1. Khởi động: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV ghi trên bảng:
Đặt tính rồi tính:
2,57 + 3,46 = 36,80 – 18,35 =
- GV mời 2 học sinh lên bảng làm, mỗi em một phép tính.
+ GV yêu cầu HS dưới lớp:
Tổ 1, 2: làm phép tính thứ nhất.
Tổ 3: làm phép tính thứ hai.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Các em đã biết làm các phép tính cộng, trừ với số thập phân. Vậy thực hiện phép tính nhân đối với các số thập phân như thế nào, có gì giống hay khác phép nhân các số tự nhiên, bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu rõ điều đó.
GV ghi bảng: Nhân một số thập phân với một số thập phân.
b. Bài mới:
a) Ví dụ 1:
- GV dán bảng Ví dụ 1
? Bài toán hỏi gì?
? muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào?
? Em hãy nêu phép tính để tính được diện tích mảnh vườn hình chữ nhật theo yêu cầu của đề bài?
- GV ghi bảng:
Ta thực hiện phép tính:6,4 x4,8 = ?m2
6 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Toán - Tiết 58: Nhân một số thập phân với một số thập phân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/11/2018
Ngày dạy: 28/11/2018
Môn: Toán
Lớp: 5A
Trường: Tiểu học 2 xã Hiệp Tùng
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
Tiết 58:
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Bước đầu nắm được tính chất giao hoán của phép nhân hai số thập phân.
- Bài tập cần làm: bài 1a,c; bài 2.
- Đối với học sinh năng khiếu: hoàn thành thêm bài 1b,d; bài 3.
- Yêu thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết nội dung ví dụ 1/58.
- Bảng phụ viết nội dung quy tắc.
- Bảng phụ viết bài tập 2.
- Phiếu bài tập cho bài tập 1,2a.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Giáo viên
Học sinh
Khởi động: Hát
Kiểm tra bài cũ:
- GV ghi trên bảng:
Đặt tính rồi tính:
2,57 + 3,46 = 36,80 – 18,35 =
- GV mời 2 học sinh lên bảng làm, mỗi em một phép tính.
+ GV yêu cầu HS dưới lớp:
Tổ 1, 2: làm phép tính thứ nhất.
Tổ 3: làm phép tính thứ hai.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Các em đã biết làm các phép tính cộng, trừ với số thập phân. Vậy thực hiện phép tính nhân đối với các số thập phân như thế nào, có gì giống hay khác phép nhân các số tự nhiên, bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu rõ điều đó.
GV ghi bảng: Nhân một số thập phân với một số thập phân.
- 2 HS lên bảng làm.
- HS làm vào nháp.
- HS nhận xét bài làm trên bảng.
- HS nhắc lại tên bài.
b. Bài mới:
a) Ví dụ 1:
- GV dán bảng Ví dụ 1
- HS đọc bài toán ( 2 em)
? Bài toán hỏi gì?
- Tính diện tích mảnh vườn hình chữ nhật.
? muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào?
- Lấy số đo chiều dài nhân với số đo chiều rộng.
? Em hãy nêu phép tính để tính được diện tích mảnh vườn hình chữ nhật theo yêu cầu của đề bài?
- 6,4m x 4,8m
- GV ghi bảng:
Ta thực hiện phép tính:6,4 x4,8 = ?m2
- Trong phép nhân trên, các thừa số đều là số thập phân? Muốn thực hiện được, các em cần phải tìm cách đưa các số đo về dạng số tự nhiên bằng cách: đổi từ đơn vị m sang đơn vị dm rồi tính diện tích. Sau đó chuyển kết quả sang lại đơn vị m2.
- GV hướng dẫn HS đặt tính rồi tính như SGK trang 58.
- HS theo dõi.
- Mời 1 HS trình bày cách tính.
- HS nêu:
6,4m = 64dm
4,8m = 48dm
64
48
512
256
3072
3072dm2
= 30,72m2
Vậy: 6,4 x 4,8 = 30,72m2
- GV : Trong bài toán trên, để tính được 6,4 x 4,8 = 30,72m2 các em phải đổi các số đo 6,4m và 4,8m thành 64dm và 48dm để thực hiện phép tính nhân đối với số tự nhiên, sau đó lại đổi kết quả 3072dm2 = 30,72m2. Làm như vậy cũng đúng nhưng mất thời gian và không thuận tiện. Bây giờ các em cùng xem cô thực hiện phép nhân 6,4 với 4,8.
- GV ghi bảng:
Thông thường ta đặt tính rồi làm như sau:
6,4
×
4,8
512
+
256
30,72 (m2)
- HS quan sát.
? Hai phép tính trên có gì giống nhau, có gì khác nhau?
- HS: Giống về cách đặt tính và cách thực hiện tính.
Khác: 1 phép tính có dấu phẩy ở 2 thừa số và ở tích.
? Em có nhận xét gì về số các chữ số ở phần thập phân của các thừa số và của tích?
- Cả 2 thừa số có 2 chữ số ở phần thập phân, tích cũng có 2 chữ số ở phần thập phân.
? Qua nhận xét trên, em có thể nêu cách tính kết quả của 6,4 x 4,8?
- Em đặt tính và tính như với số tự nhiên, sau đó em đếm số chữ số ở phần thập phân của 2 thừa số rồi ghi dấu phẩy vào tích.
- GV đính bảng cách tính.
- HS nhắc lại.
- GV: cũng theo cách đó, em hãy thực hiện phép tính ở ví dụ 2.
