Giáo án lớp 5 - Tiểu học Hoàng Hoa Thám - Tuần 1 (buổi sáng)

BÀI 1: EM LỰA CHỌN TRANG PHỤC (tiết 1)

MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS có thể :

1. Biết cách lựa chọn trang phục và ý nghĩa của việc lựa chọn trang phục phù hợp hoàn cảnh.

2. Có kĩ năng lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp mục đích sử dụng, hoàn cảnh sử dụng, lứa tuổi, giới tính và điều kiện kinh tế của gia đình.

3. Quan tâm đến trang phục của bản thân khi đi học, đi chơi.

4. Tôn trọng sự lựa chọn trang phục của người khác.

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

 1. Hát và thảo luận theo bài hát:

a) Cùng hát bài: “Sắp đến tết rồi”

b) Trả lời câu hỏi:

+ Em được mẹ may cho quần áo mới khi nào?

+ Nêu cảm nhận của em khi được mặc quần áo mới?

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 765 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tiểu học Hoàng Hoa Thám - Tuần 1 (buổi sáng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h? Báo cáo với thầy/cô giáo kết quả những việc em đã làm. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Quan sát màu sắc thiên nhiên và những đồ vật xung quanh em. - Tìm thêm tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân và tập nhận xét. Tiết 3: TOÁN BÀI 1: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (tiết 1) Nội dung Gợi ý (Bài giải) 1. Trò chơi “ Nối số” a) Nối các phân số với các hình được tô màu thích hợp: b) Đọc các phân số trên và nêu tử số, mẫu số của mỗi phân số đó. 2. a) Đọc nội dung sau và giải thích cho bạn nghe. b) Viết một phân số tương tự rồi đó bạn đọc. c) Nêu tử số, mẫu số của mỗi phân số vừa viết. 3. a) Đọc chú ý rồi tìm thêm ví dụ cho mỗi chú ý. b) Trao đổi với bạn 4. a) Đọc các phân số sau: b) Nêu tử số và mẫu số của các phân số trên. 5. a) Viết thương sau dưới dạng phân số: Hình 1 - ; Hình 2 - ; Hình 3 - ; Hình 4 - đọc là ba phần tám, 3 là tử số, 8 là mẫu số... Ví dụ: đọc là năm phần bảy. Năm là tử số, bảy là mẫu số. VD1: 4: 7 = VD2: 9 = VD3: 1 = VD4: 0 = đọc là bảy phần tám...... Tử số là 7, mẫu số là 8. a. 7 : 8 = ; 34:100 = ; 9:17 = b. 5 = ; 268 = ; 1000 = c. 5 = ; 1 = ; 0 = ; 2: 7 = Tiết 4: TIẾNG VIỆT BÀI 1A: LỜI KHUYÊN CỦA BÁC (Tiết 1) Nội dung Gợi ý (Bài giải) 1. a) Quan sát bức tranh minh họa cho chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em. b) Nghe thầy cô giới thiệu để hiểu bức tranh cho ta biết điều gì về Tổ quốc Việt Nam. 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài: Thư gửi các học sinh. 3. Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa. b) Trao đổi với bạn. 4. Cùng luyện đọc 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi: 6. Học thuộc lòng câu: “Non sông Việt Namhọc tập của các em”. - Lá cờ Tổ quốc, đường cong hình chữ S, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, các bạn nhỏ đeo khăn quàng với những bộ trang phục khác nhau của các dân tộc. - Đọc câu - Đọc đoạn -Thi đọc. 1) Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. 2) Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khac trên hoàn cầu. 3) HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. - Nội dung: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy cô, yêu bạn. - HS học thuộc lòng. Tiết 5: LỊCH SỬ BÀI 1: CHUYỆN VỀ TRƯƠNG ĐỊNH, NGUYỄN TRƯỜNG TỘ. CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ (tiết 1) Nội dung Gợi ý ( Bài giải) HĐCB 1. Khám phá bối cảnh nước ta ở cuối thế kỉ XIX: b) Vận dụng hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi sau: - Em đã biết những nhân vật lịch sử nào tiêu biểu cho cuộc kháng chiến chống Pháp ở cuối thế kỉ XIX? Nếu biết em hãy giới thiệu đôi nét về nhân vật lịch sử đó. 2. Tìm hiểu về “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định: b) Thảo luận và trả lời câu hỏi: - Điều gì khiến Trương Định phải băn khoăn suy nghĩ? - Ai đã khiến Trương Định không nghe lệnh triều đình, quyết tâm chống Pháp? Em hãy chứng minh điều đó qua bức tranh và đoạn văn trên? - Em có nhận xét gì về hành động của Trương Định? HĐTH 1. 2. Dựa vào việc tìm hiểu về “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định, dựng một đoạn kịch (theo gợi ý sau) và trình bày trước lớp: - VD: Trương Định, Nguyễn Trường Tộ,... - Trương Định phải băn khoăn suy nghĩ: làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không sẽ phải chịu tội phản nghịch, nhưng nếu tuân lệnh vua là phản bội lại ý chí của nhân dân. Giữa lệnh vua và ý dân, Trương Định chưa biết làm thế nào cho phải. - Dân chúng và nghĩa quân đã khiến Trương Định không nghe lệnh triều đình, quyết tâm chống Pháp. Họ tôn Trương Định làm “Bình Tây Đại nguyên soái”. - Trương Định là người khảng khái, trung với vua nhưng lại hết lòng vì nhân dân. - HS đóng kịch với các nhân vật: người truyền loa, Trương Định, dân chúng và nghĩa quân. Ngày soạn: 22/8/2016 Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2016 Tiết 1 + 2: TIẾNG VIỆT BÀI 1A: LỜI KHUYÊN CỦA BÁC (Tiết 2 + 3) Nội dung Gợi ý (Bài giải) 7. (HĐCB). Tìm hiểu từ đồng nghĩa. 1. (HĐTH). Xếp 6 từ in đậm trong đoạn sau thành ba cặp từ đồng nghĩa. 2. (HĐTH) Ghi lại từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp, to, học tập. M: đẹp – xinh 3. (HĐTH)Đặt câu với từ đồng nghĩa em tìm được. 4. (HĐTH) a) Nghe thầy cô đọc để viết vào vở. b) Trao đổi với bạn để chữa lỗi. 5 (HĐTH). Điền tiếng thích hợp vào mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn viết về ngày Độc lập. 6 (HĐTH). Điền chữ thích hợp với mỗi ô trống. - Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 1/ Nước nhà – non sông 2/Hoàn cầu – năm châu 3/ Xây dựng – kiến thiết. - đẹp - xinh to – lớn học tập – nghiên cứu - Em học tập chăm chỉ. - Anh kĩ sư đang nghiên cứu giống lúa mới. - Các từ cần điền là: ngày, ghi, ngữ, nghỉ, gái, ngày, kết, của, kiên, kỉ. - Thứ tự cần điền là: k , c. gh, g ngh, ng. Tiết 3: GIÁO DỤC LỐI SỐNG BÀI 1: EM LỰA CHỌN TRANG PHỤC (tiết 1) MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có thể : 1. Biết cách lựa chọn trang phục và ý nghĩa của việc lựa chọn trang phục phù hợp hoàn cảnh. 2. Có kĩ năng lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp mục đích sử dụng, hoàn cảnh sử dụng, lứa tuổi, giới tính và điều kiện kinh tế của gia đình. 3. Quan tâm đến trang phục của bản thân khi đi học, đi chơi. 4. Tôn trọng sự lựa chọn trang phục của người khác. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Hát và thảo luận theo bài hát: a) Cùng hát bài: “Sắp đến tết rồi” b) Trả lời câu hỏi: + Em được mẹ may cho quần áo mới khi nào? + Nêu cảm nhận của em khi được mặc quần áo mới? 2. Ý nghĩa của trang phục Em quan sát tranh và nhận xét về các nhân vật thông qua trang phục của họ theo các câu hỏi sau : - Nhân vật người lớn hay trẻ em ? - Họ đang làm gì ? - Họ là người dân tộc nào ? - Họ là nam hay nữ ? - Qua trang phục của một người, em có thể biết những gì về họ ? 