I. Mục đích – yêu cầu: Giúp HS :
- Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu (ND Ghi nhớ) ; hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ.
- Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu ; làm được các BT ở mục III.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng lớp viết hai câu văn ở BT1 (Phần nhận xét ).
III. Các hoạt động dạy- họ
30 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 - Tiểu học Hoàng Hoa Thám - Tuần 25, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh ngốc vẫn không bao giờ xin cơm, xin gạo mà chỉ gào xin tiền Cửu Phủ từ đời Khương Thái công.
......................................................................................
TOÁN:
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
I. Mục đích yêu cầu Giúp HS
- Tên gọi, ký hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.
- Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào.
- Đổi đơn vị đo thời gian. Làm các bài tập 1,2, 3(a).
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng đơn vị đo thời gian phóng to.
III. Các hoạt động dạy - học
1. KT bài cũ : - GV sửa bài kiểm tra tiết trước.
2. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
HĐ 1 : Ôn tập các đơn vị đo thời gian:
* Các đơn vị đo thời gian:
- GV yêu cầu:
+Hãy nhắc lại những đơn vị đo thời gian đã học và quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian.
- GV nhận xét, bổ sung, ghi bảng.
- GV cho HS biết : Năm 2000 là năm nhuận, vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào? Các năm nhuận tiếp theo nữa là năm nào?
- Sau khi HS trả lời, GV cho HS nhận xét đặc điểm của năm nhuận và đi đến kết luận: Số chỉ năm nhuận chia hết cho 4.
- GV cho HS nhớ lại tên các tháng và số ngày của từng tháng. GV có thể nêu cách nhớ số ngày của từng tháng bằng cách dựa vào hai nắm tay. Đầu xương nhô lên là chỉ tháng có 31 ngày, còn chỗ hõm vào chỉ tháng có 30 ngày hoặc 28, 29 ngày.
- Sau khi HS trả lời, GV nhấn mạnh và treo bảng đơn vị đo thời gian lên cho cả lớp quan sát và đọc.
* Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian:
- Gv cho HS đổi các đơn vị đo thời gian.
+ Đổi từ năm ra tháng:
+ Đổi từ giờ ra phút :
+ Đổi từ phút ra giờ (Nêu rõ cách làm)
HĐ 2 : Luyện tập :
Bài 1 : Ôn tập về thế kỉ, nhắc lại các sự kiện lịch sử.
- Cho hs đọc đề và làm việc theo cặp
+ Hãy quan sát, đọc bảng (trang 130)và cho biết từng phát minh được công bố vào thế kỉ nào?
-Gọi các đại diện trình bày kết quả thảo luận trước lớp, nhận xét, bổ sung.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập :
- Yêu cầu HS làm bài vào vở. Gọi 2 HS lên bảng làm rồi chữa bài.
- Nhận xét.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập :
- GV cho HS tự làm, gọi 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố
- GV gọi 1 HS đọc lại bảng đơn vị đo thời gian.
4. Dặn dò:
- Y êu cầu HS về nhà làm bài tập trong sách bài tập.
- Một số HS nối tiếp nhau nêu. Các HS khác nhận xét và bổ sung.
1 thế kỉ = 100 năm 1 tuần lễ = 7 ngày
1 năm = 12tháng 1 ngày = 4 giờ
1 năm = 365ngày 1 giờ = 60 phút
1năm nhuận = 366ngày
1 phút = 60 giây
- Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận
- Năm 2004, các năm nhuận tiếp theo nữa là: 2008, 2012, 2016
- 1,3,5,7,8,10,12 là tháng có 31 ngày, các tháng còn lại có 30 ngày (riêng tháng 2 có 28 ngày, nếu là năm nhuận thì có 29 ngày).
- HS nối tiếp nhau đọc bảng đơn vị đo thời gian.
- Một năm rưỡi = 1,5 năm = 12 tháng × 1,5 = 18 tháng
0,5 giờ = 60 phút × 0,5 = 30 phút
180 phút = 3 giờ
Cách làm: 180 60
3
216 phút = 3 giờ 36 phút
Cách làm: 216 60
360 3,6
0
Vậy 216 phút = 3,6giờ
Bài 1. HS đọc đề và thảo luận theo cặp
- Các đại diện trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Kính viễn vọng năm 1671 được công bố vào thế kỉ XVII.
+ Bút chì năm 1794 được công bố vào thế kỉ XVIII.
