Giới thiệu (dùng tranh minh họa và bản đồ).Các con ạ đây là quang cảnh một vùng đất của tỉnh Cao Bằng và cuộc sống của người dân nơi đây.Cao Bằng là một tỉnh miền núi ở phía Đông bắc nước ta, giáp đất nước Trung Quốc. Nơi đây có một địa thế rất đặc biệt. Bài thơ Cao Bằng hôm nay sẽ giới thiệu cho chúng ta biết về dải đất và con người nơi đây.
7 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 3732 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Tập đọc - Cao Bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường :Tiểu học Dịch Vọng B Thứ hai ngày 21 tháng 1 năm 2019
Lớp : 5I
Giáo viên:.................................
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Phân môn: Tập đọc
Cao Bằng
I. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng
Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ
PB: lành, suối trong, làm sao, sâu sắc, lặng thầm, trong suốt, rì rào, gửi lấy,
PN: Đèo Giàng, rõ, thảo, giữ lấy, dài dài,
Đọc trôi chảy toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dòng thơ, khổ thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả phẩm chất của con người Cao Bằng.
Đọc diễn cảm toàn bài thơ.
2.Đọc- hiểu:
Hiểu các địa danh trong bài: Cao Bằng, Đèo Gió, Đèo Giàng, Đèo Cao Bắc
Hiểu nội dung của bài thơ: Ca ngợi Cao Bằng, mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách đôn hậu đang giữ gìn biên cương của Tổ Quốc.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa trang 41 SGK
Bản đồ tỉnh Cao Bằng
III. Định hướng phát triển năng lực
Phát triển năng lực ngôn ngữ, thẩm mĩ.
Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm.
Các hoạt động dạy học
Ổn định trật tự: Hát
Kiểm tra bài cũ:
Kĩ năng đọc
Hiểu văn bản
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Tạo hứng thú cho học sinh
-Cho HS quan sát bức tranh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
-Giới thiệu (dùng tranh minh họa và bản đồ).Các con ạ đây là quang cảnh một vùng đất của tỉnh Cao Bằng và cuộc sống của người dân nơi đây.Cao Bằng là một tỉnh miền núi ở phía Đông bắc nước ta, giáp đất nước Trung Quốc. Nơi đây có một địa thế rất đặc biệt. Bài thơ Cao Bằng hôm nay sẽ giới thiệu cho chúng ta biết về dải đất và con người nơi đây.
Hoạt động 2: Luyện đọc
-Gọi 1 HS đọc tốt đọc toàn bài thơ, GV lắng nghe và nhận xét.
-Yêu cầu 6HS đứng dậy đọc nối tiếp nhau, mỗi học sinh đọc 1 khổ thơ( đọc 2 lượt).
-GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (lặng thầm, suối khuất, rì rào,)
Lưu ý cách ngắt nhịp các câu thơ sau:
Rồi dần\ bằng bằng xuống.
Ông lành\ như hạt gạo
Bà hiền\như suối trong
-HS đọc cao giọng khi đọc hai câu thơ:
Cao Bằng rõ thật cao!
Bạn ơi có thấy đâu.
-Gọi 2 HS đọc nối tiếp phần Chú giải
-Dùng bản đồ trên pp để giới thiệu các địa danh trong bài.
-GV đọc mẫu.Chú ý cách đọc cả bài như sau:
Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện lòng yêu mến núi non, đất đai và con người Cao Bằng.
Nhấn giọng ở những từ ngữ: qua, vượt, lại vượt, rõ thật cao, bằng xuống, mận ngọt, rất thương, rất thảo, như hạt gạo, như suối trong, núi non, đo làm sao, sâu sắc, tận cùng, tầm cao, lặng thầm, giữ lấy, dải dài
Những từ ngữ này thể hiện đặc điểm về con người, cây cối của người dân nơi đây.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
-HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau:
+ Đến Cao Bằng ta đi qua được những đèo nào?