3. Ý nghĩa của đồng phục học sinh - Hãy giới thiệu bộ đồng phục học sinh của trường em. - Khi nào em mặc đồng phục học sinh ? - Em cảm thấy thế nào khi mặc đồng phục học sinh ? - Đồng phục học sinh có ý nghĩa như thế nào với em và với những người xung quanh ? - Nhờ đâu mọi người nhận biết được học sinh ở các trường ? 4. Lựa chọn trang phục Em cùng bạn thảo luận và lựa chọn trang phục theo những gợi ý sau: - Em thường mặc quần áo như thế nào vào từng mùa khi ở nhà ? Vì sao ? - Em thường mặc quần áo như thế nào khi đi chơi Tết ? Vì sao ? - Khi lựa chọn trang phục, em nên quan tâm đến những điều gì ? - Trang phục truyền thống của dân tộc em thường mặc khi nào? 5. Cách mặc trang phục Em xem tranh và trả lời câu hỏi: + Trong hai bức tranh dưới đây, tranh nào cho biết bạn học sinh đã mặc trang phục ngay ngắn, chỉnh tề? Nêu lí do và so sánh với tranh còn lại. + Em đã mặc trang phục như thế nào khi đến trường? Báo cáo với thầy/cô giáo những gì em đã làm. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 1. Tự lựa chọn trang phục cho bản thân trong cuộc sống hàng ngày. 2. Lựa chọn trang phục phù hợp cho em nhỏ trong gia đình. Tiết 4: TOÁN BÀI 1: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (Tiết 2) Nội dung Gợi ý (Bài giải) 6. Trò chơi “ Tìm bạn” a) Tìm bạn có thẻ ghi phân số bằng phân số ghi trên thẻ mình có. b) Đọc các cặp phân số bằng nhau ghi trên thẻ và giải thích cho bạn nghe. 7. a) Đọc nội dung sau. b) Lấy ví dụ minh họa tính chất cơ bản của phân số và giải thích cho bạn nghe. 8. a) Đọc ví dụ và nêu cách rút gọn phân số. b) Lấy ví dụ tương tự và giải thích cho bạn nghe. 9. a) Đọc các ví dụ và nêu cách quy đồng mẫu số các phân số. b) Lấy ví dụ và giải thích cho bạn nghe. 10. a) Rút gọn các phân số. b) Quy đồng mẫu số các phân số. 11. Nối hai phân số bằng nhau (theo mẫu) ; ; ; ; Ví dụ: Ví dụ: Ví dụ: và và và ; ; ; ; Tiết 5: KHOA HỌC BÀI 1: SỰ SINH SẢN (tiết 1) Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐCB 1. Hát và thảo luận theo lời bài hát: b) Trả lời câu hỏi: - Gia đình bạn nhỏ trong bài hát có những ai? - Nội dung bài hát nói lên điều gì? 2. Quan sát, đọc thông tin và trình bày: b) Dựa vào các hình dưới đây để trình bày sự hình thành và phát triển của bào thai trong bụng mẹ. c) Nối các ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B cho phù hợp. - Có bố, mẹ và con. - Mọi người trong gia đình luôn quan tâm và yêu thương nhau. - Sự hình thành và phát triển của bào thai trong bụng mẹ là: sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành bào thai. - Đáp án: 1 – b, 2 – c, 3 – a. Ngày soạn: 23/8/2015 Thứ tư ngày 24 tháng 8 năm 2015 Tiết 1: HĐGD THỂ CHẤT Bài 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH- TỔ CHỨC LỚP ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ- TRÒ CHƠI “KẾT BẠN” MỤC TIÊU: - Biết được những nội dung cơ bản của chương trình và một số quy định, yêu cầu trong các giờ học thể dục. - Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, cách chào, báo cáo, cách xin phép ra vào lớp. - Biết cách chơi và tham ra chơi trò chơi “Kết bạn”. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN- THỰC HÀNH: * Khởi động - Khởi động xoay các khớp: cổ, vai, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn mình. - Chơi trò chơi “ Tìm người chỉ huy”. 