I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng thay đổi phù hợp lời nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.
- Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK
- BVMT: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài để thấy được việc lập làng mới ngoài đảo là góp phần giữ gìn môi trường biển trên đất nước ta.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: SGK, bảng phụ
HS: SGK, vở bài học
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 738 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Toán - Tiết 106: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/02/2019 Thứ hai ngày 11 tháng 02 năm 2019
Ngày dạy: 11/02/2019
Toán
Tiết 106: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
- Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản.
- Làm bài tập: 1, 2
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: SGK, bảng phụ (làm bài 2)
HS: SGK, vở bài học
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Nội dung: Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật để giải một số bài toán đơn giản.
2. Phân hóa đối tượng:
- HSHTT: Nêu được các bước giải của bài 1, 2. Biết nhận biết điểm khác nhau giữa cách tính diện tích toàn phần và yêu cầu tính diện tích cần quét sơn (có 5 mặt).
- HSCHT: Nêu được cách diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật. Phân tích được đề cho biết gì, yêu cầu làm gì. Làm được bài 1, 2.
3. PPDH: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm
4. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm đôi
Tập đọc
Tiết 43: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng thay đổi phù hợp lời nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển..
- Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK
- BVMT: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài để thấy được việc lập làng mới ngoài đảo là góp phần giữ gìn môi trường biển trên đất nước ta.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: SGK, bảng phụ
HS: SGK, vở bài học
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Nội dung:
- Giáo viên giảng thêm: Bờ biển nước ta dài khoảng 326km (Từ Móng cái – Quảng Ninh đến Hà Tiên – Kiên Giang). Dân cư vùng biển chiếm khoảng 1/3 dân số cả nước.
- Hướng dẫn HS rèn đọc được bài văn, luyện đọc từ khó: cái võng, lưu cữu, phập phồng, bồng bềnhbiết giải thích từ (họp làng: mời người dân chung một khu định cư đến để thông báo hoặc trao đổi một số nội dung quan trọng của làng; làng biển: là một khu định cư của một cộng đồng người, nó lớn hơn xớm và sống ở quen biển). Thông qua tìm hiểu bài rồi rút ra nội dung của bài.
2. Phân hóa đối tượng:
- HSHTT: Bố Nhụ nói “con sẽ họp làng”, chứng tỏ ông là người như thế nào? và nội dung bài. Đọc diễn cảm được đoạn văn.
- HSCHT: Đọc được đoạn văn, trả lời câu hỏi: Bố và ông Nhụ bàn nhau việc gì? Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì?
3. PPDH: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm
4. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm đôi
Lịch sử
Tiết 22: BẾN TRE ĐỒNG KHỞI
I. Mục tiêu:
- Cuối năm 1959 – đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi nhiều vùng nông thôn miền Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”)
- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: SGK, bản đồ, hình ảnh minh họa
HS: SGK, vở bài học
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Nội dung: Hướng dẫn HS biết phong trào Đồng Khởi diễn ra vào thời gian nào, địa phương diễn ra phong trào mạnh mẽ nhất là Bến Tre và diễn biến của phong trào này. Từ đó rút ra ý nghĩa lịch sử
2. Phân hóa đối tượng:
- HSHTT:
+ Nêu được tóm tắt diễn biến của phong trào Đồng khởi ở Bến Tre.
+ Phong trào Đồng khởi có ý nghĩa gì?
- HSCHT:
+ Nêu những tội ác của Mĩ-Diệm đối với đồng bào miền Nam?
+ Nơi diễn ra phong trào Đồng khởi mạnh nhất là ở đâu?
3. PPDH: Trực quan, vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm,
4. Hình thức dạy học:
HĐ1: Nguyên nhân bùng nổ Đồng khởi. Cá nhân
HĐ2: Diễn biến phong trào Đồng khởi. Thảo luận nhóm 4
HĐ3: Ý nghĩa lịch sử. Cá nhân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao anTuan 22 lop 5 theo phuong an moi_12529785.docx