LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MRVT : Ý CHÍ – NGHỊ LỰC
I. Mục tiêu
- Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người.
- Bước đầu biết tìm từ (BT1); đặt câu (BT2); viết đoạn văn ngắn (BT3) có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đã học.
- Gd hs lòng yêu môn học.
II. Hoạt động dạy – học
A. Hoạt động khởi động
1. Ôn bài cũ
27 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp Bốn - Tuần 13, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó.
* Tranh 1: Cậu bé chưa ngoan.
* Tranh 2: Một tấm gương tốt.
- Hoạt động cả lớp:
+ Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
+ Nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, chuyện gì sẽ xảy ra?
Hoạt động 2: Kể chuyện tấm gương hiếu thảo.
- Hoạt động cả lớp:
+ GV gợi ý cho HS về những câu chuyện về lòng hiếu thảo.
Hoạt động 3: Sắm vai xử lí tình huống
- Hoạt động cả lớp:
+ GV đưa ra 2 tình huống:
* Tình huống 1: Em đang ngồi học bài.Em thấy bà có vẻ mệt mỏi, bà bảo: “ Bữa nay bà đau lưng quá”.
* Tình huống 2: Tùng đang chơi ngoài sân, ông Tùng nhờ bạn: “Tùng ơi, lấy hộ ông cái khăn”.
+ Các nhóm thảo luận nêu cách xử lí tình huống và sắm vai thể hiện 1 trong hai tình huống trên.
* GV chốt lại nội dung bài và nhắc nhở HS về nhà thực hiện những điều mình đã học.
3. Chia sẻ giờ học
- Hoạt động cả lớp: Trưởng ban học tập điều hành
+ Việc 1: Bạn chia sẻ kiến thức đã nắm được qua tiết học
+ Việc 2: Bình chọn bạn học tiến bộ, nhóm học tốt
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà phải biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
----------------- & ------------
KĨ THUẬT
THÊU MÓC XÍCH ( T1 )
I. Mục tiêu
- Biết cách thêu móc xích.
- Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm vòng móc xích. Đường thêu có thể bị dúm.
- Gd hs lòng yêu thích học thêu.
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh quy trình. Vật liệu.
III . Các hoạt động dạy – học
A. Hoạt động khởi động
1. Khởi động
- Hoạt động cả lớp: Nêu quy trình khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
2. Xác định mục tiêu bài học
GV: Giới thiệu bài; kí hiệu SGK; Ghi tên bài; Nêu mục tiêu bài học
HS: Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài học
B. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Hoạt động cả lớp:
+ Giới thiệu mẫu
+ Hd hs quan sát hai mặt của đường thêu móc xích.
+ Em có nhận xét gì về đặc điểm của đường thêu móc xích? (Là những vòng chỉ nhỏ nối tiếp nhau như chuổi mắt xích.)
+ Mặt phải của đường thêu như thế nào?( Là những mũi chỉ bằng nhau nối tiếp nhau gần giống các mũi khâu đột mau. )
+ Mặt trái của đường thêu ra sao?
+ Đưa ra kết luận.
+ Giới thiệu một số sản phẩm của thêu móc xích như khăn tay, khăn mặt, vỏ gối...
+ Nêu tác dụng của thêu móc xích?
Hoạt động 2: Hd thao tác kĩ thuật thêu
- Hoạt động cả lớp:
+ Treo tranh quy trình thêu móc xích.
+ Nêu cách vạch dấu đường thêu móc xích?
+ So sánh cách vạch dấu đường thêu móc xích với các cách vạch dấu đã học?
+ Hd cách thêu từ mũi thêu thứ nhất, thứ hai,....
+ Nêu cách kết thúc mũi thêu móc xích.
+ Chú ý: Thêu từ phải sang trái
+ Không rút chỉ quá chặt, quá lỏng.
+ Rút ra bài học cần ghi nhớ sgk.
+ Cho hs tập thêu móc xích.
+ Theo dõi, giúp đỡ.