1.Giới thiệu chương trình thể dục lớp 5: - GV giới thiệu: Thời lượng 2 tiết/tuần. - Học 35 tuần = 70 tiết. - Học nội dung: ĐHĐN, bài tập phát triển chung, bài tập rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản, trò chơi vận động và có môn học tự chọn. 2. Nội quy, yêu cầu tập luyện. - Các nhóm thảo luận nội quy giờ học môn HĐGD thể chất. - Từng nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận, sau đó HS cả lớp và GV thống nhất nội quy chung. 3. Chơi trò chơi: Kết bạn - GV nêu cách chơi và luật chơi, cho từng nhóm lên chơi thử - Tổ chức cho HS chơi, sau mỗi lần chơi GV công bố kết quả. Báo cáo với thầy/cô giáo kết quả những việc em đã làm. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Ra chơi hoặc sau giờ học, em hãy tổ chức cho các bạn, các em nhỏ hơn chơi trò chơi “Kết bạn”. Tiết 2 + 3: TIẾNG VIỆT BÀI 1B: CẢNH ĐẸP NGÀY MÙA (Tiết 1+2) Nội dung Gợi ý (Bài giải) 1 (HĐCB). Quan tranh và cho biết tranh vẽ cảnh gì ? 2 (HĐCB). Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa. 3 (HĐCB). Ghép mỗi từ với lời giải nghĩa phù hợp. 4 (HĐCB). Cùng luyện đọc 5 (HĐCB). Thảo luận, trả lời câu hỏi: 6 (HĐCB). Tìm hiểu cấu tạo của bài văn tả cảnh. 1. (HĐTH) a) Đọc và tìm hiểu phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn. b) Mỗi đoạn trong bài văn nêu nội dung gì? - Vẽ quang cảnh và sinh hoạt ở làng quê vào ngày mùa. - a – 2, b – 3, - c - 1 1) Lúa – vàng xuộm, nắng – vàng hoe, quả xoan – vàng lịm, tàu lá chuối – vàng ối, bụi mía – vàng xọng, rơm, thóc – vàng giòn, lá mít – vàng ối, tàu đu đủ, lá sắn héo – vàng tươi, quả chuối – chín vàng, gà, chó – vàng mượt, mái nhà rơm – vàng mới, tất cả - một màu vàng trù phú, đầm ấm. 2) Những chi tiết về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động: “Quang cảnh không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa”. Những chi tiết con người: “Không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa là đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay”. 3) Bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với con người, với quê hương. - Nội dung: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp. - Bài văn có 4 đoạn: Đoạn 1: Giới thiệu buổi sáng ở thị xã Sơn La. Đoạn 2: Toàn cảnh thị xã nhìn từ trên đồi Khau Cả. Đoạn 3: Dòng suối Nậm La. Đoạn 4: Cảm nghĩ của tác giả. 4) Cấu tạo của bài văn tả cảnh có 3 phần: - Mở bài: Giới thiệu cảnh sẽ tả. - Thân bài: Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. - Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết. + Đoạn 1: Giới thiệu đặc điểm của Huế lúc hoàng hôn. + Đoạn 2: ...từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn. + Đoạn 3: ...ở bên bờ sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn. + Đoạn 4: Cảm nhận về sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn. Tiết 4: TOÁN BÀI 2: ÔN TẬP VỀ SO SÁNH HAI PHÂN SỐ (Tiết 1) Nội dung Gợi ý (Bài giải) 1 (HĐTH). Trò chơi “ Nối thẻ” Nối các thẻ ghi phân số bằng nhau. 2 (HĐTH). Thảo luận để điền dấu (>, <, =) thích hợp vào chỗ chấm. 3 (HĐTH). a) Thảo luận nội dung cần điền tiếp vào chỗ chấm.. b) Điền từ “bé hơn” hoặc “lớn hơn” vào chỗ chấm. 1 (HDƯD). Giải toán ; ; ; a) ; ; b) ; ; 1. Trong hai phân số có cùng mẫu số: - Phân số có tử số bé hơn thì bé hơn. - Phân số có tử số lớn hơn thì lớn hơn. - Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau. 2. Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi so sánh các tử số của chúng. - Nhận xét 1: lớn hơn, bé hơn, bằng. - Nhận xét 2: lớn hơn, bé hơn. Tiết 5: HĐGD KĨ THUẬT BÀI 1: ĐÍNH KHUY HAI LỖ (tiết 1) MỤC TIÊU: - Biết cách đính khuy hai lỗ. - Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn. - Học sinh khéo tay đính được ít nhất hai khuy hai lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Quan sát nhận xét mẫu. - Học sinh quan sát một số mẫu khuy 2 lỗ và hình 1 a (SGK): + Nêu đặc điểm của khuy 2 lỗ về hình dạng ? + Màu sắc của khuy 2 lỗ ? - Học sinh quan sát mẫu khuy 2 lỗ và quan sát hình 1b (SGK): + Cho biết đường chỉ đính khuy và khoảng cách giữa các khuy ? - Quan sát khuy đính trên sản phẩm may mặc: + Khoảng cách giữa các khuy như thế nào ? B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. HD thao tác kĩ thuật - Cho HS đọc nội dung mục II, SGK: - Nêu tên các quy trình đính khuy ? - Yêu cầu HS đọc mục I và quan sát H2 SGK: + Nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy ? + Nêu cách chuẩn bị đính khuy ? - Cho HS đọc mục 2b hình 4 SGK để nêu các cách đính khuy - GV hướng dẫn lần khâu thứ nhất (Như SGK) Các lần còn lại gọi HS lên bảng thực hiện. - Cho HS quan sát hình 5, 6. - Nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy ? - Nêu cách quấn khuy có tác dụng gì ? - HS dẫn nhanh lượt thứ 2. - Gọi HS nhắc lại - Tổ chức cho HS thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy. 2. Hoạt động thực hành. - HS thực hành đính khuy hai lỗ. - GV quan sát, hướng dẫn. Báo cáo với thầy/cô giáo những gì em đã làm. Ngày soạn: 24/8/2016 Thứ năm ngày 25 tháng 8 năm 2016 Tiết 1: TOÁN BÀI 2: ÔN TẬP VỀ SO SÁNH HAI PHÂN SỐ (Tiết 2) Nội dung Gợi ý (Bài giải) 4 (HĐTH). >, <, = ? 5 (HĐTH). a) Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn. b) Viết các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé. 2 (HDƯD). Giải toán a) ; ; b) ; ; c) ; ; d) ; ; a) ; ; b) ; ; ; ; Tiết 2: HĐGD ÂM NHẠC Tiết 1: ÔN TẬP MỘT SỐ BÀI HÁT ĐÃ HỌC MỤC TIÊU: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 1 số bài hát đã học ở lớp 4. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học, hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1. Kể tên một số bài hát đã học ở lớp 4. 2 Ôn lại một số bài hát đã học ở lớp 4. - Trưởng Ban văn nghệ bắt nhịp cho lớp hát lại một số bài hát đã học, vừa hát vừa kết hợp vỗ tay theo phách, theo nhịp. - GV quan sát, nghe, chỉnh sửa. - Mỗi nhóm lựa chọn một bài hát tập luyện hát kết hợp vỗ tay hoặc múa phụ họa. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi biểu diễn trước lớp sau đó công bố kết quả. Báo cáo với thầy/cô giáo kết quả những việc em đã làm. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Về nhà hát cho người thân nghe lại một số bài hát em đã học ở lớp 4. Tiết 3: TIẾNG VIỆT BÀI 1B: CẢNH ĐẸP NGÀY MÙA (Tiết 3) Nội dung Gợi ý (Bài giải) 2 (HĐTH). Nghe thầy cô kể câu chuyện Lý Tự Trọng. 3 (HĐTH). Dựa vào các tranh và lời thuyết minh dưới tranh, mỗi em kể lại một đoạn câu chuyện. 4 (HĐTH). Kể lại câu chuyện Lí Tự Trọng. 4 (HĐCB). Cùng luyện đọc. 5 (HĐTH). Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 6 (HĐTH). Thi kể chuyện trước lớp. - Câu chuyện có nhận vật chính là anh Lí Tự Trọng. - Anh Lí Tự Trọng đi học nước ngoài từ năm 1928. - Về nước anh làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển tài liệu cho Đảng. - Câu chuyện giúp em hiểu: Người cách mạng là người yêu nước, dám hi sinh vì đất nước. - Hành động của anh Trọng em khâm phục: Ra pháp trường Lí Tự Trọng hát vang bài quốc tế ca. - HS thi kể. Tiết 4: HĐGD THỂ CHẤT Bài 2: CÁCH CHÀO, BÁO CÁO KHI BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC GIỜ HỌC, CÁCH XIN PHÉP RA VÀO LỚP. TRÒ CHƠI “KẾT BẠN”, “ CHẠY ĐỔI CHỖ VỐ TAY NHAU, VÀ “ LÒ CÒ TIẾP XÚC” MỤC TIÊU: - Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học, cách xin phép ra vào lớp. - Thực hiện cơ bản đúng điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau. - Biết cách chơi và tham gia các trò chơi. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN - THỰC HÀNH: * Khởi động - Khởi động xoay các khớp: cổ, vai, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên. - Chơi trò chơi “ Làm theo hiệu lệnh”. 1. Đội hình đội ngũ: Ôn cách chào, báo cáo, cách xin phép ra vào lớp. - Ôn cách chào, báo cáo, cách xin phép ra vào lớp - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả tập luyện. - GV cùng cả lớp nhận xét đánh giá. 2. Trò chơi "Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau" và trò chơi "lò cò tiếp sức". - GV nêu cách chơi và luật chơi, cho từng nhóm lên chơi thử - Tổ chức cho HS chơi, sau mỗi lần chơi GV công bố kết quả. Báo cáo với thầy/ cô giáo những gì em đã làm. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Ra chơi hoặc sau giờ học, em hãy tổ chức cho các bạn, các em nhỏ hơn chơi trò chơi “Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau" và trò chơi "lò cò tiếp sức". Tiết 5: ĐỊA LÍ BÀI 1: VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA (tiết 1) Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐCB 1. Liên hệ thực tế: - Kể với bạn những hiểu biết của mình về đất nước Việt Nam. 2. Xác định vị trí địa lí của Việt Nam: c) Trả lời các câu hỏi sau: - Nêu tên những nước tiếp giáp phần đất liền của nước ta? - Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta? Tên biển là gì? - Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta? 3. Đọc thông tin, quan sát hình và thảo luận: c) Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: - Đất nước Việt Nam nằm ở đâu và gồm những bộ phận nào? - Vị trí của nước ta có thuận lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác? d) Quan sát hình 2, hãy cho biết: - Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu ki-lô-mét? - Từ Đông sang Tây, nơi hẹp nhất là bao nhiêu ki-lô-mét? 4. Tìm hiểu đặc điểm của vùng biển nước ta: b) Trả lời các câu hỏi sau: - Nêu một số đặc điểm của vùng biển nước ta? - Những đặc điểm này có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta? 5. Khám phá vai trò của biển: b) Cùng thảo luận về vai trò của biển đối với đời sống và sản xuất. 6. Đọc và ghi nhớ nội dung bài. - HS liên hệ. - Những nước tiếp giáp phần đất liền của nước ta là: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. - Biển bao bọc phía đông phần đất liền của nước ta. Tên biển là Biển Đông. - Một số đảo và quần đảo của nước ta là: quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quần đảo Thổ Chu, đảo Phú Quốc, Côn Sơn, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Bạch Long Vĩ, Cát Bà,... - Đất