Giáo án lớp 5 môn Tập đọc - Tranh Làng Hồ

 2. Luyện đọc-Đọc đúng

*HĐ1:Đọc toàn bài

*HĐ2:Đọc đoạn

-GV chia 3 đoạn

Đoạn 1:Từ đầu-tươi vui

Đoạn 2:Tiếp-bên gà mái mẹ

Đoạn 3:Còn lại

-Lần 1:Đọc cá nhân tìm từ khó:lợn ráy, khoáy âm dương, nhấp nhánh, trồng trọt, lá tre

-Lần 2:Đọc nhóm đôi tìm câu dài

 Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm / mới khắc được tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con/ tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.

 -Lần 3:Đọc trong nhóm đôi tìm từ khó giải nghĩa

 

docx4 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Tập đọc - Tranh Làng Hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: Tiểu học Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2018 Lớp: KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: Tiếng Việt Bài tập đọc: TRANH LÀNG HỒ A.Mục tiêu -Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. -Đọc đúng các từ khó, hiểu nghĩa các từ, các câu trong bài. -Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những sản vật văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc. Qua đó, tác giả nhắn nhủ mọi người: Hãy biết quý trọng và gìn giữ những nét đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc. B.Chuẩn bị - Máy tính, máy chiếu C.Hoạt động dạy học Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học chủ yếu Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 5 phút 2 phút 12phút 15phút 4phút 2phút I.Kiểm tra bài cũ: -1HS đọc đoạn 2 bài”Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” và nêu lại cách lấy lửa trước khi nấu cơm. -1HS đọc đoạn yêu thích và nêu lại nội dung của bài. II.Bài mới 1.Giới thiệu bài mới -GV đưa ảnh tranh Đông Hồ -Mỗi đất nước, dân tộc đều có những truyền thống văn hóa riêng. Dân tộc VN cũng vậy. Hôm nay, các con sẽ tìm hiểu về sản vật văn hóa đặc sắc của dân tộc ta đó là tranh làng Hồ qua cái nhìn của nhà văn Nguyễn Tuân. 2. Luyện đọc-Đọc đúng *HĐ1:Đọc toàn bài *HĐ2:Đọc đoạn -GV chia 3 đoạn Đoạn 1:Từ đầu-tươi vui Đoạn 2:Tiếp-bên gà mái mẹ Đoạn 3:Còn lại -Lần 1:Đọc cá nhân tìm từ khó:lợn ráy, khoáy âm dương, nhấp nhánh, trồng trọt, lá tre -Lần 2:Đọc nhóm đôi tìm câu dài Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm / mới khắc được tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con/ tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ. -Lần 3:Đọc trong nhóm đôi tìm từ khó giải nghĩa *HĐ3:GV đọc mẫu 3.Tìm hiểu bài *Đoạn 1,2:HS đọc thầm -Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam?Tranh làng Hồ: lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ. -Ai là người tạo ra các bức tranh đó? Nghệ sĩ dân gian (Đưa tranh) =>Tình yêu cuộc sống, quê hương -Từ “rất có duyên”, “tưng bừng như ca múa” tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?Nhân hóa khiến những bức tranh gần gũi, sinh động và có hồn. => Cảm nhận sâu sắc và tình cảm của tác giả đối với người nghệ sĩ dân gian. *Đoạn 3: -Kỹ thuật tạo màu trong tranh có gì đặc biệt? Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu(những chất liệu dân gian có trong cuộc sống hằng ngày). Màu trắng làm bằng bột vỏ sò trộn hồ nếp “nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn làm tăng thêm vẻ thâm thúy cho khuôn mặt”. -Tìm những từ ngữ thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ? Tinh tế, thâm thúy -Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ? Vì họ đem đến cuộc sống một cái nhìn tươi vui, hóm hỉnh. Họ là những người gìn giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc. =>Nội dung bài: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những sản vật văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc. Qua đó, tác giả nhắn nhủ mọi người: Hãy biết quý trọng và gìn giữ những nét đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc. -Các con học được điều gì qua bài hôm nay?Giáo dục HS: tình yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước; trân trọng những người đã giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc. Sau này các con cũng chính là những người sẽ tiếp tục gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp ấy của dân tộc. 4.Đọc diễn cảm Đọc giọng như thế nào? Vui tươi, tha thiết.Hướng dẫn HS ngắt giọng và nhấn các từ trong đoạn 1. III.Củng cố, dặn dò: -Đọc lại nội dung bài -Nhận xét tiết học -Chuẩn bị bài sau -GV nêu yêu cầu -Nhận xét - GV nêu, ghi bảng tên bài, tên tác giả -GV nêu -GV đưa từ khó -GV nêu yêu cầu -GV đưa câu dài yêu cầu HS ngắt câu -GV nêu yêu cầu -GV nêu yêu cầu -GV đưa tranh -GV nêu yêu cầu, nhận xét -GV nêu yêu cầu, nhận xét -GV nêu yêu cầu, nhận xét -GV nêu -GV ghi bảng -GV nhận xét -GV nêu yêu cầu, nhận xét -2HS lên bảng -HS ghi vở tên bài -1HS đọc -3HS nối tiếp đọc -2HS tìm từ khó -2HS đọc lại -3 bàn HS nối tiếp đọc -2HS tìm câu dài -2HS đọc lại -HS tìm từ khó giải nghĩa -1HS đọc các từ đó trong sgk -1HS trả lời -1HS trả lời -2HS trả lời -2HS trả lời -2HS trả lời -2HS trả lời -HS ghi vở -3HS trả lời Rút kinh nghiệm sau tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtranhlangho.docx
Tài liệu liên quan