GV nhận xét, chốt ý.
- GV hỏi: Nội dung của câu chuyện này là gì?
- GV chốt lại nội dung bài học và cho HS nhắc lại: câu chuyện đã ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của ông quan án.
** Luyện đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn HS đọc: Giọng đọc nhẹ nhàng chậm rãi, thể hiện sự khâm phục trí thông minh, tài xử kiện của quan án, chuyển giọng linh hoạt cho phù hợp với từng đoạn: kể, đối thoại. Đọc phận biệt lời các nhân vật.
4 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Tập đọc - Phân xử tài tình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Lê Thị Anh Đào
MSSV: 1421402020004
Lớp: D14TH01 Khối 5 - Tuần 23
Phân môn: Tập đọc
Phân Xử Tài Tình
Mục tiêu:
Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc phù hợp với từng tính cách mỗi nhân vật.
Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
Thiết kế dạy học:
GV: giáo án và giáo án điện tử
HS: SGK và bảng con.
Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Ổn định:
Bài cũ:
- Tiết trước chúng ta học bài gì?
- Mời 1HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi 1 trong SGK.
+ Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng ?
- GV cho HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Chúng ta đã học và được nghe về tài bắt cướp cũng như cách trừng trị bọn cướp của ông Nguyễn Khoa Đặng. Bài học hôm nay các em sẽ được biết về tài xét xử của một vị quan án thông minh, chính trực khác. Để hiểu hơn về vị quan này thì hôm nay chúng ta cùng nhau học bài “ Phân xử tài tình”.
- GV cho HS nhắc lại tựa đề.
b. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
** Luyện đọc:
- 2HS khá giỏi đọc toàn bài.
- Cho HS chia đoạn.
- GV nhận xét và nhắc lại chia đoạn, yêu cầu HS đánh dấu vào SGK.
- GV cho HS đọc nối tiếp từng đoạn lượt 1: 3HS đọc, cả lớp đọc thầm.
+ Cho HS nhận xét các bạn đọc.
+ GV cho HS phát biểu những từ khó đọc và phân tích từ khó.
+ GV yêu cầu 1HS đọc toàn bộ từ khó và cả lớp đọc.
- Cho 3HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn lượt 2 kết hợp giải nghĩa từ khó hiểu: quan án, văn cảnh, biện lễ, sư vãi, đàn, chạy đàn.
- Cho HS luyện đọc nhóm đôi theo bàn.
- Gọi 2 nhóm luyện đọc trước lớp.
- Gọi HS nhận xét phần đọc của các nhóm.
- GV nhận xét.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
** Tìm hiểu bài:
- GV cho HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1: Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan xử việc gì?
+ Gọi 1HS trả lời câu hỏi 1.
+ Cho HS nhận xét câu trả lời.
+ GV nhận xét và chốt lại câu trả lời.
- Cho HS đọc thầm đoạn 2 và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 2: Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra ngừoi lấy cắp tấm vải? Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?
+ 2HS cùng bàn thảo luận và trả lời câu hỏi 2. Trả lời từng ý.
+ Cho HS nhận xét câu trả lời ý 1.
+ GV nhận xét và chốt lại ý.
+ GV gọi bạn còn lại trong nhóm trả lời ý 2.
- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3: Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa?
+ HS trả lời câu hỏi 3.
+ HS nhận xét về cách kể của bạn.
+ GV nhận xét và chốt câu trả lời.
- GV cho HS trả lời câu hỏi 4: Vì sao quan án lại dùng cách trên? Chọn ý trả lời đúng.
+ HS nhận xét.
+ GV nhận xét, chốt ý.
- GV hỏi: Nội dung của câu chuyện này là gì?
- GV chốt lại nội dung bài học và cho HS nhắc lại: câu chuyện đã ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của ông quan án.
** Luyện đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn HS đọc: Giọng đọc nhẹ nhàng chậm rãi, thể hiện sự khâm phục trí thông minh, tài xử kiện của quan án, chuyển giọng linh hoạt cho phù hợp với từng đoạn: kể, đối thoại. Đọc phận biệt lời các nhân vật.
- GV chọn đoạn 3 cho HS luyện đọc diễn cảm.( Quan sư nói đến hết)
- GV đọc mẫu.
- GV cho 1HS giỏi đọc lại.
- GV nhận xét.
** Trò chơi: Thi đua 2 nhóm đọc diễn cảm đoạn GV đưa ra, phân vai và đọc diễn cảm.
- GV cho lớp nhận xét nhóm nào đọc hay hơn.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Củng cố - dặn dò:
- GV hỏi: Hôm nay chúng ta học bài gì?
- KNS: GV giáo dục HS nên có tính thật thà trung thực với tất cả mọi người.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Dặn dò HS: về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài tiết sau “Chú đi tuần”.
- HS hát
- Tiết trước chúng ta học bài Cao Bằng.
- HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ đầu của bài thơ.
+ Muốn đến Cao Bằng phải vượt qua Đèo Gió, Đèo Giàng, vượt qua đèo Cao Bắc.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc tựa đề.
- 2HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Bà này lấy trộm.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến cúi đầu nhận tội.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS lắng nghe và đánh dấu bút chì vào SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn.
- HS nhận xét.
- HS tìm từ khó (mếu máo, khung cửu, sư vãi, ...) và phân tích từ khó.
- HS làm theo yêu cầu của GV.
- 3HS luyện đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc nhóm đôi.
- 2nhóm HS đọc trước lớp.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và 1HS đứng lên trả lời câu hỏi 1:
+ Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan về việc bị mất cắp vải. Người này tố cáo người kia lấy vảo của mình và nhờ quan xét xử.
+ HS nhận xét câu trả lời.
+ Cả lớp lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 2:
+ Ý 1: Quan đã cho đòi người làm chứng nhưng không có. Sau đó cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét cũng không tìm ra được chứng cứ. Và cuối cùng quan sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người khóc rồi trói người kia lại.
+ HS nhận xét.
+ HS lắng nghe.
+ Ý 2: Quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, hi vọng bán tấm vải sẽ kiếm được tiền mới biết xót và khóc khi tấm vải bị xé.
- 1HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời: Quan cho gọi hết sư vãi , kẻ ăn người ở trong chùa, giao cho mỗi người một nắm thóc ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc đó vừa chạy đàn vừa niệm phật. Sau đó, quan nói: “ Ai gian thì Phật sẽ làm cho nắm thóc nảy mầm trong tay” lập tức chú tiểu bị bắt vì kẻ có tật sẽ giật mình.
+ HS nhận xét.
+ HS lắng nghe.
- HS trả lời chọn ý đúng là B. Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.
+ HS nhận xét.
+ Cả lớp lắng nghe.
- HS trả lời: Quan án là người thông minh, có tài xử kiện.
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS đọc phân vai.
- HS lắng nghe.
- 1HS đọc.
- HS lắng nghe.
- 2 nhóm thi đua đọc diễn cảm.
- HS biểu quyết nhóm đọc diễn cảm hay hơn.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: Phán xử tài tình
- HS lắng nghe.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 23 Phan xu tai tinh_12304875.docx