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà tập thêu móc xích
----------------- & ------------
THÊU MÓC XÍCH ( T2 )
I. Mục tiêu
- Biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích.
- Thêu được mũi thêu móc xích.
- Gd hs lòng yêu thích học thêu.
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh quy trình. Vật liệu.
III . Các hoạt động dạy – học
A. Hoạt động khởi động
1. Khởi động
- Hoạt động cả lớp: Hát một bài tập thể.
2. Xác định mục tiêu bài học
GV: Giới thiệu bài; kí hiệu SGK; Ghi tên bài; Nêu mục tiêu bài học
HS: Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài học
B. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: Ôn kiến thức:
- Hoạt động cả lớp:
+ Gv treo tranh quy trình thêu móc xích.
+ Nêu cách vạch dấu đường thêu móc xích? (Là những vòng chỉ nhỏ nối tiếp nhau như chuổi mắt xích.)
+ So sánh cách vạch dấu đường thêu móc xích với các cách vạch dấu đã học? ( Là những mũi chỉ bằng nhau nối tiếp nhau gần giống các mũi khâu đột mau)
+ Nêu tác dụng của thêu móc xích? ( Dùng để trang trí.....)
Hoạt động 2: Thực hành
- Hoạt động cả lớp:
+ GV tổ chức cho HS thực hành thêu móc xích.
- Hoạt động cá nhân: Thực hành thêu móc xích.
- Hoạt động cả lớp: Trưng bày sản phẩm trước lớp
Hoạt động 3: Đánh giá
- Nêu các tiêu chí để đánh giá một sản phẩm đúng, đẹp:
+ Thêu đúng kĩ thuật.
+ Các vòng chỉ của mũi thêu nối vào nhau như chuỗi mắt xích và tương đối bằng nhau.
+ Đường thêu phẳng, không bị dúm.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
+ Nhận xét và đánh giá kết quả học tập của hs.
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà tập thêu móc xích
----------------- & ------------
Thứ ba ngày 14 tháng 11 năm 2017
CHÍNH TẢ:(nghe viết )
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục tiêu
- Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn.
- Làm đúng BT (2) a / b, hoặc BT (3) a / b.
- Gd hs ý thức viết chữ đúng, trình bày đẹp.
II. Hoạt động dạy học
A. Hoạt động khởi động
1. Ôn bài
- Hoạt động cả lớp: Viết vào vở nháp các câu tục ngữ: Lửa thử vàng, gian nan thử sức,
Có vất vả mới thanh nhàn....tàn che cho
2. Xác định mục tiêu bài học
GV: Giới thiệu bài học; kí hiệu SGK; Ghi đề bài; Nêu tóm tắt mục tiêu bài học
HS: Lấy SGK, Ghi đề bài vào vở, Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài học
B. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe – viết chính tả.
- Hoạt động cả lớp: 1 em đọc bài
+ Đoạn văn viết về ai?( Nhà bác học người Nga Xi-ôn-cốp-xki. )
+ Em biết gì về nhà bác học Xi- ôn-cốp-xki? (Đó là người nhờ khổ công rèn luyện đã thành công.)
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả.
- Hoạt động cả lớp:
+ HS viết các từ khó: Xi- ôn-cốp-xki, dại dột, gãy chân, hì hục, thí nghiệm .
+ HS nhắc lại cách trình bày bài
Hoạt động 3: Nghe viết chính tả.
- Hoạt động cả lớp: Việc 1: HS nghe - viết bài vào vở
Việc 2: HS soát lỗi. GV nhận xét, đánh giá
C. Hoạt động thực hành
Bài 2
- Hoạt động cá nhân: Việc 1: Đọc thầm yêu cầu của bài
Việc 2: Hoàn thành bài vào vở
- H Đ cặp đôi: Trao đổi với bạn về kết quả của mình
- Hoạt động nhóm: Báo cáo với cô giáo về kết quả bài làm của nhóm mình
Từ cần điền:
b. nghiêm khắc, phát minh, kiên trì, thí nghiệm, thí nghiệm, nghiên cứu, thí nghiệm, bóng điện, thí nghiệm.
C. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ với người thân cách làm BT 2
TOÁN
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. Mục tiêu
- Biết cách nhân với số có ba chữ số.
- Tính được giá trị của biểu thức.
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2 và bài 3* dành cho HS khá, giỏi
- Gd hs ý thức tích cực trong giờ học.
II. Hoạt động dạy – học
A. Hoạt động khởi động
1. Ôn bài cũ
- Hoạt động cả lớp: Tính nhẩm 11 x 85; 87 x 11
2. Xác định mục tiêu bài học
GV: Giới thiệu bài; kí hiệu SGK; Ghi tên bài; Nêu mục tiêu bài học
HS: Lấy SGK; Ghi tên bài vào vở; Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài học
B. Hoạt động cơ bản
* Hướng dẫn cách nhân.
- Hoạt động cả lớp:
Việc 1: GV ghi phép nhân: 164 x 123
Việc 2: Áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính.
- Hoạt động cá nhân: Làm bài vào nháp
- Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi bài với bạn
- Hoạt động cả lớp: Trình bày bài 1 – 2 em
164 x 123
= 164 x (100 + 20 + 3)
= 164 x 100 + 164 x 20 + 164 x 3 = 20172
- 164 x 123 = 20172
- Để tránh phải thực hiện nhiều bước như trên, người ta tiến hành đặt tính và thực hiện tính nhân theo cột dọc
Việc 1: GV ghi phép nhân: 164 x 123
Việc 2: Dựa vào cách đặt tính nhân với số có hai chữ số hoàn thành bài trên vào nháp.
- Hoạt động cá nhân: Làm bài vào nháp
- Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi bài với bạn
- Hoạt động cả lớp: Trình bày bài 1 – 2 em
+ Lần lượt nhân từng chữ số của 123 với 164 theo thứ tự từ phải sang trái.
* Vậy: 164 x 123 = 20172
- GV khắc sâu cách nhân và cách viết từng tích riêng: Giống nhân với 2 chữ số:
C. Hoạt động thực hành
1. Bài 1:
- HĐ cá nhân: Việc 1: Đọc thầm yêu cầu của bài tập
Việc 2: Hoàn thành bài vào vở
- HĐ nhóm đôi: Trao đổi với bạn về bài làm của mình
- Hoạt động cả lớp: HS trình bày bài làm trước lớp 1 – 2 em
2. Bài 2:
- HĐ cá nhân: Việc 1: Đọc thầm yêu cầu của bài tập
Việc 2: Hoàn thành bài vào phiếu
- HĐ nhóm đôi: Trao đổi với bạn về kết quả bài làm của mình
- HĐ nhóm: Báo cáo với cô giáo bài làm của các bạn
3. Bài 3:
- Hoạt động nhóm: Nhóm trưởng điều hành Việc 1: Đọc thầm, phân tích bài toán
Việc 2: HS nêu hướng giải bài toán
- Hoạt động cả lớp: GV gợi ý
+ Muốn tính diện tích hình vuông ta làm thế nào?
- Hoạt động cá nhân: Giải bài toán vào vở
- Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi với bạn bài làm của mình
- Hoạt động cả lớp: HS trình bày bài làm trước lớp 1 – 2 em
Bài giải
Diện tích của mảnh vườn là:
125 x 125 = 15625 (m²)
Đáp số: 15625 m²
4. Chia sẻ giờ học
HĐ cả lớp: Trưởng ban học tập điều hành
Việc 1: Bạn chia sẻ kiến thức đã được học qua tiết học
Việc 2: Bình chọn bạn học tiến bộ, nhóm học tốt nhất
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà chia sẻ với người thân cách nhân với số có ba chữ số
------------- & -------------
KỂ CHUYỆN
KC ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu
- Dựa vào gợi ý sgk, chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) thể hiện đúng tinh thần kiên trì vượt khó.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện.
- Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ.
- Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.
- Gd hs ý thức vượt khó trong học tập.
