Giáo án lớp 5 môn Luyện từ và câu - Tuần 25

Củng cố dặn dò: (4 phút)

* GV làm việc với cả lớp:

- Trò chơi: Hộp quà may mắn :

-GV phổ biến luật chơi: Mỗi hộp quà là một câu hỏi, bạn nào trả lời được câu hỏi,nếu trả lời đúng phần quà sẽ dành cho bạn đó, nếu trả lời chưa đúng, cơ hội sẽ dành cho các bạn còn lại. Các em đã nắm rõ luật chơi chưa?

- GV tiến hành cho học sinh chơi

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Chuẩn bị bài tiết sau: Mở rộng vốn từ: Truyền thống.

- Đánh giá tiết học: GV nhận xét chung về kiến thức-kĩ năng , năng lực và phẩm chất.

 

doc11 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Luyện từ và câu - Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Bàì: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ Người dạy: Nguyễn Thị Thủy Ngày dạy: .............. – Lớp 5 TÊN BÀI LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ MỤC TIÊU BÀI -Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ (ND Ghi nhớ). -Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó (làm được bài tập 1 ở mục III). -HS chăm chú nghe giảng và làm bài. CHUẨN BỊ GV SGK, bảng phụ ghi sẵn nội dung bài 1 phần Luyện tập, PBT. HS Vở LTVC, SGK. PHHS Nhắc nhở, hỗ trợ con chuẩn bị đúng các loại sách vở và đồ dùng học tập trước khi đến lớp. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động: CTHĐTQ lớp tổ chức hát, trò chơi, - GV giới thiệu người dự (1 phút) 2. Bài cũ: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ (3-4 phút) Tiết học hôm trước chúng ta đã tìm hiểu bài học Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ,để xem các em có nắm được kiến thức của bài học này hay không,cô sẽ cho các em làm một bài tập sau nhé: Các nhóm cùng thực hiện vào bảng con: 1. Chọn từ thích hợp điền vào vị trí của dấu ( . . . ) để hai câu sau liên kết với nhau: “Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, là “đầy tớ trung thành của nhân dân”. Ở ( . . . ), lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt”. A.Ông B.Cụ C.Tôi D.Bác 2.Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ là gì?-2 HS nêu. - Nhận xét chung . 3. Bài mới: a. GTB: (1 phút) + GV :Vậy ngoài cách lặp từ ngữ để liên kết các câu trong đoạn văn,chúng ta còn có cách nào khác nữa để liên kết câu?Cô cùng các em cùng đi tìm hiểu bài luyện từ và câu hôm nay.Đó là bài liên kết câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ. - Nhóm trưởng cho các bạn nêu lại tên bài. GV: Vậy liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu ví dụ trong phần nhận xét nhé b. HĐ 1: Phần nhận xét. (20 phút) GV làm việc với lớp Nhiệm vụ 1: Thực hiện nhận xét 1. - Tổ chức cho HS đọc và xác định yêu cầu của nhận xét 1: +Bài 1 yêu cầu gì? Bài này có mấy yêu cầu?(Có 2 yêu cầu) GV hướng dẫn gạch chân và nêu: Để biết các câu trong đoạn văn này nói về ai?Những từ ngữ nào cho các em biết điều đó? Cô mời cả lớp hãy cùng đọc thầm cho cô đoạn văn nào.Khi đọc các em đếm xem đoạn văn này có mấy câu nhé. Để hiểu rõ hơn nội dung của đoạn văn các em chú ý có 2 từ.