Giáo án lớp 5 - Tiểu học Hoàng Hoa Thám - Tuần 8 năm 2016

1. Nghe thầy cô đọc và viết vở.

a) Nghe thầy cô đọc.

b) Đổi vở cho bạn để giúp nhau chữa lỗi.

2. a) Thực hiện các bài tập trong phiếu học tập:

1) a. Gạch dưới các tiếng có chứa yê hoặc ya:

b. Nhận xét vị trí dấu thanh ở các tiếng tìm được.

2) Điền tiếng có vần uyên thích hợp với mỗi chỗ trống

b. Đối chiếu kết quả bài làm với bạn

 

doc10 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tiểu học Hoàng Hoa Thám - Tuần 8 năm 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 Ngày soạn: 9/10/2016 Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2016 Tiết 1: CHÀO CỜ LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT Tiết 2: TOÁN BÀI 23: SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) 1(HĐCB). Chơi trò chơi “Ghép thẻ” 2(HĐCB). a) Thực hiện lần lượt các hoạt động sau: 3(HĐCB). a) Viết số thập phân bằng mỗi số thập phân dưới đây bằng cách viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân: b) Viết số thập phân bằng mỗi số thập phân dưới đây bằng cách bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân: 1.(HĐTH) Bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân để có các số thập phân viết dưới dạng gọn hơn: 2. (HĐTH) Viết thêm các chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của các số thập phân sau đây để phần thập phân của chúng có số chữ số bằng nhau( đều có ba chữ số): 1.(HDƯD) Khi quan sát hình vẽ, các bạn Hà, Hoa, Nam, Dũng phát biểu như sau:... Theo em, bạn nào nói đúng, tại sao? 2.(HDƯD) =viết thành 0,2 = 0,20 = viết thành 0,340 = 0,34 = viết thành 0,520 = 0,52 = viết thành 0,4 = 0,40 5,78 = 5,780 = 5,7800 = 5,7800 = 5,78000 12,04 = 12,040 = 12,0400 = 12,04000 6,8000 = 6,800 = 6,80 = 6,8 230,0000 = 230,000 = 230,00 = 230,0 = 230 a) 4,300 = 4,3 2005,400 = 2005,4 52,7000 = 52,7 79,030 = 79,03 8,0600 = 8,06 100,0100 = 100,01 a) 2,374 = 2,374 31,5 = 31,500 760,87 = 760,870 b) 63,4 = 63,400 20,01 = 20,010 92,124 = 92,124 - Bạn Hà, Hoa, Nam nói đúng vì hình vẽ đã tô màu 50% và hình Em viết một số thập phân bất kì rồi viết 3 số thập phân bằng số vừa viết bằng cách viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số đó. VD: 3,3 = 3,30 = 3,300 = 3,3000 Tiết 3: TIẾNG VIỆT BÀI 8A: GIANG SƠN TƯƠI ĐẸP (Tiết 1) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Nội dung Gợi ý ( Bài giải) 1. Quan sát một trong các bức tranh (trang 130) và nói về vẻ đẹp của cảnh vật trong cảnh. 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài 3. a) Đọc lời giải nghĩa (trang 132) b) Quan sát bức ảnh và đọc từ ngữ bên dưới. 4. Cùng luyện đọc 5. Cùng nhau hỏi - đáp theo các câu hỏi dưới đây: 1) Những cây nấm rừng đã khiến các bạn trẻ có những liên tưởng thú vị gì? Vì sao các bạn lại có những liên tưởng ấy? 2) Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp lên như thế nào? 3) Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? - Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng? 6. Trả lời câu hỏi trước lớp. 1) Vì sao rừng khộp được gọi là "giang sơn vàng rợi" ? 