II. Các hoạt động dạy – học
A. Hoạt động khởi động
1. Khởi động
- Hoạt động cả lớp: Kể lại câu chuyện Bàn chân kì diệu
2. Xác định mục tiêu bài học
GV: Giới thiệu bài; kí hiệu SGK; Ghi tên bài; Nêu mục tiêu bài học
HS: Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài học
B. Hoạt động cơ bản
1. Hướng dẫn kể chuyện
- Hoạt động cả lớp: HS lắng nghe GV kể chuyện
Lần 1: Kể nội dung chuyện
Lần 2: Kể kèm tranh minh họa
2. HS Thực hành kể chuyện:
- Hoạt động cả lớp: HS nối tiếp đọc các gợi ý trong SGK
- Hoạt động nhóm đôi: 2 HS kể chuyện cho nhau nghe
- Hoạt động nhóm: Trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện
- Hoạt động cả lớp
Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức cho HS thi kể giữa các nhóm
Việc 2: Cả lớp, GV nhận xét bình chọn nhóm kể hay nhất, hấp dẫn, sinh động nhất
3. Chia sẻ giờ học
- Hoạt động cả lớp: Trưởng ban học tập điều hành
+ Việc 1: Bạn chia sẻ kiến thức đã nắm được qua tiết học
+ Việc 2: Bình chọn bạn học tiến bộ, nhóm học tốt
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà tập kể lại câu chuyện và kể lại cho người thân nghe
------------- & -------------
Khoa học
NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I. Mục tiêu
- Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiểm
- Nước sạch không mau, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người.
- Nước bị ô nhiểm có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứ vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.
II. Đồ dùng - dạy học
+ Phễu lọc nước, bông.
+Nước sạch và nước đã sử dụng.
III. Hoạt động dạy - học.
A. Hoạt động khởi động
+ Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
1. Nêu vai trò của nước đối với đời sống của người, động vật, thực vật?
2. Nêu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp?
+ GV nhận xét và ghi điểm.
B. Hoạt động cơ bản
* Hoạt động 1: Làm thí nghiệm (nước sạch, nước bị ô nhiễm).
+ GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm làm thực hành thí nghiệm theo định hướng của GV.
+ Gọi 2 nhóm lên trình bày, nhóm khác nhậ xét, bổ sung.
* Hoạt động 2: Nước ảnạch, nước bị ô nhiễm.
+ GV tiếp tục tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận đưa ra các đặc điểm của từng loại nước theo các tiêu chuẩn đã đặt ra.
* Yêu cầu 2 HS đọc mục Bạn cần biết SGK.
C. Hoạt động ứng dụng
- Chia sẽ với mọi người các phương pháp bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước
------------- & -------------
Thứ tư ngày 14 tháng11 năm 2017
TOÁN
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0.
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2 và bài 3* dành cho HS khá, giỏi.
- Gd hs biết trình bày bài sạch đẹp, đúng yêu cầu.
II. Hoạt động dạy – học
A. Hoạt động khởi động
1. Ôn bài cũ
- H Đ cả lớp: Lớp hát tập thể
2. Xác định mục tiêu
GV: Giới thiệu bài; kí hiệu SGK; Ghi tên bài; Nêu mục tiêu bài học
HS: Lấy SGK; Ghi tên bài vào vở; Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài
B. Hoạt động cơ bản
* Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép nhân.
- Hoạt động cả lớp
Việc 1: GV ghi phép nhân lên bảng: 258 x 203
Việc 2: Yêu cầu HS đặt tính và tính.
- Hoạt động cá nhân: đặt tính và tính
+ Em có nhận xét gì về tích riêng thứ hai của phép nhân 258 x 203?
+ GV : Vì tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0 nên khi thực hiện đặt tính để tính 258 x 203 chúng ta có thể không viết tích riêng này. Khi đó ta viết như sau:
258
x 203
774
5160
52374
+ GV lưu ý cho HS khi viết tích riêng thứ ba.
