Giáo án lớp 5 môn Luyện từ và câu - Bài: Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối

2. Bài mới:

2.1: Giới thiệu:

Ở tiết học trước các em đã biết cách dùng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa để liên kết các câu trong đoạn văn, bài văn.Vậy ngoài cách lặp từ và dùng từ ngữ thay thế để liên kết các câu trong đoạn văn, bài văn còn cách nào khác để liên kết câu chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

2.2: Nhận xét:

Bài 1:

- 1 hs đọc đề bài

- hs nêu yêu cầu của bài.

 

- Thảo luận nhóm đôi, trả lời yêu cầu của đề bài trong 2 phút.

- Hs trả lời

- HS nhận xét

- Gv hỏi:

 

docx5 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2299 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Luyện từ và câu - Bài: Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Luyện từ và câu Lớp 5 Bài: Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối GV hướng dẫn: Vũ Thị Bích Hường Người soạn: Phạm Hà Trang I. Mục tiêu Giúp học sinh: - Hiểu thế nào là liên kết câu bằng từ nối. - Biết dùng từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn văn. - Biết cách sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: - Bài giảng điện tử - SGK 2. Học sinh: - SGK, vở ghi. III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn bài cũ: Gv phát phiếu có in đề bài cho hs: - Gọi 1 hs đọc đề bài. Tìm những từ ngữ chỉ nhân vật Nguyễn Ngọc Kí trong đoạn văn sau: Nguyễn Ngọc Kí là một tấm gương hiếu học nổi tiếng. Cậu bị bại liệt tay từ khi mới lọt lòng. Vượt lên mọi khó khăn, trở ngại cậu tập viết bằng chân. Đầu tiên cậu viết bằng gạch trên nền sân đất. Thấy con ham học, mẹ cậu xin cho đi học. Nhờ chăm chỉ học tập, cậu bé tàn tật ấy đã trở thành thầy giáo dạy Văn. - Đề bài yêu cầu gì - Y.c hs làm bài vào phiếu - Chiếu 2 phiếu của hs cho hs khác nhận xét. - Hs nhận xét - GV chiếu đáp án. - Một bạn nêu cách liên kết của các câu trong đoạn văn trên. - Việc dùng đại từ hoặc từ đồng nghĩa để thay thế có tác dụng gì? - Gv nhận xét, tuyên dương. Qua phần kiểm tra bài cũ cô thấy lớp mình về nhà học bài rất tốt, cô khen cả lớp. 2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu: Ở tiết học trước các em đã biết cách dùng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa để liên kết các câu trong đoạn văn, bài văn.Vậy ngoài cách lặp từ và dùng từ ngữ thay thế để liên kết các câu trong đoạn văn, bài văn còn cách nào khác để liên kết câu chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. 2.2: Nhận xét: Bài 1: - 1 hs đọc đề bài - hs nêu yêu cầu của bài. - Thảo luận nhóm đôi, trả lời yêu cầu của đề bài trong 2 phút. - Hs trả lời - HS nhận xét - Gv hỏi: - Từ “hoặc”, “vì vậy” có tác dụng gì? *GV: Cụm từ “vì vậy” ở ví dụ trên có tác dụng liên kết các câu trong đoạn văn với nhau. Nó được gọi là từ nối. *Gv: Qua ví dụ trên chúng ta đã biết cụm từ vì vậy có tác dụng nối các câu trong đoạn văn, ngoài ra còn các từ nào có tác dụng kết nối các câu trong đoạn văn với nhau nữa chúng ta cùng chuyển sang bài 2. Bài 2: - Yêu cầu hs đọc đề bai. - Đề bài yêu cầu gì? - Thảo luận nhóm đôi trong 2 phút, tìm