nước Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, là một bộ phận của châu Á. Đất nước ta vừa có phần đất liền, vừa có biển, đảo, quần đảo và vùng trời – khoảng không gian bao la trùm trên lãnh thổ nước ta. - Nước ta có vùng biển thông với đại dương nên thuận lợi cho việc giao lưu với nhiều nước trên thế giới bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không. - Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta dài 1650 km. - Từ Đông sang Tây, nơi hẹp nhất là chưa đầy 50km (Đồng Hới). Đặc điểm của vùng biển nước ta Ảnh hưởng của biển đối với đời sống và sản xuất 1. Nước biển không bao giờ đóng băng. a) Thuận lợi cho giao thông và đánh bắt hải sản. 2. Vùng biển có nhiều bão. b) Gây thiệt hại cho tàu thuyền và những vùng ven biển, nhất là khu vực miền Bắc và miền Trung. 3. Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, lúc hạ xuống. c) Dễ dàng cho việc làm muối và đánh bắt hải sản. - Nhờ có biển mà khí hậu nước ta trở nên điều hòa hơn. Biển có nguồn tài nguyên lớn, cho ta dầu mỏ, khí tự nhiên, muối, cá tôm, biển là đường giao thông quan trọng. Ven biển nước ta có nhiều bãi tắm và phong cảnh đẹp, là những nơi du lịch và nghỉ mát hấp dẫn. - HS đọc và ghi vở. Ngày soạn: 25/8/2014 Thứ sáu ngày 26 tháng 8 năm 2014 Tiết 1: TOÁN BÀI 3: PHÂN SỐ THẬP PHÂN (Tiết 1) Nội dung Gợi ý (Bài giải) 1 (HĐCB). Chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” ? a) Thi đua viết các phân số có mẫu số là 10, 100, 1000... b) Thi đua tìm các cặp số sao cho tích của chúng là 10, 100, 1000... 2 (HĐCB). Đọc nội dung và nghe thầy cô giáo hướng dẫn. 3 (HDCB). a) Viết phân số thập phân. b) Thảo luận tìm phân số có thể viết thành phân số thập phân. a) ; ; ; 10 = 2 5 10 = 10 1 100 = 2 50 100 = 20 5 1000 = 4 250 1000 = 200 5 a) ; b) Tiết 2: GIÁO DỤC LỐI SỐNG BÀI 1: EM LỰA CHỌN TRANG PHỤC (tiết 2) MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có thể : 1. Biết cách lựa chọn trang phục và ý nghĩa của việc lựa chọn trang phục phù hợp hoàn cảnh. 2. Có kĩ năng lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp mục đích sử dụng, hoàn cảnh sử dụng, lứa tuổi, giới tính và điều kiện kinh tế của gia đình. 3. Quan tâm đến trang phục của bản thân khi đi học, đi chơi. 4. Tôn trọng sự lựa chọn trang phục của người khác. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Thực hành lựa chọn trang phục Bạn Nam là học sinh lớp 5. Dưới đây là tranh ảnh những quần áo có trong tủ quần áo của bạn ấy. Em hãy lựa chọn hộ bạn Nam những bộ trang phục phù hợp trong những tình huống sau: 1) Đi học. 2) Đi chơi. 3) Ở nhà. 2. Tư vấn thời trang - Em giới thiệu về trang phục của bản thân và lí do lựa chọn. - Bạn ngồi cạnh nhận xét trang phục của em: + Có phù hợp lứa tuổi hay không (màu sắc, kiểu dáng)? + Có phù hợp thời tiết (kiểu dáng, chất liệu)? + Có phù hợp mục đích sử dụng (kiểu dáng, chất liệu)? - Nếu có những điều chưa đồng ý với trang phục của bạn, em hãy đưa ra những lời khuyên với bạn để trang phục phù hợp với bạn hơn. 3. Xử lí tình huống Thảo luận tìm cách ứng xử phù hợp trong những tình huống sau: - Tình huống 1: Lớp tổ chức lễ hội mùa xuân chào đón một năm mới. Mì e thẹn trong bộ quần áo dân tộc của mình bước vào lớp. Nhiều bạn trố mắt ngạc nhiên trước bộ quần áo kiểu lạ mắt mà các ban chưa bao giờ nhìn thấy. Các bạn chỉ trỏ bộ quần áo của Mì, xì xầm, bàn tán và cười cợt. Nếu là một