+ Yêu cầu HS thực hiện lại phép nhân theo cách viết gọn.
C. Hoạt động thực hành
1. Bài 1:
- H Đ cá nhân: Việc 1: Đọc thầm yêu cầu của bài tập
Việc 2: Hoàn thành bài vào vở
- H Đ nhóm đôi: Trao đổi với bạn về bài làm của mình
- Hoạt động cả lớp: Trình bày bài trước lớp 1 – 2 em
2. Bài 2:
- H Đ cá nhân: Việc 1: Đọc thầm yêu cầu của bài tập
Việc 2: Làm bài vào vở
- H Đ nhóm đôi: Trao đổi với bạn về kết quả bài làm của mình
- H Đ nhóm: Báo cáo với cô giáo kết quả bài làm của các bạn
+ Phép tính 1 và 2 sai. Phép tính cuối cùng đúng
3. Bài 3:
- Hoạt động nhóm: Nhóm trưởng điều hành Việc 1: Đọc thầm, phân tích bài toán
Việc 2: HS nêu hướng giải bài toán
- Hoạt động cả lớp: GV gợi ý
- Hoạt động cá nhân: Giải bài toán vào vở
- Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi với bạn bài làm của mình
- Hoạt động cả lớp: HS trình bày bài làm trước lớp 1 – 2 em
Bài giải
Số thức ăn cần trong một ngày là:
104 x 375 = 39 000 ( g)
39 000 = 39 kg
Số thức ăn cần trong 10 ngày là:
39 x 10 = 390 ( kg)
Đáp số: 390 kg
4. Chia sẻ giờ học
H Đ cả lớp: Trưởng ban học tập điều hành
Việc 1: Bạn chia sẻ kiến thức đã được học qua tiết học
Việc 2: Bình chọn bạn học tiến bộ, nhóm học tốt nhất
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà chia sẻ với người thân cách làm BT3
----------------- & -------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MRVT : Ý CHÍ – NGHỊ LỰC
I. Mục tiêu
- Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người.
- Bước đầu biết tìm từ (BT1); đặt câu (BT2); viết đoạn văn ngắn (BT3) có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đã học.
- Gd hs lòng yêu môn học.
II. Hoạt động dạy – học
A. Hoạt động khởi động
1. Ôn bài cũ
- Hoạt động cả lớp: Tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của đặc điểm sau: xanh, thấp, sướng.
- Nêu một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.
2. Xác định mục tiêu bài học
GV: Giới thiệu bài; kí hiệu SGK; Ghi tên bài; Nêu mục tiêu bài học
HS: Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài học
B. Hoạt động thực hành
1. Bài 1
- Hoạt động nhóm: Trưởng nhóm điều hành
Việc 1: Đọc yêu cầu
Việc 2: Trao đổi làm bài
- Hoạt động cá nhân: Làm bài vào vở
- Hoạt động cả lớp: Trình bày bài 2 – 3 em
a) Quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, kiên nhẫn, kiên cường, kiên quyết, vững tâm, vững chí, vững dạ,...
b) Khó khăn, gian khó, gian khổ, gian nan, thử thách, chông gai,...
2. Bài 2
- Hoạt động cá nhân: Việc 1: Đọc thầm, xác định yêu cầu của BT
Việc 2: Hoàn thành bài vào vở
- Hoạt động cặp đôi: Trao đổi với bạn bài làm của mình
- Hoạt động nhóm: Báo cáo với cô giáo bài làm của các bạn
VD: Công việc này rất khó khăn.
Học hành thật gian khổ...
3. Bài 3
- Hoạt động cá nhân: Việc 1: Đọc thầm yêu cầu BT
Việc 2: Hoàn thành bài vào VBT
- Hoạt động nhóm đôi: Trao đổi với bạn bài làm của mình
- Hoạt động cả lớp: HS trình bày bài trước lớp ( 2- 3 em)
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà chia sẻ với người thân cách làm bài 3
----------------- & -------------
Thứ năm ngày 16 tháng 11 năm 2017
TẬP ĐỌC
VĂN HAY CHỮ TỐT
I. Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND bài: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát.