+ Đầu máy xe lửa năm 1804 được công bố vào thế kỉ XIX.
+ Xe đạp năm 1869 được công bố vào thế kỉ XIX. (có bánh bằng gỗ)
+ Ô tô năm 1886 được công bố vào thế kỉ XIX.
+ Máy bay 1903 được công bố vào thế kỉ XX.
+ Máy tính điện tử 1946 được công bố vào thế kỉ XX.
+ Vệ tinh nhân tạo 1957 được công bố vào thế kỉ XX. (Vệ tinh nhân tạo đầu tiên do người Nga phóng lên vũ trụ).
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS làm ra nháp sau đó điền kết quả vào chỗ chấm:
a) 6 năm = 72 tháng
4 năm 2 tháng = 50 tháng
3 năm rưỡi = 42 tháng
(12 tháng × 3,5 = 42 tháng)
3 ngày = 72 giờ
0,5 ngày= 12 giờ
3 ngày rưỡi = 84 giờ
b) 3 giờ = 180 phút
1,5 giờ = 90 phút
giờ = 45 phút
( 60 × =45 phút)
6 phút = 360 giây
phút = 30 giây.
1 giờ = 3600 giây.
Bài 3. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 72 phút = 1,2 giờ.
270phút =4,5giờ. b) 30 giây = 0,5 phút.
135 giây = 2,25 phút.
......................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ
I. Mục đích – yêu cầu: Giúp HS :
- Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu (ND Ghi nhớ) ; hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ.
- Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu ; làm được các BT ở mục III.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng lớp viết hai câu văn ở BT1 (Phần nhận xét ).
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Mời HS làm lại bài tập 1,2 (Phần luyện tập, tiết LTVC Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng).
- GV nhận xét.
2.Dạy bài mới: 30’
-Giới thiệu bài:
Trong các tiết LTVC vừa qua, các em đã học các cách thức nối các vế trong câu ghép. Tiết LTVC hôm nay cô sẽ dạy các em học cách liên kết các câu với nhau trong một đoạn văn, bài văn.
HĐ1.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần nhận xét:
Bài tập 1 . Gọi hs đọc đề bài.
- GV cho học sinh đọc yêu cầu của bài,
- GV cho học sinh theo đọc 2 câu văn của bài văn, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
+ Tìm từ đã lặp lại từ đã dùng ở câu trước.
(1) Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. (2) Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.
- Nhận xét, chốt lại.
Bài tập 2. Gọi hs đọc đề bài.
- HS đọc yêu cầu của bài: Thử thay thế từ đền ở câu thứ 2 bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp và nhận xét kết quả thay thế:
+ GV hướng dẫn : Sau khi thay thế, các em hãy đọc lại cả 2 câu và thử xem hai câu trên có còn ăn nhập với nhau không. So sánh nó với 2 câu vốn có để tìm nguyên nhân.
+ GV mời một HS đọc 2 câu văn sau khi đã thay từ đền ở câu 2 bằng các từ nhà, chùa, trường, lớp.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Nếu thay thế từ đền ở câu thứ hai bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì nội dung hai câu không còn ăn nhập gì với nhau vì mỗi câu nói đến một sự vật khác nhau: câu 1 nói về đền Thượng còn câu 2 nói về ngôi nhà hoặc chùa, trường, lớp.
Bài tập 3. Gọi hs đọc đề bài.
- Gọi hs tả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
- Mời hai HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài luyện tập.
Bài tập 1: Gọi hs đọc đề bài.
- Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của BT1- mỗi em đọc một đoạn.
- GV dán 2 tờ phiếu, mời 2 HS lên bảng làm bài.
Bài tập 2: Gọi hs đọc đề bài.
- Gv nêu yêu cầu của bài tập : chọn tiếng thích hợp đã cho trong ngoặc đơn (cá song, tôm, thuyền, cá chim, chợ) điền vào ô trống để các câu, các đoạn liên kết với nhau.
- GV phát riêng bút dạ và giấy khổ to cho 2 HS - mỗi em làm một đoạn văn.
3. Củng cố 5’
- Mời 1 học sinh nhắc lại nội dung bài học.
4. Dặn dò.
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học về liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ ; chuẩn bị bài : Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ.
Bài tập 1: Các cặp từ hô ứng : chưa đã, vừa .. .đã, càngcàng.