2) Phát biểu cảm nghĩ riêng của em khi đọc bài Kì diệu rừng xanh. - HS quan sát và TLCH: - HS theo dõi. - HS đọc. - HS quan sát và đọc - Đọc câu - Đọc đoạn, bài. - Thi đọc. - Các bạn trẻ thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm; mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì; bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân. - Những liên tưởng ấy làm cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong như trong truyện cổ tích. - Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền cành nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹpvút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những con mang vàng đang ăn cỏ non,..... - Làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ và kì thú. - Vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn. VD: Bài văn giúp em thấy yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn tất cả mọi người hãy bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của rừng Tiết 4: LỊCH SỬ Bài 3: ĐẢNG CÔNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI. XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH (1930 – 1931) (tiết 2) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Nội dung Gợi ý ( Bài giải) HĐCB 3. Tìm hiểu về phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh c, Thảo luận và trả lời câu hỏi - Ngày 12-9-1930, tại Nghệ An đã diễn ra sự kiện gì? - Vào những tháng cuối năm 1930, ở nhiều xã, thôn ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh diễn ra sự kiện gì? Sự kiện đó có ý nghĩa như thế nào? 4. Tìm hiểu những biến đổi ở nhiều vùng nông thôn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trong những năm 1930– 1931 b, Thảo luận để thực hiện yêu cầu và trả lời câu hỏi: - Trong những năm 1930– 1931 ở nhiều xã, thôn ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh diễn ra sự kiện gì? 5. Đọc và ghi vào vở. HĐTH 3. Đọc nội dung và đoán xem bài thơ này được sáng tác trước hay sau sự kiện thành lập Đảng? - Hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềm kéo về thị xã Vinh hô vang khẩu hiệu đả đảo thực dân, phong kiến. - Nông dân đánh phá các huyện lị, bộ máy chính quyền thực dân sợ hãi bỏ chạy hoặc đầu hàng. Nhân dân cử ra người lãnh đạo - Nhân dân có tinh thần đấu tranh cao, quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp - Không hề xảy ra trộm cắp. Chính quyền CM bãi bỏ những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan - Sau sự kiện thành lập Đảng. Ngày soạn: 10/10/2016 Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2016 Tiết 1: TOÁN BÀI 24: SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN (tiết 1) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐCB 2. a) Thực hiện lần lượt các hoạt động sau: - Lấy hai băng giấy đã chia thành 10 phần bằng nhau. - Tô màu vào 3 phần của băng giấy thứ nhất, 7 phần của băng giấy thứ hai. 4. So sánh hai số thập phân: HĐCB 1. So sánh hai số thập phân: - Viết phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi băng giấy trên. - Phân số chỉ phần đã tô màu của băng giấy 1: - Phân số chỉ phần đã tô màu của băng giấy 2: - So sánh phần đã tô màu của hai băng giấy và rút ra nhận xét: Tiết 2 + 3: TIẾNG VIỆT BÀI 8A: GIANG SƠN TƯƠI ĐẸP (Tiết 2+3) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý ( Bài giải) HĐTH 1. Nghe thầy cô đọc và viết vở. a) Nghe thầy cô đọc. b) Đổi vở cho bạn để giúp nhau chữa lỗi. 2. a) Thực hiện các bài tập trong phiếu học tập: 1) a. Gạch dưới các tiếng có chứa yê hoặc ya: b. Nhận xét vị trí dấu thanh ở các tiếng tìm được. 2) Điền tiếng có vần uyên thích hợp với mỗi chỗ trống b. Đối chiếu kết quả bài làm với bạn 3. Ghi vào vở (theo mẫu) tên của loài chim trong mỗi tranh (trang 135) 4. Thực hiện các yêu cầu trong phiếu bài tập 5. Tìm những từ ngữ miêu tả không gian rồi viết vào phiếu hoặc vở (theo mẫu) 6. Đặt câu với một trong các từ ngữ vừa tìm được 7. Đặt câu miêu tả sóng nước trong các bức ảnh (trang 136) 