- HS có được ý chí, kiên trì , quyết tâm thực hiện điều mong muốn của mình..
II. Đồ dùng dạy học
+ Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 129. SGK
III. Các hoạt động dạy học
A. Hoạt động khởi động
1. Ôn bài cũ
- H Đ cặp đôi: Đọc cho nhau nghe bài: Người tìm đường lên các vì sao
- H Đ cả lớp: Nghe 1- 2 bạn đọc trước lớp. Nhận xét kĩ năng đọc của bạn
2. Xác định mục tiêu bài học
- GV: Giới thiệu bài học; ghi đề bài; nêu tóm tắt mục tiêu bài học
- HS: Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài học
B. Hoạt động cơ bản
1. Luyện đọc
Hoạt động 1: Nghe đọc bài
- HĐ cả lớp: Nghe cô giáo đọc bài, theo dõi và đọc thầm
Hoạt động 2: Đọc- hiểu từ khó
- HĐ cá nhân: Đọc thầm các từ ngữ và lời giải nghĩa để hiểu nghĩa của từ: khẩn khoản, huyện đường, ân hận
- HĐ cặp đôi: Nói cho nhau nghe về các từ ngữ và lời giải nghĩa ( một HS nêu từ, một HS nêu nghĩa của từ và đổi vị trí cho nhau)
- HĐ nhóm: Nhóm trưởng chỉ định HS trong nhóm nêu cách hiểu các từ khó trong bài.
Hoạt động 3: Cùng luyện đọc
- Hoạt động cả lớp: GV chia đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến sẵn lòng
Đoạn 2: Tiếp đến sao cho đẹp
Đoạn 3: Tiếp đến hết
- HĐ cặp đôi: Hai HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài
HS lắng nghe để khen hoặc góp ý kiến cho bạn
- HĐ nhóm:
Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm ( 2 – 3 lượt)
Việc 2: Đọc toàn bài: Lần lượt từng bạn đọc toàn bài
HS lắng nghe để khen ngợi hoặc góp ý kiến cho bạn
- HĐ cả lớp:
Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn thi đọc trước lớp ( mỗi nhóm 1 bạn)
Việc 2: HS và GV nhận xét, đánh giá.
2. Tìm hiểu bài
- HĐ cá nhân: Đọc thầm bài, trả lời các câu hỏi trong SGK
- HĐ cặp đôi: HS nói cho bạn nghe câu trả lời của mình và chia sẻ ý kiến với bạn.
- HĐ nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn lần lượt trả lời từng câu hỏi.
- HĐ cả lớp:
Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn trả lời câu hỏi trước lớp:
1. Vì sao thuở đi học, Cao Bá Quát thường bị điểm kém? ( vì ông viết chữ rất xấu)
+ Bà cụ hàng xóm nhờ ông làm gì? (viết lá đơn kêu quan vì bà thấy mình bị oan uổng)
2. Sự việc gì xảy ra đã làm cho Cao Bá Quát phải ân hận? (Lá đơn của Cao Bá Quát vì chữ quá xấu, quan không đọc được nên thét lính đuổi bà về, khiến bà cụ không giải oan. )
3. Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?( Sáng sáng, ông cầm que viết lên cột nhà luyện cho chữ cứng cáp, mỗi tối viết xong mười trang mới đi ngủ..)
4. Tìm đoạn mở bài, thân bài, kết bài.
Việc 2: Giáo viên chia sẻ
- Qua bài học em hãy rút ra nội dung chính của bài
4. Luyện đọc lại – đọc diễn cảm
- HĐ cặp đôi: 2 HS nối tiếp đọc cho nhau nghe
- HĐ nhóm: Nhóm trưởng điều hành nhóm luyện đọc diễn cảm
- HĐ cả lớp: Trưởng ban học tập tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp
5. Chia sẻ Hộp thư bè bạn
Viết cho bạn mình biết qua bài học này mình học tập được điều gì từ Cao Bá Quát
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà đọc diễn cảm toàn bài cho người thân nghe
----------------- & -------------
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.
- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính.
- Biết công thức tính (bằng chữ) và tính được diện tích hình chữ nhật.
- Bài tập 1, 3, 5 (a).
- Gd hs tính cẩn thận trong làm toán.
II. Hoạt động dạy – học
A. Hoạt động khởi động
1. Ôn bài cũ
- H Đ cả lớp:
Tính: 247 x 123; 912 x 325
2. Xác định mục tiêu
GV: Giới thiệu bài; kí hiệu SGK; Ghi tên bài; Nêu mục tiêu bài học
HS: Lấy SGK; Ghi tên bài vào vở; Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài
B. Hoạt động thực hành
1. Bài 1
- H Đ cá nhân: Việc 1: Đọc thầm yêu cầu của bài tập
Việc 2: Tự hoàn thành vào vở
- H Đ nhóm đôi: Đổi chéo vở với bạn để KT bài nhau
- H Đ nhóm: Báo cáo với cô giáo bài làm của các bạn
a. 345 x 200 = 69 000; 237 x 24 = 5 688; 403 x 346 = 139 438
2. Bài 3:
- H Đ cá nhân: Việc 1: Đọc thầm yêu cầu của bài tập
Việc 2: Hoàn thành vào vở
- H Đ nhóm đôi: Đọc cho bạn nghe bài làm của mình
- H Đ cả lớp: Đọc trước lớp 2 – 3 em
142 x 12 + 142 x 18 = 142 x (12 + 18)
= 142 x 30 = 4 260
3. Bài 5:
- Hoạt động nhóm: Trưởng nhóm điều hành nhóm đọc yêu cầu BT, phân tích bài toán
- Hoạt động cả lớp: GV gợi ý
+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?
- Hoạt động cá nhân: Giải bài vào VBT
- H Đ nhóm đôi: Đọc cho bạn nghe bài làm của mình
- H Đ cả lớp: Trình bày trước lớp 2 – 3 em
3. Chia sẻ giờ học
H Đ cả lớp: Trưởng ban học tập điều hành
Việc 1: Bạn chia sẻ kiến thức đã được học qua tiết học
Việc 2: Bình chọn bạn học tiến bộ, nhóm học tốt nhất
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà chia sẻ với người thân cách làm BT5
----------------- & -------------
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu
- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả...)
- Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh khá, giỏi biết nhận xét, sửa lỗi để có câu văn hay.
II. Đồ dùng dạy – học
+ Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, cần chữa chung cho cả lớp.
III. Hoạt động dạy– học
A. Hoạt động khởi động
1. Khởi động
- Hoạt động cả lớp: Hát 1 bài tập thể
2. Xác định mục tiêu bài học
GV: Giới thiệu bài; kí hiệu SGK; Ghi tên bài; Nêu mục tiêu bài học
HS: Lấy SGK; Nói với bạn trong nhóm mục tiêu của bài học
B. Hoạt động cơ bản:
* Hoạt động 1: Nhận xét chung bài làm của HS.
- Hoạt động cả lớp
Việc 1: HS đọc lại đề bài.
+ Đề bài yêu cầu gì?
Việc 2: GV nhận xét chung:
* Ưu điểm:
+ HS hiểu, viết đúng yêu cầu của đề, cách dùng đại từ nhân xưng trong bài có sự nhất quán , phù hợp ( với các đề kể lại theo lời 1 nhân vật trong truyện, HS có thể mắc lỗi: phần đầu câu chuyện kể theo lời nhân vật – xưng “tôi” phần sau lại kể theo lời người dẫn chuyện).
+ Diễn đạt câu ý tương đối rõ ràng.
+ Sự việc, cốt truyện liên kết giữa các phần chặt chẽ.
+ Thể hiện sự sáng tạo khi kể theo lời nhân vật.
+ Hình thức trình bày bài văn phù hợp. Chữ viết ít sai lỗi chính tả hơn .
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài.