Bài tập 2 : càngcàng, mới đã (vừađã, chưađã), bao nhiêubấy nhiêu.
Bài tập 1. Trong câu in nghiêng dưới đây, từ nào lặp lại từ đã dùng ở câu trước ?
-HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Trong câu in nghiêng - Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa- từ đền lặp lại từ đền ở câu trước.
Bài 2. Nếu ta thay từ được dùng lăpk lại bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì hai câu trên có còn gắn bó với nhau không ?
- HS thảo luận theo cặp, thử thay: Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước nhà (chùa, trường, lớp), những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.
- HS đọc các câu được thay thử.
Bài tập 3: Việc lặp lại từ trong trường hợp này có tác dụng gì ?
-HS đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ, phát biểu.
-Hai câu cùng nói về một đối tượng (ngôi đền). Từ đền giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa 2 câu trên. Nếu không có sự liên kết giữa các câu văn thì sẽ không tạo thành đoạn văn, bài văn.
- 2 hs đọc.
Bài tập 1. Tìm những từ ngữ được lặp lại để liên kết câu:
- 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của BT1-mỗi em đọc một câu.
- HS gạch dưới các từ ngữ được lặp lại để liên kết câu.
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp chốt lại lời giải đúng
+ Đoạn a) Từ trống đồng và Đông Sơn được dùng lặp lại để liên kết câu.
+ Đoạn b) Cụm từ anh chiến sĩ và nét hoa văn được dùng lặp lại để liên kết câu.
Bài 2. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống để các câu, các đoạn được liên kết với nhau:
- Cả lớp đọc thầm từng câu, từng đoạn văn ; suy nghĩ, chọn tiếng thích hợp đã cho trong ngoặc đơn (cá song, tôm, thuyền, cá chim, chợ) điền vào ô trống trong vở BT.
- Hai HS làm bài trên phiếu dán lên bảng lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng:
... Thuyền lướt mui bằng. Thuyền giã đôi mui cong. Thuyền khu Bốn buồm chữ nhật. Thuyền Vạn Ninh buồm cánh én. Thuyền nào cũng tôm cá đầy khoang...
Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì ... Những con tôm tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, ...
......................................................................................
THỂ DỤC:
Bài 50: BẬT CAO - TRÒ CHƠI
“CHUYỂN NHANH, NHẢY NHANH”
I. Mục đích yêu cầu :
- Ôn tập và kiểm tra bật cao. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật động tác.
- Rèn kĩ năng thực hiện đúng các động tác đã học.
- Giáo dục học sinh tính kỉ luật trong tập luyện.
II. Địa điểm , phương tiện
- Địa điểm : Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn luyện tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị 4 chiếc khăn để làm vật chuẩn ở trên cao.
III. Các hoạt động dạy- học
GV
HS
1. Phần mở đầu: 10 phút.
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học : 1 – 2 phút.
- Cho hs xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai : 1 phút.
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung : Mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
2. Phần cơ bản : 22 phút
a) Ôn tập và kiểm tra bật cao:
- Ôn tập:
-Cho hs tập hợp theo đội hình ngang. Yêu cầu tập đồng loạt theo lệnh của GV. Tập 2 đợt, mỗi đợt nhảy 2 - 3 lần, hàng trên cùng tập trước, sau đó đi vòng ra phía sau chờ đợt tiếp theo. Xen kẽ giữa các lần HS bật cao hoặc giữa các lần HS tập theo hàng, GV có nhận xét, tuyên dương và sửa sai cho HS.
- Kiểm tra động tác bật cao
+ Tổ chức và phương pháp kiểm tra :
- Kiểm tra nhiều đợt, mỗi đợt 4 HS, mỗi HS bật cao 1 lần. Những HS được GV gọi tên, lên đứng vào vị trí quy định, thực hiện tư thế chuẩn bị, khi có hiệu lệnh của GV, HS đồng loạt thực hiện động tác với hai tay hoặc một tay lên chỗ treo khăn, khi rơi xuống hai chân chùng gối khi tiếp đất để giảm chấn động, hai tay đưa ra trước để giữ thăng bằng, rồi đứng lên chờ nhận xét, đánh giá của các bạn và GV. GV chọn và hướng dẫn 4 HS khoẻ, nhanh nhẹn đứng bảo hiểm.
+ Cách đánh giá: Theo mức độ kĩ thuật và sự tích cực thực hiện động tác của từng HS.