học sinh trong lớp, em sẽ làm gì trong tình huống trên? - Tình huống 2: Nhà bạn Quân có điều kiện về kinh tế, nên bố mẹ bạn thường mua cho Quân những đôi giày và ba lô thật sành điệu. Các bạn trong lớp luôn mê mẩn trước những đồ dùng học tập hay đồ vật mà Quân mang đến lớp. Ngược lại, Tùng lại luôn đi một đôi giày bình thường nhưng cậu không xấu hổ và phàn nàn với bố mẹ vì gia đình cậu có mức sống trung bình. Tuy nhiên, cậu cũng thầm cảm thấy ghen tị trước những đồ dùng của Quân; còn Quân tỏ vẻ coi thường bạn khi nhìn đôi giày của Tùng Nếu là bạn học cùng lớp, em sẽ nói gì với Tùng và Quân? - Tình huống 3: Trọng là một cậu bé rất nghịch ngợm trong lớp. Trọng không thể ngồi yên một phút. Hôm nay, khi cậu ấy đến lớp, áo của cậu bị tuột chỉ một đoạn dài. Nhân ngồi cạnh Trọng và nhìn thấy áo bạn như vậy, băn khoăn không biết nên làm gì. Nếu là Nhân em sẽ ứng xử thế nào? Báo cáo với thầy/cô giáo kết quả những việc em đã làm. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Nói với bố mẹ ý kiến về trang phục em muốn mặc khi cùng bố mẹ đi mua sắm quần áo. Tiết 3 + 4: TIẾNG VIỆT BÀI 1C: BUỔI SÁNG Ở LÀNG QUÊ (Tiết 1+ 2) Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐTH 1. Quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi: - Mỗi bức tranh trên vẽ cảnh gì? - Trong các cảnh đó, em thích cảnh nào nhất? - Ghi lại những điều em quan sát được từ bức tranh em thích. - Nêu kết quả quan sát của em trước lớp. 2. Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy,...) 3. Tìm và ghi vào bảng nhóm các từ đồng nghĩa: 4. Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở bài 3 và ghi vào vở. 5. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn sau: - Tranh 1: cảnh làng quê vào buổi trưa. Tranh 2: cảnh làng quê vào buổi sáng. Tranh 3: cảnh làng quê vào buổi hoàng hôn. - VD: Em thích cảnh làng quê vào buổi sáng. - VD: Buổi sáng, mặt trời từ từ nhô lên vàng rực như một chiếc đĩa khổng lồ sau dãy núi. Xa xa, những ngôi nhà tranh bé nhỏ nằm nép mình dưới chân núi,... - HS nêu. - VD: Dàn ý bài văn tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng: 1, Mở bài: Ngắm cánh đồng Mường Kim vào buổi sáng thật là đẹp. 2, Thân bài: - Khi bình minh xuất hiện, cánh đồng được bao phủ bởi một lớp sương mù dày đặc. - Khi mặt trời lên cao, sương tan dần, cánh đồng hiện ra, màu xanh của lúa đương thì con gái,... - Gió xuân từ trên đồi cao tuôn về thung lũng tạo nên những đợt sóng lúa đuổi nhau vội vàng. - Đây đó, xuất hiện những bóng người ra thăm ruộng, những chú chim sâu giật mình bay vút lên cao,... - Dọc chân đồi là những thửa ruộng bậc thang,... 3. Kết bài: Nắng đã lên cao mà em vẫn tần ngần ngắm mãi dải lụa xanh này không biết chán. Màu xanh của niềm tin, hi vọng... a) Chỉ màu xanh: xanh xanh, xanh lơ, xanh lam, xanh biếc, xanh da trời, xanh nước biển, xanh ngát, xanh ngắt, xanh rờn, xanh mướt,... b) Chỉ màu trắng: trăng trắng, trắng trẻo, trắng tinh, trắng ngà, trắng nõn, trắng phau, trắng lóa, trắng xóa, trắng toát, trắng muốt,... c) Chỉ màu đỏ: đo đỏ, đỏ cờ, đỏ au, đỏ chói, đỏ chóe, đỏ chót, đỏ hoe, đỏ hỏn, đỏ lòm, đỏ ối, đỏ quạch, đỏ rực, đỏ ửng,... d) Chỉ màu đen: đen đen, đen kịt, đen đúa, đen thui, đen ngòm, đen nhánh, đen lủi,... - VD: + Bầu trời xanh ngắt một màu. + Trái ớt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 1 - sáng 2.doc
Tài liệu liên quan