các từ ngữ có tác dụng kết nối các câu trong đoạn văn giống như cụm từ vì vậy ở đoạn văn trên, các em viết vào nháp - GV gọi hs trả lời + Các nhóm nhận xét + GV hỏi . Các từ các em vừa tìm được từ nào là quan hệ từ? . Từ nào có tác dụng kết nối, liên kết? - Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể liên kết các câu ấy bằng những từ ngữ nào? - GV nhận xét. Các con trả lời đúng rồi đấy. Đó cũng chính là nội dung của phần ghi nhớ. 1 bạn đọc ghi nhớ cho cô. II. Ghi nhớ: “ Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể liên kết các câu ấy bằng quan hệ từ hoặc 1 số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời” - 2-3 hs đọc lại ghi nhớ - Lấy ví dụ về cách dùng quan hệ từ hay từ nối để liên kết câu. + hs nêu miệng + hs nhận xét + gv nhận xét. *Gv: Qua phần nhận xét chúng ta đã biết được cách dùng quan hệ từ hoặc các từ có tác dụng kết nối đẻ kết nối các câu trong đoạn văn. Vậy để nắm vững hơn về cách dùng các từ ngữ kết nối đó chúng ta cùng chuyển sang phần bài tập. III. Luyện tập: Bài 1: - Y.c hs đọc bài. - Nêu yêu cầu của bài Qua những mùa hoa - Yêu cầu hs làm bài vào phiếu bài tập cá nhân trong 3 phút + Gv hướng dẫn. Bước 1: Đánh số câu của bài văn Bước 2: Gạch chân dưới các từ liên kết các câu trong đoạn văn. - Gv chiếu 2-3 bài của hs + hs trình bày bài làm + hs khác nhận xét, bổ sung (nếu có) + Gv nhận xét, chiếu đáp án. - Đoạn 1: từ “nhưng” nối câu 3 với câu 2 - Đoạn 2: từ “vì thế” nối câu 4 với câu 3, nối đoạn 2 với đoạn 1; từ “rồi” nối câu 5 với câu 4. - Đoạn 3: từ “nhưng” nối câu 6 với câu 5, nối đoạn 3 với đoạn 2; từ “rồi” nối câu 7 với câu 6. - Đoạn 4: từ “đến” nối câu 8 với câu 7, nối đoạn 4 với đoạn 3. - Đoạn 5: từ “đến” nối câu 11 với câu 9,10; từ “sang đến” nối câu 12 với câu 9,10,11. - Đoạn 6: từ “mãi đến” nối câu 14 với câu 13. - Đoạn 7: từ “đến khi” nối câu 15 với câu 14, nối đoạn 7 với đoạn 6; từ rồi nối câu 16 với câu 15. *Gv hỏi: - Trong các từ có tác dụng kết nối vừa tìm được, từ nào là quan hệ từ? - Từ nào có tác dụng nối? - Các từ đến khi, mãi đến, sang đến có tác dụng gì? - Từ nào có tác dụng giải thích quan hệ giữa các câu, các đoạn? *GV: Qua bài 1, con còn biết các từ nào có tác dụng kết nối các câu, các đoạn văn với nhau nữa? - À đúng rồi đấy, qua bài tập 1 chúng ta biết thêm rất nhiều từ có tác dụng nối, chuyển tiếp và giải thích quan hệ giữa các câu các đoạn. Vậy các từ đó dùng thế nào cho đúng chúng ta cùng sang bài tập 2. Bài 2: - hs đọc đề - Nêu yêu cầu bài. - Y.c hs làm bài - Gv hỏi: Vì sao lại sai? - Vậy hãy tìm từ ngữ có tác dụng giải thích để chữa lại vào mẩu chuyện cho đúng. + GV gọi 3-4 hs mỗi hs tìm một từ ngữ và đọc to mẩu chuyện sau khi được sửa. - Gv chữa bài Trong mẩu chuyện trên từ dùng sai là từ “nhưng”. Vì từ nhưng có tác dụng để nối còn trong bài cần từ ngữ có tác dụng để giải thích nên chúng ta có thể thay bằng các từ như: vậy, vậy thì, nếu thì, nếu vậy, nếu vậy thì. - Qua mẩu chuyện trên, các em thấy cậu bé là người thế nào? 3. Củng cố, dặn dò 3.1. Củng cố Qua 2 bt trên bạn nào cho cô biết: Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể liên