* Hoàn thành tốt : Thực hiện cơ bản đúng động tác (tự thế chuẩn bi, bật nhảy, tiếp đất), bật nhảy tích cực ( hai chân duỗi thẳng khi bật lên cao)
* Hoàn thành : Thực hiện cơ bản đúng động tác, không duỗi thẳng chân khi bật lên cao.
*Chưa hoàn thành : Thực hiện sai động tác.
b) Chơi trò chơi “Chuyển nhanh, nhảy nhanh”
- Tập hợp HS thành 3 hàng dọc, hàng nọ cách hàng kia tối thiểu 1,5m, trong mỗi hàng em nọ cách em kia 0,60m, tất cả đứng chân rộng hơn vai, thân ngả về phía trước. Mỗi hàng là một đội thi đấu, nên các đội phải bằng nhau về số người.
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, thống nhất hình thức thưởng phạt,cho chơi thử 1 lần, rồi chơi chính thức
3. Phần kết thúc:
- HS di chuyển thành 4 hàng thả lỏng tích cực theo tổ, GV công bố kết quả kiểm tra, hệ thống lại bài học, HS có thể tham gia đóng góp ý kiến nhận xét
- GV hướng dẫn HS về nhà tự tập chạy đà- bật cao có vật chuẩn để cố gắng tăng cường sức bật, chuẩn bị kiểm tra.
- Tập hợp lớp 3 hàng dọc
- Xoay các khớp cổ tay chân, cổ cánh tay, khớp gối, hông.
- Ôn động tác tay chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung : mỗi động tác 2 x 8 nhịp
- Tập hợp theo đội hình ngang.Tập đồng loạt theo lệnh của GV. Tập 2 đợt, mỗi đợt nhảy 2 - 3 lần, hàng trên cùng tập trước, sau đó đi vòng ra phía sau chờ đợt tiếp theo.
- HS lần lượt thực hiện động tác bật cao.Mỗi đợt 4 em
- Lắng nghe
-Chơitròchơi“Chuyển nhanh, nhảy nhanh”
- Tập hợp thành 3 hàng dọc
chơi thử 1 lần, sau đó chơi chính thức .
- HS di chuyển thành 4 hàng thả lỏng tích cực theo tổ
..
Thứ tư ngày 2 tháng 3 năm 2016
TOÁN:
CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN
I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS biết :
- Thực hiện phép cộng số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
- Làm các BT (Bài 1 dòng 1,2; bài 2).
II. Các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài . Dưới lớp theo dõi nhận xét.
+ Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
0,5ngày = ..... giờ 1,5giờ =..... phút
84phút = ..... giờ 135giây = ..... phút
- Nhận xét bài làm của HS.
2. Dạy bài mới:
-Giới thiệu bài: Tiết Toán hôm nay chúng ta học cách thực hiện phép cộng số đo thời gian, vận dụng giải các bài toán đơn giản.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
* Thực hiện phép cộng số đo thời gian.
Ví dụ 1:
- GV nêu ví dụ 1 (trong SGK, cho HS nêu phép tính tương ứng).
- GV hướng dẫn cho HS tìm cách đặt tính và tính:
Ví dụ 2 :
- GV nêu bái toán, sau đó cho HS nêu phép tính tương ứng.
- GV cho HS đặt tính và tính:
*Vậy : Muốn cộng số đo thời gian ta làm thế nào?
HĐ 2 : Hướng dẫn học sinh almf bài luyện tập.
Bài 1 : - GV cho HS tự làm bài, gọi 4 em lên bảng làm sau đó thống nhất kết quả.
- GV hướng dẫn những HS yếu cách đặt tính và tính, chú ý phần đổi đơn vị đo thời gian.
- Nhận xét.
Bài 2:
- GV cho HS đọc bài rồi thống nhất phép tính tương ứng để giải bài toán. Sau đó HS tự tính và viết lời giải - Gọi một HS trình bày trên bảng
- Nhận xét.
3. Củng cố - Gọi 2 HS nhắc lại cách cộng số đo thời gian.
4. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà học thuộc cách cộng số đo thời gian và làm bài trong vở BT Toán.
- HS theo dõi, nêu phép tính:
3giờ 15phút + 2giờ 35phút = ?
+
3 giờ 15 phút
2 giờ 35 phút
5 giờ 50 phút
Vậy 3giờ 15phút + 2giờ35 phút = 5giờ 50phút .