- Hoạt động nhóm đôi: HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh.
+ GV đi giúp đỡ những HS yếu.
* Học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt.
- Hoạt động cả lớp
+ GV yêu cầu 1 số HS có đoạn văn hay, đọc cho các bạn nghe. Sau mỗi HS đọc, GV hỏi để HS tìm ra: cách dùng từ, lối diễn đạt, ý hay.
* Hướng dẫn HS viết lại 1 đoạn văn:
+ Gợi ý để HS viết lại 1 đoạn văn
3. Chia sẻ giờ học
- Hoạt động cả lớp: Trưởng ban học tập điều hành
+ Việc 1: Bạn chia sẻ kiến thức đã nắm được qua tiết học
+ Việc 2: Bình chọn bạn học tiến bộ, nhóm học tốt
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà đọc lại bài văn cho người thân nghe
----------------- & -------------
Khoa học
NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I. Mục tiêu
Nêu một số nguyên nhân làm ô nhiểm nguồn nước
+Xả nước, phân, nước thải bừa bải
+Sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu
+khói bụi, khí thải, vỡ ống nước
Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước
II. Đồ dùng dạy học.
+ Các hình minh hoạ trong SGK trang 54, 55.
III. Hoạt động dạy học.
A. Hoạt động khởi động
1. Kiểm tra bài cũ.
+ Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
- Thế nào là nước sạch?
- Thế nào là nước bị ô nhiễm?
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
B. Hoạt động cơ bản
HĐ1: Những nguyên nhân làm ô nhiễm nước.
+ GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm .
+ Yêu cầu HS các nhóm quan sát các hình minh hoạ 1,2,3,4,5,6,7,8 trang 54 SGK, trả lời theo 2 câu hỏi sau:
1. Hãy mô tả những gì em thấy trong hình vẽ?
2. Theo em việc làm đó sẽ gây ra điều gì?
+ GV theo dõi câu trả lời của các nhóm để nhận xét, tổng hợp các ý kiến.
HĐ2: Tìm hiểu thực tế .
+ Các em ở nhà đã tìm hiểu hiện trạng nước ở địa phương mình. Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến nước ở nơi em bị ô nhiễm?
+ Trước tình trạng nước ơ địa phương như vậy. Theo em , mỗi người ở địa phương em phải làm gì?
HĐ3: Tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm.
+ GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
H: Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với đời sống con người, thực vật, động vật?
+ GV đi giúp đỡ các nhóm khó khăn.
+ Nhận xét câu trả lời của các nhóm
C. Hoạt động ứng dụng
+ Dặn HS về nhà tìm hiểu xem gia đình hoặc địa phương mình đã làm sạch nước bằng cách nào?
----------------- & -------------
ĐỊA LÝ
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I Mục tiêu
Hiểu ĐBBB là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước,người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là người Kinh.
Sử dụng tranh ,ảnh mô tả nhà ở, trang phục tr thống của người dân ĐBBB
II. Đồ dùng dạy học
+ Hình minh hoạ SGK và tranh ảnh sưu tầm được.
III. Hoạt đông dạy học
A. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi ở cuối bài ôn tập.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: Người dân ở vùng ĐBBB
* GV treo bảng phụ có nội dung như sau:
GV yêu cầu HS đọc đề bài rồi suy nghĩ trả lời
- Gọi 3 HS làm nhanh lên bảng điền vào chỗ trống.
H: Từ bài tập trên, em rút ra nhận xét gì về người dân ở vùng ĐBBB.
* GV đưa ra 1 số tranh ảnh về người dân ở vùng ĐBBB và giới thiệu về nơi họ đang ở.
Hoạt động 2: Cách sinh sống của người dân ở ĐBBB
+ GV đưa bảng phụ có nội dung như sau:
+ GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để hoàn thành bảng.
+ Yêu cầu mỗi nhóm trình bày 1 ý. GV điền vào bảng những câu trả lời đúng.
+ GV treo hình 2: Lễ hội ở sân đình.
Hình 3: Đấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 13.doc