+Cao Bằng có địa thế như thế nào?
+Những từ ngữ nào cho em biết điều đó?
+Em có nhận xét gì về người Cao Bằng?
+ Tác giả đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng?
GV: Người Cao Bằng rất mến khách. Khách vừa đến là được mời thứ quả đặc sản của nơi đây đó là quả mận. Người dân nơi đây rất đôn hậu: người trẻ thì rất thương, rất thảo, người già lành như hạt gạo, hiền như suối trong.
+ Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng.
+ Qua khổ thơ cuối bài, tác giả muốn nói lên điều gì?
+ Nội dung bài thơ là gì?
-2 HS nhắc lại nội dung bài thơ.
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ
-Gọi 6 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. Yêu cầu HS theo dõi, tìm cách đọc hay như cách hướng dẫn của GV ở phần luyện đọc.
-Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm ba khổ thơ đầu
-Chiếu ba khổ thơ đầu trên silde
-Trả lời: Tranh vẽ cảnh những ngôi nhà sàn ở miền núi.Bức tranh toàn màu vàng cho thấy cuộc sống nơi đây thật tươi vui, đầm ấm.
-Quan sát tranh minh họa và bản đồ.
-HS đọc bài
-6HS đọc nối tiếp nhau, mỗi HS đọc một khổ thơ.
-2HS đọc thành tiếng cho HS cả lớp cùng nghe.
-Quan sát, theo dõi
-Theo dõi, quan sát.
+Muốn đến Cao Bằng phải qua Đèo Gió, vượt Đèo Giàng, vượt Đèo Cao Bắc.
+ Cao Bằng rất xa xôi, hiểm trở.
+ Những từ ngữ: Sau khi qua, lại vượt
+ Người Cao Bằng rất hiếu khách, đôn hậu và yêu nước.
+ Những từ ngữ và hình ảnh đó là: mận ngọt, đón môi ta dịu dàng, chị rất thương, em rất thảo, ông lành như hạt gạo, bà hiền như suối trong.
+Các hình ảnh thiên nhiên có trong khổ thơ:
Còn núi non Cao Bằng
Đo làm sao cho hết
Như lòng yêu đất nước
Sâu sắc người Cao Bằng
Đã dâng đến tận cùng
Hết tầm cao Tổ quốc
Lại lặng thầm trong suốt
Như suối khuất rì rào
Tình yêu đất nước của người Cao Bằng cao như núi không tả hết được, trong trẻo và sâu sắc như suối sâu.
+Cao Bằng có vị trí quan trọng
+Ca ngợi Cao Bằng, mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương của Tổ quốc.
-6HS đọc nối tiếp, sau đó một HS nêu ý kiến về cách đọc
-GV đọc mẫu.
-Luyện đọc theo cặp
-3 HS đọc diễn cảm.
Sau khi qua Đèo Gió Cao Bằng, rõ thật cao!
Ta lại vượt Đèo Giàng Rồi dần /bằng bằng xuống
Lại vượt đèo Cao Bắc Đầu tiên là mận ngọt
Thì ta tới Cao Bằng. Đón môi ta dịu dàng.
Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành /như hạt gạo
Bà hiền /như suối trong.
-Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng theo cặp
+ Trên silde giáo viên sẽ cho đoạn thơ mất một vài từ, sau đó một vài câu thơ để học sinh có thể học thuộc được bài thơ.
+ Tổ chức cho HS thi học thuộc bài thơ tại lớp.
-Liên hệ:
GV cho HS xem một số hình ảnh các địa danh nổi tiếng của Cao Bằng.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
GV: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?
-Nhận xét tiết học
-HS về nhà chuẩn bị bài Phân xử tài tình.
-3 HS thi đọc thuộc lòng toàn bài thơ, HS cả lớp theo dõi, nhận xét.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 22 Cao Bang_12530025.docx