Giáo án lớp 5 môn Tập đọc - Cửa sông

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- Cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

 + Tranh vẽ khung cảnh ở nào? Em thấy cảnh nơi đây như thế nào?

- GV nhận xét và giới thiệu: Bức tranh này vẽ cảnh rất đẹp, trong lành và bình yên của một con sông. Bài hôm nay chúng ta học cũng liên quan đến con sông đó là bài thơ của nhà thơ Quang Huy. Đây là một bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, lời thơ giản dị nhưng nhiều ý nghĩa. Để hiểu hơn về bài thơ này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ “Cửa sông”.

 

docx6 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3413 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Tập đọc - Cửa sông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Lê Thị Anh Đào MSSV: 1421402020004 Lớp: D14TH01 Khối 5 - Tuần 25 Phân môn: Tập đọc Cửa sông (trích) Mục tiêu: - Hiểu các từ ngữ khó trong bài thơ. - Hiểu nội dung của bài: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn. - Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng đọc nhẹ nhàng, giàu tình cảm. -Yêu thích môn học; biết yêu quê hương, đất nước. Thiết kế dạy học: GV: giáo án và giáo án điện tử HS: SGK và đồ dùng học tập. Tiến trình dạy học: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Ổn định Bài cũ: - Tiết trước chúng ta học bài gì? - 1HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi số 2. + Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài mới: Giới thiệu bài: - Cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Tranh vẽ khung cảnh ở nào? Em thấy cảnh nơi đây như thế nào? - GV nhận xét và giới thiệu: Bức tranh này vẽ cảnh rất đẹp, trong lành và bình yên của một con sông. Bài hôm nay chúng ta học cũng liên quan đến con sông đó là bài thơ của nhà thơ Quang Huy. Đây là một bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, lời thơ giản dị nhưng nhiều ý nghĩa. Để hiểu hơn về bài thơ này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ “Cửa sông”. b. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc. ** Luyện đọc: - 1HS giỏi đọc toàn bài. - GV hỏi: Bài thơ được chia làm mấy khổ thơ? - GV nhận xét. ** Luyện đọc lượt 1: - GV cho HS đọc nối tiếp lượt 1 (6 HS) và cả lớp đọc thầm. - GV chú ý sửa lỗi đọc cho HS. - GV cho HS tìm từ khó: bãi bồi, nông sâu, tôm rảo, lấp loá. - Cho HS luyện đọc từ khó và GV phân tích từ khó, gọi HS đọc từng từ. - 1HS đọc lại toàn từ khó. ** Luyện đọc lượt 2: - GV cho HS đọc nối tiếp lượt 2 (6HS). - GV cho HS giải nghĩa từ khó hiểu: cửa sông, bãi bồi, nước ngọt, sóng bạc đầu, nước lợ, tôm rảo. ** Luyện đọc lần 3: - GV cho 3HS đọc nối tiếp. - GV đưa ví dụ cách ngắt nhịp: + Ví dụ ở khổ 3: Nơi cá đối/ vào đẻ trứng Nơi tôm rảo/ đến búng càng - GV đọc mẫu và gọi 2HS đọc lại. **Luyện đọc nhóm đôi: - GV yêu cầu HS luyện đọc nhóm đôi. - GV gọi 2nhóm luyện đọc trước lớp. - Gọi HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu diễn cảm toàn bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - GV cho HS đọc thầm và trả lời cá nhân câu hỏi: + Câu 1: Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay? - GV nhận xét và chốt ý: ở đây tác giả đã dựa vào cái tên “cửa sông” để chơi chữ. Nó làm người đọc thấy cửa sông rất quen thuộc với chúng ta. - GV cho HS thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi: + Câu 2: Theo bài thơ, cửa sông là địa điểm đặc biết như thế nào? - GV cho HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi: + Câu 3: Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông với cội nguồn? + GV gợi ý: HS hãy tìm những hình ảnh nhân hóa được sử dụng trong khổ thơ. - GV nhận xét, chốt ý và nêu nội dung của bài: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung không quên cội nguồn, nhắc chúng ta uống nước phải nhớ nguồn. c. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm : - GV hướng dẫn: Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, nhấn mạnh ở những từ ngữ: Đẻ trứng, uốn cong, lấp loá, chào mặt đất, ngân lên, tiễn người , lành, búng càng. Ngắt giọng tự nhiên ở các dòng thơ, nghĩ lâu hơn ở các khổ thơ. - GV đưa ra 2 khổ thư cần đọc diễn cảm: “Nơi cá đối/ vào đẻ trứng Nơi tôm rảo/ đến búng càng Cần câu uốn cong lưỡi sóng Thuyền ai lấp loá đêm trăng. Nơi con tàu/ chào mặt đất Còi ngân lên khúc giã từ Cửa sông tiễn người ra biển Mây trắng lành như phong thư.” - GV đọc mẫu khổ thơ cần đọc diễn cảm và yêu cầu HS lắng nghe. - GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi. - Tổ chức HS thi đọc diễn cảm (2 nhóm). - GV nhận xét, tuyên dương. d. Hoạt động 4: Học thuộc lòng: - GV cho lần lượt mỗi HS đọc thuộc lòng khổ 1, 2 sau đó mời 1HS đọc thuộc 2 khổ. - GV nhận xét, tuyên dương. Củng cố – dặn dò: - Hôm nay chúng ta học bài gì? - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài tiết sau. Hát. - HS trả lời:Phong cảnh đền Hùng - HS đọc và trả lời câu hỏi. - HS quan sát tranh và trả lời. - HS lắng nghe. - 1HS đọc toàn bài. - HS trả lời: chia làm 6 khổ thơ. - HS đọc nối tiếp lượt 1. - HS tìm từ khó. - HS luyện đọc từ khó. - HS đọc. - HS đọc nối tiếp lượt 2. - HS đọc giải nghĩa. - HS đọc nối tiếp lượt 3. - HS đọc cách ngắt giọng. - HS luyện đọc nhóm đôi. - 2 nhóm thi đua đọc nối tiếp. - HS đọc toàn bài. - HS chú ý, lắng nghe. - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: + Câu 1:là cửa, nhưng không then khóa/ Cũng không khép lại bao giờ. Cách giới thiệu ấy rất đặc biệt đó là cửa sông là một cái cửa nhưng khác mọi cái cửa bình thường là không có then, có khóa. - HS thảo luận nhóm 2 và trả lời: + Câu 2: là địa điểm đặc biệt ở chỗ là nơi những con sông gửi phù sa để lại để bồi đắp bãi bờ, là nơi biển cả tìm về thành vùng nước lợ, là nơi cá hội tụ, là nơi đưa tiễn của người ra khơi, ... - HS thảo luận nhóm 4 và trả lời: + Phép nhân hóa ở khổ cuối giúp tác giả nói lên được “tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS chú ý lắng nghe, gach chân dưới những từ nhấn giọng, ngắt giọng. - HS luyện đọc theo nhóm đôi. - HS thi đua đọc diễn cảm theo nhóm. - HS lắng nghe. - HS học thuộc lòng tại lớp khổ 1 và 2. - HS lắng nghe. - Hôm nay chúng ta học bài “Cửa sông”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 25 Cua song_12304878.docx