Đó là từ : cố kết và lai kinh. Dựa vào phần giải nghĩa cho cô biết nghĩa của từ cố kết, lai kinh là gì? +Đoạn văn gồm có mấy câu( 6 câu) + Vậy các câu trong đoạn văn này nói về ai?(Nói về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn) GV: Các em thấy 6 câu trong đoạn văn đều nói về một đối tượng đó là Trần Quốc Tuấn. Vậy những từ nào chỉ về Trần Quốc Tuấn,các em hãy thảo luận theo cặp sau đó dùng thước và bút chì gạch chân dưới những từ ngữ đó. +Những từ nào cho các em biết điều đó?, GV cho HS nêu từng từ trong câu( Hưng Đạo Vương, Ông, Vị quốc công Tiết chế, Vị chủ tướng tài ba, Người) -Y/ C học sinh nhận xét GV: Các em ạ. Các câu trong đoạn văn này cùng nói về Trần Quốc Tuấn và những từ ngữ chỉ về Trần Quốc Tuấn là những từ ngữ sau( chiếu),mời một bạn đọc lại các từ ngữ chỉ Trần Quốc Tuấn( 1HS đọc, HS khác nhận xét nhắc lại) + Vậy những từ các em vừa tìm được thuộc từ loại gì các em đã học ( đại từ, từ đồng nghĩa) + Những từ ngữ này dùng để làm gì?(để thay thế) GV chốt: Trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc chúng ta có thể sử dụng đại từ hoặc những từ đồng nghĩa để thay thế cho câu văn đứng trước nó nhằm tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn. GV: Để các em hiểu rõ hơn về nhân vật Trần Quốc Tuấn, cô sẽ cho các em xem hình ảnh sau( chiếu hình ảnh cho HS quan sát) và giới thiệu? Hưng Đạo Vương (Tên thật là Trần Quốc Tuấn) là một đại danh tướng của dân tộc .Ông sinh năm 1228 mất năm 1300 . Ông được phong tước Vương, tên Hưng Đạo nên dân ta thường kính cẩn gọi là Hưng Đạo Vương. Năm 1285, quân Mông Cổ tràn qua đánh nước ta lần thứ hai, Hưng Đạo Vương được vua Nhân Tông phong làm Quốc công Tiết Chế thống lãnh toàn quân chống giặc. Quốc công tiết chế chính là vị trí chỉ huy cao nhất được sắc phong.Bên cạnh đó nhân dân ta còn gọi ông là Vị chủ tướng tài ba,bởi vì ông là 1 vị tướng rất giỏi đấy các em ạ GV chuyển ý: Quay lại ví dụ 1,em nào cho biết chúng ta vừa học cách liên kết câu trong đoạn văn bằng cách nào?(Thay thế từ ngữ).Ngoài cách dùng từ ngữ để thay thế thì còn cách nào để liên kết các câu trong đoạn văn mà các em đã học(lặp từ ngữ).Vậy cách nào hay hơn,cô và các em cùng đi tìm hiểu phần nhận xét 2 nhé! Nhiệm vụ 2: Thực hiện nhận xét 2. -Tổ chức cho HS đọc và xác định yêu cầu của nhận xét 2 +Bài 2 yêu cầu gì? Bài này có mấy yêu cầu? GV hướng dẫn gạch chân và nêu:Để biết được vì sao cách diễn đạt ở đoạn văn 1 hay hơn cách diễn đạt ở đoạn văn 2,cô mời nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc thầm đoạn văn 2 và cho cô biết : +Đoạn văn này nói về ai?(Hưng Đạo Vương) +Từ ngữ nào được lặp lại? GV: Để xem cách diến đạt ở đoạn văn nào hay hơn ? Vì sao? Các em hãy lắng nghe 2 bạn đọc nối tiếp 2 đoạn văn nhé! -Gọi 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn văn, yêu cầu cả lớp theo dõi và so sánh xem cách diễn đạt ở đoạn văn nào hay hơn? Vì sao? -HS thảo luận theo cặp, so sánh +Các em thấy cách diễn đạt ở đoạn văn nào hay hơn? Vì sao? ( 1HS trả lời, HS khác nhận xét) GV chốt: Các em thấy cách diễn đạt ở đoạn văn 1 hay hơn vì ở đoạn văn 1 tác giả sử dụng từ ngữ linh hoạt hơn.