- GV đưa ví dụ 2:
4,75 x 1,3 = ?
- GV nhận xét, sửa chữa.
- HS tính vào nháp.
- 1HS lên bảng làm, trình bày.
4,75 ´ 1,3 = 6,175
- Cả lớp nhận xét bài của bạn
- GV mời HS nêu cách làm.
- GV dán bảng phụ cách làm.
- HS nêu.
- GV: Cách mà các em thực hiện 2 ví dụ trên chính là cách nhân một số thập phân với một số thập phân. Vậy qua 2 ví dụ trên, em hãy nêu cách nhân một số thập phân với một số thập phân?
- 3H nêu: muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm như sau: đặt tính và tính như đối với số tự nhiên; sau khi nhân ta đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của cả 2 thừa số thì dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
- GV: cách làm mà các bạn vừa nêu có giống quy tắc trong sgk không, các em hãy mở sgk để đối chiếu.
- GV nhấn mạnh: Khi nhân một số thập phân với một số thập phân, các em cần phải thực hiện qua 3 thao tác cơ bản, đó là: nhân, đếm và tách.
- HS mở sgk đối chiếu.
- 2HS đọc lại.
3. Luyện tập:
Bài 1( a,c)
? Nêu yêu cầu của đề bài?
- Đặt tính rồi tính.
? Em có nhận xét gì về các thừa số trong 2 phép tính trên?
- Đều là nhân một số thập phân với một số thập phân.
- y/c HS nhắc lại cách nhân một số thập phân với một số thập phân.
- HS nêu.
- y/c HS làm vào PBT: làm phép tính a, c; nếu xong làm phép tính b, d.
- HS tự làm vào PBT.
- mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- mỗi HS chữa trên bảng 1 phép tính.
- GV nhận xét, sửa chữa.
- HS nhận xét.
a. c.
Bài 2: Các em đã biết cách nhân một số thập phân với một số thập phân. Vậy phép nhân các số thập phân có tính chất gì, tính chất ấy có giống với phép nhân các STN hay không, chúng ta cùng giải quyết bài tập 2 để tìm ra câu trả lời.
- GV dán bảng yêu cầu bài 2, phần a.
- H đọc lại y/c: tính rồi so sánh giá trị của a x b và b x a.
- GV: bài tập này các em sẽ thực hiện vào phiếu học tập theo nhóm 4. Kết quả của nhóm cũng chính là kết quả của từng em, vì vậy các em tự phân công nhau để làm cho tốt bài tập này trong 5 phút.
- HS về nhóm 4 thảo luận.
? Phần a có mấy y/c?
- có 2y/c: tính và so sánh giá trị.
- Mời 2 nhóm trình bày bài làm của nhóm.
- Nhóm 1: với a = 2,36 và b = 4,2 thì:
a x b = 2,36 x 4,2 = 9,912
b x a = 4,2 x 2,36 = 9,912
- Nhóm 2: với a = 3,05 và b = 2,7 thì:
a x b = 3,05 x 2,7 = 8,235
b x a = 2,7 x 3,05 = 8,235
? khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của 2 biểu thức a x b và b x a như thế nào so với nhau?
- Luôn bằng nhau.
- GV ghi bảng a x b = b x a
? Em đã gặp biểu thức a x b = b x a khi học tính chất nào của phép nhân các STN?
- Tính chất giao hoán.
? Theo em phép nhân các STP có t/c giao hoán không? Em hãy phát biểu t/c giao hoán của phép nhân STP?
- Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
- GV nhận xét và dán bảng phụ.
- 3 HS đọc lại nhận xét.
- GV: các em vừa biết được t/c giao hoán của phép nhân STP, dựa vào t/c này các em hãy đoán nhanh kết quả của các phép tính sau.
-> GV ghi bảng phần b)
? Vì sao em nói luôn được kết quả?
- Em dựa vào t/c giao hoán của phép nhân STP.
Bài 3: ( Nếu còn thời gian).Các phép tính thông thường các em đã thực hiện rất tốt. Bây giờ, các em áp dụng vào giải toán trong bài tập số 3.
- HS đọc đề bài trong Sgk (2em)
? Bài toán hỏi gì?
- Tính chu vi và diện tích vườn cây.
- GV: bài tập này các em sẽ tự làm vào vở.
- cả lớp làm bài, 1 H nêu kết quả.
Bài giải
Chu vi vườn cây là:
(15,62 + 8,4) x 2 = 48,04(m)
Diện tích vườn cây là:
15,62 x 8,4 = 131,208 (m2)
Đáp số: Chu vi: 48,04m
Diện tích: 131,208m2
- GV nhận xét 1 số bài.
-> đưa bảng phụ bài giải số 3, y/c HS đối chiếu đáp án.
4. Củng cố dặn dò:
? Hôm nay học bài gì?
- Nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Nêu cách nhân một số thập phân với một số thập phân?
- HS phát biểu ghi nhớ
- Nêu tính chất giao hoán của phép nhân số thập phân?
- HS nêu tính chất
- Dặn dò HS về chuẩn bị bài tiếp theo: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
- Tuyên dương HS học tốt
Hiệp Tùng, ngày tháng 11 năm 2018
Hiệp Tùng, ngày 24 tháng 11 năm 2018
Kí duyệt của Ban giám hiệu
Người soạn
Vũ Thị Bích Nga
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nhan mot so thap phan voi mot so thap phan_12500197.doc