Ví dụ 2 :
+
22phút 58giây
23phút 25giây
45phút 83giây
(83 giây = 1phút 23giây)
Vậy 22phút 58giây + 23phút 25giây = 46phút 23giây
* Muốn cộng số đo thời gian ta cộng các số đo theo từng loại đơn vị.
Trong trường hợp số đo theo đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì cần đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề.
Bài 1. Tính:
a) 7 năm 9tháng + 5năm 6tháng
+
7 năm 9tháng
5 năm 6tháng
12 năm 15tháng
(15 tháng = 1năm 3 tháng)
Vậy 7 năm 9tháng + 5năm 6tháng
= 13 năm 3 tháng)
3giờ 5phút + 6giờ 32phút
+
3giờ 5phút
6giờ 32phút
9giờ 37phút
Vậy 3giờ 5phút + 6giờ 32phút
= 9 giờ 37 phút
12 giờ 18 phút + 8 giờ 12 phút
+
12giờ 18phút
8giờ 12phút
20giờ 30phút
Vậy 12giờ 18phút + 8giờ 12phút
= 20giờ 30phút.
4giờ 35phút + 8giờ 42phút
+
4giờ 35phút
8giờ 42phút
12giờ 77phút
(77phút = 1giờ 17phút)
Vậy : 4giờ 35phút + 8giờ 42phút
= 13giờ 17phút.
Bài 2.
- Cả lớp làm vào vở và nhận xét bài bạn làm trên bảng:
Tóm tắt.
Lâm đi từ nhà đến bến xe: 35 phút
Sau đó đi đến Viện Bảo tàng lịch sử hết: 2 giờ 20 phút.
Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng lịch sử : phút ?
Bài giải:
Thời gian Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng Lịch sử là:
35phút + 2giờ 20phút = 2giờ 55phút
Đáp số : 2giờ 55phút
......................................................................................
TẬP LÀM VĂN:
TẢ ĐỒ VẬT
(Kiểm tra viết )
I. Mục đích yêu cầu
- Viết được bài văn đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng, lời văn tự nhiên.
- Giáo dục học sinh yêu quý đồ vật, biết giữ gìn và bảo quản đồ vật.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS lựa chọn.
- HS có thể mang đồ vật thật mà mình định tả đến lớp.
III. Các hoạt động dạy- học
GV
HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra giấy, bút của HS.
2. Thực hành viết:
- Gọi HS đọc 5 đề kiểm tra trên bảng.
- GV nhắc HS : Các em đã quan sát kĩ hình dáng của đồ vật, biết công dụng của đồ vật qua việc lập dàn ý chi tiết, viết đoạn mở bài, kết bài, đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của đồ vật gần gũi với em. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành bài văn tả đồ vật hoàn chỉnh.
- Cho HS viết bài
- Gv theo dõi hs làm bài
- GV nêu nhận xét chung.
3. Củng cố
- Gọi hs nhắc lại cấu tạo của một bài văn tả đồ vật.
4. Dặn dò
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết Tập làm văn : Tập viết đoạn đối thoại.
- HS đọc 5 đề kiểm tra trên bảng.
* Chọn một trong các đề sau:
1. Tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai của em.
2. Tả cái đồng hồ báo thức.
3. Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
4. Tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
5. Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.
- Hs dựa vào dàn ý của tiết trước viết thành một bài văn miêu tả đồ vật
......................................................................................
KĨ THUẬT:
LẮP XE BEN (tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu
- Chọn đúng và đầy đủ các chi tiết để lắp xe ben.
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được.
- HS khéo tay lắp được xe ben theo mẫu xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng, thùng xe nâng lên, hạ xuống được.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ben.
II.Đồ dùng dạy-học
-Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy-học.
Hoạt đông GV
Hoạt đông HS
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 hs lên bảng trả lời:
-Em hãy nêu các bước lắp xe ben ?
- Nhận xét, bổ sung.
2. Bài mới. - Giới thiệu bài:nêu mục đích của bài học - ghi đầu bài.
HĐ 1: HS thực hành lắp xe ben.
a) Chọn các chi tiết.
- Hướng dẫn hs chọn đúng và đủ các chi tiết theo sách giáo khoa và xếp từng loại vào nắp hộp.
- Kiểm tra học sinh chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận.
* Gọi 1 hs đọc ghi nhớ trong sgk.