Đó là tác giả sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ một đối tượng cho nên ở đoạn văn 1 không bị lặp từ dẫn đến không bị đơn điệu và nhàm chán như ở đoạn văn 2.Chính vì vậy, khi viết văn các em cần cố gắng sử dụng các từ ngữ sao cho thật linh hoạt và tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần để bài văn của chúng ta được hay hơn và hấp dẫn hơn, các em nhớ chưa nào +Trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật hay một việc ta có thể sử dụng từ loại nào để thay thế cho câu văn đứng trước nó? + Việc thay thế như vậy có tác dụng gì? -GV nhận xét,chiếu nội dung ghi nhớ, yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc. GV chuyển ý: Để giúp các em hiểu và vận dụng tốt những kiến thức vừa học, chúng ta cùng đi vào phần luyện tập c. Hoạt động 3: Luyện tập(10 phút) * Các nhóm làm việc Bài 1: - Nhiệm vụ 1: yêu cầu HS đọc đề bài và xác định yêu cầu trong nhóm. (nhóm trưởng điều khiển cá nhân đọc thầm đề và xác định yêu cầu bài). + Bài tập yêu cầu gì? + Bài gồm mấy yêu cầu? (hai yêu cầu) + GV gạch chân các từ - Yêu cầu HS đọc thầm và cho biết đoạn văn này có mấy câu(5 câu) -Trong đoạn văn có những từ ngữ nào được in đậm? (anh, người liên lạc, đó) -GV chiếu các từ, yêu cầu HS đọc lại ? Trong đoạn văn này có những đối tượng nào được nói đến?(người,vật) ?Người là những ai? ( Hai Long, Người đặt hộp thư) Vật là cái gì?(Vật hình chữ V) - Nhiệm vụ 2: GV hướng dẫn mẫu từ anh - Nhiệm vụ 3: GV yêu cầu các nhóm làm việc cá nhân các từ in đậm còn lại ở phiếu bài tập, 1 HS làm phiếu bài tập lớn sau đổi chéo kiểm tra, nhóm trưởng kiểm tra nhóm. - Nhiệm vụ 4: GV theo dõi, kiểm tra hỗ trợ cá nhân làm bài, chấm phiếu, nhận xét. - HS trình bày bài làm trên bảng, HS khác nhận xét -GV chiếu đáp án và hỏi: +Việc thay thế những từ ngữ như vậy có tác dụng gì?( 2HS nêu) GV chốt: Vậy trong đoạn văn cùng nói về một hoặc hai đối tượng người ta vẫn sử dụng các đại từ hoặc những từ đồng nghĩa để thay thế cho câu đứng trước nhằm liên kết các câu văn với nhau và tránh lặp từ nhiều lần GV chuyển ý: Như vậy là các em đã biết tìm được những từ ngữ được thay thế và hiểu rõ hơn về tác dụng của phép liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ rồi đấy. Để thay đổi không khí lớp học, chúng mình cùng chơi một trò chơi nhé. Trò chơi có tên là Hộp quà may mắn 4. Củng cố dặn dò: (4 phút) * GV làm việc với cả lớp: - Trò chơi: Hộp quà may mắn : -GV phổ biến luật chơi: Mỗi hộp quà là một câu hỏi, bạn nào trả lời được câu hỏi,nếu trả lời đúng phần quà sẽ dành cho bạn đó, nếu trả lời chưa đúng, cơ hội sẽ dành cho các bạn còn lại. Các em đã nắm rõ luật chơi chưa? - GV tiến hành cho học sinh chơi - GV nhận xét, tuyên dương. - Chuẩn bị bài tiết sau: Mở rộng vốn từ: Truyền thống. - Đánh giá tiết học: GV nhận xét chung về kiến thức-kĩ năng , năng lực và phẩm chất. - Tiết học đến đây kết thúc xin cảm ơn quý thầy cô đã về dự. * RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: TRÌNH BÀY BẢNG Thứ .... ngày .... tháng .... năm 2017 Chủ điểm: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM Môn: Luyện từ và câu Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ I.Nhận xét: Bài 1: Bài 2: Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc,ta có thể dùng đại từ hoặc những từ đồng nghĩa thay thế cho những từ đã dùng ở câu đứng trước để tạo mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn và tránh lặp từ nhiều lần. II.Ghi nhớ: III.Luyện tập: Bài 1: KẾ HOẠCH BÀI HỌC Bàì: THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0 Người dạy: Nguyễn Thị Mỹ Cẩm Ngày dạy: 22/12/2015 – Lớp 4 TÊN BÀI THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0 MỤC TIÊU BÀI - HS biết cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương. - Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương. - Yêu thích học toán. CHUẨN BỊ GV Trình chiếu phần bài học SGK/85, phiếu bài tập. HS SGK, nháp, phiếu bài tập. PHHS Nhắc nhở, hỗ trợ HS chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động: CTHĐTQ lớp tổ chức hát, trò chơi, - GV giới thiệu người dự (1 phút) 2. Bài cũ: Luyện tập (3-4 phút) Để xem các em thực hiện phép chia cho số có hai chữ số như thế nào? Thì chúng ta sẽ làm bài tập sau: Các nhóm cùng làm việc: * Đặt tính rồi tính: 4928 : 44 - HS làm bảng con - GV đến các nhóm giám sát, kiểm tra, hỏi. - Nhận xét chung . 3. Bài mới: * Nhiệm vụ 1: GV làm việc với lớp 3.1. Hoạt động 1: Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị. (8 phút) - GV viết lên bảng phép chia 9450 : 35 - Gọi 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - Muốn biết 9450 chia cho 35 bằng bao nhiêu ta phải làm sao? (Đặt tính) + Yêu cầu HS đặt tính vào bảng con – GV đặt tính lên bảng. + Sau khi đặt tính xong ta thực hiện chia theo thứ tự thế nào? (Chia theo thứ tự từ trái sang phải) + GV nêu câu hỏi gợi ý, HS nêu từng bước chia như SGK và cùng thực hiện từng bước vào bảng con – GV viết từng bước trên bảng lớp. + Vậy 9450 : 35 bằng bao nhiêu? (9450 : 35 = 270) - Phép chia 9450 : 35 là phép chia hết hay phép chia có dư? Vì sao? (phép chia 9450 : 35 là phép chia hết vì trong lần chia cuối cùng chúng ta tìm được số dư là 0). - Ở lần chia thứ ba thương là bao nhiêu? ( thương là 0) - Vì sao ở lần chia thứ ba thương lại là chữ số 0? (vì ở lần chia thứ ba , ta có 0 chia cho 35 được 0, phải viết chữ số 0 vào vị trí thứ ba của thương). * Nhiệm vụ 2: GV làm việc với lớp 3.2. Hoạt động 2: Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng chục. (7 phút) - GV viết lên bảng phép chia 2448 : 24 - Gọi 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - Muốn biết 2448 chia cho 24 bằng bao nhiêu ta phải làm sao? (Đặt tính) + Yêu cầu HS đặt tính vào bảng con – GV đặt tính lên bảng. + Sau khi đặt tính xong ta thực hiện chia theo thứ tự thế nào? (Chia theo thứ tự từ trái sang phải) + GV nêu câu hỏi gợi ý, HS nêu từng bước chia như SGK và cùng thực hiện từng bước vào bảng con – GV viết từng bước trên bảng lớp. + Vậy 2448 : 24 bằng bao nhiêu? (2448 : 24 = 102) - Phép chia 2448 : 24 là phép chia hết hay phép chia có dư? Vì sao? (phép chia 2448 : 24 là phép chia hết vì trong lần chia cuối cùng chúng ta tìm được số dư là 0). - Ở lần chia thứ hai thương là bao nhiêu? ( thương là 0) - Vì sao ở lần chia thứ hai thương lại là chữ số 0? (vì ở lần chia thứ hai , 4 chia 24 được 0, ta viết 0 vào thương ở bên phải của 1). - Thương của phép chia thứ nhất và thương của phép chia thứ hai có điểm gì giống nhau?