8. Xếp các thẻ từ ngữ cho dưới đây vào bảng phân loại bên dưới. 9. Mỗi em đặt một câu với một trong các từ ngữ ở hoạt động - HS viết vào vở. - HS thực hiện. - Các tiếng có chứa yê, ya: khuya, truyền thuyết, xuyên, yến. + Tiếng truyền, thuyết (có âm cuối) đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai của âm chính - chữ ê. + Lời giải: a. thuyền, thuyền. b. khuyên. - HS thực hiện - HS quan sát tranh và chọn từ thích hợp + Lời giải: yểng, hải yến, đỗ quyên Đáp án: 1) b. Tất cả những gì không do con người tạo ra. 2) - Thác, ghềnh, gió, bão, nước, đá, khoai, đất, mạ. + Tả chiều rộng: mênh mông, bát ngát, thênh thang, + Tả chiều dài (xa): tít tắp, dằng dặc, + Tả chiều cao: chót vót, vời vợi, + Tả chiều sâu: hun hút, thăm thẳm, VD: Ruộng đồng quê em rộng bao la. Dãy núi cao chót vót. VD: Sóng vỗ vào mạn thuyền oàm oạp. Mặt hồ lăn tăn gợn sóng. - Đáp án: + Tả tiếng sóng: ầm ầm, ầm ào, rì rào, ào ào, ì oạp, ì ầm, lao xao. + Tả làn sóng nhẹ: lăn tăn, dập dềnh, lững lờ, dềnh dàng. + Tả đợt sóng mạnh: cuồn cuộn, ào ạt, trào dâng, cuộn trào. - VD: Những đợt sóng ào ạt xô bờ tung bọt trắng xóa. Tiết 4: HĐGD LỐI SỐNG Bài 7: VƯỢT QUA CĂNG THẲNG (Tiết 1) (Đ/C Tới soạn dạy) Ngày soạn: 11/10/2016 Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2016 Tiết 1: TOÁN BÀI 24: SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN (tiết 1) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐCB 2. Viết các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 3. Viết các số thập phân sau theo thứ tự từ lớn đến bé: 4. Tìm chữ số x, biết: 5,6x4 < 5,614 5. Tìm chữ số tự nhiên x, biết: a) 0,8; 0,17; 0,35. Thứ tự là: 0,17; 0,35; 0,8 b) 7,8; 8,7; 8,2; 7,96; 8,014 Thứ tự là: 7,8; 7,96; 8,014; 8,2; 8,7 a) 1,004; 0,04; 0,104. Thứ tự là: 1,004; 0,104; 0,04 b) 0,8; 0,807; 0,87; 0,78; 0,087 Thứ tự là: 0,87; 0,807; 0,8; 0,78; 0,087. Chữ số x đó bằng 0 vì 5,604 < 5,614 a) 0,9 < x < 1,2 x =1 vì a) 0,9 < 1 < 1,2 b) 84,97 < x < 85,14 x =1 vì 84,97 < 85 < 85,14 Tiết 2 + 3: TIẾNG VIỆT BÀI 8B: ẤM ÁP RỪNG CHIỀU (Tiết 1+2)` CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý ( Bài giải) HĐCB: 1. Quan sát ảnh cổng trời. 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ sau: Trước cổng trời 3. Đọc lời giải nghĩa (trang 140) 4. Cùng luyện đọc 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi: 1) Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là "cổng trời"? 2) Hình ảnh cổng trời được miêu tả trong khổ thơ đầu đẹp như thế nào? 3) Em hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ 2, 3 và 4? 4) Điều gì đã khiến cảnh rừng sương giá ấy như ấm lên? 5) Trong những cảnh vật được miêu tả trong bài thơ, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao? 6. Cùng nhau học thuộc lòng những khổ thơ em thích hoặc cả bài. HĐTH: 1. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em. 2. Dựa theo dàn ý đã lập, viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em. - HS quan sát. - HS theo dõi. - HS đọc - Đọc câu - Đọc đoạn, bài. - Thi đọc - Vì đó là một đèo cao giữa 2 vách đá, từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời. - Hình ảnh cổng trời được miêu tả trong khổ thơ đầu rất đẹp. Nơi đây có hai vách đá, có gió thoảng, có mây trôi,... - Từ cổng trời nhìn ra, qua màn sương khói huyền ảo có thể thấy cả một không gian bao la, bất tận - Cảnh rừng sương giá như ấm lên bởi có hình ảnh con người. - HS nêu - Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc. - HS thực hiện - HS lập dàn ý. - HS viết đoạn văn. - VD: Chiều đến khi gió nồm nam thổi nhẹ, lúa khẽ lay động rì rào như đang thầm thì tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa. Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương, tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu vẻ trông rất đẹp. Tiết 4: HĐGD ÂM NHẠC Bài 8: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: REO VANG BÌNH MINH, HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH ( Đ/c Trang soạn - giảng) Ngày soạn: 12/10/2016 Thứ năm ngày 13 tháng 10 năm 2016 Tiết 1: TOÁN BÀI 25: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐTH 1. Đọc các số thập phân sau 2. Viết số thập phân có: 3. Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: 28,679 37,746 28,769 37,764 4. Tính bằng cách thuận tiện nhất: a) 6,1 34,215 703,05 0,234 Sáu phẩy một Ba mươi tư phẩy hai trăm mười lăm Bảy trăm linh ba phẩy không năm Không phẩy hai trăm ba mươi bốn b) 52,3 8,007 92,409 0,060 Năm mươi hai phẩy ba Tám phẩy không không bảy Chín mươi hai phẩy bốn trăm linh chín. Không phẩy không trăm sáu mươi. a) Bốn đơn vị, chín phần mười 4,9 b) Hai mươi sáu đơn vị, năm phần mười, sáu phần trăm 26,56 c) Không đơn vị, ba phần trăm 0,03 d) Không đơn vị, sáu trăm hai mươi mốt phần nghìn. 0,621 - Thứ tự là: 37,764; 37,746; 28,769; 28,679 a) a) Tiết 2 : TIẾNG VIỆT BÀI 8B: ẤM ÁP RỪNG CHIỀU (Tiết 3) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Nội dung Gợi ý (Bài giải) HĐTH: 3. Chuẩn bị kể một câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe (đã đọc) về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. (HS đọc thông tin SGK trang 141-142) 4. Kể chuyện trong nhóm. 5. Kể chuyện trước lớp: 6. Thảo luận: Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp? - HS thực hiện - HS thực hiện - Thi kể chuyện - Tăng cường ý thức bảo vệ thiên nhiên: không chặt cây phá rừng, không vứt rác bừa bãi, trồng nhiều cây xanh, bảo vệ động vật hoang dã Tiết 3: KHOA HỌC BÀI 8: PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Nội dung Gợi ý ( Bài giải) * HĐCB 1. Liên hệ thực tế và trả lời - Bạn đã từng đọc thông tin hoặc nghe ai nói về bệnh viêm gan A chưa ? Bạn biết gì về bệnh viêm gan A ? 2. Quan sát và hoàn thành sơ đồ. a. Quan sát và đọc các thông tin trong các hình 1 – 5. b. Lấy sơ đồ 1 ở góc học tập c. Hoàn thành sơ đồ 1. - HS hỏi và nghe trả lời . - HS quan sát và đọc thông tin. - HS lấy sơ đò và làm Con đường lây truyền: Bệnh viêm gan A lây qua đường tiêu hoá. Cách phòng bệnh: Ăn chín, uống nước đã đun sôi, ăn uống sạch sẽ, đủ chất dinh dưỡng, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Bệnh viêm gan A Tác nhân gây bện: Viêm gan A do một loại vi rút gây lên. 3. Trình bày, lắng nghe và nhận xét 4. Đọc đoạn văn và trả lời - Cần làm gì để phòng bệnh viem ganA? * HĐTH 1. Đóng vai xử lí tình huống 2. Quan sát nhận xét * HDUD - HS nêu, HS nghe, nhận xét - Ăn chín, uống nước đã đun sôi, ăn uống sạch sẽ, đủ chất dinh dưỡng, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - HS đọc các tình huống thảo luận nhóm đưa ra tình huống ứng xử. - Các nhóm lần lượt đóng vai thể hiện cả lớp quan sát nhận xét cách ứng xử trong mỗi tình huống. - HS thực hành ở nhà. - Nói với người thân và cùng thực hiện những việc nên làm để phòng tránh bệnh viêm gan A. Tiết 4 : HĐGD MĨ THUẬT Bài 7: VẼ THEO MẪU: MẪU VẼ CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU ( Đ/c Thương soạn - dạy) Thứ sáu ngày 13 tháng 10 năm 2016 ( Đ/c Thủy dạy)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuần 8 sáng.doc