+ Yêu cầu hs phải quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong sgk.
- Cho hs thực hành lắp ráp xe.
* GV quan sát nhắc nhở:
+ Khi lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H.2 - SGK), cần phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh thẳng 3 lỗ, thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài
+ Khi lắp hình 3 (SGK), cần chú ý thứ tự lắp các chi tiết như đã hướng dẫn ở tiết trước.
+ Khi lắp hệ thống trục bánh xe sau, cần lắp đủ số phòng hãm cho mỗi trục.
* Theo dõi uốn nắn kịp thời những hs làm sai hoặc còn lúng túng.
c) Lắp ráp xe ben. (H.1-SGK)
- Lưu ý hướng dẫn hs:
*Lắp ca bin:
+ Lắp 2 tấm bên của chữ U vào hai bên tấm nhỏ.
+ Lắp tấm mặt của ca bin vào hai tấm bên của chữ U.
+ Lắp tấm sau của chữ U vào phía sau.
- Nhắc hs khi lắp xong cần:
- Kiểm tra sản phẩm : Kiểm tra mức độ nâng lên, hạ xuống của thùng xe.
HĐ 2 : Đánh giá sản phẩm.
- Cho hs tưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Gọi hs nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK), đối với những em đã lắp xong.
- Gọi 3hs dựa vào tiêu chuẩn đã nêu để đánh giá sản phẩm của bạn theo 3 tổ.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của hs.
- Nhắc hs tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
3. Củng cố.
- Gọi hs nêu các bước lắp xe ben ?
4. Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị tiết sau những em làm chưa xong tiếp tục học tiếp, những em đã lắp xong tiết sau lắp cho thành thạo hơn.
- Nhận xét tiết học.
- Các bước lắp xe ben:
+ Lắp các bộ phận: khung sàn xe và các giá đỡ; sàn ca bin và các thanh đỡ; trục bánh xe trước, bánh xe sau và ca bin.
+ Lắp ráp các bộ phận với nhau để tạo thành ca bin hoàn chỉnh.
- Hs chọn đúng và đủ các chi tiết theo sách giáo khoa và xếp từng loại vào nắp hộp.
- 1 hs đọc ghi nhớ trong sgk, cả lớp theo dõi nhớ lại các bước lắp.
- Hs quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong sgk.
- Hs thực hành lắp ráp xe theo các bước ở sgk.
- Chú ý lắp ca bin như gv hướng dẫn.
- Hs nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK)
- 3hs dựa vào tiêu chuẩn đã nêu để đánh giá sản phẩm của bạn.
......................................................................................
TIẾNG ANH:
(G.V chuyên trách )
..
Thứ năm ngày 3 tháng 3 năm 2016
TOÁN:
TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN
I. Mục đích yêu cầu
- Thực hiện phét trừ hai số đo thời gian.
Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
II. Đồ dùng dạy -học:
- Hai băng giấy chép sẵn đề bài toán của ví dụ 1, ví dụ 2.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV mời 2 HS lên bảng làm bài tập 2b trong sgk.
3ngày 20giờ + 4ngày 15giờ ; 4phút 13giây + 5phút 15giây
+
+
3ngày 20giờ 4phút 13giây
4ngày 15giờ 5phút 15giây
7ngày 35giờ 9phút 28giây
(35giờ = 1ngày 11giờ)
8phút 45giây + 6phút 15giây ; 12phút 43giây + 5phút 37giây
+
+
8 phút 45 giây 12phút 43giây
6 phút 15 giây 5phút 37giây
14 phút 60 giây 17phút 80giây
( 60 giây = 1 phút) (80 giây = 1 phút 20 giây)
- GV chữa bài, nhận xét HS.
2. Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài : Trong tiết học toán trước, các em đã thực hiện phép cộng hai số đo thời gian, trong tiết học toán này chúng ta sẽ thực hiện phép tính ngược lại, đó là phép trừ số đo thời gian.
GV
HS
HĐ 1: Hướng dẫn thực hiện phép trừ các số đo thời gian.
* Ví dụ 1:
- Gv dán băng giấy có đề bài toán của ví dụ 1 và yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV hỏi HS:
+ Ô tô khởi hành từ Huế vào lúc nào?
+ Ô tô đến Đà Nẵng vào lúc nào?
+ Muốn biết ô tô đi từ Huế đến Đà Nẵng mất bao nhiêu thời gian ta làm thế nào?