kết các câu ấy bằng những từ ngữ nào? - Các từ ngữ đó có tác dụng gì? - À đúng rồi đó, qua tiết học ngày hôm này, cô thấy lớp mình học bài và chuẩn bị bài rất tốt, cô khen cả lớp. 3.2: Dặn dò Về nhà các con học lại bài cũ, học thuộc phần ghi nhớ và chuẩn bị bài ngày hôm sau. - Hs trả lời: Tìm những từ ngữ để chỉ nhân vật Nguyễn Ngọc Kí. - hs trả lời: Những từ chỉ Nguyễn Ngọc Kí là: cậu, con, cậu bé tàn tật ấy. Nguyễn Ngọc Kí là một tấm gương hiếu học nổi tiếng. Cậu bị bại liệt tay từ khi mới lọt lòng. Vượt lên mọi khó khăn, trở ngại cậu tập viết bằng chân. Đầu tiên cậu viết bằng gạch trên nền sân đất. Thấy con ham học, mẹ cậu xin cho đi học. Nhờ chăm chỉ học tập, cậu bé tàn tật ấy đã trở thành thầy giáo dạy Văn. - Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng các đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa thay thế. - Việc dùng đại từ hoặc từ đồng nghĩa để thay thế có tác dụng tạo mối quan hệ giữa các câu và tránh lặp từ nhiều lần. - hs lắng nghe - hs đọc đề - hs nêu yêu cầu: từ in đậm có tác dụng gì? - Hs thảo luận - HS trả lời: + Từ “hoặc” nối từ em bé với một chú mèo. + Từ “vì vậy” nối câu 1 vói câu 2. - hs trả lời: + Từ “hoặc” nối từ với từ. + “vì vậy” nối các câu hay liên kết câu - HS lắng nghe - hs lắng nghe - hs đọc đề - hs trả lời: tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng giống như cụm từ vì vậy ở đoạn văn trên. - hs thảo luận - hs trả lời: tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, đồng thời - Quan hệ từ là tuy nhiên, mặc dù, nhưng. - Các từ có tác dụng liên kết: thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, đồng thời. - hs trả lời: Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể liên kết các câu ấy bằng quan hệ từ hoặc 1 số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời - hs đọc bài + hs nêu miệng + hs nhận xét - Hs lắng nghe - Hs đọc bài - Hs trả lời: tìm các từ có tac dụng kết nối. - HS làm bài vào phiếu bài tập + Hs lắng nghe - Hs quan sát - lắng nghe - Hs chữa bài - hs trả lời + Từ là quan hệ từ là: nhưng. - HS trả lời: rồi, đến - HS trả lời: có tác dụng chuyển tiếp giữa các câu trong bài văn. - Hs trả lời: vì thế. - hs trả lời: vì thế, rồi, đến, sang, mãi đến, đến khi. - Hs lắng nghe. - hs đọc đề - hs trả lời: Tìm chỗ dùng sai và sửa lại - Hs làm bài + dùng từ “nhưng” là sai - Hs trả lời: Vì từ nhưng có tác dụng nối các câu trong mẩu chuyện mà ở mẩu chuyện trên cần từ có tác dụng giải thích. - Hs trả lời: vậy, vậy thì, thế thì, nếu vậy, nếu vậy thì. - Hs lắng nghe - Cậu bé là người không trung thực, trong sổ liên lạc của cậu chắc có lời nhận xét không hay của giáo viên về cậu nên cậu không muốn bố nhìn thấy những lời nhận xét đó, nên cậu với có lời nói như vậy. - hs trả lời: Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể liên kết các câu ấy bằng quan hệ từ hoặc 1 số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời - Các từ ngữ đó có tác dụng để nối, để chuyển tiếp, giải thích quan hệ giữa các câu, các đoạn văn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 27 Lien ket cac cau trong bai bang tu ngu noi_12405308.docx