán của các nhóm.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi, thiết kế phương án thực nghiệm.
- Cho HS đặt những câu hỏi nghi vấn cho các nhóm bạn (Qua những suy đoán ban đầu của các nhóm, em có những thắc mắc gì hãy đặt câu hỏi để hỏi nhóm bạn).
- GV ghi nhanh những câu hỏi lên bảng.
- Để trả lời các câu hỏi thắc mắc của các nhóm, chúng ta cần phải làm gì?
(Ngay bây giờ tại lớp học, cách tối ưu nhất là làm thí nghiệm đun sôi dung dịch nước muối đến khi cạn hết nước. Còn những cách kia khi nào có điều kiện cô sẽ cho cả lớp thực hiện).
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu.
- Các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, sau đó ghi kết quả vào phiếu học tập.
- GV nhắc HS: Khi làm thí nghiệm không chạm tay vào bếp đang cháy. Tránh trường hợp bị phỏng.
- Cho HS đính kết quả lên bảng, trình bày. ( So sánh với dự đoán ban đầu).
Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức.
- Dựa vào kết quả thí nghiệm trên, để tách muối ra khỏi dung dịch nước muối người ta làm thế nào?
- GV giới thiệu HS thí nghiệm chưng cất đơn giản trong SGK.
Trong thực tế, người ta sử dụng phương pháp này để tạo ra nước cất dùng cho ngành y tế và 1 số ngành khác cần nước thật tinh khiết. ( GV cho HS xem và giải thích cách chưng cất trên màn chiếu). Ngoài ra có thể làm ra rượu, tinh dầu,...cũng bằng cách này.
- HS trả lời.
- HS viết những dự đoán, suy nghĩ ban đầu và thống nhất trong nhóm, ghi vào giấy khổ lớn.
Dự kiến:
+ Phơi ngoài nắng to.
+Đun sôi đến khi cạn nước
+ Sấy khô
+ Cho dung dịch vô lò vi sóng
+...
- HS trình bày ở bảng lớp.
- HS nêu những điểm khác biệt giữa các nhóm.
- HS đặt câu hỏi.
Dự kiến:
+ Vì sao bạn cho rằng đun sôi có thế tách được muối ra khỏi dung dịch nước muối?
+ Bạn có chắc rằng khi bỏ nước muối vào lò vi sóng có thể lấy muối ra khỏi dung dịch không?
+Có phải phơi nắng sẽ tách được muối ra khỏi dung dịch muối hay không?
+Tại sao bạn nghĩ là đem sấy sẽ tách được muối?
+ Có phải đun sôi dung dịch nước muối đến khi cạn hết nước sẽ thu được muối hay không?
+...)
- Hỏi bố mẹ, hỏi người lớn, xem trên mạng, thí nghiệm.
- HS lấy dung dịch nước muối vừa tạo, sau đó đặt 1 đĩa lên bếp, cho dung dịch vào và đun sôi.
- HS ghi kết quả ra giấy.
Tiến hành làm thí nghiệm.
- Các nhóm đính phiếu học tập lên bảng và trình bày.
- Làm cho nước trong dung dịch bay hơi hết, ta sẽ thu được muối. (Đó là đun sôi cho đến khi cạn.)
- HS lắng nghe
- HS xem.
3. Củng cố - Dặn dò
- Mời 1 HS nhắc lại:
+ Dung dịch là gì?
+ Các phương pháp để tách các chất ra khỏi dung dịch.
- Tổ chức trò chơi: “Vượt chướng ngại vật” để củng cố lại bài học cho HS.
Câu 1. Để sản xuất ra nước cất, trong y tế người ta sử dụng phương pháp nào trong các cách sau:
A. Lọc
B. Làm lắng
C. Chưng cất
D. Phơi nắng
Câu 2. Để sản xuất ra muối từ nước biển, người ta đã làm cách nào?
A. Lọc
B. Làm lắng
C. Chưng cất
D. Phơi nắng
Câu 3: Thế nào là dung dịch?
A. Là hỗn hợp của chất lỏng và chất rắn bị hòa tan và phân bố đều.
B. Là hỗn hợp chất lỏng và chất lỏng hòa tan vào nhau.
C. Cả hai đáp án trên.
Câu 4: Hỗn hợp nào dưới đây không phải dung dịch?
A. Nước đường.
B. Nước chanh (đã lọc hết tép chanh và hạt) pha với đường và nước sôi để nguội.
C. Chè đậu đỏ (Nước, đường, đậu đỏ)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các em thực hành tốt và các em chưa chủ động trong việc thực hành.
- GV dặn dò bài mới.
Nhắc lại bài.
- HS tham gia.
- HS lắng nghe.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 37 Dung dich_12529218.docx