- GV yêu cầu: Đó là một phép trừ hai số đo thời gian. Hãy dựa vào cách thực hiện phép cộng các số đo thời gian để đặt tính và thực hiện phép trừ.
- Gọi 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở.
- GV cùng HS nhận xét bài làm của HS trên bảng lớp, sau đó giảng lại cách thực hiện phép trừ hai số đo thời gian.
- GV hỏi:
+ Qua ví dụ trên, em thấy khi trừ các số đo thời gian có nhiều loại đơn vị ta phải thực hiện như thế nào?
* Ví dụ 2:
- GV dán băng giấy có đề bài toán 2 lên bảng và yêu cầu HS đọc.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV hỏi:
+ Để biết được Bình chạy hết ít hơn Hoà bao nhiêu giây ta phải làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS đặt tính.
- GV hỏi:
+ Em có thực hiện được phép trừ ngay không?
- GV yêu cầu HS trình bày lời giải phép tính.
- GV hỏi:
+ Khi thực hiện phép trừ các số đo thời gian mà số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta làm như thế nào?
- GV mời 1 HS nhắc lại chú ý trên.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài luyện tập:
Bài 1 : Gọi HS đọc đề bài, GV hỏi:
+ Bài tập yêu cầu các em làm gì? Gọi 2 HS lên bảng làm.
- GV cùng HS chữa bài của bạn trên bảng
- Nhận xét.
Bài 2 : Gọi HS đọc đề bài. Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi 2 em lên bảng làm.
-
- Nhận xét.
Bài 3 : GV mời HS đọc đề toán, GV hướng dẫn HS phân tích đề toán.
+ Người đó bắt đầu đi từ A vào lúc nào?
+ Người đó đến B lúc mấy giờ?
+ Giữa đường người đó đã nghỉ bao lâu?
+ Vậy làm thế nào để tính được thời gian người đó đi từ A đến B không tính thời gian nghỉ?
- Gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- GV mời HS nhận xét bài bạn làm trên bảng, sau đó nhận xét HS
3. Củng cố
- Gọi 2 HS nhắc lại cách trừ số đo thời gian.
4. Dặn dò
- Dặn HS về nhà làm các bài tập trong VBT Toán.
- Đọc ví dụ, trả lời câu hỏi:
- Vào lúc 13 giờ 10 phút
- Ô tô đến Đà Nẵng lúc 15 giờ 55 phút
- Chúng ta phải thực hiện phép trừ : 15 giờ 55 phút – 13 giờ 10 phút
-
15giờ 55phút
13giờ 10phút
2giờ 45phút
- Khi trừ các số đo thời gian cần thực hiện trừ các số đo theo từng loại đơn vị.
- HS đọc ví dụ 2
Tóm tắt:
Hoà chạy hết : 3phút 20giây.
Bình chạy hết : 2phút 45giây.
Bình chạy ít hơn Hoà : giây ?
- HS nêu.
- Ta lấy 3phút 20giây - 2phút 45giây.
- HS đặt tính vào giấy nháp.
- Chưa thực hiện được phép trừ vì 20 giây “không trừ được” 45 giây.
- HS làm việc theo cặp cùng tìm cách thực hiện phép trừ, sau đó một số em nêu cách làm của mình trước lớp.
-
-
3phút 20giây 2phút 80giây
2phút 45giây 2phút 45giây
0phút 35giây
Bài giải
Bình chạy ít hơn Hòa số giây là:
3phút 20giây - 2phút 45giây = 35 (giây)
Đáp số: 35 giây.
- Khi thực hiện phép trừ các số đo thời gian mà số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta cần chuyển đổi 1 đơn vị ở hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ bình thường.
Bài 1. Tính.
- Thực hiện phép trừ các số đo thời gian.
- HS cả lớp làm vào vở.
- Đổi chéo vở cho bạn bên cạnh để kiểm tra bài lẫn nhau.
a) 23phút 25giây - 15phút 12giây
-
23phút 25giây
15phút 12giây
8phút 13giây
b) 54phút 21giây - 21phút 34giây
-
-
54phút 21giây 53phút 8giây
21phút 34giây 21phút 34giây
32phút 47giây
c)22giờ 15 phút -12 giờ 35 phút
-
-
22giờ 15phút 21giờ 75phút
12giờ 35phút 12giờ 35phút
9giờ 40phút
Bài 2. T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 25.doc