(thương của hai phép chia đều có chữ số 0) - GV lưu ý cho HS: Sau khi thực hiện xong lần chia thứ nhất, ở các lần chia tiếp theo mỗi lần chỉ hạ một chữ số để chia, sau khi hạ nếu số bị chia bằng 0 hoặc nhỏ hơn số chia thì ta viết thêm chữ số 0 vào bên phải thương của lần chia trước. 3.3. Hoạt động 3: Thực hành (16 phút) * Các nhóm làm việc Bài 1: Đặt tính rồi tính: - Nhiệm vụ 1: yêu cầu HS đọc đề bài và xác định yêu cầu trong nhóm. (nhóm trưởng điều khiển cá nhân đọc thầm đề và xác định yêu cầu bài). + Bài toán yêu cầu gì? (đặt tính rồi tính) + Bài gồm mấy yêu cầu? (hai yêu cầu: yêu cầu 1 đặt tính, yêu cầu 2 tính). + GV gạch chân các từ đặt tính, tính - Nhiệm vụ 2: GV hướng dẫn mẫu: 8750 : 35 + GV nêu câu hỏi gợi ý cho HS nêu từng bước tính, GV ghi bảng từng bước tính. - Nhiệm vụ 3: GV yêu cầu các nhóm làm việc cá nhân 3phép tính còn lại ở phiếu bài tập, sau đổi chéo kiểm tra, nhóm trưởng kiểm tra nhóm. 23520 : 56 2996 : 28 2420 : 12 - Nhiệm vụ 4: GV theo dõi, kiểm tra hỗ trợ cá nhân làm bài, chấm phiếu, nhận xét. + Khi thực hiện phép chia, trong trường hợp nào thì ta phải viết chữ số 0 vào thương? (Sau khi thực hiện xong lần chia thứ nhất, ở các lần chia tiếp theo mỗi lần chỉ hạ một chữ số để chia, sau khi hạ nếu số bị chia bằng 0 hoặc nhỏ hơn số chia thì ta viết thêm chữ số 0 vào bên phải thương của lần chia trước). + GV chuẩn bị phiếu bài tập 2 phép tính còn lại của bài 1 dành cho những em đã hoàn thành bài trước thì làm thêm để bồi dưỡng các em) 11780 : 42 13870 : 45 4. Củng cố dặn dò: (4 phút) * GV làm việc với cả lớp: - Trò chơi: Chọn kết quả đúng: a) 10246 94 b) 10246 94 846 109 846 19 000 000 - Tổ chức cho HS làm việc theo cặp, dùng bảng màu chọn phương án đúng. - GV nhận xét, tuyên dương. - Chuẩn bị bài tiết sau: Chia cho số có ba chữ số. - Đánh giá tiết học: GV nhận xét chung về kiến thức-kĩ năng , năng lực và phẩm chất. - Tiết học đến đây kết thúc xin cảm ơn quý thầy cô đã về dự. Trước khi viết bài vào vở các em đứng dậy để chào các thầy cô. * RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: TRÌNH BÀY BẢNG Thứ .... ngày .... tháng .... năm 2017 Chủ điểm: MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN Môn: Luyện từ và câu Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ I.Nhận xét: Bài 1: Bài 2: Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc,ta có thể dùng đại từ hoặc những từ đồng nghĩa thay thế cho những từ đã dùng ở câu đứng trước để tạo mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn và tránh lặp từ nhiều lần. II.Ghi nhớ: III.Luyện tập: Bài 1:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 25 Lien ket cac cau trong bai bang cach thay the tu ngu_12444261.doc
Tài liệu liên quan